Việt Nam đứng trước ngã ba đường.
Lại một lần nữa dân tôc Việt Nam đứng trước ngã ba đường và phải quyết định lựa chọn cho tương lai của mình. Dưới thời nhà Trần ngã ba đường là đánh hay hòa với nhà Nguyên; dưới triều nhà Nguyễn phải lựa chọn đường lối bế quan tỏa cảng hay thông thương với phương tây; đầu thế kỉ hai mươi phải chọn lựa phát triển đất nước theo học thuyết Cộng Sản hay Tư Bản. Và trong từng thời điểm lịch sử đó, tất cả mọi người đều đã biết những hệ quả của những con đường mà người lãnh đạo Việt Nam đã chọn lựa cho cả dân tộc.
Đầu thiên niên kỉ thứ ba này, Việt Nam lại chợt nhận thấy mình đang đứng trước một ngã ba đường. Để thấy được ngã ba đường mà Việt Nam đang đối mặt trước hết cần có một cái nhìn bao quát về tình hình quốc nội và sau đó là những biến chuyển quốc tế.
Tình hình quốc nội: Thành thực mà nói xã hội Việt Nam là một xã hội bất ổn định. Trước hết phải kể đến quốc nạn tham nhũng. Việt nam bị liệt vào những nước có mức độ tham nhũng cao nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có khoảng 700 vụ tham nhũng được người dân và báo chí phanh phui.
Nạn tham nhũng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra một loạt các vụ tập trung khiếu kiện của nông dân gần đây trên khắp cả nước: từ Thái Bình tới Nghệ An, vào Tiền Giang… Giới công nhân cũng không khá gì hơn khi phải làm việc liên tục dưới áp lực của giới chủ đặc biệt chủ ngoại quốc, trong khi đó đồng lương lại ít ỏi, còn công đoàn thì o bế giới chủ và xoay lưng lại với thợ thuyền. Mới đây ngày 10/10/2007 có tới hơn 5000 công nhân đình công phản đối chế độ làm hà khắc và đồng lương ít ỏi tại công ty Pungkook Saigon II.
Mức độ an toàn của xã hội tụt xuống thật thê thảm: tai nạn giao thông hàng năm cướp đi 16.000 sinh mạng, không thua gì số người chết trong cuộc nội chiến ở Iraq. Nạn ùn tắc giao thông trở nên nan giải lãng phí thời gian và sức lực của dân. Các bệnh dịch hoành hành.
Còn nhiều những vấn nạn khác như luật pháp lỏng lẻo hay thay đổi; nền giáo dục lạc hậu và khập khiễng, chỉ chú trọng đến đào tạo kĩ năng làm việc và coi nhẹ đào tạo tâm đức; nền văn hóa xuống cấp với sự chết dần của văn hóa truyền thống và sự lan tràn đáng sợ của văn hóa lai căng và chủ nghĩa vật chất…
Quả thực xã hội Việt Nam đang đầy rẫy những lỗ hổng nghiêm trọng khó có thể hàn gắn. Nhiều người đổ lỗi cho cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” . Cơ chế này tự nội dung đã chửi lẫn nhau. Chính vì thế mà bộ máy chính quyền Việt Nam rất cồng kềnh, chậm chạp, và tình trạng “trên bảo dưới không nghe” là phổ biến. Như vậy nguyên nhân chính là do sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản. Đảng bao quát quá nhiều sân chơi nên rốt cục chẳng chơi trò gì ra hồn lại còn cản trở đà phát triển của cả dân tộc. Đơn cử như “trên mặt trận báo chí”, vì 700 tờ báo tại Việt Nam đang được sự chỉ đạo của Đảng luôn “đi đúng lề đường bên phải” nên người dân Việt Nam không được hưởng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến. Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận là hai quyền cơ bản thúc đẩy đà phát triển của xã hội dân sự và cũng là công cụ để người dân kiểm soát chính quyền đúng với khẩu hiệu: “nhân dân làm chủ”. Phải chăng đã đến lúc Đảng cộng sản đóng hết vai trò lịch sử, và nên chuyển giao cho một đảng mới?
Tình hình thế giới: Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đặc biệt cuộc cách mạng thông tin của mạng điện toán toàn cầu (Internet) đã đặt thế giới vào bệ phóng tên lửa: thế giới biến đổi từng ngày. Đã bắt đầu hình thành những phe trục chính trị: phe đồng minh Mỹ -Israel - Tây Âu - Nhật Bản; phe Nga - Trung Quốc - Trung Đông.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có tham vọng bành chướng, nhiều khả năng trở thành một cường quốc trên thế giới trong một thập kỉ tới. Tham vọng bá quyền của Trung Quốc khá rõ ràng trong chính sách ngoại giao (tài trợ vũ khí cho các cuộc nội chiến ở Châu Phi, liên kết các quốc gia hồi giáo) và chiêu bài đối nội “dân tộc chủ nghĩa”. Hãy làm một so sánh: trước khi Đệ Nhị Thế Chiến thứ hai nổ ra, Hitler đã dốc thúc sức lực của người dân Đức vào phát triển kinh tế và dùng chiêu bài “chủng tộc thượng đẳng” để dẫn dụ cả một nước Đức khơi mào cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng Trung Quốc cũng đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay đang xây dựng một đế quốc mới trong thiên niên kỉ này, điều này có trời mới biết.
Với các nước trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt với Việt Nam, ý đồ bành chướng lãnh thổ của Trung Quốc là rõ ràng với việc xâm lấn lãnh thổ cả trên bộ và trên biển, gần đây nhất là vụ hành chính hóa hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa)
Ngã ba đường của Việt Nam: Quan sát những biến đổi về thành phần nhân lực trong bộ máy trung ương của Việt Nam cùng với một loạt những chuyến đi công du của giới lãnh đạo Việt Nam mà tiêu biểu là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy không phải là giới cầm quyền ở Việt Nam không nhận ra những biến động trong xã hội Việt Nam cũng như xu thế phát triển của thế giới, và cũng không phải là giới cầm quyền muốn duy trì mãi chế độ Cộng Sản toàn trị. Nhu cầu của một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng đã manh nha và đang trở nên cấp thiết như một liều thuốc cho các chứng bệnh nan y kể trên của xã hội Việt Nam. Trong các kì đại hội Đảng vừa qua đã có những đại biểu mạnh dạn đề nghị một chế độ chính trị đa nguyên. Làn sóng đấu tranh dân chủ và đòi hỏi một chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng đã lan ra trong xã hội với sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam (khối 8406), Đảng Việt Tân…Chắc chắn các chính trị gia trong bộ chính trị của Việt Nam không thể không nhìn thấy môi trường chính trị đa nguyên, đa đảng như một giải pháp toàn diện và dứt điểm cho tình trạng xã hội của Việt Nam.
Vậy lý do gì làm cho giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên bước đi tiếp con đường Đảng cộng sản độc trị hay con đường đa nguyên đa đảng. Có ba lý do giải thích sự lưỡng lự của giới cầm quyền Việt Nam. Ba lí do này cũng chính là hệ quả của sự chuyển đổi nền chính trị Việt Nam từ một đảng toàn trị sang môi trường đa nguyên đa đảng.
Lý do thứ nhất: Trung Quốc chưa “cho phép” : Điều này rất dễ hiểu, vì xã hội Trung Quốc cũng đang bất ổn với nhiều vấn nạn còn trầm trọng hơn cả Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với nhiều vùng tự trị như Tây Tạng, và đặc khu Hồng Kong… Một khi Việt Nam cải tổ chính trị thành đa nguyên, đa đảng thì khắp nơi ở Trung Quốc cũng sẽ nổi lên đòi Trung Quốc cải tổ chính trị theo Việt Nam, lúc đó chắc chắn xã hội với số dân 1 tỷ 400 triệu người sẽ không dễ dàng gì cho chính quyền Trung Quốc kiểm soát và đàn áp, đồng thời một khi xã hội mất ổn định thì đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị khựng lại. Vô hình chung người đồng chí trung thành (như răng với môi) là Việt Nam đã đặt người bạn thiết nghĩa là Trung Quốc vào thế khó khăn. Chính vì lí do đó mà Trung Quốc chắc chắn đã “dọa” giới cầm quyền Việt Nam về sự trừng phạt ắt có một khi có ý định cải tổ chính trị. Dễ thấy nhất là qua phản ứng vâng phục của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong các vụ đàn áp giới sinh viên học sinh trong hai vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn các đảo thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vừa qua. Phản ứng yếu ớt và chiếu lệ của giới cầm quyền Việt Nam là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ một áp lực đe dọa từ phía Trung Quốc, và sự thao túng của Trung Quốc trong bộ chính trị Việt Nam.
Lý do thứ hai: Lo ngại một xã hội bất ổn định và nền kinh tế trì trệ của hậu cải tổ: Điều lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở. Chính trong nội bộ Đảng cộng sản cũng đã có sự phân hóa về tư tưởng chính trị giữa một bên là những người bảo thủ (duy trì cộng sản độc trị và thân Tầu) với một bên là những người cấp tiến (ủng hộ đa nguyên đa đảng và thân Mỹ). Không chỉ trong nội bộ Đảng cộng sản mà trong các giai tầng xã hội cũng có sự phân hóa về tư tưởng chính trị: tầng lớp công chức đa phần là bảo thủ muốn duy trì một Đảng cộng sản, còn tầng lớp dân nghèo lại là những người cấp tiến, cổ vũ đa nguyên đa đảng. Điều này có vẻ trái ngược nhưng lại dễ hiểu vì tầng lớp công chức đa phần là đảng viên có quyền lợi gắn liền với Đảng cộng sản, còn những người dân nghèo là những người trực tiếp gánh chịu hậu quả của cơ chế độc đảng trong một thời gian cũng đã đủ dài để họ nhận ra. Đặc biệt từ khi cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế hợp tác xã quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những người dân nghèo dù lý luận đơn sơ chất phác họ cũng dễ dàng nhận thấy có cạnh tranh giữa các người bán thì họ mới có lợi. Sự phân hóa tư tưởng chính trị này chính là nguyên nhân khiến cho giới cầm quyền Việt Nam lo sợ về một xã hội bạo động thời hậu cải tổ.
Lý do thứ ba: lo sợ một cuộc trả thù: Những nhà cầm quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam không những lo sợ mất đi những đặc quyền đặc lợi của mình mà còn lo sợ một cuộc trả thù đẫm máu của những người đã bị họ bắt bớ đàn áp trong quá khứ. Các cuộc cách mạng vô sản là các cuộc cách mạng dùng bạo lực, tiếp ngay sau sự hình thành của chính quyền cộng sản lại là hàng loạt các cuộc cải cách ruộng đất, cải cách văn hóa đầy máu, nước mắt và bất công. Riêng tại Việt Nam hàng trăm ngàn người đã phải bỏ lại quê hương xứ sở để chạy tị nạn qua các nước khác, và không ít người đã phải trả giá rất đắt cho hành trình tìm đất sống của mình. Trong tâm thức những người chạy tị nạn, cộng sản luôn được cho là nguyên nhân khiến họ phải bỏ nước ra đi.
Ba nguyên nhân trên: sợ bị Trung Quốc “trừng phạt”; sợ một xã hội bạo động thời hậu cải tổ, sợ bị mất quyền lực và bị trả thù có thể là những nguyên nhân làm cho giới cầm quyền Việt Nam chùn bước trong công cuộc cải tổ chính trị. Nhưng tựu trung lại thì cốt lõi của vấn đề là sự sợ hãi. Đây chính là cội rễ gây nên tình thế tiến thoái lưỡng nan của giới cầm quyền Việt Nam. Quả thực sự sợ hãi có tác hại rất lớn tới con người, sợ hãi có thể đè bẹp ý chí, làm lu mờ trí khôn, làm sai lệch phán đoán, làm con người sống hèn nhát, khiếp đảm… Đảng là một tổ chức chính trị, nhưng Đảng cũng được cấu thành từ những con người bằng xương bằng thịt, những con người với những nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu an toàn. Tóm lại Đảng cộng sản đang sợ cải tổ nền chính trị sang đa nguyên đa đảng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần nói chuyện với các tướng lĩnh quân đội vì sợ hãi đã phải hoảng hốt thốt lên: “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” .
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong buổi đầu tiên hiện diện với cộng đồng dân Chúa trên quảng trường thánh Phêro, lời đầu tiên ngài nói với cả hội thánh là: “Đừng sợ” . Lời đầu tiên của ngài thật đơn sơ, nhưng chứa đựng một kiến thức uyên thâm và một sự hiểu biết sâu xa về con người. Lời nói đó đã thêm sức mạnh cho triệu triệu người sống dưới chế độ cộng sản và làm lung lay tới tận gốc rễ hệ thống chính quyền cộng sản Đông Âu. Lời nói đó trở thành bất tử và chừng nào con người còn hiện hữu trên trái đất con người sẽ còn tiếp tục động viên nhau “đừng sợ”, để dẫu trong tương lai nếu con người còn phải đối mặt với một hình thái bạo tàn nào khác thì họ cũng sẽ vượt qua.
Gỡ bí cho chính quyền Việt Nam: Không còn một lựa chọn nào khác cho chính quyền Việt Nam là sớm hay muộn phải cải tổ chính trị, chuyển nền chính trị Việt Nam từ Đảng cộng sản độc trị sang chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Đây chính là bài thuốc duy nhất cho các bệnh tật của xã hội Việt Nam và xoa dịu lòng dân. Các hệ quả trên của thời hậu cải tổ chính trị không đến nỗi quá nghiêm trọng, và hoàn toàn có thể hóa giải.
Đối với Trung Quốc: Sự đe dọa của Trung Quốc là vô lí và một khi Việt Nam cải tổ thì Trung Quốc chỉ biết đứng nhìn mà học tập chứ không thể làm gì hơn. Hiện giờ mục tiêu đang thu hút hết khí lực của Trung Quốc là phát triển kinh tế. Một khi Trung Quốc muốn gây chiến với Việt Nam vì dám qua mặt đàn anh thì chắc chắn cuộc chiến tranh này sẽ hủy hoại ngay đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hơn nữa, chính trong xã hội Trung Quốc sẽ dấy lên làn sóng đấu tranh đòi Trung Quốc học tập Việt Nam cải tổ chính trị khiến Trung Quốc phải lo đối phó trong nước sẽ không còn khả năng tấn công Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam đang là thành viên thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc, thế giới sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Tóm lại vì mục tiêu kinh tế và danh dự trên trường quốc tế Trung Quốc sẽ không thể đụng tới một cái lông của Việt Nam. Việc cải tổ chính trị này của Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm và càng dễ bị Trung Quốc gây áp lực. Chỉ trong khoảng 10 năm nữa, lúc đó Trung Quốc đã trở thành cường quốc, các mục tiêu kinh tế của họ đã đạt được lúc đó họ sẽ rảnh tay gây chiến với người Việt Nam. Chính vì lẽ đó các nhà cầm quyền Việt Nam nên mạnh dạn cải tổ chính trị trước và càng sớm càng tốt.
Có chăng một xã hội bất ổn thời hậu cải tổ? Đây là điều không tránh khỏi, nhưng có thể giảm thiểu thấp nhất sự bất ổn định nếu như các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam biết ngồi lại và đề ra một kế hoạch thấu đáo trước và sau cải tổ. Trước cải tổ phải chuẩn bị cho tất cả người dân nhận thức được những hạn chế của chế độ một đảng độc tài, và những tiến bộ của chế độ đa nguyên đa đảng. Thực hiện đầy đủ các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đoạn tuyệt với các hành động đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, dần dần cho hợp thức hóa các đảng phái khác. Sau khi cải tổ, tổng thống Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đoàn kết các đảng phái và kêu gọi người dân đoàn kết bỏ qua quá khứ vì sức mạnh của người Việt Nam là đoàn kết, có đoàn kết mới có thể ứng phó với các trò dọa nạt của Trung Quốc và xây dựng một xã hội mới.
Một cuộc trả thù đẫm máu? Đây là lo sợ vô căn cứ. Bản tính người Việt Nam nhân hậu, độ lượng, dù đi khắp cùng trái đất cũng luôn nhớ về cội nguồn Việt Nam, nơi mà đồng bào yêu thương đang phải đau khổ. Tất cả kiều bào đều là những người yêu nước chân chính, luôn thao thức trăn trở tái thiết một xã hội mới tốt đẹp cho quê hương. Họ cũng có thể bỏ qua quá khứ để cùng nhìn về một tương lai chung. Điển hình là các cuộc biểu tình của kiều bào khắp thế giới trước các đại sứ quán Trung Quốc nhằm tỏ thái độ phẫn nộ trước các cuộc xâm lấn vùng biển Việt Nam của Trung Quốc. Bên cạnh đó kiều bào còn là nguồn nhân lực và vật lực quý báu sẵn sàng đầu tư công sức và tiền của để tái thiết một đất nước mới trên quê hương Việt Nam.
Các lợi thế khác của Việt Nam hỗ trợ cho công cuộc cải tổ chính trị:
Một dân số không quá đông và còn trẻ: với 82 triệu dân, và 45% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là những con số lí tưởng cho các nhà hoạch định chiến lược xã hội. Một khi dân tộc Việt Nam được đặt đúng trên quỹ đạo sẽ phát triển nhanh chóng và vượt qua Trung Quốc chẳng mấy chốc.
Một dân tộc mạnh mẽ và luôn đoàn kết trong chống giặc xâm lược.
Nền văn hóa có nhiều giá trị nhân văn, và hướng về tín ngưỡng, là nhân tố giúp xây dựng xã hội ổn định.
Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, giới cầm quyền ở Việt Nam nên thành thực nhìn nhận điều đó. Cải tổ môi trường chính trị độc tài thành môi trường chính trị đa nguyên đa đảng là con đường sớm muộn gì Việt Nam cũng phải đi lên. Đây là phương thuốc duy nhất chữa khỏi những căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam đương thời và gia tốc tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam. Để làm được điều này, giới cầm quyền tại Việt Nam phải khiêm tốn ngồi lại với nhau để nhìn nhận vấn đề, cùng nhất trí với nhau để hoạch định một kế hoạch cải tổ thấu đáo, khôn khéo, đoàn kết và phát huy được sức mạnh người dân trong nước cũng như kiều bào. Cơ hội đang xuất hiện và sẽ qua đi. Hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm này. Hãy thực hiện và “Đừng Sợ” .
(Hà Nội ngày 24.01.2008)
Lại một lần nữa dân tôc Việt Nam đứng trước ngã ba đường và phải quyết định lựa chọn cho tương lai của mình. Dưới thời nhà Trần ngã ba đường là đánh hay hòa với nhà Nguyên; dưới triều nhà Nguyễn phải lựa chọn đường lối bế quan tỏa cảng hay thông thương với phương tây; đầu thế kỉ hai mươi phải chọn lựa phát triển đất nước theo học thuyết Cộng Sản hay Tư Bản. Và trong từng thời điểm lịch sử đó, tất cả mọi người đều đã biết những hệ quả của những con đường mà người lãnh đạo Việt Nam đã chọn lựa cho cả dân tộc.
Đầu thiên niên kỉ thứ ba này, Việt Nam lại chợt nhận thấy mình đang đứng trước một ngã ba đường. Để thấy được ngã ba đường mà Việt Nam đang đối mặt trước hết cần có một cái nhìn bao quát về tình hình quốc nội và sau đó là những biến chuyển quốc tế.
Tình hình quốc nội: Thành thực mà nói xã hội Việt Nam là một xã hội bất ổn định. Trước hết phải kể đến quốc nạn tham nhũng. Việt nam bị liệt vào những nước có mức độ tham nhũng cao nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có khoảng 700 vụ tham nhũng được người dân và báo chí phanh phui.
Nạn tham nhũng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra một loạt các vụ tập trung khiếu kiện của nông dân gần đây trên khắp cả nước: từ Thái Bình tới Nghệ An, vào Tiền Giang… Giới công nhân cũng không khá gì hơn khi phải làm việc liên tục dưới áp lực của giới chủ đặc biệt chủ ngoại quốc, trong khi đó đồng lương lại ít ỏi, còn công đoàn thì o bế giới chủ và xoay lưng lại với thợ thuyền. Mới đây ngày 10/10/2007 có tới hơn 5000 công nhân đình công phản đối chế độ làm hà khắc và đồng lương ít ỏi tại công ty Pungkook Saigon II.
Mức độ an toàn của xã hội tụt xuống thật thê thảm: tai nạn giao thông hàng năm cướp đi 16.000 sinh mạng, không thua gì số người chết trong cuộc nội chiến ở Iraq. Nạn ùn tắc giao thông trở nên nan giải lãng phí thời gian và sức lực của dân. Các bệnh dịch hoành hành.
Còn nhiều những vấn nạn khác như luật pháp lỏng lẻo hay thay đổi; nền giáo dục lạc hậu và khập khiễng, chỉ chú trọng đến đào tạo kĩ năng làm việc và coi nhẹ đào tạo tâm đức; nền văn hóa xuống cấp với sự chết dần của văn hóa truyền thống và sự lan tràn đáng sợ của văn hóa lai căng và chủ nghĩa vật chất…
Quả thực xã hội Việt Nam đang đầy rẫy những lỗ hổng nghiêm trọng khó có thể hàn gắn. Nhiều người đổ lỗi cho cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” . Cơ chế này tự nội dung đã chửi lẫn nhau. Chính vì thế mà bộ máy chính quyền Việt Nam rất cồng kềnh, chậm chạp, và tình trạng “trên bảo dưới không nghe” là phổ biến. Như vậy nguyên nhân chính là do sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản. Đảng bao quát quá nhiều sân chơi nên rốt cục chẳng chơi trò gì ra hồn lại còn cản trở đà phát triển của cả dân tộc. Đơn cử như “trên mặt trận báo chí”, vì 700 tờ báo tại Việt Nam đang được sự chỉ đạo của Đảng luôn “đi đúng lề đường bên phải” nên người dân Việt Nam không được hưởng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến. Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận là hai quyền cơ bản thúc đẩy đà phát triển của xã hội dân sự và cũng là công cụ để người dân kiểm soát chính quyền đúng với khẩu hiệu: “nhân dân làm chủ”. Phải chăng đã đến lúc Đảng cộng sản đóng hết vai trò lịch sử, và nên chuyển giao cho một đảng mới?
Tình hình thế giới: Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đặc biệt cuộc cách mạng thông tin của mạng điện toán toàn cầu (Internet) đã đặt thế giới vào bệ phóng tên lửa: thế giới biến đổi từng ngày. Đã bắt đầu hình thành những phe trục chính trị: phe đồng minh Mỹ -Israel - Tây Âu - Nhật Bản; phe Nga - Trung Quốc - Trung Đông.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có tham vọng bành chướng, nhiều khả năng trở thành một cường quốc trên thế giới trong một thập kỉ tới. Tham vọng bá quyền của Trung Quốc khá rõ ràng trong chính sách ngoại giao (tài trợ vũ khí cho các cuộc nội chiến ở Châu Phi, liên kết các quốc gia hồi giáo) và chiêu bài đối nội “dân tộc chủ nghĩa”. Hãy làm một so sánh: trước khi Đệ Nhị Thế Chiến thứ hai nổ ra, Hitler đã dốc thúc sức lực của người dân Đức vào phát triển kinh tế và dùng chiêu bài “chủng tộc thượng đẳng” để dẫn dụ cả một nước Đức khơi mào cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng Trung Quốc cũng đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay đang xây dựng một đế quốc mới trong thiên niên kỉ này, điều này có trời mới biết.
Với các nước trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt với Việt Nam, ý đồ bành chướng lãnh thổ của Trung Quốc là rõ ràng với việc xâm lấn lãnh thổ cả trên bộ và trên biển, gần đây nhất là vụ hành chính hóa hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa)
Ngã ba đường của Việt Nam: Quan sát những biến đổi về thành phần nhân lực trong bộ máy trung ương của Việt Nam cùng với một loạt những chuyến đi công du của giới lãnh đạo Việt Nam mà tiêu biểu là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy không phải là giới cầm quyền ở Việt Nam không nhận ra những biến động trong xã hội Việt Nam cũng như xu thế phát triển của thế giới, và cũng không phải là giới cầm quyền muốn duy trì mãi chế độ Cộng Sản toàn trị. Nhu cầu của một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng đã manh nha và đang trở nên cấp thiết như một liều thuốc cho các chứng bệnh nan y kể trên của xã hội Việt Nam. Trong các kì đại hội Đảng vừa qua đã có những đại biểu mạnh dạn đề nghị một chế độ chính trị đa nguyên. Làn sóng đấu tranh dân chủ và đòi hỏi một chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng đã lan ra trong xã hội với sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam (khối 8406), Đảng Việt Tân…Chắc chắn các chính trị gia trong bộ chính trị của Việt Nam không thể không nhìn thấy môi trường chính trị đa nguyên, đa đảng như một giải pháp toàn diện và dứt điểm cho tình trạng xã hội của Việt Nam.
Vậy lý do gì làm cho giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên bước đi tiếp con đường Đảng cộng sản độc trị hay con đường đa nguyên đa đảng. Có ba lý do giải thích sự lưỡng lự của giới cầm quyền Việt Nam. Ba lí do này cũng chính là hệ quả của sự chuyển đổi nền chính trị Việt Nam từ một đảng toàn trị sang môi trường đa nguyên đa đảng.
Lý do thứ nhất: Trung Quốc chưa “cho phép” : Điều này rất dễ hiểu, vì xã hội Trung Quốc cũng đang bất ổn với nhiều vấn nạn còn trầm trọng hơn cả Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với nhiều vùng tự trị như Tây Tạng, và đặc khu Hồng Kong… Một khi Việt Nam cải tổ chính trị thành đa nguyên, đa đảng thì khắp nơi ở Trung Quốc cũng sẽ nổi lên đòi Trung Quốc cải tổ chính trị theo Việt Nam, lúc đó chắc chắn xã hội với số dân 1 tỷ 400 triệu người sẽ không dễ dàng gì cho chính quyền Trung Quốc kiểm soát và đàn áp, đồng thời một khi xã hội mất ổn định thì đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị khựng lại. Vô hình chung người đồng chí trung thành (như răng với môi) là Việt Nam đã đặt người bạn thiết nghĩa là Trung Quốc vào thế khó khăn. Chính vì lí do đó mà Trung Quốc chắc chắn đã “dọa” giới cầm quyền Việt Nam về sự trừng phạt ắt có một khi có ý định cải tổ chính trị. Dễ thấy nhất là qua phản ứng vâng phục của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong các vụ đàn áp giới sinh viên học sinh trong hai vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn các đảo thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vừa qua. Phản ứng yếu ớt và chiếu lệ của giới cầm quyền Việt Nam là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ một áp lực đe dọa từ phía Trung Quốc, và sự thao túng của Trung Quốc trong bộ chính trị Việt Nam.
Lý do thứ hai: Lo ngại một xã hội bất ổn định và nền kinh tế trì trệ của hậu cải tổ: Điều lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở. Chính trong nội bộ Đảng cộng sản cũng đã có sự phân hóa về tư tưởng chính trị giữa một bên là những người bảo thủ (duy trì cộng sản độc trị và thân Tầu) với một bên là những người cấp tiến (ủng hộ đa nguyên đa đảng và thân Mỹ). Không chỉ trong nội bộ Đảng cộng sản mà trong các giai tầng xã hội cũng có sự phân hóa về tư tưởng chính trị: tầng lớp công chức đa phần là bảo thủ muốn duy trì một Đảng cộng sản, còn tầng lớp dân nghèo lại là những người cấp tiến, cổ vũ đa nguyên đa đảng. Điều này có vẻ trái ngược nhưng lại dễ hiểu vì tầng lớp công chức đa phần là đảng viên có quyền lợi gắn liền với Đảng cộng sản, còn những người dân nghèo là những người trực tiếp gánh chịu hậu quả của cơ chế độc đảng trong một thời gian cũng đã đủ dài để họ nhận ra. Đặc biệt từ khi cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế hợp tác xã quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những người dân nghèo dù lý luận đơn sơ chất phác họ cũng dễ dàng nhận thấy có cạnh tranh giữa các người bán thì họ mới có lợi. Sự phân hóa tư tưởng chính trị này chính là nguyên nhân khiến cho giới cầm quyền Việt Nam lo sợ về một xã hội bạo động thời hậu cải tổ.
Lý do thứ ba: lo sợ một cuộc trả thù: Những nhà cầm quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam không những lo sợ mất đi những đặc quyền đặc lợi của mình mà còn lo sợ một cuộc trả thù đẫm máu của những người đã bị họ bắt bớ đàn áp trong quá khứ. Các cuộc cách mạng vô sản là các cuộc cách mạng dùng bạo lực, tiếp ngay sau sự hình thành của chính quyền cộng sản lại là hàng loạt các cuộc cải cách ruộng đất, cải cách văn hóa đầy máu, nước mắt và bất công. Riêng tại Việt Nam hàng trăm ngàn người đã phải bỏ lại quê hương xứ sở để chạy tị nạn qua các nước khác, và không ít người đã phải trả giá rất đắt cho hành trình tìm đất sống của mình. Trong tâm thức những người chạy tị nạn, cộng sản luôn được cho là nguyên nhân khiến họ phải bỏ nước ra đi.
Ba nguyên nhân trên: sợ bị Trung Quốc “trừng phạt”; sợ một xã hội bạo động thời hậu cải tổ, sợ bị mất quyền lực và bị trả thù có thể là những nguyên nhân làm cho giới cầm quyền Việt Nam chùn bước trong công cuộc cải tổ chính trị. Nhưng tựu trung lại thì cốt lõi của vấn đề là sự sợ hãi. Đây chính là cội rễ gây nên tình thế tiến thoái lưỡng nan của giới cầm quyền Việt Nam. Quả thực sự sợ hãi có tác hại rất lớn tới con người, sợ hãi có thể đè bẹp ý chí, làm lu mờ trí khôn, làm sai lệch phán đoán, làm con người sống hèn nhát, khiếp đảm… Đảng là một tổ chức chính trị, nhưng Đảng cũng được cấu thành từ những con người bằng xương bằng thịt, những con người với những nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu an toàn. Tóm lại Đảng cộng sản đang sợ cải tổ nền chính trị sang đa nguyên đa đảng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần nói chuyện với các tướng lĩnh quân đội vì sợ hãi đã phải hoảng hốt thốt lên: “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” .
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong buổi đầu tiên hiện diện với cộng đồng dân Chúa trên quảng trường thánh Phêro, lời đầu tiên ngài nói với cả hội thánh là: “Đừng sợ” . Lời đầu tiên của ngài thật đơn sơ, nhưng chứa đựng một kiến thức uyên thâm và một sự hiểu biết sâu xa về con người. Lời nói đó đã thêm sức mạnh cho triệu triệu người sống dưới chế độ cộng sản và làm lung lay tới tận gốc rễ hệ thống chính quyền cộng sản Đông Âu. Lời nói đó trở thành bất tử và chừng nào con người còn hiện hữu trên trái đất con người sẽ còn tiếp tục động viên nhau “đừng sợ”, để dẫu trong tương lai nếu con người còn phải đối mặt với một hình thái bạo tàn nào khác thì họ cũng sẽ vượt qua.
Gỡ bí cho chính quyền Việt Nam: Không còn một lựa chọn nào khác cho chính quyền Việt Nam là sớm hay muộn phải cải tổ chính trị, chuyển nền chính trị Việt Nam từ Đảng cộng sản độc trị sang chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Đây chính là bài thuốc duy nhất cho các bệnh tật của xã hội Việt Nam và xoa dịu lòng dân. Các hệ quả trên của thời hậu cải tổ chính trị không đến nỗi quá nghiêm trọng, và hoàn toàn có thể hóa giải.
Đối với Trung Quốc: Sự đe dọa của Trung Quốc là vô lí và một khi Việt Nam cải tổ thì Trung Quốc chỉ biết đứng nhìn mà học tập chứ không thể làm gì hơn. Hiện giờ mục tiêu đang thu hút hết khí lực của Trung Quốc là phát triển kinh tế. Một khi Trung Quốc muốn gây chiến với Việt Nam vì dám qua mặt đàn anh thì chắc chắn cuộc chiến tranh này sẽ hủy hoại ngay đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hơn nữa, chính trong xã hội Trung Quốc sẽ dấy lên làn sóng đấu tranh đòi Trung Quốc học tập Việt Nam cải tổ chính trị khiến Trung Quốc phải lo đối phó trong nước sẽ không còn khả năng tấn công Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam đang là thành viên thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc, thế giới sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Tóm lại vì mục tiêu kinh tế và danh dự trên trường quốc tế Trung Quốc sẽ không thể đụng tới một cái lông của Việt Nam. Việc cải tổ chính trị này của Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm và càng dễ bị Trung Quốc gây áp lực. Chỉ trong khoảng 10 năm nữa, lúc đó Trung Quốc đã trở thành cường quốc, các mục tiêu kinh tế của họ đã đạt được lúc đó họ sẽ rảnh tay gây chiến với người Việt Nam. Chính vì lẽ đó các nhà cầm quyền Việt Nam nên mạnh dạn cải tổ chính trị trước và càng sớm càng tốt.
Có chăng một xã hội bất ổn thời hậu cải tổ? Đây là điều không tránh khỏi, nhưng có thể giảm thiểu thấp nhất sự bất ổn định nếu như các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam biết ngồi lại và đề ra một kế hoạch thấu đáo trước và sau cải tổ. Trước cải tổ phải chuẩn bị cho tất cả người dân nhận thức được những hạn chế của chế độ một đảng độc tài, và những tiến bộ của chế độ đa nguyên đa đảng. Thực hiện đầy đủ các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đoạn tuyệt với các hành động đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, dần dần cho hợp thức hóa các đảng phái khác. Sau khi cải tổ, tổng thống Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đoàn kết các đảng phái và kêu gọi người dân đoàn kết bỏ qua quá khứ vì sức mạnh của người Việt Nam là đoàn kết, có đoàn kết mới có thể ứng phó với các trò dọa nạt của Trung Quốc và xây dựng một xã hội mới.
Một cuộc trả thù đẫm máu? Đây là lo sợ vô căn cứ. Bản tính người Việt Nam nhân hậu, độ lượng, dù đi khắp cùng trái đất cũng luôn nhớ về cội nguồn Việt Nam, nơi mà đồng bào yêu thương đang phải đau khổ. Tất cả kiều bào đều là những người yêu nước chân chính, luôn thao thức trăn trở tái thiết một xã hội mới tốt đẹp cho quê hương. Họ cũng có thể bỏ qua quá khứ để cùng nhìn về một tương lai chung. Điển hình là các cuộc biểu tình của kiều bào khắp thế giới trước các đại sứ quán Trung Quốc nhằm tỏ thái độ phẫn nộ trước các cuộc xâm lấn vùng biển Việt Nam của Trung Quốc. Bên cạnh đó kiều bào còn là nguồn nhân lực và vật lực quý báu sẵn sàng đầu tư công sức và tiền của để tái thiết một đất nước mới trên quê hương Việt Nam.
Các lợi thế khác của Việt Nam hỗ trợ cho công cuộc cải tổ chính trị:
Một dân số không quá đông và còn trẻ: với 82 triệu dân, và 45% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là những con số lí tưởng cho các nhà hoạch định chiến lược xã hội. Một khi dân tộc Việt Nam được đặt đúng trên quỹ đạo sẽ phát triển nhanh chóng và vượt qua Trung Quốc chẳng mấy chốc.
Một dân tộc mạnh mẽ và luôn đoàn kết trong chống giặc xâm lược.
Nền văn hóa có nhiều giá trị nhân văn, và hướng về tín ngưỡng, là nhân tố giúp xây dựng xã hội ổn định.
Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, giới cầm quyền ở Việt Nam nên thành thực nhìn nhận điều đó. Cải tổ môi trường chính trị độc tài thành môi trường chính trị đa nguyên đa đảng là con đường sớm muộn gì Việt Nam cũng phải đi lên. Đây là phương thuốc duy nhất chữa khỏi những căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam đương thời và gia tốc tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam. Để làm được điều này, giới cầm quyền tại Việt Nam phải khiêm tốn ngồi lại với nhau để nhìn nhận vấn đề, cùng nhất trí với nhau để hoạch định một kế hoạch cải tổ thấu đáo, khôn khéo, đoàn kết và phát huy được sức mạnh người dân trong nước cũng như kiều bào. Cơ hội đang xuất hiện và sẽ qua đi. Hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm này. Hãy thực hiện và “Đừng Sợ” .
(Hà Nội ngày 24.01.2008)