2013-06-11 Vatican Radio

(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô sáng nay trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện nhà Thánh Mác-ta nói: Phúc Âm phải được rao truyền một cách đơn giản. Ngài nói nghèo hèn và ca ngợi Thiên Chúa là hai dấu chỉ cốt yếu của một Giáo Hội truyền giáo và rao giảng Phúc Âm. Nhưng một Giáo Hội giầu có lại trở nên một Giáo Hội xưa cổ, không có sức sống, và trở thành một tổ chức phi chính phủ NGO sao lãng kho tàng chính thực của những ân sủng nhưng không của Thiên Chúa:

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài giảng bằng trích dẫn lời Chúa Giêsu khuyên bảo các Môn Đệ, khi được sai đi loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa: “Anh em đừng kiếm vàng bạc để giắt lưng " (Mt 10:9). Ngài nói, Chúa Kitô muốn chúng ta rao truyền Phúc Âm một cách giản dị, một sự đơn giản “đem lại quyền năng của Lời Chúa," Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp nối bằng trình bầy ý nghĩa chính trong lời Chúa Giêsu: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy." Ngài nói: “Tất cả mọi sự đều là ân sủng và nếu chúng ta bỏ ân sủng sang một bên khi chúng ta loan truyền Phúc Âm thì sẽ không hữu hiệu ".

"Thuyết giảng Phúc Âm lưu chuyển từ sự nhưng không, từ sự nhiệm mầu của việc cứu chuộc đã đến và tôi đã nhận được nhưng không thì tôi cũng phải cho đi nhưng không. Đây là tình trạng của chúng ta lúc khởi đầu. Thánh Phêrô không có một chương mục trong Ngân Hàng, và khi ngài phải trả thuế, Chúa Giêsu bảo ngài ra biển bắt cá và bán cá để trả nợ thuế. Thánh Philiphê, khi gặp trưởng bộ tài chánh của Hoàng Hậu Candace không nghĩ rằng: ‘Ồ, tốt lắm, chúng ta hãy thành lập một tổ chức để hỗ trợ cho Phúc Âm ...' Không! Ngài không làm một giao ước với bộ trưởng, ngài thuyết giảng và rửa tội, rồi bỏ đi ".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói Nước Trời là “một quà tặng nhưng không”, nhưng ngài cũng thêm là vào thuở ban đầu của cộng đồng Kitô giáo, thái độ này đã bị cám dỗ. Ngài nói "Có chước cám dỗ là muốn tìm sức mạnh ở chỗ khác thay vì ở chỗ không mất tiền”. Ngài lưu ý: Cám dỗ này tạo nên một chút ‘hiểu nhầm’, khi “việc loan truyền trở thành cách thức chiêu mộ dụ dỗ.” “Sức mạnh của chúng ta là chính sự nhưng không của Phúc Âm.” “Chúa Kitô mời gọi chúng ta rao giảng nhưng không dụ dỗ.” Trích dẫn Giáo Hoàng Benedictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Giáo Hội không bành trướng nhờ việc quyến dụ mà bằng cách thu hút mọi người về với mình.” Ngài nói: “Và sự thu hút này xẩy ra nhờ nhân chứng của những ai rao truyền sự nhưng không của việc cứu chuộc ".

"Tất cả đều là ân sủng. Và đâu là nhưng dấu chỉ khi các môn đệ sống trong sự nhưng không này? Có rất nhiều nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạn vào hai điều này thôi: Trước hết là sự nghèo khó. Loan truyền Phúc Âm phải đi theo con đường của sự nghèo khó. Đây là nhân chứng của sự nghèo khó này: Tôi không có tài sản, tài sản của tôi là ânsủng tôi nhận được từ Thiên Chúa: chính sự nhưng không này là sự giầu có của chúng ta! Và sự nghèo khó này cứu chúng ta khỏi phải trở thành những quản gia, những thương gia… Công trình của Giáo Hội phải được xúc tiến, một số công trinh hơi phức tạp, nhưng với tấm lòng nghèo nàn, thay vì với tấm lòng của một nhà đầu tư hay một thương gia …"

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: "Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ NGO: phải là một cái gì khác, một cái gì quan trọng hơn. Tiếp nhận và loan tgruyền”. Dấu chỉ kia là “khả năng ngợi khen: khi một môn đệ không sống trong sự nhưng không này thì sẽ mất khả năng ngợi khen Thiên Chúa." Thực vậy, ngợi khen Thiên Chúa chính là “một sự nhưng không, đó là một kinh nguyện nhưng không: chúng ta không cầu xin, chúng ta chỉ ngợi khen.”

"Đây là hai dấu chỉ của một môn đệ sống trong sự nhưng không: nghèo nàn và ngợi khen Thiên Chúa. Và khi chúng ta thấy có những môn đệ muốn xây dựng một Giáo Hội giầu có và một Giáo Hội không có sự nhưng không của việc ca ngợi, thì Giáo Hội trở nên xưa cổ, trở nên một tổ chức phi chính phủ NGO, Giáo Hội trở nên thiếu sức sống. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để công nhận sự quảng đại này: 'Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy’. Công nhận sự nhưng không này, ân sủng này của Thiên Chúa. Chúng ta hãy bước tới trong việc rao giảng Phúc Âm".