Đức Thánh Cha Phanxicô thả bồ câu
Bản đồ đảo Sardinia và thủ đô Cagliari
Vương Cung Thánh Đường Bonaria


2013-05-15 L’Osservatore Romano

Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù đi Cagliari (một thành phố và là thủ đô của hòn đảo Sardinia, một khu vực tự trị nằm về phía Tây nước Ý) vào tháng 9 để viếng thăm Đức Mẹ Bonaria. Ngài tuyên bố điều này vào sáng ngày thứ tư 15 tháng 5, sau buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha cũng nói về câu chuyện của tình “liên đới anh em” giữa thành phố Buenos Aires và Cagliari chính là nhờ cả hai nơi này đều có chung một lòng sùng kính Đức Mẹ Bonaria.

Vương Cung Thánh Đường Bonaria được xây vào thế kỷ 18 với mặt tiền trông ra biển, nơi một thủy thủ đáp vào bờ sau khi Đức Mẹ Bonaria hiện ra giữa một cơn giông bão và cứu với thủy thủ này và chiếc tầu của anh ta khỏi bị chìm. Đó là ngày 25 tháng 3, 1370. Thánh đường này thường được nhiều người thăm viếng và muốn được chạm vào tượng Đức Mẹ. Năm 1907, Đức Giáo Hoàng tuyên bố Đức Mẹ Bonaria là bổn mạng của Đảo Sardinia. Chính Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Bonaria đã cho thành phố Buenos Aires, tại Á Căn Đình cái tên này. Người Tây Ban Nha thành lập thành phố Buenos Aires đã đến nhà thờ Bonaria và xin Đức Mẹ Bonaria giúp họ. Bonaria có nghĩa là “Xuôi Gió” (từ tiếng Catalan, Tây Ban Nha Bon Aire).

Trước đó, trong khi suy niệm về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha lưu ý các tín hữu về vấn đề chúng ta không thể là những Kitô hữu vào một thời khắc hay vài hoàn cảnh: chúng ta lúc nào cũng phải là Kitô hữu.

Một sứ điệp rõ ràng và trực tiếp: “chúng ta không phải là các Kitô hữu bán thời”, ngài nói: nhất là “trong thời đại con người tương đối hồ nghi về sự thật”.

Và đề cập đến Chân Phước Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc rằng “ngài thường xuyên nói đến chủ nghĩa tương đối, nghiã là khuynh hướng không coi mọi sự là tiên quyết và nghĩ rằng sự thật đến từ việc đồng ý hay một điều gì chúng ta ưa thích”.

Cuối cùng, nói với ban tổ chức cuộc Diễn Hành cho Sự Sống tại Ba Lan, Đức Thánh Cha lập lại lời kêu gọi của ngài về việc bảo vệ đời sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên.