Trong đại hội quốc tế hàng năm của Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, họp tại San Antonio, Texas, từ ngày 4 tới ngày 8 tháng Tám vừa qua, Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston đã được mời đọc bài diễn văn chính với chủ đề Tân Phúc Âm Hoá Dưới Triều Giáo Hoàng Phanxicô.
Ngài ca ngợi hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố trong các cố gắng “truyền bá đức tin, cổ vũ Tin Mừng Sự Sống và xây dựng nền văn minh tình yêu” và nhắc lại kinh nghiệm Rio de Janeiro với “vị Giáo Hoàng đầu tiên phát xuất từ Mỹ Châu, mà tinh thần cảm thông và yêu thương đang đánh động lòng người khắp thế giới”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng theo chân hai vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô đang thách thức ta dấn thân vào cuộc Tân Phúc Âm Hóa với một lòng hăng say mới, một bạo dạn mới và một tình yêu vĩ đại đối với tất cả những ai Thiên Chúa đặt vào nẻo đường ta đi”.
Với một mở đầu như trên, không lạ gì các ký giả đã cho chạy những hàng tít lớn về bài diễn văn trên như sau: “Boston’s O’Malley: Pope prefers to talk love, not abortion” (O’Malley của Boston: Đức Giáo Hoàng Thích Nói Về Tình Yêu, Chứ Không Nói Về Phá Thai) hay “Cardinal: Pope talks about love more than abortion” (Đức Hồng Y: Đức Giáo Hoàng Nói Về Tình Yêu Hơn Là Nói Về Phá Thai).
Những hàng tít trên quả gây hiểu lầm không những đối với những gì Đức HY O’Malley nói mà còn vì bức thư do Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi tới Hội nhân danh Đức Phanxicô. Bức thư được đọc to ngay ở phiên họp toàn thể đầu tiên của đại hội này có đoạn viết như sau:
“Ý thức được trách nhiệm chuyên biệt mà tín hữu giáo dân vốn có đối với sứ vụ của Giáo Hội, Đức Thánh Cha mời gọi từng Hiệp Sĩ, và mọi Hội Đồng, làm chứng nhân cho bản chất chân chính của hôn nhân và gia đình, sự thánh thiêng và phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống con người, và vẻ đẹp cũng như sự thật của tính dục nhân bản. Trong thời buổi có nhiều thay đổi nhanh chóng về xã hội và văn hóa, việc bảo vệ các ân huệ của Thiên Chúa không thể không bao gồm việc xác quyết và bảo vệ gia tài vĩ đại các sự thật luân lý, được Tin Mừng giảng dậy và được lý trí chính trực xác nhận; các sự thật này có mục đích làm nền tảng cho một xã hội công lý và có trật tự cao”.
Vị giáo hoàng nói điều trên không phải là người rụt rè đối với các vấn đề xã hội hiện đang gây ra nhiều tranh cãi và mâu thuẫn.
Phần đức HY O’Malley, ngài cho thấy “lối sống Công Giáo... càng ngày càng ra xa lạ đối với thế giới duy tục, nơi, các quan tâm của ta đối với các trẻ chưa sinh hay tính thánh thiêng của hôn nhân khiến ta ra kỳ quái và thậm chí quấy nhiễu nữa”.
Lối sống ấy vẫn là ưu tiên hàng đầu của Đức Phanxicô nhưng hiện đang được ngài trình bày dưới một phương thức khác, đầy tính “cảm nghiệm, bản vị, mời gọi và đem lại sự sống”. Đức Hồng Y O’Malley cho rằng nhấn mạnh của đức tân giáo hoàng là sự dịu dàng âu yếm, tenerezza, tenderness, điển hình tìm thấy nơi Thánh Giuse, đấng thánh mà ngài lấy ngày lễ làm ngày đăng quang. Ngày đó, Đức Phanxicô nói đến việc “bảo vệ con người, tỏ lòng quan tâm đầy yêu thương đối với mỗi người và đối với mọi người, nhất là trẻ em, người già, những người thiếu thốn, những người ta thường ít nghĩ đến nhất”. Ngài “kêu gọi ta tiếp nhận lối nhìn thực tại vốn là đức tin của Giáo Hội và vốn trân quí từng mỗi và mọi con người nhân bản, và nhấn mạnh tới trách nhiệm của ta phải yêu thương và phục vụ người khác, nhất là những người dễ bị thương tổn nhất trong chúng ta”.
Những người dễ bị thương tổn ấy luôn được Đức Phanxicô nhắc đến khi đề cập tới yêu thương. Nhưng yêu thương có gì liên hệ tới phá thai? Đức HY O’Malley nói về khía cạnh này như sau:
“Một số người hiện nay nghĩ rằng Đức Thánh Cha nên nói nhiều hơn về phá thai. Theo suy nghĩ của tôi, ngài nói tới yêu thương và nhân từ là để đem lại cho người ta một ngữ cảnh để hiểu giáo huấn của Giáo Hội về phá thai. Chúng ta chống phá thai, không phải vì nhỏ mọn hay lỗi thời, mà vì chúng ta là những con người yêu thương. Và đó là điều ta phải chỉ cho thế giới thấy. Gần đây, tôi có đọc một bài về một nhân viên cứu trợ người Mỹ tại Phi Châu; người này thuật lại việc anh có mặt tại một trại di cư để phân phối thực phẩm cho một hàng người đứng chờ, khung cảnh khá hỗn độn, thậm chí đáng sợ nữa. Anh thấy thực phẩm đã gần hết và những người đói khổ thì hết sức khốn cùng. Ở cuối hàng, người cuối cùng là một bé gái 9 tuổi. Và còn lại chỉ là một trái chuối đơn độc. Họ trao cho em. Em bèn bóc vỏ và trao cho hai đứa em, một trai một gái, mỗi đứa một nửa. Còn em thì liếm chiếc vỏ. Nhân viên này cho hay chính lúc ấy anh bắt đầu tin có Thiên Chúa thật”.
Đức HY O’Malley nhấn mạnh “ta phải là những người tốt hơn; ta phải yêu thương mọi người, cả những người cổ vũ phá thai. Chỉ khi nào chịu yêu họ ta mới có khả năng giúp họ khám phá ra tính thánh thiêng của sự sống nơi trẻ chưa sinh. Chỉ có tình yêu và lòng thương xót mới mở được những trái tim đã ra chai cứng vì chủ nghĩa cá nhân của thời đại”.
Như thế, điều được Đạo Công Giáo ngày nay đề xuất là lối sống hoàn toàn triệt để, lối sống yêu thương. Chống phá thai là một mảnh của lối sống này, vì qua đó, ta tôn qúi và bảo vệ hồng ân sự sống nhân bản.
Sứ điệp hiện nay của Đức Phanxicô là thế và ngài muốn mọi người lưu ý đến sứ điệp này. Ngài giúp ta nhìn thấy phẩm giá của ta và phẩm giá của mỗi anh chị em ta, của mọi con người nhân bản. Ngài không hề muốn tránh né việc nói tới phá thai. Ngài chỉ muốn ta thấy trọn bức tranh, và thúc đẩy người Công Giáo sống trọn bức tranh ấy, yêu nó và lôi cuốn người khác tới nó.
Bức thư nhân danh ngài gửi cho các Hiệp Sĩ không hề là dịp đầu tiên để Đức Phanxicô đề cập đến vấn đề phá thai. Khi dân chúng Rôma diễn hành bảo vệ sự sống vào tháng Năm, ngài đã đột nhiên dừng xe lại để chào thăm người diễn hành, khuyến khích “mọi người tập chú vào vấn đề quan trọng là tôn trọng sự sống con người, ngay từ lúc mới tượng thai”.
Rồi hồi tháng Sáu, trong bài giảng lễ kết thúc một biến cố lớn tại Vatican được Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Tân Phúc Âm Hóa yểm trợ để kỷ niệm Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae) của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô quả quyết:
“Anh chị em thân mến, ta hãy nhìn lên Thiên Chúa, Thiên Chúa của Sự Sống, hãy nhìn lên lề luật của Người, lên sứ điệp Tin Mừng của Người làm đường dẫn tới tự do và sự sống. Thiên Chúa hằng sống giải phóng ta! Ta hãy nói “vâng” với tình yêu chứ đừng nói thế với sự chết. Ta hãy nói “vâng” với tự do, đừng nói thế với ách nô lệ cho đủ thứ ngẫu thần của thời đại. Tóm lại, hãy nói “vâng” với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là sự sống và là tự do, và là Đấng không bao giờ làm ta thất vọng (Xem 1Ga 5:8; Ga 11:2; 8:32); hãy nói “vâng” với Thiên Chúa, Đấng là Đấng Hằng Sống và là Đấng Từ Bi Hay Thương Xót. Chỉ duy đức tin vào Thiên Chúa Hằng Sống mới cứu thoát ta: vào Thiên Chúa, Đấng, trong Chúa Giêsu Kitô, từng ban cho ta chính sự sống của Người qua ơn Chúa Thánh Thần và đã làm ta có khả năng sống như con cái Thiên Chúa nhờ lòng từ bi của Người. Đức tin này đem tới cho ta tự do và hạnh phúc.Ta hãy xin Đức Maria, Mẹ Sự Sống, giúp ta tiếp nhận được và làm chứng cho ‘Tin Mừng Sự Sống’. Amen”.
Hôm đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, nhắc tới Odardo Focherini, người đã chết trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã, ngài nói “Ta hãy chạy tới với Đức Mẹ, phó thác mọi sự sống nhân bản, nhất là các người mỏng dòn nhất, vô vọng nhất và bị đe dọa hơn cả cho sự che chở mẫu thân của ngài”.
Qua tháng Bẩy, Ngài gửi cho tín hữu Anh một sứ điệp, nhân Ngày Phò Sự Sống, với nội dung như sau: “Nhân nhắc tới giáo huấn của Thánh Irênê, một giáo huấn dạy rằng vinh quang Thiên Chúa phản ảnh rõ nơi con người nhân bản đang sống, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người anh chị em hãy để ánh sáng vinh quang đó chiếu rọi rực rỡ giúp cho ai nấy đều có thể nhận ra giá trị khôn sánh của sự sống con người. Ngay những người yếu đuối nhất và dễ bị thương tổn nhất, người bệnh, người già, trẻ chưa sinh và người nghèo, đều là tuyệt tác của Thiên Chúa sáng tạo, được dựng nên theo hình ảnh Người, để sống muôn đời, và đáng được tôn kính và tôn trọng triệt để. Đức Thánh Cha cầu xin cho Ngày Phò Sự Sống giúp đảm bảo rằng sự sống con người luôn nhận được sự che chở xứng đáng, để ‘mọi hơi thở đều ca ngợi Chúa’”.
Đức HY O’Malley cũng mượn nhiều dịp để nói tới việc bảo vệ sự sống. Trong Thánh Lễ vọng Ngày Diễn Hành Phò Sự Sống, ngài nói: “Ta không bao giờ được bỏ cam kết đối với trẻ chưa sinh, một con người nhân bản quí giá được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Nhưng ta phải học biết tập chú nhiều hơn vào người đàn bà đang lâm khủng hoảng. Ta phải lắng nghe một cách tương cảm để có thể thông truyền Tin Mừng Sự Sống. Phải nâng lên hàng quan trọng cao các trung tâm thai nghén trong khủng hoảng, Dự Án Rachel, và các chiến dịch quảng cáo mạnh dạn để truyền đạt cái hiểu lớn hơn về hoàn cảnh những người đàn bà đang đương đầu với việc thai nghén mà chính họ không muốn. Có thể dùng các phương tiện truyền thông làm phương thế mạnh mẽ để truyền đạt sứ điệp phò sự sống”.
Ta không bao giờ quên sự kiện này là phải vận động để thay đổi luật lệ, phải lật ngược phán quyết Roe vs. Wade, nhưng phải vận dụng hơn nữa để thay đổi tâm hồn con người, giúp người Hoa Kỳ hiểu rằng phá thai là một tội ác và không cần thiết. Sự thay đổi này luôn luôn khó khăn. Tổng thống Lincoln hết sức tranh đấu chống nạn nô lệ, nhưng nạn này kéo dài cả một thế kỷ sau... Cuộc chiến của ta cần kiên nhẫn đã đành, mà còn cần được diễn tiến trong “lịch thiệp, tương cảm và rõ ràng”, thẩy đều là thành phần của nền văn minh tình yêu, một chủ đề hết sức “ruột” của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, với cuốn A Civilization of Love: What Every Catholic Can Do to Transform the World của Hiệp Sĩ Tối Cao Carl Anderson, xuất bản năm 2008. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, trả lời cuộc phỏng vấn của Kathryn Lopez, giám đốc Catholic Voices, Anderson cho hay: văn minh tình yêu là một xã hội trong đó, tình yêu làm động lực cho mọi hành động, trong đó, dĩ nhiên, có hành động chống phá thai.
Tình yêu không đứng nhìn đứa con vấp ngã, trái lại, đỡ con lên để con tiếp tục tập đi, trong hân hoan và tiến bộ. Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin nhấn mạnh đến khía cạnh đó của tình yêu. Nó không phải là một xúc cảm phù phiếm, nhưng đẩy ta ra ngoài chính ta để thiết lập mối liên hệ với người khác, cùng nhìn cái nhìn của họ, cùng có chung một cái nhìn. Con người bao giờ cũng mưu tìm điều tốt, không mưu tìm điều xấu cho mình và cho xã hội. Phá thai không tốt cho ai, nhưng chỉ với tình yêu, ta mới làm nạn nhân thấm điều ấy.
Ngài ca ngợi hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố trong các cố gắng “truyền bá đức tin, cổ vũ Tin Mừng Sự Sống và xây dựng nền văn minh tình yêu” và nhắc lại kinh nghiệm Rio de Janeiro với “vị Giáo Hoàng đầu tiên phát xuất từ Mỹ Châu, mà tinh thần cảm thông và yêu thương đang đánh động lòng người khắp thế giới”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng theo chân hai vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô đang thách thức ta dấn thân vào cuộc Tân Phúc Âm Hóa với một lòng hăng say mới, một bạo dạn mới và một tình yêu vĩ đại đối với tất cả những ai Thiên Chúa đặt vào nẻo đường ta đi”.
Với một mở đầu như trên, không lạ gì các ký giả đã cho chạy những hàng tít lớn về bài diễn văn trên như sau: “Boston’s O’Malley: Pope prefers to talk love, not abortion” (O’Malley của Boston: Đức Giáo Hoàng Thích Nói Về Tình Yêu, Chứ Không Nói Về Phá Thai) hay “Cardinal: Pope talks about love more than abortion” (Đức Hồng Y: Đức Giáo Hoàng Nói Về Tình Yêu Hơn Là Nói Về Phá Thai).
Những hàng tít trên quả gây hiểu lầm không những đối với những gì Đức HY O’Malley nói mà còn vì bức thư do Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi tới Hội nhân danh Đức Phanxicô. Bức thư được đọc to ngay ở phiên họp toàn thể đầu tiên của đại hội này có đoạn viết như sau:
“Ý thức được trách nhiệm chuyên biệt mà tín hữu giáo dân vốn có đối với sứ vụ của Giáo Hội, Đức Thánh Cha mời gọi từng Hiệp Sĩ, và mọi Hội Đồng, làm chứng nhân cho bản chất chân chính của hôn nhân và gia đình, sự thánh thiêng và phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống con người, và vẻ đẹp cũng như sự thật của tính dục nhân bản. Trong thời buổi có nhiều thay đổi nhanh chóng về xã hội và văn hóa, việc bảo vệ các ân huệ của Thiên Chúa không thể không bao gồm việc xác quyết và bảo vệ gia tài vĩ đại các sự thật luân lý, được Tin Mừng giảng dậy và được lý trí chính trực xác nhận; các sự thật này có mục đích làm nền tảng cho một xã hội công lý và có trật tự cao”.
Vị giáo hoàng nói điều trên không phải là người rụt rè đối với các vấn đề xã hội hiện đang gây ra nhiều tranh cãi và mâu thuẫn.
Phần đức HY O’Malley, ngài cho thấy “lối sống Công Giáo... càng ngày càng ra xa lạ đối với thế giới duy tục, nơi, các quan tâm của ta đối với các trẻ chưa sinh hay tính thánh thiêng của hôn nhân khiến ta ra kỳ quái và thậm chí quấy nhiễu nữa”.
Lối sống ấy vẫn là ưu tiên hàng đầu của Đức Phanxicô nhưng hiện đang được ngài trình bày dưới một phương thức khác, đầy tính “cảm nghiệm, bản vị, mời gọi và đem lại sự sống”. Đức Hồng Y O’Malley cho rằng nhấn mạnh của đức tân giáo hoàng là sự dịu dàng âu yếm, tenerezza, tenderness, điển hình tìm thấy nơi Thánh Giuse, đấng thánh mà ngài lấy ngày lễ làm ngày đăng quang. Ngày đó, Đức Phanxicô nói đến việc “bảo vệ con người, tỏ lòng quan tâm đầy yêu thương đối với mỗi người và đối với mọi người, nhất là trẻ em, người già, những người thiếu thốn, những người ta thường ít nghĩ đến nhất”. Ngài “kêu gọi ta tiếp nhận lối nhìn thực tại vốn là đức tin của Giáo Hội và vốn trân quí từng mỗi và mọi con người nhân bản, và nhấn mạnh tới trách nhiệm của ta phải yêu thương và phục vụ người khác, nhất là những người dễ bị thương tổn nhất trong chúng ta”.
Những người dễ bị thương tổn ấy luôn được Đức Phanxicô nhắc đến khi đề cập tới yêu thương. Nhưng yêu thương có gì liên hệ tới phá thai? Đức HY O’Malley nói về khía cạnh này như sau:
“Một số người hiện nay nghĩ rằng Đức Thánh Cha nên nói nhiều hơn về phá thai. Theo suy nghĩ của tôi, ngài nói tới yêu thương và nhân từ là để đem lại cho người ta một ngữ cảnh để hiểu giáo huấn của Giáo Hội về phá thai. Chúng ta chống phá thai, không phải vì nhỏ mọn hay lỗi thời, mà vì chúng ta là những con người yêu thương. Và đó là điều ta phải chỉ cho thế giới thấy. Gần đây, tôi có đọc một bài về một nhân viên cứu trợ người Mỹ tại Phi Châu; người này thuật lại việc anh có mặt tại một trại di cư để phân phối thực phẩm cho một hàng người đứng chờ, khung cảnh khá hỗn độn, thậm chí đáng sợ nữa. Anh thấy thực phẩm đã gần hết và những người đói khổ thì hết sức khốn cùng. Ở cuối hàng, người cuối cùng là một bé gái 9 tuổi. Và còn lại chỉ là một trái chuối đơn độc. Họ trao cho em. Em bèn bóc vỏ và trao cho hai đứa em, một trai một gái, mỗi đứa một nửa. Còn em thì liếm chiếc vỏ. Nhân viên này cho hay chính lúc ấy anh bắt đầu tin có Thiên Chúa thật”.
Đức HY O’Malley nhấn mạnh “ta phải là những người tốt hơn; ta phải yêu thương mọi người, cả những người cổ vũ phá thai. Chỉ khi nào chịu yêu họ ta mới có khả năng giúp họ khám phá ra tính thánh thiêng của sự sống nơi trẻ chưa sinh. Chỉ có tình yêu và lòng thương xót mới mở được những trái tim đã ra chai cứng vì chủ nghĩa cá nhân của thời đại”.
Như thế, điều được Đạo Công Giáo ngày nay đề xuất là lối sống hoàn toàn triệt để, lối sống yêu thương. Chống phá thai là một mảnh của lối sống này, vì qua đó, ta tôn qúi và bảo vệ hồng ân sự sống nhân bản.
Sứ điệp hiện nay của Đức Phanxicô là thế và ngài muốn mọi người lưu ý đến sứ điệp này. Ngài giúp ta nhìn thấy phẩm giá của ta và phẩm giá của mỗi anh chị em ta, của mọi con người nhân bản. Ngài không hề muốn tránh né việc nói tới phá thai. Ngài chỉ muốn ta thấy trọn bức tranh, và thúc đẩy người Công Giáo sống trọn bức tranh ấy, yêu nó và lôi cuốn người khác tới nó.
Bức thư nhân danh ngài gửi cho các Hiệp Sĩ không hề là dịp đầu tiên để Đức Phanxicô đề cập đến vấn đề phá thai. Khi dân chúng Rôma diễn hành bảo vệ sự sống vào tháng Năm, ngài đã đột nhiên dừng xe lại để chào thăm người diễn hành, khuyến khích “mọi người tập chú vào vấn đề quan trọng là tôn trọng sự sống con người, ngay từ lúc mới tượng thai”.
Rồi hồi tháng Sáu, trong bài giảng lễ kết thúc một biến cố lớn tại Vatican được Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Tân Phúc Âm Hóa yểm trợ để kỷ niệm Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae) của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô quả quyết:
“Anh chị em thân mến, ta hãy nhìn lên Thiên Chúa, Thiên Chúa của Sự Sống, hãy nhìn lên lề luật của Người, lên sứ điệp Tin Mừng của Người làm đường dẫn tới tự do và sự sống. Thiên Chúa hằng sống giải phóng ta! Ta hãy nói “vâng” với tình yêu chứ đừng nói thế với sự chết. Ta hãy nói “vâng” với tự do, đừng nói thế với ách nô lệ cho đủ thứ ngẫu thần của thời đại. Tóm lại, hãy nói “vâng” với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là sự sống và là tự do, và là Đấng không bao giờ làm ta thất vọng (Xem 1Ga 5:8; Ga 11:2; 8:32); hãy nói “vâng” với Thiên Chúa, Đấng là Đấng Hằng Sống và là Đấng Từ Bi Hay Thương Xót. Chỉ duy đức tin vào Thiên Chúa Hằng Sống mới cứu thoát ta: vào Thiên Chúa, Đấng, trong Chúa Giêsu Kitô, từng ban cho ta chính sự sống của Người qua ơn Chúa Thánh Thần và đã làm ta có khả năng sống như con cái Thiên Chúa nhờ lòng từ bi của Người. Đức tin này đem tới cho ta tự do và hạnh phúc.Ta hãy xin Đức Maria, Mẹ Sự Sống, giúp ta tiếp nhận được và làm chứng cho ‘Tin Mừng Sự Sống’. Amen”.
Hôm đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, nhắc tới Odardo Focherini, người đã chết trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã, ngài nói “Ta hãy chạy tới với Đức Mẹ, phó thác mọi sự sống nhân bản, nhất là các người mỏng dòn nhất, vô vọng nhất và bị đe dọa hơn cả cho sự che chở mẫu thân của ngài”.
Qua tháng Bẩy, Ngài gửi cho tín hữu Anh một sứ điệp, nhân Ngày Phò Sự Sống, với nội dung như sau: “Nhân nhắc tới giáo huấn của Thánh Irênê, một giáo huấn dạy rằng vinh quang Thiên Chúa phản ảnh rõ nơi con người nhân bản đang sống, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người anh chị em hãy để ánh sáng vinh quang đó chiếu rọi rực rỡ giúp cho ai nấy đều có thể nhận ra giá trị khôn sánh của sự sống con người. Ngay những người yếu đuối nhất và dễ bị thương tổn nhất, người bệnh, người già, trẻ chưa sinh và người nghèo, đều là tuyệt tác của Thiên Chúa sáng tạo, được dựng nên theo hình ảnh Người, để sống muôn đời, và đáng được tôn kính và tôn trọng triệt để. Đức Thánh Cha cầu xin cho Ngày Phò Sự Sống giúp đảm bảo rằng sự sống con người luôn nhận được sự che chở xứng đáng, để ‘mọi hơi thở đều ca ngợi Chúa’”.
Đức HY O’Malley cũng mượn nhiều dịp để nói tới việc bảo vệ sự sống. Trong Thánh Lễ vọng Ngày Diễn Hành Phò Sự Sống, ngài nói: “Ta không bao giờ được bỏ cam kết đối với trẻ chưa sinh, một con người nhân bản quí giá được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Nhưng ta phải học biết tập chú nhiều hơn vào người đàn bà đang lâm khủng hoảng. Ta phải lắng nghe một cách tương cảm để có thể thông truyền Tin Mừng Sự Sống. Phải nâng lên hàng quan trọng cao các trung tâm thai nghén trong khủng hoảng, Dự Án Rachel, và các chiến dịch quảng cáo mạnh dạn để truyền đạt cái hiểu lớn hơn về hoàn cảnh những người đàn bà đang đương đầu với việc thai nghén mà chính họ không muốn. Có thể dùng các phương tiện truyền thông làm phương thế mạnh mẽ để truyền đạt sứ điệp phò sự sống”.
Ta không bao giờ quên sự kiện này là phải vận động để thay đổi luật lệ, phải lật ngược phán quyết Roe vs. Wade, nhưng phải vận dụng hơn nữa để thay đổi tâm hồn con người, giúp người Hoa Kỳ hiểu rằng phá thai là một tội ác và không cần thiết. Sự thay đổi này luôn luôn khó khăn. Tổng thống Lincoln hết sức tranh đấu chống nạn nô lệ, nhưng nạn này kéo dài cả một thế kỷ sau... Cuộc chiến của ta cần kiên nhẫn đã đành, mà còn cần được diễn tiến trong “lịch thiệp, tương cảm và rõ ràng”, thẩy đều là thành phần của nền văn minh tình yêu, một chủ đề hết sức “ruột” của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố, với cuốn A Civilization of Love: What Every Catholic Can Do to Transform the World của Hiệp Sĩ Tối Cao Carl Anderson, xuất bản năm 2008. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, trả lời cuộc phỏng vấn của Kathryn Lopez, giám đốc Catholic Voices, Anderson cho hay: văn minh tình yêu là một xã hội trong đó, tình yêu làm động lực cho mọi hành động, trong đó, dĩ nhiên, có hành động chống phá thai.
Tình yêu không đứng nhìn đứa con vấp ngã, trái lại, đỡ con lên để con tiếp tục tập đi, trong hân hoan và tiến bộ. Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin nhấn mạnh đến khía cạnh đó của tình yêu. Nó không phải là một xúc cảm phù phiếm, nhưng đẩy ta ra ngoài chính ta để thiết lập mối liên hệ với người khác, cùng nhìn cái nhìn của họ, cùng có chung một cái nhìn. Con người bao giờ cũng mưu tìm điều tốt, không mưu tìm điều xấu cho mình và cho xã hội. Phá thai không tốt cho ai, nhưng chỉ với tình yêu, ta mới làm nạn nhân thấm điều ấy.