Một vài Cảm nghiệm từ những lớp Đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận Việt Nam, tháng 07/2013.
Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vaticanô II số 112, 113 khẳng định: "Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể".
Xem hình
Hiểu được vai trò và tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây quý Đức Tổng, Đức Cha cùng với quý Cha Đặc Trách Trưởng Ban Thánh Nhạc của các giáo phận ở Việt Nam đã quan tâm đặc biệt tới Thánh ca trong Phụng vụ, và các ngài đã mời Giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn từ Mỹ, Sài Gòn, Huế đến để huấn luyện và đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận miền Trung ra miền Bắc vào tháng 7 hằng năm qua những lớp Ca Trưởng cấp I - II - III.
Những tháng ngày cùng sát cánh với thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn tại các khóa Ca trưởng ở Tổng giáo phận Huế, giáo phận Thái Bình, giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội trong năm nay 2013 đã giúp cho tôi có cơ hội được tiếp cận, học hỏi và rút ra cho bản thân mình một vài ý nghĩ về vai trò của người giáo dân trong Năm Đức Tin này.
Tôi viết lên đây với tất cả lòng yêu thương và kính mến, mong được chia sẻ những cảm nghiệm từ những hoạt động Tông đồ, hy sinh, bác ái của những người gắn liền với tinh thần sống Năm Đức Tin của Giáo Hội, cũng như nhận thấy được phần nào vai trò của người giáo dân giữa lòng Hội Thánh.
Thầy Giuse Phạm Đức Huyến cũng như quý thầy cô trong Ban giảng huấn chủ yếu là những người giáo dân bình thường như bao giáo dân khác, họ cũng có gia đình, con cái, công ăn việc làm.... nhưng trong họ đã trở nên phi thường bằng những việc tầm thường, đều đáng trân trọng và quý mến biết bao khi họ hy sinh tất cả lợi ích của cá nhân mình để mang lại lợi ích chung cho toàn thể mọi người, cho nhu cầu chung của Giáo Hội. Bởi ơn gọi căn bản và cao quý nhất của mỗi người, đó là ơn gọi được làm Kitô hữu. Qua Bí tích Thanh Tẩy, người tín hữu được tháp nhập vào Thân thể Mầu nhiệm của Đức Kitô, được quy tụ thành dân Thiên Chúa, được chia sẻ 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô. Dù là giáo dân hay giáo sĩ, tất cả đều bình đẳng và được trân trọng như những bộ phận khác nhau trong cùng một thân thể. Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Dù gặp khó khăn, trở ngại nhưng họ đã không để người khác phải lo lắng, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, đương đầu với những khó khăn, với những lời bàn tán xung quanh để luôn vận động và cổ vũ quý anh chị em ân nhân, cổ vũ lòng yêu mến của mọi người hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, bằng vật chất, hầu có kinh phí giúp tổ chức các khóa Ca Trưởng ở Việt Nam, đào tạo được nhiều Ca trưởng có kiến thức chuyên môn, đạo đức giúp cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng hơn.
Tuy chỉ là một nhóm nhỏ nhưng qua những hoạt động hằng năm tại một số giáo phận Việt Nam, mọi người đã giúp góp phần làm nổi bật vai trò của người giáo dân, được khởi đi từ những mệnh lệnh của Tin Mừng:“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không thể nào che dấu được” (Mt 5,13-14), thiết tưởng những lời này phù hợp với người giáo dân hơn cả; họ là những con người sống giữa lòng trần thế, là muối, là ánh sáng cho đời, là “những nắm men” đang làm cho thế giới dậy men Tin Mừng (x. Mt 13,13). Dưới ánh sáng Công đồng Vatican II, một Công đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, lưu tâm và đề cao vai trò của người giáo dân giữa lòng trần thế.
Tinh thần hy sinh, tự nguyện của thầy Giuse cũng như quý thầy cô không đòi hỏi một sự đền đáp nào, cũng không cần đợi đến một lời kêu gọi của một Ủy ban, hay tổ chức nào...họ hoàn toàn tự phát và tự giác với lòng yêu mến Thánh Nhạc và muốn truyền tải tất cả những am hiểu của họ về lĩnh vực Thánh Nhạc và mang lại cho thế hệ sau những Ca trưởng có nhiều kinh nghiệm điều khiển ca đoàn hơn để làm phong phú thêm đời sống cầu nguyện và sinh hoạt tại mỗi giáo xứ.
Mỗi người nhận thấy được nhu cầu cấp bách của Giáo Hội và nhận ra khả năng Chúa trao ban cho mình để truyền đạt lại cho người khác như trong tinh thần mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung đề ngày 12/10/2007 đã nói một cách mạnh mẽ rằng: "Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó, Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết, phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, Xã Hội và Giáo Hội ngày mai”.
Chính từ ý thức này, người giáo dân dấn thân vào trần thế như một chức năng riêng biệt. Ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ theo nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng bản thân, môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị… người giáo dân phải thích ứng và đem vào đó những giá trị Tin Mừng.
Thiết nghĩ, mỗi người phải có Đức tin với lòng yêu mến, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria mới làm được những việc có tính dài lâu như vậy. Mặt khác, công việc phục vụ dù với lòng kiên nhẫn cũng có thể bỏ cuộc giữa chừng nếu không được nuôi dưỡng bằng lòng yêu mến Chúa cao độ, lòng nhiệt thành và đam mê nghệ thuật sâu sắc.
Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi phải có lòng yêu mến, hy sinh, say mê phục vụ, quảng đại trao ban, có lúc tinh thần thì mau mắn nhưng tiền của, vật chất cũng là 1 yếu tố quan trọng để giúp cho các khóa Ca trưởng được thành công tốt đẹp. Đã bao năm nay, công việc huấn luyện Ca trưởng tại một số giáo phận Việt Nam được duy trì cho đến lúc kết thúc chương trình khóa Ca Trưởng cấp II, cũng có giáo phận hoàn thành chương trình Ca trưởng cấp III như ở giáo phận Sài Gòn năm 2008.
Mỗi người Chúa ban cho mỗi ơn khác nhau, quan trọng là chúng ta biết nhận ra Ơn Chúa ban cho mình để đem ra thực hành trong cuộc sống và góp phần công cuộc rao giảng Tin Mừng bằng ơn ích thiêng liêng của mình.
Trong năm Đức Tin này, cùng với những hoạt động Tông đồ của Ban giảng huấn khiến tôi nhớ đến lời Thánh Giacôbê nói: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2,26). Từ những công việc thầy Giuse cùng quý thầy cô đã làm tại các giáo phận đã để lại trong lòng mọi người nhận thấy được một Đức tin đích thật phát xuất mạnh mẽ từ nội tâm, thúc đẩy người tin phải hành động, bất chấp phải hy sinh hay vất vả, đau khổ. Và đức tin đích thực của mọi người được thể hiện bằng việc làm thiết thực hôm nay đó là góp phần đào tạo và huấn luyện Ca trưởng cho Chúa, cho Giáo Hội, cho các Ca đoàn.
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Những hạt giống mà Giáo sư Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô trong Ban giảng huấn gieo vãi khắp nơi trên thế giới ngày mỗi nhiều hơn trong suốt 39 năm qua (1974-2013) và những hạt giống ấy đang sinh sôi, triển nở trong từng giáo xứ, giáo phận.
Tại Tổng giáo phận Huế, chương trình huấn luyện Ca Trưởng Cấp 2 đã bắt đầu vào ngày 06-13/07/2013 tại Trung tâm mục TGP Huế với sự tham gia của gần 200 học viên đến từ các Dòng tu, các giáo xứ trong và ngoài giáo phận.
Ngoài những giờ lên lớp, Ban giảng huấn đã tranh thủ thời gian để viếng thăm Linh địa La Vang, lăng thánh Tôma Thiện tại Trí Bưu- Quảng Trị và nhà lưu niệm của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Phủ Cam...hành trình tái khám phá niềm tin và tưởng nhớ đến Đức tin của các Vị tiền nhân đã giúp mỗi người nhìn nhận lại đời sống Đức tin của bản thân trong cuộc sống hôm nay. Đứng trước Linh Đài Đức Mẹ hay bàn thờ Đức Cố Hồng Y, lòng nguyện lòng dâng lên những lời ước nguyện riêng tư của bản thân và cầu nguyện cho tất cả quý vị ân nhân đã giúp đỡ cho khóa Ca trưởng, đồng thời tạ ơn Chúa đã sử dụng chính bản thân của mỗi người như khí cụ của Chúa để mỗi người ra đi làm những công việc tông đồ, phục vụ Chúa và mưu ích cho mọi người, cách riêng cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Sau khi chia tay với Tổng giáo phận Huế, thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng với Ban giảng huấn tiếp tục hành trình đến với Giáo phận Thái Bình, Giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà nội là điểm dừng chân cuối cùng trong tháng 7 vừa qua.
Đến với mỗi giáo phận, Ban giảng huấn nhận được sự tiếp đón tận tình, chu đáo của quý Đức Cha, quý Cha, quý thầy và quý Soeur cũng như niềm hân hoan, vui mừng của các học viên, tạo nên niềm động viên, khích lệ lớn cho quý thầy cô cũng như giúp cho mỗi người cảm nhận được giá trị cao quý của công việc mình đang làm và vai trò của mình được quý trọng, biểu lộ mối liên hệ mật thiết giữa hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.
Đặc biệt, sau khi kết thúc khóa Ca trưởng tại giáo phận Phát Diệm, Ban giảng huấn đã đến thăm giáo xứ Đồng Đinh, thuộc giáo phận Phát Diệm.
Xe vừa dừng bánh trước sân nhà thờ, đoàn chúng tôi đã nhận thấy sự vui tươi, hồn nhiên của các em thiếu nhi trong giáo xứ đứng dàn hàng đón chào đoàn, tạo nên bầu khí thân thương, gần gũi giữa những con người xa lạ, ngăn sông cách núi lại với nhau. Tiếng cười nói, hò hát hòa lẫn vào tiếng vỗ tay đượm vẻ đẹp chân chất của những con người miền quê sông nước, quanh năm lụt lội...dù khó khăn bao trùm trên nhiều phương diện nhưng từ nơi những con người ấy toát lên một đời sống Đức tin mạnh mẽ, sống động của giáo xứ nghèo tại nơi đây.
Dưới sự hướng dẫn của Cha quản xứ, chiếc thuyền lớn nổ máy đã đưa đoàn chúng tôi nhẹ lướt trên sông nước, mây núi hữu tình tới núi Gò nơi có tượng Đức Mẹ Sầu Bi nằm giữa con sông Hoàng Long quanh co uốn khúc. Đứng dưới chân tượng Đức Mẹ chúng tôi được Cha quản xứ Đồng Đinh kể lại về những sự tích lịch sử của giáo xứ đã diễn ra tại núi Gò này. Càng đi sâu vào lời kể, chúng tôi như được trải nghiệm, chia sẻ, cảm thông với những đau thương, mất mát của người dân trong xứ đạo.
Rời xứ Đồng Đinh đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình đến Đan Viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình thăm Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Đây là cuộc thăm viếng Đức Tổng Giuse lần thứ hai tại Đan Viện Châu Sơn (lần thứ nhất vào tháng 07/2011).
Đến Đan Viện, thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã giúp cho quý thầy trong Đan Viện hiểu biết thêm về nhạc Bình ca, Tiết tấu nhạc Bình ca trong suốt 3 giờ đồng hồ liên tiếp, giúp cho tiếng hát của các cha, các thầy trong Đan Viện đã sốt sắng càng sốt sắng hơn.
Mỗi người chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự đón tiếp ân cần, vui vẻ của Đức Tổng Giuse cùng với Đan Viện Phụ tạo thêm niềm động viên rất lớn cho mọi người cũng như cảm nhận được sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của Đức Tổng Giuse và Đan Viện Phụ dành cho mỗi người trong đoàn. Đức Tổng Giuse đã dẫn chúng tôi đi thăm quanh khuôn viên Đan Viện và chia sẻ cùng mọi người về những công trình Vườn Cầu nguyện Fatima đang được xây dựng.
Đoàn chúng tôi rời Đan Viện Châu Sơn lúc trời vừa chập choạng tối, vất vả trên những tuyến đường, lại thêm rắc rối phần thủ tục giấy tờ xe ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội đã khiến chúng tôi mệt lả người nhưng cũng cố gắng ăn tạm, ăn vội những mẩu bánh cho qua bữa tối dọc đường. Chúng tôi đến Hà Nội giữa đêm khuya, vội vã nhận phòng, cất dọn đồ đạc để kịp nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi khai giảng khóa Ca trưởng Cấp I, đợt I sáng hôm sau tại Cộng đoàn St Antonie Hàng Bột.
Những ngày ở Hà Nội, Ban giảng huấn đã có những giây phút gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Tòa giám mục Hà Nội. Trong buổi trò chuyện, Đức Tổng Phêrô đánh giá cao tinh thần hy sinh, quảng đại của mọi người và sự uy tín của Ban giảng huấn. Đồng thời, Ngài cũng đề cao công việc đào tạo Ca Trưởng của thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý thầy cô rất cần thiết cho Giáo Hội nói chung và cách riêng tại các Dòng tu, chủng viện...Và Đức Tổng cũng vui vẻ dí dỏm nói với mọi người: như vậy thầy Giuse Phạm Đức Huyến là Bề Trên Cả rồi đấy nhé. Đức Tổng Phêrô cũng chia sẻ thêm: một linh mục không biết hát thì khó có thể dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng được, cụ thể là trong việc xướng kinh Vinh danh.....Linh mục là vị chủ tế, dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện, nếu không xướng được thì Cộng đoàn sẽ lo ra, thánh lễ thiếu phần sốt sắng. Ngoài ra, nếu được, rất nên thành lập những Viện Cao Ðẳng Thánh Nhạc.
Ngoài ra, trong cuộc hành trình giảng dạy các lớp Ca Trưởng Việt Nam từ Trung ra Bắc Ban giảng huấn còn để lại những dấu chân trên cát bờ biển Thái Bình với Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Đệ trong một buổi tối hóng gió, rồi những buổi mưa như trút nước ở khu du lịch nổi tiếng Bái Đính, Ninh Bình khá thú vị…Cũng như những giờ phút thân tình với Đức Cha Giuse Nguyễn Năng về quần thể kiến trúc Phát Diệm, về sự tiến triển của các ca đoàn trong giáo phận…
Thấp thoáng tháng 7. 2013 đã trôi qua nhưng hình ảnh về các khóa Đào tạo Ca trưởng và những kỷ niệm về chuyến đi, về những buổi gặp gỡ, những câu chuyện chia sẻ thấm đượm ý nghĩa sâu sắc vẫn luôn đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
Câu Quan họ vừa nghe các liền anh liền chị hát tối thứ sáu ngày 26 tháng 7 tuần vừa qua tại giáo xứ Ngô Khê, Bắc Ninh "Người ơi, người ở đừng về..." vẫn không níu kéo được bước chân của quý thầy cô, mọi người chia tay nhau trong nụ cười, bên cái vẫy tay đầy ắp kỷ niệm, rồi trong cái hẹn "đến hẹn lại lên".
Tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ Maria La Vang đã nâng đỡ bước đường phục vụ của chúng con trong Năm Đức Tin này với tinh thần yêu mến, giúp chúng con khám phá và nhận ra giá trị cao cả mà Chúa đã ban cho chúng con qua vai trò là những giáo dân tầm thường như chúng con.
Maria Thủy Tiên
Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vaticanô II số 112, 113 khẳng định: "Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể".
Xem hình
Hiểu được vai trò và tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây quý Đức Tổng, Đức Cha cùng với quý Cha Đặc Trách Trưởng Ban Thánh Nhạc của các giáo phận ở Việt Nam đã quan tâm đặc biệt tới Thánh ca trong Phụng vụ, và các ngài đã mời Giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn từ Mỹ, Sài Gòn, Huế đến để huấn luyện và đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận miền Trung ra miền Bắc vào tháng 7 hằng năm qua những lớp Ca Trưởng cấp I - II - III.
Những tháng ngày cùng sát cánh với thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn tại các khóa Ca trưởng ở Tổng giáo phận Huế, giáo phận Thái Bình, giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội trong năm nay 2013 đã giúp cho tôi có cơ hội được tiếp cận, học hỏi và rút ra cho bản thân mình một vài ý nghĩ về vai trò của người giáo dân trong Năm Đức Tin này.
Tôi viết lên đây với tất cả lòng yêu thương và kính mến, mong được chia sẻ những cảm nghiệm từ những hoạt động Tông đồ, hy sinh, bác ái của những người gắn liền với tinh thần sống Năm Đức Tin của Giáo Hội, cũng như nhận thấy được phần nào vai trò của người giáo dân giữa lòng Hội Thánh.
Thầy Giuse Phạm Đức Huyến cũng như quý thầy cô trong Ban giảng huấn chủ yếu là những người giáo dân bình thường như bao giáo dân khác, họ cũng có gia đình, con cái, công ăn việc làm.... nhưng trong họ đã trở nên phi thường bằng những việc tầm thường, đều đáng trân trọng và quý mến biết bao khi họ hy sinh tất cả lợi ích của cá nhân mình để mang lại lợi ích chung cho toàn thể mọi người, cho nhu cầu chung của Giáo Hội. Bởi ơn gọi căn bản và cao quý nhất của mỗi người, đó là ơn gọi được làm Kitô hữu. Qua Bí tích Thanh Tẩy, người tín hữu được tháp nhập vào Thân thể Mầu nhiệm của Đức Kitô, được quy tụ thành dân Thiên Chúa, được chia sẻ 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô. Dù là giáo dân hay giáo sĩ, tất cả đều bình đẳng và được trân trọng như những bộ phận khác nhau trong cùng một thân thể. Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Dù gặp khó khăn, trở ngại nhưng họ đã không để người khác phải lo lắng, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, đương đầu với những khó khăn, với những lời bàn tán xung quanh để luôn vận động và cổ vũ quý anh chị em ân nhân, cổ vũ lòng yêu mến của mọi người hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, bằng vật chất, hầu có kinh phí giúp tổ chức các khóa Ca Trưởng ở Việt Nam, đào tạo được nhiều Ca trưởng có kiến thức chuyên môn, đạo đức giúp cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng hơn.
Tuy chỉ là một nhóm nhỏ nhưng qua những hoạt động hằng năm tại một số giáo phận Việt Nam, mọi người đã giúp góp phần làm nổi bật vai trò của người giáo dân, được khởi đi từ những mệnh lệnh của Tin Mừng:“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không thể nào che dấu được” (Mt 5,13-14), thiết tưởng những lời này phù hợp với người giáo dân hơn cả; họ là những con người sống giữa lòng trần thế, là muối, là ánh sáng cho đời, là “những nắm men” đang làm cho thế giới dậy men Tin Mừng (x. Mt 13,13). Dưới ánh sáng Công đồng Vatican II, một Công đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, lưu tâm và đề cao vai trò của người giáo dân giữa lòng trần thế.
Tinh thần hy sinh, tự nguyện của thầy Giuse cũng như quý thầy cô không đòi hỏi một sự đền đáp nào, cũng không cần đợi đến một lời kêu gọi của một Ủy ban, hay tổ chức nào...họ hoàn toàn tự phát và tự giác với lòng yêu mến Thánh Nhạc và muốn truyền tải tất cả những am hiểu của họ về lĩnh vực Thánh Nhạc và mang lại cho thế hệ sau những Ca trưởng có nhiều kinh nghiệm điều khiển ca đoàn hơn để làm phong phú thêm đời sống cầu nguyện và sinh hoạt tại mỗi giáo xứ.
Mỗi người nhận thấy được nhu cầu cấp bách của Giáo Hội và nhận ra khả năng Chúa trao ban cho mình để truyền đạt lại cho người khác như trong tinh thần mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung đề ngày 12/10/2007 đã nói một cách mạnh mẽ rằng: "Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó, Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết, phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, Xã Hội và Giáo Hội ngày mai”.
Chính từ ý thức này, người giáo dân dấn thân vào trần thế như một chức năng riêng biệt. Ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ theo nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng bản thân, môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị… người giáo dân phải thích ứng và đem vào đó những giá trị Tin Mừng.
Thiết nghĩ, mỗi người phải có Đức tin với lòng yêu mến, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria mới làm được những việc có tính dài lâu như vậy. Mặt khác, công việc phục vụ dù với lòng kiên nhẫn cũng có thể bỏ cuộc giữa chừng nếu không được nuôi dưỡng bằng lòng yêu mến Chúa cao độ, lòng nhiệt thành và đam mê nghệ thuật sâu sắc.
Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi phải có lòng yêu mến, hy sinh, say mê phục vụ, quảng đại trao ban, có lúc tinh thần thì mau mắn nhưng tiền của, vật chất cũng là 1 yếu tố quan trọng để giúp cho các khóa Ca trưởng được thành công tốt đẹp. Đã bao năm nay, công việc huấn luyện Ca trưởng tại một số giáo phận Việt Nam được duy trì cho đến lúc kết thúc chương trình khóa Ca Trưởng cấp II, cũng có giáo phận hoàn thành chương trình Ca trưởng cấp III như ở giáo phận Sài Gòn năm 2008.
Mỗi người Chúa ban cho mỗi ơn khác nhau, quan trọng là chúng ta biết nhận ra Ơn Chúa ban cho mình để đem ra thực hành trong cuộc sống và góp phần công cuộc rao giảng Tin Mừng bằng ơn ích thiêng liêng của mình.
Trong năm Đức Tin này, cùng với những hoạt động Tông đồ của Ban giảng huấn khiến tôi nhớ đến lời Thánh Giacôbê nói: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2,26). Từ những công việc thầy Giuse cùng quý thầy cô đã làm tại các giáo phận đã để lại trong lòng mọi người nhận thấy được một Đức tin đích thật phát xuất mạnh mẽ từ nội tâm, thúc đẩy người tin phải hành động, bất chấp phải hy sinh hay vất vả, đau khổ. Và đức tin đích thực của mọi người được thể hiện bằng việc làm thiết thực hôm nay đó là góp phần đào tạo và huấn luyện Ca trưởng cho Chúa, cho Giáo Hội, cho các Ca đoàn.
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Những hạt giống mà Giáo sư Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô trong Ban giảng huấn gieo vãi khắp nơi trên thế giới ngày mỗi nhiều hơn trong suốt 39 năm qua (1974-2013) và những hạt giống ấy đang sinh sôi, triển nở trong từng giáo xứ, giáo phận.
Tại Tổng giáo phận Huế, chương trình huấn luyện Ca Trưởng Cấp 2 đã bắt đầu vào ngày 06-13/07/2013 tại Trung tâm mục TGP Huế với sự tham gia của gần 200 học viên đến từ các Dòng tu, các giáo xứ trong và ngoài giáo phận.
Ngoài những giờ lên lớp, Ban giảng huấn đã tranh thủ thời gian để viếng thăm Linh địa La Vang, lăng thánh Tôma Thiện tại Trí Bưu- Quảng Trị và nhà lưu niệm của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Phủ Cam...hành trình tái khám phá niềm tin và tưởng nhớ đến Đức tin của các Vị tiền nhân đã giúp mỗi người nhìn nhận lại đời sống Đức tin của bản thân trong cuộc sống hôm nay. Đứng trước Linh Đài Đức Mẹ hay bàn thờ Đức Cố Hồng Y, lòng nguyện lòng dâng lên những lời ước nguyện riêng tư của bản thân và cầu nguyện cho tất cả quý vị ân nhân đã giúp đỡ cho khóa Ca trưởng, đồng thời tạ ơn Chúa đã sử dụng chính bản thân của mỗi người như khí cụ của Chúa để mỗi người ra đi làm những công việc tông đồ, phục vụ Chúa và mưu ích cho mọi người, cách riêng cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Sau khi chia tay với Tổng giáo phận Huế, thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng với Ban giảng huấn tiếp tục hành trình đến với Giáo phận Thái Bình, Giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà nội là điểm dừng chân cuối cùng trong tháng 7 vừa qua.
Đến với mỗi giáo phận, Ban giảng huấn nhận được sự tiếp đón tận tình, chu đáo của quý Đức Cha, quý Cha, quý thầy và quý Soeur cũng như niềm hân hoan, vui mừng của các học viên, tạo nên niềm động viên, khích lệ lớn cho quý thầy cô cũng như giúp cho mỗi người cảm nhận được giá trị cao quý của công việc mình đang làm và vai trò của mình được quý trọng, biểu lộ mối liên hệ mật thiết giữa hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.
Đặc biệt, sau khi kết thúc khóa Ca trưởng tại giáo phận Phát Diệm, Ban giảng huấn đã đến thăm giáo xứ Đồng Đinh, thuộc giáo phận Phát Diệm.
Xe vừa dừng bánh trước sân nhà thờ, đoàn chúng tôi đã nhận thấy sự vui tươi, hồn nhiên của các em thiếu nhi trong giáo xứ đứng dàn hàng đón chào đoàn, tạo nên bầu khí thân thương, gần gũi giữa những con người xa lạ, ngăn sông cách núi lại với nhau. Tiếng cười nói, hò hát hòa lẫn vào tiếng vỗ tay đượm vẻ đẹp chân chất của những con người miền quê sông nước, quanh năm lụt lội...dù khó khăn bao trùm trên nhiều phương diện nhưng từ nơi những con người ấy toát lên một đời sống Đức tin mạnh mẽ, sống động của giáo xứ nghèo tại nơi đây.
Dưới sự hướng dẫn của Cha quản xứ, chiếc thuyền lớn nổ máy đã đưa đoàn chúng tôi nhẹ lướt trên sông nước, mây núi hữu tình tới núi Gò nơi có tượng Đức Mẹ Sầu Bi nằm giữa con sông Hoàng Long quanh co uốn khúc. Đứng dưới chân tượng Đức Mẹ chúng tôi được Cha quản xứ Đồng Đinh kể lại về những sự tích lịch sử của giáo xứ đã diễn ra tại núi Gò này. Càng đi sâu vào lời kể, chúng tôi như được trải nghiệm, chia sẻ, cảm thông với những đau thương, mất mát của người dân trong xứ đạo.
Rời xứ Đồng Đinh đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình đến Đan Viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình thăm Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Đây là cuộc thăm viếng Đức Tổng Giuse lần thứ hai tại Đan Viện Châu Sơn (lần thứ nhất vào tháng 07/2011).
Đến Đan Viện, thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã giúp cho quý thầy trong Đan Viện hiểu biết thêm về nhạc Bình ca, Tiết tấu nhạc Bình ca trong suốt 3 giờ đồng hồ liên tiếp, giúp cho tiếng hát của các cha, các thầy trong Đan Viện đã sốt sắng càng sốt sắng hơn.
Mỗi người chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự đón tiếp ân cần, vui vẻ của Đức Tổng Giuse cùng với Đan Viện Phụ tạo thêm niềm động viên rất lớn cho mọi người cũng như cảm nhận được sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của Đức Tổng Giuse và Đan Viện Phụ dành cho mỗi người trong đoàn. Đức Tổng Giuse đã dẫn chúng tôi đi thăm quanh khuôn viên Đan Viện và chia sẻ cùng mọi người về những công trình Vườn Cầu nguyện Fatima đang được xây dựng.
Đoàn chúng tôi rời Đan Viện Châu Sơn lúc trời vừa chập choạng tối, vất vả trên những tuyến đường, lại thêm rắc rối phần thủ tục giấy tờ xe ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội đã khiến chúng tôi mệt lả người nhưng cũng cố gắng ăn tạm, ăn vội những mẩu bánh cho qua bữa tối dọc đường. Chúng tôi đến Hà Nội giữa đêm khuya, vội vã nhận phòng, cất dọn đồ đạc để kịp nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi khai giảng khóa Ca trưởng Cấp I, đợt I sáng hôm sau tại Cộng đoàn St Antonie Hàng Bột.
Những ngày ở Hà Nội, Ban giảng huấn đã có những giây phút gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Tòa giám mục Hà Nội. Trong buổi trò chuyện, Đức Tổng Phêrô đánh giá cao tinh thần hy sinh, quảng đại của mọi người và sự uy tín của Ban giảng huấn. Đồng thời, Ngài cũng đề cao công việc đào tạo Ca Trưởng của thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý thầy cô rất cần thiết cho Giáo Hội nói chung và cách riêng tại các Dòng tu, chủng viện...Và Đức Tổng cũng vui vẻ dí dỏm nói với mọi người: như vậy thầy Giuse Phạm Đức Huyến là Bề Trên Cả rồi đấy nhé. Đức Tổng Phêrô cũng chia sẻ thêm: một linh mục không biết hát thì khó có thể dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng được, cụ thể là trong việc xướng kinh Vinh danh.....Linh mục là vị chủ tế, dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện, nếu không xướng được thì Cộng đoàn sẽ lo ra, thánh lễ thiếu phần sốt sắng. Ngoài ra, nếu được, rất nên thành lập những Viện Cao Ðẳng Thánh Nhạc.
Ngoài ra, trong cuộc hành trình giảng dạy các lớp Ca Trưởng Việt Nam từ Trung ra Bắc Ban giảng huấn còn để lại những dấu chân trên cát bờ biển Thái Bình với Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Đệ trong một buổi tối hóng gió, rồi những buổi mưa như trút nước ở khu du lịch nổi tiếng Bái Đính, Ninh Bình khá thú vị…Cũng như những giờ phút thân tình với Đức Cha Giuse Nguyễn Năng về quần thể kiến trúc Phát Diệm, về sự tiến triển của các ca đoàn trong giáo phận…
Thấp thoáng tháng 7. 2013 đã trôi qua nhưng hình ảnh về các khóa Đào tạo Ca trưởng và những kỷ niệm về chuyến đi, về những buổi gặp gỡ, những câu chuyện chia sẻ thấm đượm ý nghĩa sâu sắc vẫn luôn đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
Câu Quan họ vừa nghe các liền anh liền chị hát tối thứ sáu ngày 26 tháng 7 tuần vừa qua tại giáo xứ Ngô Khê, Bắc Ninh "Người ơi, người ở đừng về..." vẫn không níu kéo được bước chân của quý thầy cô, mọi người chia tay nhau trong nụ cười, bên cái vẫy tay đầy ắp kỷ niệm, rồi trong cái hẹn "đến hẹn lại lên".
Tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ Maria La Vang đã nâng đỡ bước đường phục vụ của chúng con trong Năm Đức Tin này với tinh thần yêu mến, giúp chúng con khám phá và nhận ra giá trị cao cả mà Chúa đã ban cho chúng con qua vai trò là những giáo dân tầm thường như chúng con.
Maria Thủy Tiên