VATICAN (CNS) – Ông Ken Hackett, tân đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican nói: “Những bất đồng ý kiến không gây trở ngại cho việc hợp tác giữa Vatican và chính phủ Obama về rất nhiều vấn đề hòa bình và công lý, kể cả việc cổ võ cho tự do tôn giáo.
Tân đại sứ cũng nói với Hãng thông tấn Catholic News Service là sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô được nhiều người mến chuộng trên toàn thế giới, sẽ hứa hẹn cho việc Vatican gia tăng ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và khiến cho Vatican trở nên một bang giao thân hữu của Hoa Kỳ.
Tân đại sứ nói với Catholic News Service ngày 24 tháng 10, ba ngày sau khi ông chính thức nhận nhiệm sở mới và trình uỷ nhiệm thư lên Đức Thánh Cha.
Ông Hackett nói: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về một số các vấn đề -- kể cả nạn nghèo đói, buôn người, dân tị nạn, và hòa bình tại Syria và Đất Thánh – và đây cũng là các ưu tiên của chính phủ Obama.
Nhưng ông cũng công nhận có những bất đồng ý kiến, kể cả việc chính phủ Obama ban hành lệnh bắt buộc các cơ quan phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả nhân viên – kể cả các cơ quan Công Giáo cũng phải cung cấp các dịch vụ làm tuyệt tự và ngừa thai; đây là những điều giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm. Chương trình này đã khiến cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ phải lên tiếng lưu ý quần chúng là đang đe doạ tự do tôn giáo.
Ông Hackett nói: lập trường của chính phủ Obama về vấn đề này Vatican đã “thông hiểu”, nhưng “nếu tôi được tham khảo ý kiến, tôi sẽ cố gắng trình bầy hết sức rõ ràng và một cách xây dựng."
Đại sứ nói: "Chúng ta có thể không đồng ý, nhưng tôi cho rằng chính phủ Obama vẫn coi tự do tôn giáo là một ưu tiên hàng đầu.” Ông ghi nhận các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác nhau khỏi bị đàn áp tại các quốc gia nơi họ thuộc thành phần thiểu số.
Ông nói: "Chúng ta không nên quên điều này và chỉ chú trọng đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe, vì còn có các vấn đề tự do tôn giáo to lớn hơn.”
Ông Hackett nói: “Những bất đồng ý kiến về đạo luật Obamacare sẽ không ngăn trở việc hợp tác với Vatican, vì có những điều luật tại các quốc gia khác còn khắc nghiệt hơn là Đạo luật Affordable Care," và Tòa Thánh không hẳn đang phẫn nộ về vấn đề này."
Ông đại sứ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối tương quan ngoại giao giữa Hoa Kỳ và nói Đức Thánh Cha Phanxicô ngay trong giáo triều sơ khởi của ngài đã gia tăng uy thế và ảnh hưởng của Tòa Thánh trên thế giới.
Với “sự chú tâm đến đời sống giản dị, khiêm tốn và để ý đến mọi cá nhân,” Đức Thánh Cha đang trình bầy một ý nghĩa mới về thế nào là một Kitô hữu,” và điều này đang đánh động các người Công Giáo và không Công Giáo trên toàn thế giới và khiến cho Giáo Hội được giới truyền thông hâm mộ nhiều hơn là trong thập niên vừa qua.
Ông Hackett nói: "Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục tiến lên theo cùng một nhịp bước này và với phong thái của Đức Thánh Cha Phanxicô, thì chỉ trong vòng 24 tháng nữa, ngài sẽ biểu hiệu cho một sức mạnh lớn lao trên toàn thế giới. Nếu quay trở về thời kỳ Chân Phước Gioan Phaolô II đang phải đối phó với các vấn đề tại Ba Lan. Liên HIệp Âu Châu có lẽ không thể suy nghĩ tới một vấn đề quan trọng như vấn đề phát triển con người, mà không phải đặt câu hỏi: ‘Không biết lập trường của Đức Giáo Hoàng như thế nào về vấn đề này?’”
Ông Hackett nói: Một ảnh hưởng của một giáo hoàng mạnh mẽ như thế có thể cám dỗ các chính quyền ngoại quốc cố gắng “mượn ưu thế của Đức Thánh Cha.”
Ông Hackett nói: vai trò của ông là trình bầy cho Hoa Thịnh Đốn và Vatican những quan điểm đồng quy của hai bên để làm căn bản cho những hoạt động chung, và đề nghị nên tự hỏi: “Chúng ta có thể tìm kiếm những chỗ nào kết nối được, và tìm cách để phát triển nhiều hơn từ đó?"
Ông đại sứ tóm lược đường lối tìm những chỗ đồng quan điểm của ông bằng cách nói rằng: “Tôi cho rằng chúng ta phải chú trọng đến những điều tích cực – một thái độ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích trong buổi tiếp kiến đầu tiên ngày 21 tháng 10.
Ông Hackett tiếp: Đức Thánh Cha đã khua tay và nói với ông: "Ông là một nhà ngoại giao và là một người Công Giáo. Xin đừng quên điều này."
Tân đại sứ cũng nói với Hãng thông tấn Catholic News Service là sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô được nhiều người mến chuộng trên toàn thế giới, sẽ hứa hẹn cho việc Vatican gia tăng ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và khiến cho Vatican trở nên một bang giao thân hữu của Hoa Kỳ.
Tân đại sứ nói với Catholic News Service ngày 24 tháng 10, ba ngày sau khi ông chính thức nhận nhiệm sở mới và trình uỷ nhiệm thư lên Đức Thánh Cha.
Ông Hackett nói: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về một số các vấn đề -- kể cả nạn nghèo đói, buôn người, dân tị nạn, và hòa bình tại Syria và Đất Thánh – và đây cũng là các ưu tiên của chính phủ Obama.
Nhưng ông cũng công nhận có những bất đồng ý kiến, kể cả việc chính phủ Obama ban hành lệnh bắt buộc các cơ quan phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả nhân viên – kể cả các cơ quan Công Giáo cũng phải cung cấp các dịch vụ làm tuyệt tự và ngừa thai; đây là những điều giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm. Chương trình này đã khiến cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ phải lên tiếng lưu ý quần chúng là đang đe doạ tự do tôn giáo.
Ông Hackett nói: lập trường của chính phủ Obama về vấn đề này Vatican đã “thông hiểu”, nhưng “nếu tôi được tham khảo ý kiến, tôi sẽ cố gắng trình bầy hết sức rõ ràng và một cách xây dựng."
Đại sứ nói: "Chúng ta có thể không đồng ý, nhưng tôi cho rằng chính phủ Obama vẫn coi tự do tôn giáo là một ưu tiên hàng đầu.” Ông ghi nhận các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác nhau khỏi bị đàn áp tại các quốc gia nơi họ thuộc thành phần thiểu số.
Ông nói: "Chúng ta không nên quên điều này và chỉ chú trọng đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe, vì còn có các vấn đề tự do tôn giáo to lớn hơn.”
Ông Hackett nói: “Những bất đồng ý kiến về đạo luật Obamacare sẽ không ngăn trở việc hợp tác với Vatican, vì có những điều luật tại các quốc gia khác còn khắc nghiệt hơn là Đạo luật Affordable Care," và Tòa Thánh không hẳn đang phẫn nộ về vấn đề này."
Ông đại sứ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối tương quan ngoại giao giữa Hoa Kỳ và nói Đức Thánh Cha Phanxicô ngay trong giáo triều sơ khởi của ngài đã gia tăng uy thế và ảnh hưởng của Tòa Thánh trên thế giới.
Với “sự chú tâm đến đời sống giản dị, khiêm tốn và để ý đến mọi cá nhân,” Đức Thánh Cha đang trình bầy một ý nghĩa mới về thế nào là một Kitô hữu,” và điều này đang đánh động các người Công Giáo và không Công Giáo trên toàn thế giới và khiến cho Giáo Hội được giới truyền thông hâm mộ nhiều hơn là trong thập niên vừa qua.
Ông Hackett nói: "Tôi tin rằng nếu chúng ta tiếp tục tiến lên theo cùng một nhịp bước này và với phong thái của Đức Thánh Cha Phanxicô, thì chỉ trong vòng 24 tháng nữa, ngài sẽ biểu hiệu cho một sức mạnh lớn lao trên toàn thế giới. Nếu quay trở về thời kỳ Chân Phước Gioan Phaolô II đang phải đối phó với các vấn đề tại Ba Lan. Liên HIệp Âu Châu có lẽ không thể suy nghĩ tới một vấn đề quan trọng như vấn đề phát triển con người, mà không phải đặt câu hỏi: ‘Không biết lập trường của Đức Giáo Hoàng như thế nào về vấn đề này?’”
Ông Hackett nói: Một ảnh hưởng của một giáo hoàng mạnh mẽ như thế có thể cám dỗ các chính quyền ngoại quốc cố gắng “mượn ưu thế của Đức Thánh Cha.”
Ông Hackett nói: vai trò của ông là trình bầy cho Hoa Thịnh Đốn và Vatican những quan điểm đồng quy của hai bên để làm căn bản cho những hoạt động chung, và đề nghị nên tự hỏi: “Chúng ta có thể tìm kiếm những chỗ nào kết nối được, và tìm cách để phát triển nhiều hơn từ đó?"
Ông đại sứ tóm lược đường lối tìm những chỗ đồng quan điểm của ông bằng cách nói rằng: “Tôi cho rằng chúng ta phải chú trọng đến những điều tích cực – một thái độ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích trong buổi tiếp kiến đầu tiên ngày 21 tháng 10.
Ông Hackett tiếp: Đức Thánh Cha đã khua tay và nói với ông: "Ông là một nhà ngoại giao và là một người Công Giáo. Xin đừng quên điều này."