Năm nay kỷ niệm 25 năm ngày Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành tông thư Mulieris Dignitatem (Phẩm Giá Phụ Nữ). Tông thư này mô tả vai trò đặc biệt của phụ nữ: họ là người cưu mang sự sống, một khả năng độc hữu dành cho mọi phụ nữ, bất kể họ hạ sinh hay không hạ sinh. Nhân dịp kỷ niệm này, ta nên suy nghĩ tới việc nhờ hỗ trợ phụ nữ trong vai trò cưu mang sự sống, ta cổ vũ ra sao nền văn hóa sự sống.
Kính người cưu mang sự sống
Khi một sự sống mới bước vào trần gian, tại sao đầu óc ta tự nhiên nghĩ tới người mẹ, hơn là nghĩ tới người cha? Vì ta biết rằng dù bà không tự mình đem đến sự sống mới, bà là người cưu mang nó, duy trì nó và hạ sinh nó. Chính người mẹ đồng hành với đứa con bên trong mình suốt 9 tháng trường. Bà hiến thân hoàn toàn cho nhiệm vụ này, để đứa nhỏ được sinh ra và cảm nghiệm được sự sống và tình yêu mà chúng vốn được tạo thành để hưởng, một sự sống được chính Thiên Chúa đặt kế sách cho một mục đích độc đáo và trường cửu, một sự sống không thể lặp lại và không thể thay thế được.
Cuộc phiêu lưu vĩ đại của đời người, và tất cả những gì nó thực hiện được, chỉ có thể khả hữu nhờ một bà mẹ. Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng giải thích “Người đàn bà không những cưu mang mọi con người sáng chế hay khám phá ra mọi điều trong vũ trụ, mà các linh hồn họ cưu mang cũng sẽ sống mãi mãi. Chúng bất tử” (1). Khi ta ca ngợi một phụ nữ vừa sinh con, ta nhìn nhận bản chất diệu kỳ của trách vụ bà vừa chu tất. Chính Chúa Giêsu cũng đã nhìn nhận như thế: “khi người đàn bà đau đẻ, bà lo lắng vì thời giờ đã đến; nhưng khi hạ sinh đứa con, bà không hề nhớ đến cái đau nữa do niềm vui được thấy đứa con chào đời” (Ga 16:21).
Vai trò cưu mang sự sống
Chân phúc Gioan Phaolô II cho rằng vai trò cưu mang sự sống là thành phần tạo ra nhân cách người đàn bà và tự phát biểu qua thái độ và sự nhậy cảm của bà đối với những người chung quanh: “Sụ tiếp xúc độc đáo với một hữu thể nhân bản mới đang triển nở trong bà đã phát khởi một thái độ đối với các hữu thể nhân bản, không những chỉ với đứa con của bà, mà với mọi hữu thể nhân bản; thái độ này lên đặc điểm sâu xa cho nhân cách của bà” (2). Thánh nữ Edith Stein cho hay khả năng dưỡng dục đứa con này đem thân xác và linh hồn mọi người đàn bà tới chỗ hợp nhất thâm hậu nhất, một hợp nhất tính “tự đặt để mình lên trọn bản chất người đàn bà” (3). Chăm sóc sự sống không phải là điều tách biệt khỏi người đàn bà; nó là một phần của chính hữu thể bà.
Người đàn ông cũng có vai trò chăm sóc hữu thể nhân bản, vì Thiên Chúa ủy thác mọi người chúng ta cho nhau. “Nhưng sự ủy thác này liên quan tới người đàn bà một cách đặc biệt, do chính nữ tính của họ, và điều này xác định ra ơn gọi của họ một cách đặc thù” (4). Chức phận làm mẹ là một ơn phúc đặc thù do Thiên Chúa phú ban cho người đàn bà. “Mẫu tính là điều đẹp đẽ đến độ trong Thánh Kinh sự hoàn hảo của nó được gán cho chính Thiên Chúa: trong Cựu Ước, ta được kể rằng dù người đàn bà có bỏ rơi hoa trái lòng mình chăng nữa, Thiên Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi con cái mình” (5). Một phần ơn gọi đặc thù của người đàn bà là mở lòng mình ra đón nhận ơn phúc này, và chia sẻ ơn phúc đó với người đàn ông gần gũi với mình. Làm thế là trở thành một phục vụ vĩ đại đối với Giáo Hội và thế giới (6).
Người đàn bà là người cưu mang sự sống bất kể họ có cưu mang nó hay không về thể lý. Chân Phúc Gioan Phaolô II dạy ta rằng sự đồng trinh và chức phận làm mẹ là “hai chiều kích của ơn gọi nữ giới” (7) và điều này không loại bỏ điều kia. Đức Maria, “người môn đệ đầu hết”, nói lên sự viên mãn của ơn gọi nữ giới một cách độc đáo. Thánh Augustinô giải thích chiều kích đồng trinh trong chức phận làm mẹ của Đức Maria bằng cách dạy ta rằng “Trinh Nữ Maria thụ thai trước nhất trong trái tim ngài” (8) trong khi ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc ta nhớ tới chiều kích xác thân trong mẫu tính của ngài: “mẫu tính chân thực của Đức Maria... bảo đảm cho Con Thiên Chúa một lịch sử nhân bản chân chính, tức thân xác thực sự đã chết trên Thánh Giá và sống lại từ cõi chết” (9).
Ơn gọi và nhiệm vụ
Tôn trọng và bảo vệ ơn gọi đặc biệt của người đàn bà trong tư cách người cưu mang sự sống được trao phó cho cả nam giới lẫn nữ giới. Buồn thay, tại nhiều nơi trên thế giới, vai trò người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đang bị tấn công. Khả năng dưỡng nuôi sự sống mới bị coi như một vấn đề, thay vì là một điều đáng lẽ nên gợi hứng cho danh dự, biết ơn và tôn trọng sâu xa.
Đối với thế giới, người đàn bà mang thai là dấu hiệu mạnh mẽ chỉ phẩm giá nhân vị và chỉ sự thật này: thân xác nữ giới vốn là nhà tạm, chứ không phải một sản phẩm để tiêu thụ hay một món hàng để trao đổi.
Buồn thay, bất cứ nơi nào nhân phẩm bị vi phạm trên thế giới và nhân vị bị đối xử như đồ vật, người đàn bà đều phải chịu một cách hết sức bối rối và xé lòng.
Các thách đố hiện nay đối với phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ
Làm méo mó cái đẹp của nữ giới
Trong xã hội nặng về thị giác (visual) ngày nay, hình ảnh người đàn bà bao vây ta, nhưng rất nhiều hình ảnh này làm méo mó, hơn là biểu lộ, nét đẹp thực sự của người đàn bà. Thân xác người đàn bà bị các nhà quảng cáo sử dụng trơ trẽn một cách hời hợt hòng bán được sản phẩm của họ.
Nét đẹp và phẩm giá phụ nữ đặc biệt bị méo mó bởi việc sử dụng rộng rãi nền văn hóa khiêu dâm. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số đàn ông Úc coi khoảng từ một tới năm giờ sản phẩm khiêu dâm mỗi tuần (10).
Thay vì mô tả nét đẹp của người đàn bà, các hình ảnh trên cổ vũ một quan điểm coi họ như một đồ vật cần sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu tính dục (11). Chúng phát huy một quan điểm tiềm ẩn về tính dục coi phụ nữ như “một đồ vật” để tiêu thụ, chứ không phải một con người cần được tôn trọng, yêu thương và trân qúy. Khiêu dâm và việc quảng cáo bị tính dục hóa, xét về nền tảng, là kẻ thù của phụ nữ trong tư cách người cưu mang sự sống, vì chúng từ khước, không thừa nhận rằng tính dục của người đàn bà là một hồng ân, một hồng ân có tính bản thân sâu sắc và được nối kết chặt chẽ với khả năng truyền sinh của họ.
Hủ hóa hành vi tính dục
Điển hình rùng rợn nhất của việc tấn công phẩm giá người đàn bà và khả năng độc đáo cưu mang sự sống của bà phát sinh từ các hành vi bạo lực tính dục chống lại phụ nữ. Hàng ngày, nhiều phụ nữ phải đương đầu với nguy cơ bị hiếp dâm và nhiều hình thức tấn công tình dục khác (12).
Tại Úc, cũng như tại khắp nơi trên thế giới, phụ nữ đang bị sử dụng như đồ tiêu thụ tính dục trong nghề mãi dâm. Tập tục giao thương tình dục, trong đó, phụ nữ từ ngoại quốc được đưa tới Úc, để rồi bị cưỡng bức phải trả lại số nợ tưởng tượng cho các “người bảo lãnh” mình bằng cách làm điếm là điều cực kỳ khủng khiếp (13). Một số trường hợp đã được báo cáo (14), nhưng phần đông không được thông báo và thách thức.
Ngừa thai
Buồn thay, khả năng cưu mang sự sống của người đàn bà cũng thường bị coi là một thiếu sót cần được khuất phục, chứ không hẳn là hồng phúc cần được tôn trọng và nâng đỡ. Tại các nước đã mở mang, việc ngừa thai được ca tụng như là cách chữa trị mọi sự từ có thai lúc còn thiếu niên tới các bệnh lây lan tình dục, thậm chí còn giúp các gia đình quản trị tiền bạc nữa.
Dưới con mắt Tây Phương, dẹp bỏ sinh nở được coi là phương thuốc chữa bệnh nghèo. Trong một phúc trình mới đây, LHQ gọi việc ngừa thai là “nhân quyền căn bản” và đã đề xuất nó làm cách tốt nhất để giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh hoạn cho người mẹ, giảm nghèo và đạt các mục tiêu phát triển. Nhưng phụ nữ tại các nước đang phát triển thắc mắc tại sao người ta không chịu đầu tư thêm vào các chương trình y tế, giáo dục và xã hội, tất cả đều cần thiết để giải quyết nguyên nhân thực sự của nghèo đói đang bao vây họ.
May mắn thay, vẫn còn những người và những tổ chức tận tâm biết thực sự nâng đỡ phụ nữ. Các tổ chức như WOOMB International chuyên huấn luyện các giáo viên dạy phương pháp Billings về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên, để càng ngày càng có nhiều phụ nữ trên khắp thế giới được giáo dục và có năng lực trong việc hiểu biết về khả năng sinh nở của họ.
Các phương pháp hiện đại về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên này rất hữu hiệu, đạt từ 98 tới 99 phần trăm (15), giúp các cặp vợ chồng thực hiện hay triển hạn được việc thai nghén mà không gặp các phản ứng tác hại của các phương tiện ngừa thai nhân tạo. Các phương pháp này khuyến khích việc kính trọng sâu xa hơn đối với phụ nữ. Chúng nhìn nhận rằng người đàn ông và xã hội nói chung có trách nhiệm phải tôn trọng và thích ứng hồng phúc sinh nở của người đàn bà, hơn là thúc ép họ phải hành động chống lại thân xác họ bằng cách sử dụng thuốc hay dụng cụ ngừa thai.
Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng nói: “Phụ nữ là những người cưu mang sự sống. Họ là bình đựng thánh thiêng được chính Thiên Chúa đụng tới, là những chiếc nôi của sự sống... mang theo mình một phẩm giá và một vẻ đẹp vô song” (16).
Phá thai
Khi phương pháp ngừa thai “thất bại”, thì phá thai thường được coi là giải pháp kế tiếp. Tại một số vùng trên thế giới, nơi phụ nữ chịu nhiều lạm dụng và tấn công cao độ về tình dục do cảnh nghèo tạo ra, ngừa thai thường được một số tổ chức nhân quyền cổ vũ như là phương thuốc chữa trị các thảm họa này. Nhưng tạo thêm bạo lực cho phụ nữ những người vốn đã là nạn nhân rồi (17) hay lấy đi mạng sống của đứa trẻ vô tội chưa sinh, là điều không bao giời đúng. Các phụ nữ mang thai ở khắp nơi phải nhận được sự trợ giúp và sự chăm sóc họ đáng được hưởng. Các cố gắng xã hội, luật pháp và giáo dục phải tiếp tục chú mục vào việc thay đổi các điều kiện xã hội và thái độ của nam giới đối với phụ nữ để bảo vệ sự an toàn thể lý của phụ nữ và để tôn trọng tính dục và nhân phẩm của họ.
Các tổ chức Công Giáo như MaterCare International luôn tìm cách trợ giúp phụ nữ trong vai trò cưu mang sự sống của họ bằng cách thiết lập ra các bệnh viện và huấn luyện các bác sĩ và cô đỡ địa phương tại các nước đang phát triển (18). Công việc của MaterCare và các tổ chức khác đang chống lại xu hướng của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều cơ quan quốc tế muốn dồn ngân qũi vào việc cung cấp phương tiện ngừa thai và phá thai, thay vì đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và giáo dục về sinh nở hiện rất cần thiết.
Diệt phái tính
Hai trăm triệu bé gái trên khắp thế giới đã bị trục thai hay bị giết lúc còn rất thơ dại vì các nền văn hóa chuộng con trai (19). Hiện tượng “diệt phái tính” (gendercide) này tấn công vai trò cưu mang sự sống của người đàn bà bằng hai cách. Thứ nhất, hàng trăm triệu bé gái bị từ chối quyền sống chỉ vì các em thuộc phái nữ vốn bị đánh giá thấp về văn hóa. Nó cũng tấn công chính bà mẹ, là người thường bị cưỡng bức phải trục thai hay giết đứa con gái của mình, và do đó, bạo động chống lại chính mình và vai trò cưu mang sự sống của mình. Dù các quốc gia như Úc vốn lên án thực hành này, nhưng bất hạnh một điều là các chính phủ tiểu và liên bang tại đây vẫn từ khước không chịu thu thập các dữ liệu thống kê để xác định xem các trẻ gái chưa sinh có bị lựa để trục thai tại đây hay không (20).
Triệt sản các bé gái khuyết tật
Ở cả Úc lẫn ngoại quốc, triệt sản đang được sử dụng như một phương thức khác với việc cung cấp chăm sóc mà ta vốn mang nợ đối với các phụ nữ khuyết tật. Tháng Bẩy năm 2013 vừa qua, một cuộc điều tra của Thượng Viện Úc (21) cho thấy: các trẻ gái khuyết tật đang bị cưỡng bức phải triệt sản, cướp đi của các em khả năng sinh nở và trải nghiệm bình thường được làm người đàn bà. Các câu truyện về những người đàn bà chỉ khám phá thấy mình bị triệt sản khi cố gắng có thai cho ta thấy rõ hiệu quả xé lòng của việc bị cướp đi khả năng cưu mang sự sống chỉ vì tiện ích của người khác.
Người ta viện ra nhiều lý do bênh vực cho vệc cưỡng bức triệt sản này: điều hành kinh kỳ, phòng ngừa thai nghén, thậm chí cả ý niệm ưu sinh (eugenic) để tránh việc truyền các gien “xấu” nữa. Mỗi lý do đều có cùng một nguyên tắc thực dụng nằm ở tâm điểm của nó: thà cướp mất vai trò cưu mang sự sống khỏi những người đàn bà này hơn là đầu tư vào các chương trình xã hội và y tế nhằm bảo vệ họ khỏi bị tấn công tình dục, chăm sóc họ lúc có kinh kỳ và nâng đỡ họ lúc có thai và trong vai trò làm mẹ của họ. Nhưng bổn phận của ta trong tư cách cộng đồng há không phải là cung cấp “sự trợ giúp liên tục và bình thường... nhằm giúp đỡ trong các chăm sóc hàng ngày và trong các nhu cầu của người khuyết tật” (22) đó sao?
Biến chức phận làm mẹ thành một thứ hàng hóa
Hiện tượng “đưa ra bên ngoài” (outsourcing) việc cưu mang sự sống là hiện tượng mới có đây nhưng gây thật nhiều bối rối. Việc này thường diễn ra tại các nước kém mở mang, trong đó, người đàn bà được trả tiền để đẻ con của người khác. Đẻ con thuê (surrogacy) xẩy ra khi người đàn bà muốn có con với chồng nhưng không có khả năng cưu mang đứa con về thể lý, hay khi một cặp đồng tính nam muốn có con. Người cho thuê việc cưu mang sự sống được trả ít ngàn đôla, tương đương với một năm lương, để cưu mang một đứa trẻ (23).
Việc một cặp vợ chồng muốn có con với nhau là việc hoàn toàn tự nhiên và bình thường, nhưng đẻ thuê thì quả là một khai thác thảm hại đối với cảnh nghèo của người đàn bà và vai trò cưu mang sự sống của bà. Với tập tục này, người phụ nữ quả đã trở thành cả người tiêu thụ lẫn vật bị tiêu thụ. Ơn gọi chân thực của người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đã bị bóp méo, vì việc cưu mang sự sống này không phải chỉ là một chức năng sinh học, mà còn nói lên cách độc đáo toàn bộ con người của họ họ nữa, cả về ba phương diện thể lý, xúc cảm và tâm linh. Đẻ thuê không hề nói lên chút nào các chiều kích này.
Ai cũng nhớ câu truyện về Elizabeth Anscombe (1919-2001). Bà là một trong các triết gia vĩ đại của thế kỷ 20, đồng thời là một bà mẹ Công Giáo đầy yêu thương với một đàn con đông đảo. Lần kia, khi đang mang thai đứa con thứ bẩy, bà vào giảng đường Trường Đại Học Oxford, thấy các sinh viên viết đùa lên bảng: “Anscombe ấp đẻ” (Anscombe breeds, đẻ như gà), bèn lấy phấn viết tiếp “Anscombe ấp đẻ các hữu thể bất tử” (24).
Đề cao phẩm giá người cưu mang sự sống
Ta phải là người của hy vọng và nhớ rằng Kitô hữu trước đây vốn đã phải đương đầu với một xã hội chuộng ngừa thai, phá thai và sát nhi, nhất là trẻ gái. Quan tâm của Kitô hữu đối với người yếu thế và việc họ quyết tâm tôn trọng phẩm giá phụ nữ là các khí cụ mạnh mẽ để phúc âm hóa thế giới Rôma ngoại giáo cổ thời. Hiện nay, dù phải đương đầu với nhiều thách đố, ta vẫn có nhiều cách để nâng cao, cử hành và phát huy phẩm giá cũng như ơn gọi của người đàn bà:
* Lấy Chúa Giêsu làm mẫu mực: “Cách hành động của Chúa Kitô, bằng Tin Mừng lời nói và hành động, là một phản kháng nhất quán chống lại bất cứ điều gì xâm phạm tới phẩm giá phụ nữ” (25).
* Nuôi dưỡng mối liên hệ gần gũi hơn với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là mẹ ta. Nơi Mẹ Maria, phụ nữ có khả năng nhận ra phẩm giá và nét cao cả của mình, như người được Thiên Chúa tuyển chọn làm người cưu mang sự sống. Cũng nơi Đức Mẹ, toàn thể Giáo Hội “hân hoan chiêm ngắm... điều chính ngài mơ ước và hy vọng trở nên trọn vẹn” (26).
* Nhìn nhận và hỗ trợ vai trò độc đáo làm cha. Người đàn ông dạy dỗ con cái mình, bằng lời nói và gương sáng, biết cách đề cao phẩm giá phụ nữ: qua cách ông đối xử với vợ và những người đàn bà quan yếu khác trong đời ông. Cách riêng, qua các hoài mong rõ ràng được ông đặt lên các con trai trong thái độ của chúng đối với phụ nữ, và qua tình yêu và chăm sóc phụ tử chân chính ông tỏ cùng các con gái của mình, giúp chúng thể hiện được phẩm giá và giá trị bên trong của chúng.
* Xác quyết cả nơi công cộng lẫn nơi tư riêng lòng tôn trọng, sự chăm sóc và trân quí dành cho mọi người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống, nhất là những người đàn bà mang thai hoặc có con nhỏ. Tỏ tình thân hữu, tỏ lời khích lệ, nói lời dễ nghe, mời một bữa ăn hay cùng cầu nguyện, thẩy đều là những hành vi đơn giản nhưng nói lên được sự đánh giá đúng đắn đối với hành vi vĩ đại đầy yêu thương là đem lại sự sống cho một hữu thể nhân bản khác.
* Tự giáo dục mình và giáo dục con cái ta trong các vấn đề người đàn bà đang phải đương đầu trong gia đình và ngoài đời, và nói với ngưởi khác về các vấn đề này.
* Hỗ trợ các nhóm và tổ chức đang tranh đấu cho phẩm giá phụ nữ và đang tạo được nhiều khác biệt thực tế tại Úc và khắp nơi trên thế giới như
Collective Shout www.collectiveshout.org
Women’s Forum Australia www.womenforumaustralia.org
MaterCare International www.matercare.org
Coaltition Against Trafficking in Women Australia www.catwa.org.au
Pregnancy Help Australia www.pregnancysupport.com.au
WOOMB International www.woominternational.org
* Cầu nguyện, xin sự cầu bầu của Đức Maria, người cưu mang Đấng chính là sự sống, xin Mẹ che chở và bênh vực phụ nữ khắp mọi nơi. Năm sự Vui của chỗi Mân Côi là bài suy niệm đẹp đẽ và đem lại nhiều sức mạnh nhất về hồng phúc sự sống và ơn gọi của người đàn bà trở thành người cưu mang sự sống.
______________________________________________________________________________________________________________________
1. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
2. Blessed Pope John Paul II. Mulierus Dignitatem (On the dignity and vocation of women), n18.
3. St Edith Stein. Spirituality of the Christian woman.
4. Mulieris Dignitatem, n30.
5. von Hilderbrand A. The Mystery of Sexuality. Catholic News Agency, April 16, 2012.
6. Sr Prudence Allen RSM. Man-woman complementarity: The Catholic inspiration. Logos: Journal of Catholic Thought and Culture. 2006; Volume 9(3): 87-106.
7. Mulieris Dignitatem, n17.
8. St Augustine. Sermon 293.
9. Lumen Fidei,n59.
10. Killalea D. AskMen global survey reveals what men really think. Daily Telegraph, July 17, 2013.
11. Blessed Pope John Paul II. Depersonalizing effect of concupiscence. General Audience. 24 September 1980.
12. United Nations Population Fund. By choice, not by chance. Family planning, human rights and development. 14 November 2012.
13. Catholic Communications, Sydney Archdiocese. Society turns a blind eye as millions of young girls forced into sex trade. 14 May 2010.
14. United Nations Office on Drugs and Crime. UNODC Human Trafficking Case Law Database. c2013.
15. Manhart M. et al, Fertility awareness-based methods of family planning: A review of effectiveness for avoiding pregnancy using SORT. Osteopathic Family Physician 5:1, January 2013.
16. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview. html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
17. Adolphe JF. A response to Amnesty International’s abortion policy in light of Mulieris Dignitatem. Ave Maria Law Review. 2011. 8(2): 311-338.
18. http://www.matercare.org/
19. United Nations. International Women’s Day 2007: Take action to end impunity for violence against women and girls. 2007.
20. Pell G. Card. Gendercide is abhorrent because every child has right to life. Sunday Telegraph. May 5, 2013.
21. Commonwealth of Australia. Senate Community Affairs References Committee. Involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. July 2013.
22. Australian Catholic Bishops Conference. Inquiry into the involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. 12 March 2013.
23. Goodman E. The globalization of baby-making. New York Times, April 11, 2008.
24. http://ethicsculture.blogspot.com.au/2011/03/elizabeth-anscombe-courageousand-holy.html
25. Mulieris Dignitatem, n15.
26. Pope Paul VI. Sacrosanctum Concilium, n103.
Tài liệu “Respecting The Life-Bearer”, của Trung Tâm Sự Sống, Hôn Nhân và Gia Đình, TGP Sydney, Chúa Nhật Sự Sống, 6 tháng Mười, 2013.
Kính người cưu mang sự sống
Khi một sự sống mới bước vào trần gian, tại sao đầu óc ta tự nhiên nghĩ tới người mẹ, hơn là nghĩ tới người cha? Vì ta biết rằng dù bà không tự mình đem đến sự sống mới, bà là người cưu mang nó, duy trì nó và hạ sinh nó. Chính người mẹ đồng hành với đứa con bên trong mình suốt 9 tháng trường. Bà hiến thân hoàn toàn cho nhiệm vụ này, để đứa nhỏ được sinh ra và cảm nghiệm được sự sống và tình yêu mà chúng vốn được tạo thành để hưởng, một sự sống được chính Thiên Chúa đặt kế sách cho một mục đích độc đáo và trường cửu, một sự sống không thể lặp lại và không thể thay thế được.
Cuộc phiêu lưu vĩ đại của đời người, và tất cả những gì nó thực hiện được, chỉ có thể khả hữu nhờ một bà mẹ. Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng giải thích “Người đàn bà không những cưu mang mọi con người sáng chế hay khám phá ra mọi điều trong vũ trụ, mà các linh hồn họ cưu mang cũng sẽ sống mãi mãi. Chúng bất tử” (1). Khi ta ca ngợi một phụ nữ vừa sinh con, ta nhìn nhận bản chất diệu kỳ của trách vụ bà vừa chu tất. Chính Chúa Giêsu cũng đã nhìn nhận như thế: “khi người đàn bà đau đẻ, bà lo lắng vì thời giờ đã đến; nhưng khi hạ sinh đứa con, bà không hề nhớ đến cái đau nữa do niềm vui được thấy đứa con chào đời” (Ga 16:21).
Vai trò cưu mang sự sống
Chân phúc Gioan Phaolô II cho rằng vai trò cưu mang sự sống là thành phần tạo ra nhân cách người đàn bà và tự phát biểu qua thái độ và sự nhậy cảm của bà đối với những người chung quanh: “Sụ tiếp xúc độc đáo với một hữu thể nhân bản mới đang triển nở trong bà đã phát khởi một thái độ đối với các hữu thể nhân bản, không những chỉ với đứa con của bà, mà với mọi hữu thể nhân bản; thái độ này lên đặc điểm sâu xa cho nhân cách của bà” (2). Thánh nữ Edith Stein cho hay khả năng dưỡng dục đứa con này đem thân xác và linh hồn mọi người đàn bà tới chỗ hợp nhất thâm hậu nhất, một hợp nhất tính “tự đặt để mình lên trọn bản chất người đàn bà” (3). Chăm sóc sự sống không phải là điều tách biệt khỏi người đàn bà; nó là một phần của chính hữu thể bà.
Người đàn ông cũng có vai trò chăm sóc hữu thể nhân bản, vì Thiên Chúa ủy thác mọi người chúng ta cho nhau. “Nhưng sự ủy thác này liên quan tới người đàn bà một cách đặc biệt, do chính nữ tính của họ, và điều này xác định ra ơn gọi của họ một cách đặc thù” (4). Chức phận làm mẹ là một ơn phúc đặc thù do Thiên Chúa phú ban cho người đàn bà. “Mẫu tính là điều đẹp đẽ đến độ trong Thánh Kinh sự hoàn hảo của nó được gán cho chính Thiên Chúa: trong Cựu Ước, ta được kể rằng dù người đàn bà có bỏ rơi hoa trái lòng mình chăng nữa, Thiên Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi con cái mình” (5). Một phần ơn gọi đặc thù của người đàn bà là mở lòng mình ra đón nhận ơn phúc này, và chia sẻ ơn phúc đó với người đàn ông gần gũi với mình. Làm thế là trở thành một phục vụ vĩ đại đối với Giáo Hội và thế giới (6).
Người đàn bà là người cưu mang sự sống bất kể họ có cưu mang nó hay không về thể lý. Chân Phúc Gioan Phaolô II dạy ta rằng sự đồng trinh và chức phận làm mẹ là “hai chiều kích của ơn gọi nữ giới” (7) và điều này không loại bỏ điều kia. Đức Maria, “người môn đệ đầu hết”, nói lên sự viên mãn của ơn gọi nữ giới một cách độc đáo. Thánh Augustinô giải thích chiều kích đồng trinh trong chức phận làm mẹ của Đức Maria bằng cách dạy ta rằng “Trinh Nữ Maria thụ thai trước nhất trong trái tim ngài” (8) trong khi ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc ta nhớ tới chiều kích xác thân trong mẫu tính của ngài: “mẫu tính chân thực của Đức Maria... bảo đảm cho Con Thiên Chúa một lịch sử nhân bản chân chính, tức thân xác thực sự đã chết trên Thánh Giá và sống lại từ cõi chết” (9).
Ơn gọi và nhiệm vụ
Tôn trọng và bảo vệ ơn gọi đặc biệt của người đàn bà trong tư cách người cưu mang sự sống được trao phó cho cả nam giới lẫn nữ giới. Buồn thay, tại nhiều nơi trên thế giới, vai trò người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đang bị tấn công. Khả năng dưỡng nuôi sự sống mới bị coi như một vấn đề, thay vì là một điều đáng lẽ nên gợi hứng cho danh dự, biết ơn và tôn trọng sâu xa.
Đối với thế giới, người đàn bà mang thai là dấu hiệu mạnh mẽ chỉ phẩm giá nhân vị và chỉ sự thật này: thân xác nữ giới vốn là nhà tạm, chứ không phải một sản phẩm để tiêu thụ hay một món hàng để trao đổi.
Buồn thay, bất cứ nơi nào nhân phẩm bị vi phạm trên thế giới và nhân vị bị đối xử như đồ vật, người đàn bà đều phải chịu một cách hết sức bối rối và xé lòng.
Các thách đố hiện nay đối với phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ
Làm méo mó cái đẹp của nữ giới
Trong xã hội nặng về thị giác (visual) ngày nay, hình ảnh người đàn bà bao vây ta, nhưng rất nhiều hình ảnh này làm méo mó, hơn là biểu lộ, nét đẹp thực sự của người đàn bà. Thân xác người đàn bà bị các nhà quảng cáo sử dụng trơ trẽn một cách hời hợt hòng bán được sản phẩm của họ.
Nét đẹp và phẩm giá phụ nữ đặc biệt bị méo mó bởi việc sử dụng rộng rãi nền văn hóa khiêu dâm. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số đàn ông Úc coi khoảng từ một tới năm giờ sản phẩm khiêu dâm mỗi tuần (10).
Thay vì mô tả nét đẹp của người đàn bà, các hình ảnh trên cổ vũ một quan điểm coi họ như một đồ vật cần sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu tính dục (11). Chúng phát huy một quan điểm tiềm ẩn về tính dục coi phụ nữ như “một đồ vật” để tiêu thụ, chứ không phải một con người cần được tôn trọng, yêu thương và trân qúy. Khiêu dâm và việc quảng cáo bị tính dục hóa, xét về nền tảng, là kẻ thù của phụ nữ trong tư cách người cưu mang sự sống, vì chúng từ khước, không thừa nhận rằng tính dục của người đàn bà là một hồng ân, một hồng ân có tính bản thân sâu sắc và được nối kết chặt chẽ với khả năng truyền sinh của họ.
Hủ hóa hành vi tính dục
Điển hình rùng rợn nhất của việc tấn công phẩm giá người đàn bà và khả năng độc đáo cưu mang sự sống của bà phát sinh từ các hành vi bạo lực tính dục chống lại phụ nữ. Hàng ngày, nhiều phụ nữ phải đương đầu với nguy cơ bị hiếp dâm và nhiều hình thức tấn công tình dục khác (12).
Tại Úc, cũng như tại khắp nơi trên thế giới, phụ nữ đang bị sử dụng như đồ tiêu thụ tính dục trong nghề mãi dâm. Tập tục giao thương tình dục, trong đó, phụ nữ từ ngoại quốc được đưa tới Úc, để rồi bị cưỡng bức phải trả lại số nợ tưởng tượng cho các “người bảo lãnh” mình bằng cách làm điếm là điều cực kỳ khủng khiếp (13). Một số trường hợp đã được báo cáo (14), nhưng phần đông không được thông báo và thách thức.
Ngừa thai
Buồn thay, khả năng cưu mang sự sống của người đàn bà cũng thường bị coi là một thiếu sót cần được khuất phục, chứ không hẳn là hồng phúc cần được tôn trọng và nâng đỡ. Tại các nước đã mở mang, việc ngừa thai được ca tụng như là cách chữa trị mọi sự từ có thai lúc còn thiếu niên tới các bệnh lây lan tình dục, thậm chí còn giúp các gia đình quản trị tiền bạc nữa.
Dưới con mắt Tây Phương, dẹp bỏ sinh nở được coi là phương thuốc chữa bệnh nghèo. Trong một phúc trình mới đây, LHQ gọi việc ngừa thai là “nhân quyền căn bản” và đã đề xuất nó làm cách tốt nhất để giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh hoạn cho người mẹ, giảm nghèo và đạt các mục tiêu phát triển. Nhưng phụ nữ tại các nước đang phát triển thắc mắc tại sao người ta không chịu đầu tư thêm vào các chương trình y tế, giáo dục và xã hội, tất cả đều cần thiết để giải quyết nguyên nhân thực sự của nghèo đói đang bao vây họ.
May mắn thay, vẫn còn những người và những tổ chức tận tâm biết thực sự nâng đỡ phụ nữ. Các tổ chức như WOOMB International chuyên huấn luyện các giáo viên dạy phương pháp Billings về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên, để càng ngày càng có nhiều phụ nữ trên khắp thế giới được giáo dục và có năng lực trong việc hiểu biết về khả năng sinh nở của họ.
Các phương pháp hiện đại về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên này rất hữu hiệu, đạt từ 98 tới 99 phần trăm (15), giúp các cặp vợ chồng thực hiện hay triển hạn được việc thai nghén mà không gặp các phản ứng tác hại của các phương tiện ngừa thai nhân tạo. Các phương pháp này khuyến khích việc kính trọng sâu xa hơn đối với phụ nữ. Chúng nhìn nhận rằng người đàn ông và xã hội nói chung có trách nhiệm phải tôn trọng và thích ứng hồng phúc sinh nở của người đàn bà, hơn là thúc ép họ phải hành động chống lại thân xác họ bằng cách sử dụng thuốc hay dụng cụ ngừa thai.
Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng nói: “Phụ nữ là những người cưu mang sự sống. Họ là bình đựng thánh thiêng được chính Thiên Chúa đụng tới, là những chiếc nôi của sự sống... mang theo mình một phẩm giá và một vẻ đẹp vô song” (16).
Phá thai
Khi phương pháp ngừa thai “thất bại”, thì phá thai thường được coi là giải pháp kế tiếp. Tại một số vùng trên thế giới, nơi phụ nữ chịu nhiều lạm dụng và tấn công cao độ về tình dục do cảnh nghèo tạo ra, ngừa thai thường được một số tổ chức nhân quyền cổ vũ như là phương thuốc chữa trị các thảm họa này. Nhưng tạo thêm bạo lực cho phụ nữ những người vốn đã là nạn nhân rồi (17) hay lấy đi mạng sống của đứa trẻ vô tội chưa sinh, là điều không bao giời đúng. Các phụ nữ mang thai ở khắp nơi phải nhận được sự trợ giúp và sự chăm sóc họ đáng được hưởng. Các cố gắng xã hội, luật pháp và giáo dục phải tiếp tục chú mục vào việc thay đổi các điều kiện xã hội và thái độ của nam giới đối với phụ nữ để bảo vệ sự an toàn thể lý của phụ nữ và để tôn trọng tính dục và nhân phẩm của họ.
Các tổ chức Công Giáo như MaterCare International luôn tìm cách trợ giúp phụ nữ trong vai trò cưu mang sự sống của họ bằng cách thiết lập ra các bệnh viện và huấn luyện các bác sĩ và cô đỡ địa phương tại các nước đang phát triển (18). Công việc của MaterCare và các tổ chức khác đang chống lại xu hướng của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều cơ quan quốc tế muốn dồn ngân qũi vào việc cung cấp phương tiện ngừa thai và phá thai, thay vì đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và giáo dục về sinh nở hiện rất cần thiết.
Diệt phái tính
Hai trăm triệu bé gái trên khắp thế giới đã bị trục thai hay bị giết lúc còn rất thơ dại vì các nền văn hóa chuộng con trai (19). Hiện tượng “diệt phái tính” (gendercide) này tấn công vai trò cưu mang sự sống của người đàn bà bằng hai cách. Thứ nhất, hàng trăm triệu bé gái bị từ chối quyền sống chỉ vì các em thuộc phái nữ vốn bị đánh giá thấp về văn hóa. Nó cũng tấn công chính bà mẹ, là người thường bị cưỡng bức phải trục thai hay giết đứa con gái của mình, và do đó, bạo động chống lại chính mình và vai trò cưu mang sự sống của mình. Dù các quốc gia như Úc vốn lên án thực hành này, nhưng bất hạnh một điều là các chính phủ tiểu và liên bang tại đây vẫn từ khước không chịu thu thập các dữ liệu thống kê để xác định xem các trẻ gái chưa sinh có bị lựa để trục thai tại đây hay không (20).
Triệt sản các bé gái khuyết tật
Ở cả Úc lẫn ngoại quốc, triệt sản đang được sử dụng như một phương thức khác với việc cung cấp chăm sóc mà ta vốn mang nợ đối với các phụ nữ khuyết tật. Tháng Bẩy năm 2013 vừa qua, một cuộc điều tra của Thượng Viện Úc (21) cho thấy: các trẻ gái khuyết tật đang bị cưỡng bức phải triệt sản, cướp đi của các em khả năng sinh nở và trải nghiệm bình thường được làm người đàn bà. Các câu truyện về những người đàn bà chỉ khám phá thấy mình bị triệt sản khi cố gắng có thai cho ta thấy rõ hiệu quả xé lòng của việc bị cướp đi khả năng cưu mang sự sống chỉ vì tiện ích của người khác.
Người ta viện ra nhiều lý do bênh vực cho vệc cưỡng bức triệt sản này: điều hành kinh kỳ, phòng ngừa thai nghén, thậm chí cả ý niệm ưu sinh (eugenic) để tránh việc truyền các gien “xấu” nữa. Mỗi lý do đều có cùng một nguyên tắc thực dụng nằm ở tâm điểm của nó: thà cướp mất vai trò cưu mang sự sống khỏi những người đàn bà này hơn là đầu tư vào các chương trình xã hội và y tế nhằm bảo vệ họ khỏi bị tấn công tình dục, chăm sóc họ lúc có kinh kỳ và nâng đỡ họ lúc có thai và trong vai trò làm mẹ của họ. Nhưng bổn phận của ta trong tư cách cộng đồng há không phải là cung cấp “sự trợ giúp liên tục và bình thường... nhằm giúp đỡ trong các chăm sóc hàng ngày và trong các nhu cầu của người khuyết tật” (22) đó sao?
Biến chức phận làm mẹ thành một thứ hàng hóa
Hiện tượng “đưa ra bên ngoài” (outsourcing) việc cưu mang sự sống là hiện tượng mới có đây nhưng gây thật nhiều bối rối. Việc này thường diễn ra tại các nước kém mở mang, trong đó, người đàn bà được trả tiền để đẻ con của người khác. Đẻ con thuê (surrogacy) xẩy ra khi người đàn bà muốn có con với chồng nhưng không có khả năng cưu mang đứa con về thể lý, hay khi một cặp đồng tính nam muốn có con. Người cho thuê việc cưu mang sự sống được trả ít ngàn đôla, tương đương với một năm lương, để cưu mang một đứa trẻ (23).
Việc một cặp vợ chồng muốn có con với nhau là việc hoàn toàn tự nhiên và bình thường, nhưng đẻ thuê thì quả là một khai thác thảm hại đối với cảnh nghèo của người đàn bà và vai trò cưu mang sự sống của bà. Với tập tục này, người phụ nữ quả đã trở thành cả người tiêu thụ lẫn vật bị tiêu thụ. Ơn gọi chân thực của người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đã bị bóp méo, vì việc cưu mang sự sống này không phải chỉ là một chức năng sinh học, mà còn nói lên cách độc đáo toàn bộ con người của họ họ nữa, cả về ba phương diện thể lý, xúc cảm và tâm linh. Đẻ thuê không hề nói lên chút nào các chiều kích này.
Ai cũng nhớ câu truyện về Elizabeth Anscombe (1919-2001). Bà là một trong các triết gia vĩ đại của thế kỷ 20, đồng thời là một bà mẹ Công Giáo đầy yêu thương với một đàn con đông đảo. Lần kia, khi đang mang thai đứa con thứ bẩy, bà vào giảng đường Trường Đại Học Oxford, thấy các sinh viên viết đùa lên bảng: “Anscombe ấp đẻ” (Anscombe breeds, đẻ như gà), bèn lấy phấn viết tiếp “Anscombe ấp đẻ các hữu thể bất tử” (24).
Đề cao phẩm giá người cưu mang sự sống
Ta phải là người của hy vọng và nhớ rằng Kitô hữu trước đây vốn đã phải đương đầu với một xã hội chuộng ngừa thai, phá thai và sát nhi, nhất là trẻ gái. Quan tâm của Kitô hữu đối với người yếu thế và việc họ quyết tâm tôn trọng phẩm giá phụ nữ là các khí cụ mạnh mẽ để phúc âm hóa thế giới Rôma ngoại giáo cổ thời. Hiện nay, dù phải đương đầu với nhiều thách đố, ta vẫn có nhiều cách để nâng cao, cử hành và phát huy phẩm giá cũng như ơn gọi của người đàn bà:
* Lấy Chúa Giêsu làm mẫu mực: “Cách hành động của Chúa Kitô, bằng Tin Mừng lời nói và hành động, là một phản kháng nhất quán chống lại bất cứ điều gì xâm phạm tới phẩm giá phụ nữ” (25).
* Nuôi dưỡng mối liên hệ gần gũi hơn với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là mẹ ta. Nơi Mẹ Maria, phụ nữ có khả năng nhận ra phẩm giá và nét cao cả của mình, như người được Thiên Chúa tuyển chọn làm người cưu mang sự sống. Cũng nơi Đức Mẹ, toàn thể Giáo Hội “hân hoan chiêm ngắm... điều chính ngài mơ ước và hy vọng trở nên trọn vẹn” (26).
* Nhìn nhận và hỗ trợ vai trò độc đáo làm cha. Người đàn ông dạy dỗ con cái mình, bằng lời nói và gương sáng, biết cách đề cao phẩm giá phụ nữ: qua cách ông đối xử với vợ và những người đàn bà quan yếu khác trong đời ông. Cách riêng, qua các hoài mong rõ ràng được ông đặt lên các con trai trong thái độ của chúng đối với phụ nữ, và qua tình yêu và chăm sóc phụ tử chân chính ông tỏ cùng các con gái của mình, giúp chúng thể hiện được phẩm giá và giá trị bên trong của chúng.
* Xác quyết cả nơi công cộng lẫn nơi tư riêng lòng tôn trọng, sự chăm sóc và trân quí dành cho mọi người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống, nhất là những người đàn bà mang thai hoặc có con nhỏ. Tỏ tình thân hữu, tỏ lời khích lệ, nói lời dễ nghe, mời một bữa ăn hay cùng cầu nguyện, thẩy đều là những hành vi đơn giản nhưng nói lên được sự đánh giá đúng đắn đối với hành vi vĩ đại đầy yêu thương là đem lại sự sống cho một hữu thể nhân bản khác.
* Tự giáo dục mình và giáo dục con cái ta trong các vấn đề người đàn bà đang phải đương đầu trong gia đình và ngoài đời, và nói với ngưởi khác về các vấn đề này.
* Hỗ trợ các nhóm và tổ chức đang tranh đấu cho phẩm giá phụ nữ và đang tạo được nhiều khác biệt thực tế tại Úc và khắp nơi trên thế giới như
Collective Shout www.collectiveshout.org
Women’s Forum Australia www.womenforumaustralia.org
MaterCare International www.matercare.org
Coaltition Against Trafficking in Women Australia www.catwa.org.au
Pregnancy Help Australia www.pregnancysupport.com.au
WOOMB International www.woominternational.org
* Cầu nguyện, xin sự cầu bầu của Đức Maria, người cưu mang Đấng chính là sự sống, xin Mẹ che chở và bênh vực phụ nữ khắp mọi nơi. Năm sự Vui của chỗi Mân Côi là bài suy niệm đẹp đẽ và đem lại nhiều sức mạnh nhất về hồng phúc sự sống và ơn gọi của người đàn bà trở thành người cưu mang sự sống.
______________________________________________________________________________________________________________________
1. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
2. Blessed Pope John Paul II. Mulierus Dignitatem (On the dignity and vocation of women), n18.
3. St Edith Stein. Spirituality of the Christian woman.
4. Mulieris Dignitatem, n30.
5. von Hilderbrand A. The Mystery of Sexuality. Catholic News Agency, April 16, 2012.
6. Sr Prudence Allen RSM. Man-woman complementarity: The Catholic inspiration. Logos: Journal of Catholic Thought and Culture. 2006; Volume 9(3): 87-106.
7. Mulieris Dignitatem, n17.
8. St Augustine. Sermon 293.
9. Lumen Fidei,n59.
10. Killalea D. AskMen global survey reveals what men really think. Daily Telegraph, July 17, 2013.
11. Blessed Pope John Paul II. Depersonalizing effect of concupiscence. General Audience. 24 September 1980.
12. United Nations Population Fund. By choice, not by chance. Family planning, human rights and development. 14 November 2012.
13. Catholic Communications, Sydney Archdiocese. Society turns a blind eye as millions of young girls forced into sex trade. 14 May 2010.
14. United Nations Office on Drugs and Crime. UNODC Human Trafficking Case Law Database. c2013.
15. Manhart M. et al, Fertility awareness-based methods of family planning: A review of effectiveness for avoiding pregnancy using SORT. Osteopathic Family Physician 5:1, January 2013.
16. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview. html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
17. Adolphe JF. A response to Amnesty International’s abortion policy in light of Mulieris Dignitatem. Ave Maria Law Review. 2011. 8(2): 311-338.
18. http://www.matercare.org/
19. United Nations. International Women’s Day 2007: Take action to end impunity for violence against women and girls. 2007.
20. Pell G. Card. Gendercide is abhorrent because every child has right to life. Sunday Telegraph. May 5, 2013.
21. Commonwealth of Australia. Senate Community Affairs References Committee. Involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. July 2013.
22. Australian Catholic Bishops Conference. Inquiry into the involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. 12 March 2013.
23. Goodman E. The globalization of baby-making. New York Times, April 11, 2008.
24. http://ethicsculture.blogspot.com.au/2011/03/elizabeth-anscombe-courageousand-holy.html
25. Mulieris Dignitatem, n15.
26. Pope Paul VI. Sacrosanctum Concilium, n103.
Tài liệu “Respecting The Life-Bearer”, của Trung Tâm Sự Sống, Hôn Nhân và Gia Đình, TGP Sydney, Chúa Nhật Sự Sống, 6 tháng Mười, 2013.