Bài giảng sáng ngày 17 tháng 9, 2013
ROME, 17 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có lòng can đảm của bà mẹ biết con cái là của mình và phải bảo vệ chúng, để đem chúng về với Phu Quân”. Đây là lời Đức Thánh Cha Panxicô đã nói trong bài giảng được trực tiếp truyền hình trên mạng "Vatican player", sáng ngày thứ ba 17 tháng 9, 2013.
Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm bà góa thành Naïm (Lc 7,11-17), trong đó Chúa Giêsu “cảm thương” phụ nữ này: Chúa “biết tình cảnh của một người đàn bà góa vào thời đó” và “Chúa có một lòng yêu thương đặc biệt đối với các phụ nữ góa chồng, và Chúa lo lắng cho họ.”
Giáo Hội, bà mẹ can đảm
“Bà góa này là một biểu tượng của Giáo Hội, vì Giáo Hội cũng phần nào giống như một người đàn bà góa.” “Phu Quân đã ra đi và Giáo Hội tiến bước trong lịch sử, hy vọng tìm gặp lại Người. Giáo Hội sẽ mãi mãi là hiền thê. Nhưng trong thời gian này Giáo Hội cô đơn! Chúa Kitô không hữu hình. Cho nên Giáo Hội có một chiều kích góa bụa nào đó.”
Chiều kích góa bụa của Giáo Hội cũng được bày tỏ trong hành trình “trong lịch sử, trong niềm hy vọng được tìm gặp lại Phu Quân… Giáo Hội là như thế.”
Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có niềm can đảm của một bà mẹ biết con cái là của mình, và có bổn phận phải bảo vệ chúng và đem chúng đến gặp Phu Quân.... Giáo Hội bảo vệ các con cái, như bà góa đã đến trước quan tòa tham nhũng để tự bảo vệ, và cuối cùng đã thắng.”
Muốn bảo vệ con cái, như bà mẹ của bẩy con trai tử đạo trong sách Macabê, Giáo Hội nói “bằng các thổ ngữ, bằng ngôn ngữ của các tiền nhân” (1M 7,20). Giáo Hội nói “bằng tiếng nói chính thống, tiếng nói của giáo lý” giúp cho “có sức để tiếp tục tranh đấu chống sự dữ.”
Do đó, Giáo Hội “tiến bước và giúp cho con cái trưởng thành, ban cho chúng sức mạnh và đồng hành với chúng cho đến đích điểm cuối cùng, để đặt chúng vào trong bàn tay của Phu Quân khi Giáo Hội gặp lại. Đây là Giáo Hội Mẹ.”
Giáo Hội khóc than và cầu nguyện
Giáo Hội khi “trung thành thì biết khóc lóc. Khi Giáo Hội không khóc, thì có cái gì không ổn. Giáo Hội than khóc cho con cái và cầu nguyện… Và Chúa Kitô nói gì với Giáo Hội? ‘Đừng than khóc, có Ta luôn luôn ở kế bên, Ta đồng hành với ngươi, Ta chờ đợi ngươi ở đó, trong những yến tiệc, những bữa tiệc cuối cùng, bữa tiệc của con chiên. Con của ngươi đã chết, bây giờ nó đang sống!.’”
Vì nếu Giáo Hội “bảo vệ con cái”, khi Giáo Hội thấy “các con cái bị chết”, thì “than khóc” và Chúa Kitô nói: ‘Đừng khóc nữa’.”
Và cũng giống như khi Chúa ra lệnh cho đứa trẻ thành Naïm “hãy trỗi giậy từ giường kẻ chết”, Chúa Giêsu cũng nói với một người “hãy trỗi giậy”, nhất là khi người ấy “chết vì tội lỗi” và sắp lãnh nhận bí tich Hòa Giải: “Chúa Giêsu, khi tha tội và ban sự sống, đem tín hữu trở về với Giáo Hội Mẹ.
Đức Thánh Cha kết luận: Việc hòa giải “không được chấm dứt qua cuộc đối thoại với linh mục”, mà kết thúc khi Chúa Kitô đem người tín hữu trả lại cho “Giáo Hội Mẹ”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô ban cho ân sủng luôn luôn tin tưởng vào ‘người mẹ này’, vì bà bảo vệ, dậy dỗ, và giúp cho chúng ta trưởng thành.”
ROME, 17 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có lòng can đảm của bà mẹ biết con cái là của mình và phải bảo vệ chúng, để đem chúng về với Phu Quân”. Đây là lời Đức Thánh Cha Panxicô đã nói trong bài giảng được trực tiếp truyền hình trên mạng "Vatican player", sáng ngày thứ ba 17 tháng 9, 2013.
Đức Thánh Cha đã bình giải Phúc Âm bà góa thành Naïm (Lc 7,11-17), trong đó Chúa Giêsu “cảm thương” phụ nữ này: Chúa “biết tình cảnh của một người đàn bà góa vào thời đó” và “Chúa có một lòng yêu thương đặc biệt đối với các phụ nữ góa chồng, và Chúa lo lắng cho họ.”
Giáo Hội, bà mẹ can đảm
“Bà góa này là một biểu tượng của Giáo Hội, vì Giáo Hội cũng phần nào giống như một người đàn bà góa.” “Phu Quân đã ra đi và Giáo Hội tiến bước trong lịch sử, hy vọng tìm gặp lại Người. Giáo Hội sẽ mãi mãi là hiền thê. Nhưng trong thời gian này Giáo Hội cô đơn! Chúa Kitô không hữu hình. Cho nên Giáo Hội có một chiều kích góa bụa nào đó.”
Chiều kích góa bụa của Giáo Hội cũng được bày tỏ trong hành trình “trong lịch sử, trong niềm hy vọng được tìm gặp lại Phu Quân… Giáo Hội là như thế.”
Giáo Hội “can đảm”: “Giáo Hội có niềm can đảm của một bà mẹ biết con cái là của mình, và có bổn phận phải bảo vệ chúng và đem chúng đến gặp Phu Quân.... Giáo Hội bảo vệ các con cái, như bà góa đã đến trước quan tòa tham nhũng để tự bảo vệ, và cuối cùng đã thắng.”
Muốn bảo vệ con cái, như bà mẹ của bẩy con trai tử đạo trong sách Macabê, Giáo Hội nói “bằng các thổ ngữ, bằng ngôn ngữ của các tiền nhân” (1M 7,20). Giáo Hội nói “bằng tiếng nói chính thống, tiếng nói của giáo lý” giúp cho “có sức để tiếp tục tranh đấu chống sự dữ.”
Do đó, Giáo Hội “tiến bước và giúp cho con cái trưởng thành, ban cho chúng sức mạnh và đồng hành với chúng cho đến đích điểm cuối cùng, để đặt chúng vào trong bàn tay của Phu Quân khi Giáo Hội gặp lại. Đây là Giáo Hội Mẹ.”
Giáo Hội khóc than và cầu nguyện
Giáo Hội khi “trung thành thì biết khóc lóc. Khi Giáo Hội không khóc, thì có cái gì không ổn. Giáo Hội than khóc cho con cái và cầu nguyện… Và Chúa Kitô nói gì với Giáo Hội? ‘Đừng than khóc, có Ta luôn luôn ở kế bên, Ta đồng hành với ngươi, Ta chờ đợi ngươi ở đó, trong những yến tiệc, những bữa tiệc cuối cùng, bữa tiệc của con chiên. Con của ngươi đã chết, bây giờ nó đang sống!.’”
Vì nếu Giáo Hội “bảo vệ con cái”, khi Giáo Hội thấy “các con cái bị chết”, thì “than khóc” và Chúa Kitô nói: ‘Đừng khóc nữa’.”
Và cũng giống như khi Chúa ra lệnh cho đứa trẻ thành Naïm “hãy trỗi giậy từ giường kẻ chết”, Chúa Giêsu cũng nói với một người “hãy trỗi giậy”, nhất là khi người ấy “chết vì tội lỗi” và sắp lãnh nhận bí tich Hòa Giải: “Chúa Giêsu, khi tha tội và ban sự sống, đem tín hữu trở về với Giáo Hội Mẹ.
Đức Thánh Cha kết luận: Việc hòa giải “không được chấm dứt qua cuộc đối thoại với linh mục”, mà kết thúc khi Chúa Kitô đem người tín hữu trả lại cho “Giáo Hội Mẹ”. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô ban cho ân sủng luôn luôn tin tưởng vào ‘người mẹ này’, vì bà bảo vệ, dậy dỗ, và giúp cho chúng ta trưởng thành.”