Ngày 15-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:34 15/01/2015
TRÓI KHỈ BẰNG DÂY THÉP
N2T

Có một người rất thích nuôi thú kiểng, có lần anh ta dùng mấy tháng tiền lương để mua một con khỉ làm bạn.
Không lâu sau anh ta chú ý đến con khỉ này phía dưới eo bụng rất nhạy cảm và hình như là nó không thoải mái, anh ta vạch lông nó ra để coi thì rất là kinh ngạc, té ra là dưới eo bụng của con khỉ có một sợi thép quấn lại rất chặt.
Khi con khỉ này còn nhỏ, không biết ai đã dùng sợi dây thép để buộc dưới eo lưng của nó và chẳng có ai mở ra cho nó, nên khi con khỉ này lớn lên thì sợi dây thép này ăn vào trong thịt nó.
Tối hôm nọ, anh ta dùng hết tâm trí để nhổ lông nơi chỗ dây thép và sau đó lại cẩn thận từ từ mở sọi dây thép ra. Trong thời gian ngắn ấy thì con khỉ nằm không kêu một tiếng, cũng không nhúc nhích động đậy mà chỉ giương cặp mắt nhìn chủ nhân. Thủ thuật vừa hoàn thành, nó vui vẻ nhảy lên nhảy xuống, và nhảy đến ôm lấy anh ta không thả ra.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Thói quen xấu như sợi dây thép trói buộc cuộc sống vốn bản thiện của chúng ta, nó siết chặt lấy tâm hồn vốn ưa điều thiện của chúng ta, làm cho chúng ta không phát huy được hết tài năng và nghị lực để cộng tác và phục vụ tha nhân làm sáng danh Chúa
Có một vài người Ki-tô hữu ngày ngày đều có đi tham dự thánh lễ, nhưng thói quen hể đến nhà thờ thấy bóng dáng các em nhỏ vui chơi trong sân nhà thờ là họ la hét đuổi mắng; có một vài bạn thanh niên đẹp trai, học giỏi, nhưng hể mở miệng ra là nói tiếng “đan mạch” làm người nghe khó chịu; có một vài cô gái đẹp đẽ sắc sảo, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng hể tụm ba tụm bốn lại là nói chuyện xấu người này phê bình kẻ nọ.v.v...
Những thói quen xấu ấy như sợi dây thép nhỏ buộc chặt vào trong mình, rồi khi tâm hồn muốn vươn lên thì bị nó siết chặt lại làm đau đớn khó chịu.
Phải chặt đứt, phải cởi bỏ ngay thói quen xấu khi còn nhỏ, bằng không nó đã ăn sâu vào tâm hồn mình rồi thì càng lớn lên càng khó sửa khó bỏ, và cuối cùng nó buộc chặt không cho tâm hồn chúng ta vươn lên tới Thiên Chúa.
Con khỉ rất dễ chịu nhảy nhót thoải mái khi được tháo sợi dây thép ra khỏi eo lưng, cũng vậy, người Ki-tô hữu cũng sẽ rất hạnh phúc thoải mái khi từ bỏ những thói quen không lành mạnh và những khuyết điểm của mình.
Ma quỷ sẽ trói chúng ta từ bằng những thói xấu và khuyết điểm trước, rồi sau đó trói chúng ta bằng những tội trọng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:36 15/01/2015
N2T

6. Người yêu mến Thiên Chúa thì như chạy như bay, trong lòng an vui, tự chủ tự tại, những việc thế tục không thể trói họ lại được.

(Sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chiên Thiên Chúa
Lm Vũđình Tường
05:54 15/01/2015
Thánh Danh ‘Chiên Thiên Chúa’ được thánh Gioan Tiền Hô dùng để chỉ Đức Kitô Cứu Thế. Có lẽ đây là lời tiên tri quan trọng nhất trong cuộc đời rao giảng của Gioan, đấng đi trước dọn đường cho Chúa Cứu thế. Đây cũng là lời tiên tri cuối cùng của Ngài trước khi chịu xử trảm chém đầu dưới tay hoàng đế Hêrôđê. Ngoài giải thích linh ứng bởi Thánh Thần thì không còn giải thích nào thích hợp hơn làm sáng tỏ điều gì dẫn đến việc Gioan giới thiệu Đức Kitô với các môn đệ mình khi ông gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Điều Gioan với thiệu với môn đệ mình xưa kia nay được Kitô hữu tuyên xưng ba lần trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa. Khi Gioan tuyên xưng Đức Kitô là ‘Chiên Thiên Chúa’ ngài có lẽ không hiểu rõ ràng như ngày nay chúng ta biết đó là việc Đức Kitô chịu chết thay cho nhân loại, xoá tội trần gian và sống lại để ban sự sống trường sinh cho nhân loại.

Điều chắc chắn là hình ảnh chiên hiến tế thánh Gioan biết có nguồn gốc xa xưa từ Cựu Ước. Cả hai biến cố lịch sử trọng đại đều liên quan đến hình ảnh chiên hiến tế, được ghi nhận trong cuốn sách đầu trong Cựu Ước là sách Sáng Thế Kí chương 12-13 và 22.

Biến cố lịch sử trọng đại thứ nhất Yavê giải thoát dân Ngài khỏi thời kì nô lệ dưới triều đại của Pharaô. Trong ngày đó gia đình dân Chúa chọn giết con chiên làm bữa ăn và dùng máu chiên bôi trên khung cửa trước nhà. Nhà nào có máu chiên trên khung cửa mọi người được bình yên và thoát nạn chết. Sau đó toàn dân Israel an toàn ra đi khỏi vùng đất nô lê, vượt qua Biển Đỏ. Biến cố này phát sinh ngày lễ kính hàng năm của dân tộc Do Thái đó là lễ Vượt Qua tưởng niệm ngày được tự do, giải thoát khỏi ách nô lệ của ngoại bang.

Biến cố thứ hai Yavê Thiên Chúa thử tổ phụ Abraham khi nói với ông hãy hiến tế người con duy nhất là Isaac cho Ngài. Để chứng tỏ lòng yêu mến Yavê hơn chính bản thân mình Abraham thương con nhưng Ngài thương Thiên Chúa nhiều hơn nên không ngần ngại hiến tế con một mình cho Yavê. Thiên Chúa sai Thánh Thần Chúa xuống can thiệp cứu Isaac khỏi chết và thay thế bằng một con chiên sừng mắc bụi gai. Điều này dẫn Abraham trở thành tổ phụ của những ai có lòng tin vào Thiên Chúa.

Thời Cựu Ước biến cố bôi máu chiên trên khung cửa trước nhà trở thành biểu tượng của an toàn, của bào vệ dân Israel khỏi sự chết. Ngoài ra chiên còn là hình ảnh của giải thoát khỏi tình trạng nô lệ để được sống tự do. Từ đó phát sinh ngày mừng kính lễ Vượt Qua hàng năm. Thịt chiên là thực phẩm chính trên bàn ăn của các gia đình ở phương Tây, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính nuôi cơ thể. Lông chiên giữ cơ thể ấm suốt mùa đông giá rét. Chiên Thiên Chúa thực hiện nhiều điều kì diệu ngoài sự suy hiểu của con người. Ngoài việc nuôi dưỡng tâm linh Kitô hữu, máu Chiên Thiên Chúa xoá sạch tội trần gian và việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Từ đó biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa thừa hưởng những hồng ân Thiên Chúa ban cho Đức Kitô, Con yêu dấu Ngài.

Chúng ta không những tránh khỏi sự chết, còn được ban cho sự sống trường sinh khi Đức Kitô gánh tội trần gian chịu khổ hình vào đúng dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vì thế chúng ta có thể nói nhờ vào cuộc tử nạn và Máu Thánh Đức Kitô đổ ra chúng ta Vượt Qua được sự chết tiến đến đất hằng sống trường sinh.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Ngày Trên Đảo Quốc Colombo - Sri Lanka
Nhóm Phóng Viên VietCatholic
03:49 15/01/2015
Một Ngày Trên Đảo Quốc Colombo - Sri Lanka (nước Tích Lan)

Hình ảnh đường phố Sri Lanka chào đón Đức Thánh Cha
Chiều thứ hai 12.1 chúng tôi rời Úc lên đường bay sang Colombo, Tích Lan (Sri Lanka). Sau hơn 5 giờ bay và hơn 3 giờ chờ đợi ở Singapore để đổi chuyến bay, chúng tôi đã đến phi trường Colombo sau 3 tiếng 30 phút vào lúc 0.15am sáng thứ ba (hôm nay) - giờ địa phương đi sau giờ Việt Nam 2 tiếng 30 phút.

Nhờ gia đình người giáo dân trong giáo xứ liên lạc với người thân ở Colombo ra phi trường đón anh em chúng tôi, nên cũng an tâm. Nếu không, vấn đề vận chuyển về khách sạn không mấy dễ dàng, vì nhiều đường xá từ Xa Lộ dẫn vào thành phố và những con đường chính trong thành phố đã được phong tỏa trong những ngày trước để bảo đảm an ninh cho việc tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến đất nước nầy vào 9.00am ngày hôm nay (thứ Ba 13.1), cho nên xe phải chạy rất xa..

Trên chuyến xe từ phi trường vô thành phố Colombo, dọc 1 bên đường chúng tôi thấy quá nhiều cờ tòa thánh Vatican và quốc gia Sri Lanka xen kẽ nhau trên suốt xa lộ dẫn vào thành phố không thể nào đếm cho hết được. Cứ cách nhau khoảng 10 mét là 1 lá cờ tòa thánh và kế tiếp cũng khoảng 10 mét là cờ của đảo quốc. Chúng tôi nói với nhau trên xe chắc là không dưới mấy trăm ngàn cây cờ của Tòa Thánh Vatican và đảo quốc Sri Lanka bay phất phới trong đêm khuya. Khi xe vào trong thành phố chính, những đoạn đường nào mà xe Đức Thánh Cha sẽ đi qua hoặc sẽ gặp dân chúng thì cờ xí cũng bay phất phới. Nhiều bảng hiệu quảng cáo trên các cao ốc hay trên những cây cầu bắt ngang các con đường dành cho người đi bộ cũng vẽ họa nhiều hình ĐGH Phanxicô với những câu chào đón kính trọng trân quý chuyến viếng thăm của Ngài và Phái Đoàn Tòa Thánh.

Sáng hôm nay, chúng tôi có dịp đi tham quan thành phố Colombo. Thành phố Colombo sáng nay không có kẹt xe và nhộn nhịp nhiều như thường lệ. Có lẽ do 2 lý do: Một số đường dẫn đến tụ điểm chính nơi ĐGH Phanxicô sẽ đến gặp gỡ dân chúng bị giới hạn. Lý do thứ hai là 9.00am sáng nay ĐGH đến phi trường Colombo, nên dân chúng đã đi đón Ngài ngoài phi trường và dọc các tuyến đường dẫn vào thành phố, nên phố xá, siêu thị hơi vắng khách mua sắm vãng lai như mọi ngày.

Chúng tôi đi tham quan vài siêu thị chính trong thành phố, tiệm bán đồ… dường như nhân công phục vụ đông hơn là khách hàng đi mua sắm sáng hôm nay. Nhìn cách khách quan, đa số các cửa hàng trong những siêu thị chính thì dường như nhiều tiệm bán đồ nữ trang hay vàng vòng. Chúng tôi đoán có lẽ xứ sở nầy họ trân quý vàng bạc như Ân Độ, Miến Điện và ngay cả Việt Nam hơn là ngoại tệ…

Chuyện vui nho nhỏ…. Trong một siêu thị, khi chúng tôi muốn đổi Australian Dollars ra tiền địa phương (Rupee) thì người đổi tiền phải trình Passport. Còn người đổi tiền American Dollars thì không cần phải trình Passport và ký biên nhận đổi tiền như khi đổi tiền Úc….

Đa số người dân trong thành phố nầy nói tiếng Anh. Họ có tiếng nói riêng của dân tộc như tiếng Sinhalese Rodiya, Sri Lankan Creole Malay và cũng có đa số dân nói tiếng Tamil, di dân từ Ấn Độ... Tôn giáo chính ở đảo quốc nầy là Phật Giáo 69%, Hindu 15%, Kitô Giáo 8% nói chung và người Công Giáo trong số nầy khoảng 7%, người Islam 7%, Sinhalese 74% và Tamils 18% trên tổng số dân khoảng hơn 20 triệu tương đương với dân số Úc Châu khoảng 20 triệu.

Chúng tôi là những du khách khi cần họ hướng dẫn chỉ đường cho dù chúng tôi hỏi một người đàn ông trên đường phố, một cô gái tình cờ gặp ở ngã ba hay ngã tư đang chờ đèn xanh dành cho người đi bộ hoặc một người tài xế lái xe giống như xe Lambretta của quê hương ngày xưa….. tất cả đều lịch sự nhã nhặn trả lời bằng tiếng Anh với Sri Lankan accent cũng như anh em chúng tôi nói tiếng Anh nhưng với Vietnamese accent. Khi thấy mọi người chúng tôi gặp trên đường, trong tiệm ăn, trong phố chợ đều nhã nhặn, chúng tôi liên tưởng đến một vài gia đình giáo dân gốc Sri Lankans trong giáo xứ chúng tôi đang phục vụ… Khi biết chúng tôi sẽ lên đường đi qua xứ sở họ… họ cho chúng tôi số điện thoại, địa chỉ thân nhân của họ vì họ quan tâm đến chúng tôi và cũng phần nào muốn chúng tôi có cơ hội đến thăm gia đình của họ còn ở lại Sri Lanka. Cho dù chúng tôi đến Sri Lanka trong một thời gian rất ngắn, nhưng họ đã liên lạc liên tục và mong chúng tôi đến thăm và dùng cơm với gia đình của họ.

Những nghĩa cử hiếu khách nầy làm chúng tôi liên tưởng đến một nhân vật Việt Nam đang phục vụ cho Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka trong vai trò Sứ Thần của Tòa Thánh trên đảo quốc nầy đó là Đức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh của Giáo Hội Công Giáo Sri Lanka. Ngài đã giúp chúng tôi có cơ hội đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ ngày mai. Mỗi lần chúng tôi liên lạc với ngài qua bất cứ hình thức nào, ngài đều nhã nhặn trả lời từng lần, từng vấn đề trong sự tế nhị, khiêm tốn và hiếu khách của Dân Tộc Việt Nam. Như hôm qua chẳng hạn, khi chúng tôi còn chờ chuyến bay từ Singapore sang Colombo, chúng tôi liên lạc với ngài ít nhất là 3 lần. Ngài đều trả lời đúng ba lần và không quên cầu chúc anh em chúng tôi thượng lộ bình an và mong gặp chúng tôi sớm.

Qua sự nhã nhặn của dân chúng Sri Lankans và cách riêng với Đức Sứ Thần Tòa Thánh mang dòng máu Việt Nam, chúng tôi cảm thấy vui và thân mật khi đặt chân đến một quốc gia mà đa số là Phật-Hồi-Ấn: Chúng tôi đang chờ giây phút gặp gỡ Đức Sứ Thần Tòa Thánh để phỏng vấn Ngài. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh với chức vụ là Tổng Giám Mục, chúng tôi đọc tất cả những văn thư mà ngài liên lạc với chúng tôi trong suốt thời gian qua, chúng tôi chưa từng thấy cuối trang hay cuối văn thư mà ngài đề Tổng Giám Mục hay Sứ Thần Tòa Thánh bao giờ. Nhưng luôn khiêm tốn viết: Mến. Pierre Nguyễn văn Tốt.

Dù bận rộn trong những ngày nầy với cương vị Sứ Thần Tòa Thánh, Ngài vẫn liên lạc với chúng tôi ngay cả hôm nay và đã cho người đến khách sạn đưa cho chúng tôi giấy phép được đồng tế với Đức Thánh Cha ngày mai thứ Tư 14.1 và ngài cũng cho linh mục và tài xế đến đưa chúng tôi đi ăn tối và đưa chúng tôi hôm nay và sẽ đưa chúng tôi đến nơi đồng tế với Đức Giáo Hoàng vào sáng ngày mai. Sau khi ĐGH bay sang Phi Luật Tân, thi trưa ngày thứ Năm, Ngài dành cho chúng tôi vinh dự phỏng vấn ngài và được ngài mời ăn trưa trước khi từ giã ngài và đảo quốc tuyệt đẹp Sri Lanka mà ngài được cử sang phục vụ trong chức vụ Sứ Thần Tòa Thánh.

Một niềm hãnh diện cho Giáo Hội Việt Nam, có những người con ưu việt vì hoàn cảnh của Quê Hương-Giáo Hội đã và đang sống cũng như phục vụ Giáo Hội Mẹ Thánh Hoàn Vũ khắp nơi với lòng nhiệt thành, khiêm nhu, quảng đại và hiếu khách. Luôn luôn hướng về Giáo Hội Mẹ, trong sự cầu nguyện và cùng chung một hoài bão: Ước mong một ngày nào đó, Nguời Cha Phanxicô của Giáo Hội Hoàn Vũ cũng đặt chân lên mãnh đất hình chữ S Việt Nam như Ngài đang đặt chân trên đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan) trong 3 ngày nầy.

Với tâm tình biết ơn và ngưỡng mộ sự khiêm nhường của Đức Tổng Pierre, chúng tôi có thể xác quyết một điều là nếu không có ĐTGM Pierre Nguyễn văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh tại Đảo Quốc Sri Lanka chúng tôi đã không có mặt trên đảo quốc nầy hôm nay.

Vâng, Đức Sứ Thần mang dòng máu Việt đang cùng với Hàng Giáo Phẩm của Đảo Quốc Sri Lanka đang đóng góp công sức để xây dựng lại quốc gia nội chiến hơn một phần tư thế kỷ trong đó có Giáo Hội Công Giáo, cho dù con số dân Công Giáo không đông (7%) nếu như thánh ý Thiên Chúa muốn 7% Công Giáo nầy sẽ là ‘Men’ làm “Dậy” khối bột 20 triệu dân của Đảo Quốc nầy trong tương lai,.. Đó có thể là ước muốn của Giáo Hội Công Giáo Tích Lan và đó chính là mục đích chính của chuyến viếng thăm ngắn ngủi của người Cha Phanxicô như Ngài đã phát biểu khi vừa bước xuống mảnh đất của hòn đảo này sáng hôm nay mà chúng tôi xin trich lại cho lời kết của bài viết nầy mà Vietcatholic đã đăng trên website của Vietcatholic hôm nay thay cho lời kết:

“Đức Thánh Cha giải thích rằng lý do duy nhất của chuyến tông du của ngài là “để giúp một quốc gia bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến hơn một phần tư thế kỷ xây dựng lại và lấy lại sự bình an.” Câu nói này làm nhiều người cảm động bất kể là Phật tử, tín hữu Hồi Giáo, Ấn Giáo hay Kitô”.

Nhóm Phóng Viên Vietcatholic

Colombo, 13.1.2015
 
Colombo, Sri Lanka - Ngày Hội Lớn
Nhóm Phóng Viên VietCatholic
03:46 15/01/2015
SRI LANKA - Trong đêm thứ Ba hôm trước, cho dù bận rộn trong việc đón tiếp ĐGH Phanxicô và đoàn tháp tùng, ĐTGM Pierre cũng sắp xếp cho chúng tôi có được một bữa ăn tối thân tình với linh mục Elvero Saenz đến từ Costa Rica nơi Đức Tổng Pierre làm Sứ Thần Tòa Thánh trước khi đến Đảo Quốc Sri Lanka. Trong dịp nầy chúng tôi may mắn gặp được chị Mai là cháu ruột của Đức Tổng gọi ngài là 'Chú Chín' và người chồng là anh Khoa. Cùng tháp tùng với anh chị chúng tôi còn biết thêm chị Loan là Hội Trưởng Hội Hiền Mẫu họ đạo Búng, Lái Thiêu, Địa Phận Phú Cường và anh Nghiệp cùng đồng hành. Họ là những người rất gần gũi bà con với Đức Tổng và là những người Việt Nam duy nhất chúng tôi gặp trong chuyến đi Sri Lanka nầy.

Theo chúng tôi được biết là đêm nay họ sẽ rời Colombo để bay về Việt Nam mang theo nhiều kỷ niệm đẹp của chuyến đi Colombo. Đêm qua trong bữa ăn thịnh soạn, chúng tôi chỉ thấy tội nghiệp một điều là Nhà Hàng dọn những thực phẩm gần như thuần túy Tích Lan với hương vị ‘Cay-Cari’ thật tuyệt vời, cùng với những nhân viên phục vụ lịch lãm, nhưng họ lại không quen ‘mùi Tích Lan’ nên không ăn được nhiều, chúng tôi phải ăn thế cho họ… một cách ngon lành….

Theo như Đức Tổng Pierre cho họ biết là sẽ có vài linh mục Việt Nam từ Úc qua cho nên khi gặp chúng tôi, họ rất vui vẻ vì đây là ngày duy nhất được gặp người Việt ở Colombo và chuyện trò bằng ngôn ngữ Mẹ Việt Nam. Đức TGM Pierre sắp xếp chỗ ăn ở cho những người thân ở trọ nhà Ông Bà Siri Fernando. Theo chúng tôi được biết 2 Ông Bà nầy là những người rất bình dân giản dị, không mang một chức vụ gì trong Nhà Khâm Sứ nhưng lại là những người nhiệt tình giúp đỡ Đức Tổng Pierre trong nhiều việc khi ngài cần giúp. Cũng chính Ông Bà Fernando đã giúp chúng tôi gặp gia đình những người thân của Đức Tổng trong dịp nầy và đã sắp xếp bữa ăn tối hôm qua. Vỏn vẹn chi có 8 thực khách, kể luôn 2 Ông Bà Fernando.

Sáng hôm nay - thứ Tư 14.1 - theo lời hướng dẫn của Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn văn Tốt tại Sri Lanka gởi cho chúng tôi, ngài sẽ cho xe đến đón chúng tôi từ khách sạn lúc 4.00am sáng và đưa chúng tôi đến St Joseph College - khoảng 4 cây số tính từ khách sạn chỗ chúng tôi tạm trú - và từ nơi đây xe bus sẽ chở chúng tôi đến Galle Face Green Garden tham dự - đồng tế trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành lúc 8.30am. Tất cả Linh Mục Tu Sĩ Nam Nữ trong toàn cả nước Tích Lan hay đến từ những quốc gia khác đều phải tập trung về địa điểm nầy để xe Bus đưa đến địa điểm hành lễ hôm nay.

Khi phái đoàn chúng tôi đến St Joseph College thi đã thấy rất đông tu sĩ linh mục đã đến đó sớm trước chúng tôi từ lúc nào. Chúng tôi xếp hàng vào bên trong sân trường và mỗi người nhận một hộp đồ ăn sáng và một chai nước suối. Những ai muốn uống cà phê hay trà thì tự động phục vụ ở một vài điểm trong khu vực nhà trường. Tuy đơn sơ nhưng cũng rất chu đáo vì có những thiện nguyện viên hướng dẫn hết sức tận tình và hiếu khách.

Sau khi nhận phần ăn, phái đoàn chúng tôi đến hội trường của St Joseph để nhận Pass vào đồng tế với ĐTC Phanxicô hôm nay. Sau khi đã nhận Pass của cá nhân chúng tôi lại phải xếp hàng qua ‘Ải An Ninh’ trước khi lên xe Bus đưa đến địa điểm hành lễ. Khi đến nơi đây - Galle Face Green Colombo - một phong cảnh tuyệt vời nằm ngay bờ biển, chúng tôi mới thấy ‘Người Ơi Là Người’. Tối hôm qua chúng tôi đã đến nơi đây ăn tối cũng trên bờ biển gần nơi hành lễ hôm nay.

Ngồi viết lại ‘Colombo, Sri Lanka - Ngày Hội Lớn’, theo như chúng tôi thầm nghĩ, nếu như ‘Ngày Hội Lớn’ nầy được tổ chức tại Quê Hương Việt Nam, có lẽ sẽ KHÔNG thể thiếu ‘Đêm Canh Thức - Đêm Diễn Nguyện’. hoặc trước thánh lễ Phong Thánh Chân Phước Joseph Vaz sẽ có phần diễn nguyện về cuộc đời của thánh nhân hoặc có thể thêm phần phụng vụ thánh nhạc tạm gọi cách bình dân ‘các tiết mục phụ diễn '. thì tuyệt vời trong lúc chờ đợi ĐTC đến dâng lễ. Vì cả mấy trăm ngàn người tiến vào nơi hành lễ trước lúc khai mạc có khi phải chờ 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ.

Cảm nghĩ nếu như ở Việt Nam thì sẽ có thêm…. phần nầy phần nọ…. nhưng khi về đến khách sạn mới thêm suy nghĩ khi nhìn thấy cảnh trăm trăm ngàn ngàn người chen chúc chờ nhau cạnh những ‘toilets dả chiến’ ở bên đường….không thể đủ cho hằng mấy trăm ngàn người từ những làng mạc xa xôi nghèo đến thành phố đêm hôm trước rồi nếu ở lại cho đến hôm nay…

Bên những con đường dẫn vào nơi hành lễ, chúng tôi chỉ thấy vài kiosks bán đồ ăn ‘Food To Go - Take Away’ làm sao giải quyết nổi cho mấy trăm ngàn người như hôm nay?? Gia đình nghèo từ làng ra thành phố mà có đủ tiền trả xe Bus là quá lắm rồi. Nếu như họ đem theo thức ăn cho gia đình hay cá nhân trong những bọc nhựa, goi trong nhung tờ lá chuối hay túi vải, giỏ mây làm sao giữ được cho đến hôm sau? Nước sạch để uống? Nơi chỗ để vệ sinh cho ‘bằng ấy vạn vạn người’ cho đêm hôm qua và sáng hôm nay trước khi ĐTC đến. Chỉ mới nghĩ đến bằng ấy thì đã thấy ‘sây sẩm mặt mài rồi’.

Sau khi đã suy nghĩ lại….. và viết đến đây mới cảm thấy ‘THƯƠNG-CẢM PHỤC’ Giáo Hội Sri Lanka… người Mẹ đã cưu mang con cái trong nội chiến điêu tàn gần một phần tư thế kỷ vẫn kiên cường đồng hành trong thiếu thốn nghèo đói của con cái trong quê hương nội chiến và do chiến tranh đã ‘để và đem lại’.

Nhưng phải chân thật nhìn nhận rằng Giáo Hội Sri Lanka tổ chức khá chu đáo việc đón tiếp ĐTC Phanxicô đến Quốc Đảo nầy. Không có gì đáng tiếc xảy ra như sự lo âu của nhiều người và đặc biệt thánh lễ hôm nay đã diễn ra trong trật tự trang nghiêm sốt sắng đúng tinh thần Phụng Vụ-Thánh Nhạc trong Lễ Nghi Phong Thánh cho Chân Phước Joseph Vaz.

Chúng ta cùng với hơn 20 triệu dân trên ‘Hòn Ngọc Của Ấn Độ Dương - Sri Lanka’ như lời cám ơn của Đại Diện Giáo Hội Sri Lanka dâng lên Đức Thánh Cha trước khi ĐTC Phanxicô ban phép lành, tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa. Xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Vị Thánh TIÊN KHỞI của ‘Hòn Ngọc Ấn Độ Dương’ phù hộ cho Đảo Quốc nầy, để rồi Giáo Hội Công Giáo sẽ cùng với những Tôn Giáo Bạn như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Kitô Giáo… cùng góp một bàn tay xây dựng lại đất nước sau hơn một phần tư thế kỷ nội chiến. Chính vì thế mà cuộc tông du của ĐTC Phanxicô tuy ngắn ngủi nhưng hàm chứa một ý nghĩa Đại Kết Tình Liên Đới Giữa Các Tôn Giáo để xây dựng lại quê hương đất nước Sri Lanka - Tích Lan nầy.

Vì thế, như Vietcatholic đã đăng lời giải thích của Đức Thánh Cha lý do duy nhất của chuyến tông du của ngài, chúng tôi xin mượn lại để thay lời kết cho bài ‘Sri Lanka - Ngày Hội Lớn’.

“Để giúp một quốc gia bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến hơn một phần tư thế kỷ xây dựng lại và lấy lại sự bình an.” Câu nói này làm nhiều người cảm động bất kể là Phật tử, tín hữu Hồi Giáo, Ấn Giáo hay Kitô”.

Nhóm Phóng Viên

Vietcatholic.net

Colombo, ngày 14.1.2015
 
Những buổi gặp gỡ ở Colombo, Sri Lanka - Sâu đậm tình đồng hương và tình người
Nhóm Phóng Viên VietCatholic
06:54 15/01/2015
Sau thánh lễ phong vị thánh TIÊN KHỞI JOSEPH VAZ - FIRST SAINT of or for Sri Lanka – của Đất Nước và Giáo Hội Sri Lanka, chúng tôi cùng theo dòng lũ người rời Galle Face Green, Colombo về lại khách sạn. Địa điểm phong thánh, nếu ngày thường, chỉ mất khoảng 10 phút lái xe hay đi taxi, nhưng chúng tôi cứ theo dòng lũ đẩy đưa cho đến khi ra ngoài khu vực hành lễ và về đến khách sạn mất hơn 2 tiếng đồng hồ.

Dòng lũ người theo như báo chí hay những thông tấn xã nhận định đã đến tham dự lễ nghi Phong Thánh Joseph Vaz do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ phong có thể ước lượng khoảng 1 triệu người hiện diện. Đó là chưa kể đến số người theo dõi Lễ Nghi Phong Thánh ở nhà, nơi công cộng hay công sở do các kênh truyền hình trực tiếp truyền thanh và truyền hình toàn bộ lễ nghi phong thánh. Buổi chiều, chúng tôi nghỉ ngơi.

Như chúng tôi đã đề cập trong hai bài viết trước là nếu không có Đức TGM Pierre Nguyễn vănTốt ở đây thì chúng tôi đã không có mặt ở Tích Lan. Và thêm vào đó, lại có một số giáo dân Sri Lanka đang sinh sống và là thành viên trong những giáo xứ chúng tôi phục vụ ở Úc, khi biết chúng tôi sẽ sang Sri Lanka thì họ ước ao những người thân của họ gặp gỡ chúng tôi khi sang Colombo. Vâng đúng vậy, qua dịp đến đây, chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu để viết tiếp bài 3 với tựa đề: “Những Buổi Gặp Gỡ Ở Colombo, Sri Lanka - Sâu Đậm Tình Người Đồng Hương và Tình Người"

Chúng tôi cảm nhận sâu sắc về ‘Tình Người Đồng Hương’ Việt Nam vì đã đề cập nhiều trong 2 bài viết trước đây. Dù bận rộn với công việc của một Sứ Thần Tòa Thánh, nhưng ĐTGM Pierre đã dành thời gian cho chúng tôi dù không tiếp xúc trực tiếp chúng tôi trong những 2 ngày trước đây, nhưng ngài vẫn liên lạc với anh em chúng tôi qua những emails. Cụ thể nhất là trong ngày lễ Phong Thánh, ngài gởi cho chúng tôi email lúc 1.00am tức là sáng sớm ngày hôm qua Thứ Tư. Tính từ lúc chúng tôi đặt chân đến phi trường Colombo rạng sáng thứ Ba vừa qua cho đến hôm nay là thứ Năm, dường như mỗi ngày, ngài dành thời gian để liên lạc với chúng tôi qua emails.

Một cử chỉ ‘Đồng Hương’ đáng cho chúng tôi học hỏi và cảm phục ở nơi ngài là sau thánh lễ phong thánh một người trong anh em chúng tôi cố gắng lên gần khán đài để chụp hình ĐGH Phanxicô khi Ngài rời khán đài đi xuống và vô phòng thay lễ phục - ĐTGM Pierre cùng đi với ĐGH Phanxicô, lúc đi ngang qua chỗ người bạn chúng tôi đang đứng… người bạn chúng tôi thấy ngài Pierre thì gọi… “Đức Tổng…” trong ngôn ngữ Mẹ Việt Nam… ĐTGM Pierre nghe và thấy chúng tôi là người ‘Đồng Hương Việt Nam’ liền nói ngay một câu mà không cần suy nghĩ: “Hẹn gặp Cha…..ngày mai… cho dù ĐTGM Pierre không hề gặp anh em chúng tôi trước đây bao giờ và ở bất cứ nơi đâu. Chính điều nầy đã cho chúng tôi một cảm nghiệm, dù bận rộn…. nhưng khi gặp người Đồng Hương Việt Nam, ngài đã nhận diện và còn nhắc là ngày mai - tức hôm nay để ‘Phỏng Vấn Ngài Về Biến Cố ĐGH Phanxicô đến Sri Lanka và dùng bữa với ngài Pierre trong sự hiếu khách dành cho người ‘Đồng Hương Gặp Gỡ Nơi Xứ Lạ Quê Người’.

Tối hôm qua, chúng tôi được một gia đình có người thân trong giáo xứ của chúng tôi đến khách sạn đưa chúng tôi đi tham quan những thắng cảnh của thành phố Colombo về đêm qua nghệ thuật trang trí đèn và tham quan những ngôi chùa nổi tiếng mà những du khách đã đặt chân đến thành phố ‘Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương’ mà không đến tham quan là một thiếu sót rất lớn khi đã đến Đảo Quốc tuyệt đẹp với biển xanh bao quanh.

Hai ông bà đưa chúng tôi đi tham quan thành phố Colombo, người vợ là Công Giáo, người chồng là Phật Giáo. Họ đã đưa chúng tôi đến viếng một Đền Phật nổi tiếng với nhiều ‘Tượng Phật Vàng’ sưu tầm từ nhiều quốc gia mà Phật Giáo là Quốc Giáo. Nhiều Tượng Phật Quý Báu, Tiền Kim Loại của nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt hơn nữa là ‘Ngà Voi’ và những đồ vật biến chế từ ngà voi để làm đồ trang sức hay trang trí trong nhà.

Người Sri Lankans có tâm tình ‘Hiếu Khách’ như ‘Đồng Hương Việt Nam’. Chỉ một ‘Tin Nhắn-SMS’ một ‘Email’ cho thân nhân ở Colombo mà chúng tôi nhận được sự đón tiếp niềm nở: từ gia đình đi đón chúng tôi rạng sáng ngày thứ Hai…. cho đến gia đình đưa chúng tôi đi tham quan thành phố ‘Colombo về đêm-Colombo By Night’ đêm thứ Ba và sẽ còn tiếp tục đưa đón chúng tôi nếu như chúng tôi cần đến sự giúp đỡ của họ.

Sau khi đi tham quan những ‘Danh Lam Thắng Cảnh’ họ đưa chúng tôi đến một quán ăn và chúng tôi thưởng thức những món ăn truyền thống của đất nước họ… và phải ăn bằng ‘Tay Phải’ thì mới đúng… Trong giáo xứ của chúng tôi, có rất nhiều nhiều sắc dân như Miến Điện, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore, Ấn Độ, Tích Lan…đều ăn bằng tay… thật ra từ trước đến nay, chúng tôi từng đến nhà và dùng bữa với họ, họ thường ăn bằng tay. Ông Bà luôn nhắc nhở con cháu: ‘Nhập Gia Tùy Tục - Đáo Giang Tùy Khúc’ để phần nào ám chỉ là qua những câu ca dao tục ngữ để đời nầy sẽ giúp chúng ta có cuộc sống thích nghi với những người chung quanh và đặc biệt những người gần gũi chúng ta trong cuộc sống chung hay qua những giao tế hằng ngày và nhất là những gia đình Công Giáo có người kết hôn với những tôn giáo bạn, con cái có bạn bè khác nhau trong nước có Đa Văn Hóa như Úc Châu. Dĩ nhiên họ cũng muốn bảo vệ những truyền thống của họ trong cách ăn mặc cũng như ăn uống.

Trong những năm tháng gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều người ngoại quốc láng giềng đến nhà của Việt Nam dùng bữa hay theo chúng ta hay phái đoàn về tham quan-du lịch Quê Mẹ Việt Nam, họ cũng học cách ăn canh chua cá lóc, cá rô hay cá trê… kho tộ và cầm đũa như chúng ta.

Mọi sự có thể thay đổi và thích nghi vì ‘Yêu Thương-Cảm Thông’. Đó là khí cụ mang sự bình an và niềm vui cho người đón tiếp chúng ta, khi chúng ta biết thích nghi phong tục tập quán của họ khi cùng đi hay cùng sinh hoạt với họ. Chỉ trừ chúng ta không muốn thay đổi hoặc thích nghi mà thôi. Đừng vì cố chấp trong sự bảo vệ những truyền thống xem ra có thể ‘giảm thiểu’ vì xã giao trong một xã hội phát triển và đổi mới nhanh mà chúng ta đánh mất tình láng giềng.

Nhóm Phóng Viên VietCatholic.net, Colombo, ngày 15.1.2015
 
Đức Thánh Cha thu hút một đám đông lương giáo khổng lồ
Đặng Tự Do
11:20 15/01/2015
Những bức hình không cần 'phụ đề Việt Ngữ'
Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ mang đến cho Sri Lanka vị thánh đầu tiên nhưng ngài còn thu hút một đám đông khổng lồ lớn chưa từng có trong lịch sử Sri Lanka, làm choáng váng ngay cả Vatican. Đó là nhận định của NBC News về hai biến cố lớn đã diễn ra hôm thứ Tư 14 tháng Giêng.

Kitô hữu chỉ chiếm bảy phần trăm dân số ở Sri Lanka, nơi đa số dân là Phật giáo (ít nhất là 70 phần trăm) và gần 13 phần trăm là người Ấn Giáo.

Trong số hàng trăm ngàn người Sri Lanka ở Colombo xếp hàng để chào đón Đức Giáo Hoàng có một số đông đảo các tín đồ của các giáo phái ngoài Kitô giáo, những người đã nhiệt thành chào đón chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng.

"Ngay cả những người Phật tử cũng vẫy cờ hân hoan chào đón Đức Thánh Cha từ các bậc thềm của một ngôi chùa Phật giáo, khi xe ngài đi qua," Amal Nanayak Kata, một Phật tử 56 tuổi, nói với NBC News. "Chúng tôi đều rất vui mừng thấy vị Giáo Hoàng này đến chúc phúc cho hòn đảo xinh đẹp của chúng tôi."

Shyamala Rasarantnam, một người Ấn giáo 55 tuổi, cho biết ông rất ấn tượng trước hàng loạt những thông điệp của Đức Giáo Hoàng và thái độ của ngài.

"Ngài linh hứng hòa bình khích lệ lòng khoan dung, sự đa dạng trong văn hóa của lòng tốt và sự cảm thông," Rasarantnam nói với NBC News. "Trên tất cả ngài nhấn mạnh rằng tất cả các tôn giáo phải nên sống chung trong hòa bình."

Chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô được người ta nồng nhiệt chào đón không phải là chuyện lạ, nhưng mức độ cuồng nhiệt của đám đông thậm chí đã làm các viên chức Vatican bất ngờ.

"Có rất nhiều người trên đường từ sân bay vào thành phố, một điều thật ấn tượng", Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Đức Thánh Cha, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba. "Chúng tôi không mong đợi sự chào đón nồng nhiệt như thế ở một nước người Công Giáo không phải là đa số."

Đối thoại liên tôn đã luôn là một ưu tiên trong chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng sau khi ngài được bầu kế vị Thánh Phêrô vào năm 2013. Lời kêu gọi hòa giải giữa các tôn giáo và các sắc dân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chạm đúng dây thần kinh của người dân ở Sri Lanka - một đất nước đã chìm sâu trong những căng thẳng tôn giáo sau khi vừa trải qua gần 26 năm nội chiến.

Đức Thánh Cha đã hùng hồn nói với các nhà lãnh đạo Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo ở Sri Lanka rằng: “Vì thiện ích của hòa bình, niềm tin tôn giáo không bao giờ được phép lạm dụng làm cớ gây ra bạo lực và chiến tranh. Chúng ta phải rõ ràng và dứt khoát thách thức các cộng đồng của chúng ta sống trọn vẹn những giáo lý về hòa bình và chung sống được tìm thấy trong mỗi tôn giáo, và tố cáo những hành vi bạo lực một khi chúng xảy ra.”

Vạch trần sự thống khổ của dân lành vô tội trước những sách động hận thù của một thiểu số tăng ni quá khích, Đức Thánh Cha nói: “Trong nhiều năm qua, những người nam nữ của đất nước này đã là nạn nhân của xung đột dân sự và bạo lực. Điều cần thiết hiện nay là chữa lành và đoàn kết, chứ không phải là gia tăng thêm những xung đột và chia rẽ.”

Thông điệp này làm Gazalli Mohideen, một người Hồi Giáo 53 tuổi, hết sức phấn chấn.

"Thật là một cơ hội tuyệt vời, nhờ vào vị giáo hoàng này, là người làm hết sức hướng tới sự hài hòa đa tôn giáo. Và một khi nói đến Sri Lanka, hài hòa đa tôn giáo là nhu cầu từng giờ từng phút."

Để thực hành những gì ngài đã rao giảng, Đức Thánh Cha đã đến Madhu – một khu vực phía Bắc nơi đã từng là một chiến trường đẫm máu trong 25 năm nội chiến của Sri Lanka.

Tại đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kêu gọi sự thật để 'chữa lành'

"Có những gia đình ở đây hôm nay đã chịu biết bao đau khổ trong cuộc xung đột lâu dài xâu xé con tim Sri Lanka," Đức Giáo Hoàng nói với đám đông dân chúng, khích lệ tinh thần hòa giải đối với "tất cả các điều ác nào đã xảy ra trên mảnh đất này."

"Chỉ khi chúng ta nhận thức, trong ánh sáng của thập giá, về sự ác chúng ta có thể phạm và thậm chí còn là một phần của sự ác ấy, chúng ta mới có thể trải nghiệm lòng ăn năn và hối hận thật sự. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể nhận được ân sủng để chào đón nhau với một cõi lòng thống hối thật sự, tha thứ và tìm kiếm sự tha thứ chân thật."
 
Hai điều đáng lưu ý trong chuyến viếng thăm Sri Lanka của Đức Phanxicô
Vũ Van An
04:55 15/01/2015
Điều thứ nhất: ngài là vị giáo hoàng của ngạc nhiên. Điều thứ hai, ngài là vị giáo hoàng, dù trong cảnh ngộ nào, vẫn được cảm tình của tường thuật truyền thông.

Giáo hoàng của ngạc nhiên

Tại Colombo, Đức Phanxicô vẫn duy trì được danh hiệu giáo hoàng của những ngạc nhiên và nối vòng tay lớn. Thực vậy, vào buổi tối Thứ Tư vừa qua, ngài đã phối hợp được cả hai khía cạnh ấy khi bất ngờ viếng thăm ngôi đền Phật Giáo tại thủ đô Sri Lanka.

Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, tại ngôi đền trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được chỉ cho xem một căn phòng có tượng Buddha và hai vị thánh khác của truyền thống Phật Giáo. Các vị sư trụ trì cũng cho ngài xem một chiếc bình đựng thánh tích mà thỉnh thoảng lắm mới được mở ra, nhưng dịp này, các vị đã mở ra cho ngài xem.

Nhân dịp này, các vị sư trụ trì cũng cho ngài nghe ca hát mà theo phát ngôn viên Tòa Thánh, ngài đã “tôn kính lắng nghe”.

Dù không hề là lần đầu, vì Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng tới thăm một vị lãnh đạo Phật Giáo Thái Lan tên Vasana Tara tại một trung tâm Phật Giáo khi thăm Bangkok năm 1984, nhưng việc Đức Phanxicô thăm ngôi đền Phật Giáo này phải được coi là bất thường.

Một phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết một trong các vị có thẩm quyền trong Phật Giáo, khi nghinh đón Đức Phanxicô tại phi trường Colombo đã mời ngài ghé thăm, và Đức Phanxicô “muốn chứng tỏ tình bằng hữu và thái độ tích cực của ngài” đối với các Phật Tử.

Cuộc ghé thăm không dự trù trước mà theo phát ngôn viên Tòa Thánh kéo dài 20 phút này diễn ra sau khi Đức Phanxicô từ Đền Đức Mẹ Madhu trở về, nơi trước đây vốn là vùng tranh chấp trong cuộc nội chiến kéo dài 30 năm.

Cuộc nội chiến này khiến người đa số Phật Giáo chống lại người thiểu số Tamil theo Ấn Giáo, và là lý do khiến cho vấn đề hòa giải và hoà hợp tôn giáo trở thành các chủ đề chính của chuyến viếng thăm Sri Lanka.

Trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo vào đêm thứ Ba, chẳng hạn, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “không bao giờ được lạm dụng các niềm tin tôn giáo để bênh vực bạo lực và chiến tranh”.

Cuộc ghé thăm ngôi đền cách bất ngờ hôm thứ Tư có một ý nghĩa đặc biệt nếu xét tới phản ứng tiêu cực của Phật Giáo đối với cuộc viếng thăm năm 1995 trước đây của Đức Gioan Phaolô II, một cuộc viếng thăm diễn ra không lâu sau khi ngài làm người Phật Giáo nổi giận vì gọi tín ngưỡng của họ “phần lớn thuộc hệ vô thần” trong một cuộc phỏng vấn của một nhà báo Ý. Các vị lãnh đạo Phật Giáo hồi ấy đã tẩy chay cuộc gặp gỡ liên tôn do ngài tổ chức.

Dù trong cảnh ngộ nào, vẫn được cảm tình của tường thuật truyền thông

Nhà báo John L. Allen Jr., trong bài báo viết ngày 14 tháng Giêng từ Colombo, cho rằng chuyến tông du Sri Lanka, một lần nữa, nói lên khía cạnh quyến rũ của Đức Phanxicô đối với tường thuật truyền thông.

Ông cho rằng những nét tổng quát trong tường thuật thông thường về Đức Phanxicô nay đã trở thành quen thuộc. Ngài được coi như người bênh vực người nghèo và người bị chà đạp cũng như là nhà cải cách không câu nệ muốn dẫn Đạo Công Giáo tiến theo chiều cấp tiến.

Tuy không được người Công Giáo bảo thủ ưa thích, nhưng xét theo công luận và tường thuật truyền thông, lối nhìn trên thường có nghĩa là ngài vượt qua nhiều thiên kiến mà các vị tiền nhiệm không vượt qua được.

Tháng tám năm ngoái, chẳng hạn, khi Đức Phanxicô tới thăm một cơ sở bác ái CG bên ngoài Hán Thành tên là Kkottongnae. Cơ sở này chứa 5,000 người bệnh và khuyết tật, do một linh mục đầy lôi cuốn tên là John Oh thành lập. Vị linh mục này vướng vào nhhiều tai tiếng xưa nay.

Một số người trong Giáo Hội Đại Hàn coi nghiệp vụ này như một bịp bợm, chỉ lo gây quĩ hơn là phục vụ người cần tới; trước khi Đức GH tới thăm, những người chỉ trích cơ sở này vốn tổ chức cả hàng loạt các cuộc phản đối.

Tuy nhiên, cuối cùng, không một tai tiếng nào ảnh hưởng tới cuộc thăm viếng của Ngài; tình yêu thương người nghèo của ngài đã trở thành một thứ dã sử. Truyền thông không hề đặt dấu hỏi nào về chuyến viếng thăm này cả.

Tuần này, tại Colombo, ta cũng thấy một chuyện tương tự. Đêm thứ Ba, Đức Phanxicô đọc một bài diễn văn tại cuộc gặp gỡ liên tôn. Bài diễn văn này không khác về nội dung so với Đức Bênêđíctô XVI chút nào: cũng dè dặt về các giới hạn của cuộc đối thoại liên tôn: “Như kinh nghiệm đã cho thấy, muốn cho cuộc đối thoại như thế được hữu hiệu, nó cần được đặt cơ sở trên việc trình bày ngay thẳng các xác tín của mình” nghĩa là phải “trung thực” khi nói lên các niềm tin của mình.

Ngài nói tiếp “người ta không cần phải từ bỏ căn tính của họ, bất luận là căn tính sắc tộc hay tôn giáo, mới có thể sống hòa hợp với anh chị em mình”.

Nếu là Đức Bênêđíctô XVI nói như thế, nhiều thính giả chắc chắn sẽ nghĩ tới các tranh cãi lâu đời khiến Rôma chống lại các giám mục và các thần học gia Á Châu trong các vấn đề này. Họ sẽ cho rằng Đức GH muốn dập tắt hay ít nhất cũng muốn lên án cách khéo léo các quan điểm cấp tiến, muốn sáp lại Á Châu và các truyền thống của nó.

Với Đức Phanxicô thì khác, không ai hoài nghi ý muốn nối vòng tay lớn, nguyện vọng tha thiết muốn đối thoại của ngài, nên những nhận định như thế không ai chú ý cả, hay ít nhất không gây nên bất cứ phản ứng hay nhận định tiêu cực nào.

Sáng thứ Tư cũng thế, Đức Phanxicô, trong bài giảng lễ phong thánh cho linh mục Joseph Vaz, đã thúc giục người Công Giáo noi gương vị thánh mới và trở nên “các môn đệ truyền giáo”; ngài cho rằng “chúng ta được kêu gọi lên đường với cùng một lòng nhiệt thành như thế’.

Đức Gioan Phaolô II cũng nói như thế khi tông du Ấn Độ năm 1999. Ngài kêu gọi cho có một mùa gặt đức tin vĩ đại trên lục địa bao la và chủ yếu này… Thiên niên kỷ thứ nhất, thánh giá được trồng tại Âu Châu, và thiên niên kỷ thứ hai, được trồng tại Mỹ Châu và Phi Châu thế nào, thì thiên niên kỷ thứ ba, Thánh Giá cũng phải được trồng tại Á Châu như thế.

Lời nhận định ấy đã khiến nhiều người Ấn Độ theo Ấn Giáo nổi giận và lên tiếng phản đối phong trào cải đạo của Kitô Giáo tại đây. Họ tổ chức nhiều cuộc phản đối dọc lộ trình của ngài và yêu cầu ngài xin lỗi.

Nhưng với Đức Phanxicô, sự việc có khác. Cũng những câu nói với cùng nội dung đã không bị ai phê bình chỉ trích dù là người Phật Giáo đa số hay người Ấn Giáo thiểu số.
 
Đức Thánh Cha ghé thăm một ngôi chùa Phật Giáo tại thủ đô Colombo
Đặng Tự Do
04:55 15/01/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở thành vị giáo hoàng thứ hai đến thăm một ngôi chùa Phật giáo. Trong những thay đổi lịch trình của ngài vào giờ chót, Đức Thánh Cha đã ghé thăm để tỏ lòng kính trọng của ngài với các nhà lãnh đạo Phật Giáo ôn hoà tại một ngôi chùa quan trọng ở thủ đô Sri Lanka. Tại đây, ngài đã chứng kiến một nghi lễ quan trọng của Phật giáo: lễ mở bảo tháp di tích của hai đệ tử quan trọng của Phật Thích Ca.

Đức Giáo Hoàng đã trân trọng lắng nghe các nhà sư Phật giáo tụng niệm và cầu nguyện trong khi mở bảo tháp chứa các di tích đặt trong chùa Agrashravaka.

Thông thường, bảo tháp chứa các di tích chỉ được mở ra cho các Phật tử chiêm ngưỡng mỗi năm một lần. Các Phật tử từ khắp Sri Lanka xếp những hàng dài trong những cho ngày đó để có dịp chiêm bái và tỏ lòng kính trọng đối với các di tích này. Họ coi việc chiêm ngưỡng này là một hạnh ngộ, và là một đặc ân hiếm hoi.

Sư phụ trụ trì tại chùa, là hòa thượng Banagala Upatissa, nói với thông tấn xã AP rằng việc mở bảo tháp chứa các di tích cho Đức Giáo Hoàng chứng kiến "là vinh dự cao nhất và tôn quý mà chúng tôi muốn dành cho ngài."

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết hòa thượng Banagala Upatissa đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm ngôi chùa của ông khi ông có dịp bắt tay Đức Thánh Cha trong buổi lễ chào đón tại sân bay Bandaranaike của Colombo hôm thứ Ba. Hòa thượng Upatissa là người đứng đầu Hội Mahabodhi, một tổ chức Phật giáo quan trọng, rất tích cực trong cuộc đối thoại liên tôn. Ông đã từng đi thăm Vatican và được dịp chụp hình chung với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Bức ảnh kỷ niệm đã được phóng rất lớn và được đặt trong căn phòng tiếp tân của hội Mahabodi.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm một ngôi chùa Phật giáo trong một chuyến thăm Thái Lan năm 1984.

Cha Federico Lombardi giải thích thêm là Đức Thánh Cha Phanxicô không cầu nguyện hay thinh lặng trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi này, mặc dù ngài cũng đã cởi giày như tất cả du khách đến chùa phải làm.

Cha Federico Lombardi lưu ý rằng không giống như chuyến thăm gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô tại đền thờ Xanh của Hồi giáo tại Istanbul - nơi Đức Giáo Hoàng đã dừng lại một chút trong lời cầu nguyện với vị lãnh tụ Hồi giáo - lần này là mọi chuyện diễn ra ngắn hơn nhiều, và chỉ được xếp lịch vào những giờ phút cuối cùng.

"Không có một thời gian im lặng theo nghĩa đen của từ này.” Cha Lombardi nói với các phóng viên: "Tôi chỉ có thể nói rằng Đức Giáo Hoàng đã lắng nghe với sự tôn trọng tuyệt vời lời cầu nguyện của các nhà sư và những lời giải thích về các di tích."

Chuyến viếng thăm ngôi chùa này là một trong ba bổ sung cuối cùng Đức Giáo Hoàng đã thực hiện trong lịch trình bận rộn của ngài hôm thứ Tư 14 tháng Giêng. Sau khi phong hiển thánh cho vị thánh đầu tiên của Sri Lanka và viếng thăm ngôi đền linh thiêng nhất của Kitô giáo Sri Lanka ở một khu rừng phía bắc Colombo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp cựu tổng thống vừa bị thất cử, là ông Mahinda Rajapaksa, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Cha Lombardi nói ông Rajapaksa đã muốn có một cuộc hội kiến riêng với Đức Thánh Cha. Ông là người đã mời ngài đến thăm đất nước này.

Đức Thánh Cha sau đó đã gặp gỡ với các giám mục của 11 giáo phận và một tổng giáo phận của Sri Lanka. Lẽ ra cuộc gặp gỡ đã diễn ra một ngày trước đó nhưng ngài đã quá mệt sau 9 giờ đồng hồ trên máy bay, sau những lễ nghi đón tiếp tưng bừng tại phi trường quốc tế của Colombo và sau khi dang nắng trên đoạn đường dài 28km từ phi trường về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Madhu
VietCatholic Network
08:47 15/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau lễ phong thánh tại bãi biển Galle Face Green, Đức Thánh Cha Phanxicô đã về nghỉ ngơi trong chốc lát tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Colombo. Vào lúc 2 giờ chiều thứ Tư 14 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đi Madhu.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu nằm ở phía Bắc Sri Lanka với một lịch sử hơn 400 năm. Khi người Hà Lan chinh phục Tích Lan, những người Công Giáo bị bách hại tàn bạo, họ mang tượng Đức Mẹ chạy lên vùng này lánh nạn và thiết lập ở đây một nhà thờ vào năm 1583. Làn sóng bách hại chấm dứt khi người Anh chiếm được Tích Lan, nhà thờ được mở mang dần và đền thờ như ta thấy ngày nay được chính thức thánh hiến năm 1944.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu là biểu tượng của sự hòa giải quốc gia theo nhiều nghĩa. Vùng đất này được coi là vùng đất người Tamil, nhưng cả người Tích Lan và người Tamil đều rất sùng kính Đức Mẹ tại đây.

Bên cạnh đó, hàng ngày đều có đông đảo những người Công Giáo và cả những người theo Phật Giáo và Hồi Giáo đến đây cầu nguyện và xin ơn, đặc biệt là hai ngày mùng 2 tháng 7, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng và ngày 15 tháng Tám Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời.

Đền thờ được tôn kính bởi cả người Tamil và người Tích Lan; cả người Công Giáo lẫn người Phật Giáo và Hồi Giáo này cung cấp một bối cảnh hoàn hảo cho Đức Thánh Cha khuyến khích hòa giải trong một phần đất hết bị tàn phá bởi chiến tranh lại rơi vào xung đột tôn giáo.

"Đó là một cử chỉ rất mạnh mẽ," Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews nói: "Ngài sẽ đi đến khu vực nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không thể đến được vì chiến tranh."

Giáo Hội Công Giáo coi mình là một động lực độc đáo cho sự hiệp nhất tại Sri Lanka “bởi vì Giáo Hội có cả các tín hữu Tích Lan lẫn các tín hữu Tamil. Họ thờ phượng chung với nhau, và đa số các nghi lễ thường xen kẽ giữa hai ngôn ngữ,” linh mục tiến sĩ Prasad Harshan, người Sri Lanka, dạy tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma nói.

Cha Prasad nói thêm: "Ngài đã thực hiện một nỗ lực phi thường để đến khu vực này, và để gặp gỡ những nạn nhân. Đó sẽ là một dấu hiệu tuyệt vời của tinh thần đoàn kết."

Người dân Sri Lanka, bất kể lương giáo, đều tin là Đức Mẹ tại Madhu làm nhiều phép lạ, chữa khỏi nhiều bệnh cách lạ lùng. Vì thế, trong những năm chiến tranh, người dân thường chạy đến đây lánh nạn. Cũng có những năm vì chiến trang quá ác liệt, không mấy người dám léo hánh đến vùng này thì người ta lại rước tượng Đức Mẹ Madhu xuống thủ đô Colombo để các tín hữu lương giáo tôn kính.

Trực thăng của Đức Thánh Cha đã đáp xuống đền thờ lúc 15:15’ và ngài đã chủ sự buổi cầu nguyện. Buổi cầu nguyện đã được tổ chức dưới hình thức một buổi kinh chiều trong đó nhiều đoạn bằng tiếng Tamil, nhiều đoạn khác bằng tiếng Tích Lan, trong khi Đức Thánh Cha dùng tiếng Anh.

Sau khi cộng đoàn nghe bài Phúc Âm trình bày Tám Mối Phúc Thật, Đức Thánh Cha và cộng đoàn đã dâng lên Chúa những lời cầu nguyện cho Giáo Hội, quê hương, cho các gia đình, và cho lòng nhiệt thành truyền giáo như Thánh Joseph Vaz.

Lời nguyện giáo dân.

Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, tại ngôi đền Đức Mẹ Madhu này, chúng ta hãy hướng về Chúa với tâm tình cậy trông con thảo, và dâng lên trước tôn nhan Ngài những lời cầu nguyện và ước vọng của chúng ta.

Một tín hữu Tích Lan nói:
Cầu cho Hội Thánh Công Giáo
Lạy Thiên Chúa là Cha chí ái, chúng con dâng lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các Giám Mục, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân, để họ giữ một lòng nhiệt thành truyền giáo để mở mang nước Chúa trên mặt đất này. Chúng con cầu xin Chúa.


Một tín hữu Tamil tiếp lời:
Cầu cho đất nước chúng ta.
Lạy Thiên Chúa là Đấng ban bình an, chúng con cầu xin để nhờ chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha, đất nước chúng con có thể được tiếp tục củng cố trong sự thật, công lý và hòa bình. Chúng con cầu xin Chúa.


Một tín hữu Tích Lan khác tiến lên giảng đài:
Cầu cho các gia đình.
Lạy Cha trên trời, xin chúc lành cho tất cả các gia đình trong đất nước chúng con. Xin cho những bậc cha mẹ của chúng con ân sủng để trở thành những người cha, người mẹ gương mẫu, hầu đem lại cho giới trẻ chúng con sự can đảm dám kiên vững trong các nguyên tắc đạo đức giữa tất cả những thách thức của xã hội hiện đại, và để cho con em chúng con được may mắn có khả năng được học hành một cách tốt nhất theo khả năng của họ. Chúng con cầu xin Chúa.


Một tín hữu Tamil đã dâng lời nguyện sau cùng:
Cầu cho lòng nhiệt thành truyền giáo theo gương Thánh Joseph Vaz.
Lạy Cha trên trời, xin chúc lành cho các nhà lãnh đạo Công Giáo của đất nước chúng con và xin hướng dẫn các ngài để các ngài có thể dẫn dắt giáo phận của mình với một viễn kiến trong đó Chúa Kitô là trung tâm. Xin cho các vị được thúc đẩy bởi cuộc sống gương mẫu của Thánh Joseph Vaz, và dấn thân cho hòa bình và thịnh vượng của Sri Lanka. Chúng con cầu xin Chúa.


Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời nguyện xin Chúa nhận lời cầu của cộng đoàn. Sau đó, ngài xướng kinh Lạy Cha.

Kết thúc buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về lại Colombo lúc 16:45.
 
Gặp gỡ đồng hương tại Tích Lan: Đức Khâm Sứ Pierre Nguyễn văn Tốt bình dân giản dị
Nhóm Phóng Viên VietCatholic
11:08 15/01/2015
COLOMBO, TÍCH LAN - Trưa nay 15/1/1015 anh em chúng tôi lên đường đến Tòa Khâm Sứ để gặp Đức Tổng Giám Mục Pierre Nguyễn văn Tốt, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đảo Quốc Sri Lanka như đã hẹn.

Phương tiện di chuyển như chúng tôi đã đề cập trong một bài viết trước là loại xe như Lambretta ở Việt Nam. Bên nầy gọi loại xe đó là Tuk. Giá đi cũng bình dân. Bình thường từ khách sạn chúng tôi đến Tòa Khâm Sứ khoảng 100 Rupees, nhưng trong những ngày nầy, khi nhìn chúng tôi mấy anh chàng tài xế nghĩ chúng tôi là Phi hoặc Tàu Mã vì mầu da của chúng tôi không đen đậm đà như họ, cho nên họ tự động tăng giá xe lên 200 Rupees. Tương đương $2 dollars Úc. Đôi lúc họ cũng nói cao lên như 500 Rupees nhưng khi chúng tôi trả giá xuống 300 Rupees thì họ OK ngay. Họ dễ thương là ở chỗ đó… vì chúng tôi cũng thầm nghĩ dịp ĐGH Phanxicô đến Đảo Quốc nầy, những chú tài xế kiếm thêm tiền phụ trội cho bữa cơm tối thêm thịnh soạn hơn dịp Người Cha Phanxicô tông du ‘Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương’ trong những ngày nầy. Bằng chứng là trưa nay chúng tôi cũng dùng phương tiện nầy…. khỏi cần phải ‘hỏi giá’ vì chúng tôi đã biết giá mà chúng tôi chỉ hỏi từ đây đến con đường… của Tòa Khâm Sứ là … bao nhiêu … Rupees có chạy không?

Giống như những con đường chính và đặc điểm của thủ đô Canberra, Úc Châu, các Tòa Đại Sứ đều nằm gần nhau. Vì thế, việc tìm địa chỉ Tòa Khâm Sứ không đến nỗi khó khăn lắm.

Chúng tôi được một nữ tu thuộc Dòng Bác Ái, phục vụ trong Nhà Khâm Sứ hướng dẫn và đưa vào phòng khách ngồi chờ ĐTGM Pierre. Đang lúc ngồi chờ ĐTGM Pierre trong Tòa Khâm Sứ, chúng tôi mường tượng lại hình ảnh Vị Cha Phanxicô đã ở đây, ngồi trên những ‘Chiếc Ghế-Salon’ nầy trong 3 ngày vừa qua và Ngài đã dâng lễ trong Nhà Nguyện nầy sáng sớm hôm nay mà chúng tôi đã vào Viếng Thánh Thể trước khi Ngài ra phi trường bay sang Phi Luật Tân…

Hình ảnh ĐTGM Pierre xuất hiện… chúng tôi nhìn thấy khi ngài từ trên lầu bước xuống phòng khách đã ‘cướp đi’ những suy nghĩ về ĐGH Phanxicô đã ngồi trên những chiếc ghế mà chúng tôi đang ngồi trong phòng khách của Tòa Khâm Sứ.

Sau khi trao đổi chào hỏi xã giao, chúng tôi xin được phép ĐTGM Pierre để bước vào phần phỏng vấn. Nội dung cuộc phỏng vấn, ĐTGM Pierre Nguyễn văn Tốt đã dành cho Thông Tấn Xã Vietcatholic News… chúng tôi sẽ đưa lên Mạng Luới Vietcatholic một ngày rất gần đây… Bây giờ, xin cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn về Vị Khâm Sứ Gốc Việt nầy trước khi chúng tôi từ giã ngài…

Sau khi phỏng vấn xong, Đức Tổng mời chúng tôi đi ăn cơm Tàu ở gần Tòa Khâm Sứ… Ngài định nhờ tài xế chở chúng tôi đi… nhưng có lẽ tiệm ăn như ngài nói không xa lắm…và một phần trong những ngày vừa qua, tài xế bận bịu nhiều nên ngài không muốn ‘Làm Phiền Bác Tài’, cho dù là tài xế, nên ngài đề nghị: “Chúng ta cùng đi bộ”.

Với một cái nón nỉ ‘rẻ tiền-đơn sơ’ đội đầu. Bộ đồ cũng ‘bình dân-cũ kỹ’ có lẽ cũng ‘rẻ tiền’ chỉ nhờ cổ áo trắng mới biết la ‘linh mục’ chứ không thể tưởng là ĐTGM hay Đức Khâm Sứ. Ngoài ra, một cặp kính đen để chống những ánh sáng mặt trời cực mạnh và ngoài ra một chiếc áo khoát nhẹ màu xanh nhạt cũng đã trổ màu… Nhìn ngài chúng tôi thầm nghĩ và thương ngài như là thương những cha già ở các họ đạo vùng quê ở Việt Nam hơn là hình ảnh của một Vị Khâm Sứ đại diện cho Đức Thánh Cha ở đất nước Tích Lan nầy. Khi xem những hình ảnh của ngài trong cuộc phỏng vấn, quý vị sẽ cảm nghiệm nhiều hơn về ngài.

Con đường đến tiệm ăn ngài chia sẻ cho chúng tôi nhiều điều thú vị, lúc băng qua đường, dường như chúng tôi không nghĩ mình là linh mục hay ngài là Đức TGM Pierre - Khâm Sứ Tòa Thánh - mà là cha con… đang nắm tay nhau qua đường làm sao cho an toàn…

Trong tiệm ăn lúc chờ đợi thức ăn, ngài tiếp tục chia sẻ cho chúng tôi những kinh nghiệm từng trải của một nguời con Việt sống xa quê nhà mà chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến trong một bài viết khác… Trên đường về, ngài dẫn chúng tôi ghé một tiệm bán đồ kỷ niệm của Tích Lan gần Tòa Khâm Sứ, ngài hướng dẫn, cắt nghĩa mọi sự như là một người hướng dẫn khách du lịch.

Khi về đến Toà Khâm Sứ, trước khi từ giã ngài, một linh mục trong nhóm chúng tôi có hỏi ngài, trong 3 ngày ĐGH Phanxicô ở đây, Ngài thường ngồi “Ghế Nào” và ở đâu? ĐTGM Pierre trả lời là ĐGH ngồi nhiều nơi và nhiều ‘Ghế’ lắm.

Vị linh mục bèn nói, con sắp cất một nhà thờ mới, vậy con muốn xin ĐTGM một ‘Đặc Ân’ là cho con xin một ‘Cái Ghê’ nào mà ĐTC Phan xicô đã ngồi. ĐTGM Pierre hướng dẫn chúng tôi vào phòng ăn và chỉ cho chúng tôi ‘Cái Ghế’ mà ĐTC đã ngồi ăn. Trong phương cách giản dị, ngài nói được và nhờ linh mục nầy đem ‘Cái Ghế Đặc Biệt Nầy’ để trong Nhà Nguyện hầu khỏi lẫn lộn với những cái ghế khác. Chúng tôi tin chắc ‘Chiếc Ghế Kỷ Niệm Nầy’ ngày mai sẽ lo thủ tục vận chuyển về Perth và nó sẽ được đặt để trên gian Cung Thánh của một ngôi nhà thờ mới mà cho tới giây phút nầy, chúng tôi chưa biết sẽ lấy tên là gì khi cất xong…???

Cuộc sống của ngài Pierre như một cha sở miền quê giản dị. Chúng tôi muốn kết thúc nơi đây bằng câu chuyện nhỏ mà ngài đã tâm sự hôm nay như sau: Trong nhà có duy nhất một chai nước mắm, nhưng e ngại ‘nhân viên’ của ngài không chịu nổi mùi nước mắm của quê hương và nhất là khi có ĐGH đến ở mấy ngày… Ngài đem chai nước mắm của quê hương ‘Dấu-Cất’ trong phòng riêng để không ai ngửi được mùi độc đáo nầy’. Ngài sống vì người khác cho dù họ dưới quyền của ngài hơn là đòi hỏi người khác phải đáp ứng những nhu cầu cho ngài vì ngài là Tổng Giám Mục và là Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đảo Quốc Sri Lanka và nơi đây còn được gọi là ‘Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương’. Ba ngày trên Đảo Quốc Sri Lanka - Tích, chúng tôi sẽ mang về Perth hình ảnh một Nguời Mục Tử Việt Nam trên cương vị Khâm Sứ Tòa Thánh hiền hòa, đơn sơ, giản dị. Luôn sống vì người khác và luôn nghĩ đến tha nhân.

Thay mặt Toàn Ban Biên Tập của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam - Vietcatholic News chúng con xin tri ân Đức Tổng Pierre đã dành cho chúng con những giây phút trân quý trong những ngày nầy, nhờ đó, chúng con học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích cho cuộc sống phục vụ đàn chiên nơi đất khách quê người.

Nhóm Phóng Viên Vietcatholic News
Colombo, ngày 15.1.2015
 
ĐHY Ranjith: Phép lạ hoà bình xảy ra nhờ chuyến Tông du Sri Lanka.
Trần Mạnh Trác
11:59 15/01/2015

Trong chuyến bay từ Sri Lanka tới Phi Luật Tân, ĐTC Phanxicô được các phóng viên hỏi liệu Ngài có những ưu tư gì về sự an toàn cá nhân không, Ngài trả lời sự quan tâm chủ yếu là cho các tín hữu, và cho biết đã có nói chuyện với các quan chức an ninh cuả Vatican về "các biện pháp thận trọng và an toàn."

"Tôi cũng có lo lắng chứ, nhưng như các bạn đã biết tôi có một khiếm điểm lớn: là khá bất cẩn về mọi thứ, và về chuyện cá nhân thì tôi lại càng liều lĩnh hơn" và với một giọng pha trò Ngài cho biết rằng Ngài đã thường cầu xin, nếu một cái gì đó xảy ra thì "đừng có bị đau, bởi vì tôi không dũng cảm khi bị đau. Tôi rất nhút nhát."

Ngài nói tiếp, "Tôi đang ở trong tay Thiên Chúa."

Sự phú thác vào bàn tay cuả Chuá như thế đã tạo ra một phép lạ phi thường ở Sri Lanka (Tích Lan,) một cuộc đổ máu dữ dội đã tránh khỏi.


Chỉ vài ngày trước thời điểm cuộc tông du, một cuộc bầu cử căng thẳng đã diễn ra một cách thật bất ngờ, và vị tổng thống tại nhiệm đã bị đánh bại, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith cho biết phải là một "phép lạ" khi cuộc chuyển đổi quyền hành diễn ra mà không gây đổ máu, phép lạ này xảy ra được, một phần lớn là nhờ vào chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

"Trước cuộc bầu cử, đã có rất nhiều áp lực lên hàng giám mục là phải cố gắng ngăn cản Đức Thánh Cha, đừng để cho Ngài đến hoặc hoãn chuyến thăm lại".

"Nhưng chúng tôi đã hành động hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng cuả Thiên Chúa, rằng với đức tin thì mọi sự đều có thể được ... và quả là một phép lạ đã xảy ra, cuộc bầu cử được thực hiện trơn tru và sự chuyển giao quyền lực rất, rất êm suôi , " ĐHY Ranjith nói.

Nhắc lại tuần trước, Sri Lanka bầu ra một tổng thống mới, Maithripala Sirisena, trước đây là Bộ trưởng Y tế. Ông đánh bại vị Tổng thống đương nhiệm là Mahinda Rajapaksa, người lãnh đạo quốc gia gần một thập kỷ trước.

Năm năm trước đây TT Rajapaksa Đã kết thúc 30 năm chiến tranh giữa dân Sinhala và dân Tamil, cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng khoảng 80.000 - 100.000 người.

Tuy nhiên, dù chấm dứt được cuộc chiến và trở thành vị anh hùng cuả dân tộc, ông Tổng thống không được lòng dân. Các sắc tộc và các tôn giáo thiều số không tin ông, và mức căng thẳng lên rất cao trước cuộc bầu cử.

Sự tĩnh mịch rất "đáng ngạc nhiên" trong sự chuyển đổi quyền hành của chính quyền, là do một phần lớn vào sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hồng Y Ranjith nói.

Dù cho có những áp lực đòi hỏi hủy bỏ chuyến viếng thăm, cũng như vô số các cuộc tấn công vào cá nhân, ĐHY giải thích rằng: "Chúng tôi đã tiến tới với lòng can đảm," và đã có thể "chào đón Đức Thánh Cha một cách tốt đẹp như mong muốn. "

Việc chào đón Đức Giáo Hoàng một cách rộng rãi cuả mọi thành phần trong xã hội, bất kể tôn giáo nào, đã có thể nhìn thấy trên gương mặt cuả nhiều ngàn người đứng dọc hai bên đường phố, reo hò chào đón Ngài trên suốt 23 km tuyến đường từ sân bay đến thành phố.

Hơn 70 phần trăm dân số 20,4 triệu người Sri Lanka là Phật tử, Kitô hữu nói chung chỉ có 8 phần trăm mà thôi.

Trong suốt lộ trình từ Phi Trường, chỉ có một vài chỗ nhỏ là còn trống mà thôi, điều đó "cho thấy người dân Sri Lanka đánh giá Đức Giáo Hoàng rất cao, và do đó, là một điều tuyệt vời vì Ngài đã đến," Đức Hồng Y Ranjith nói.

Đức Hồng Y Ranjith cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giáo Hoàng vì đã "hy sinh" tới thăm đất nước ngay giữa mùa nóng nực, ngay lúc mặt trời trở nên gay gắt nhất.

Những lời kêu gọi về Hoà Bình và Hoà Giải dân tộc cuả Đức Giáo Hoàng hầu như đang đem lại những hoa quả tốt cho đảo quốc này. Ngày hôm qua, để đáp mừng cuộc Tông Du, chính quyền Sri Lanka đã ân xá cho 600 tội nhân, và đồng thời ở miền Bắc đất nước nơi người Tamil thua trận, chính quyền cũng chấm dứt chế độ quân quản ở đó, chuyển đổi chức thủ hiến từ quân sự ra dân sự.
 
Tóm lược cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên máy bay ngày 15-1-2015
Lm. Trần Đức Anh OP
12:18 15/01/2015
Ngày 15-1-2015, trên chuyến bay dài hơn 6 tiếng đồng hồ từ thủ đô Colombo của Sri Lanka đến Manila, Philippines, ĐTC Phanxicô đã dành 45 phút để trả lời các câu hỏi của một số đại diện trong số 76 ký giả tháp tùng ngài. Từ vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, cho đến Thông điệp ngài sắp công bố về môi sinh, vấn đề hòa giải tại Sri Lanka, và nạn lạm dụng trẻ em..

Chống lạm dụng tự do ngôn luận để mạ lỵ tôn giáo

Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, ĐTC nói:

”Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và cũng sai lầm như thế những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình muốn. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩa có thể giúp xây dựng công ích. Nếu một đại biểu không nói điều mà họ nghĩ là con đường chânthực phải theo, thì không cộng tác vào công ích”.

”Nhưng chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng không thể khiêu khích.. ”Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.

ĐTC cũng nói rằng người ta có nguy cơ bị những phản ứng xấu khi lăng mạ điều thánh thiêng đối với người khác, tương tư như thế, người ta có nguy cơ trở thành nạn nhân của thiên nhiên khi khai thác thiên nhiên thái quá.

Thông điệp về môi sinh

Đó cũng là một đề tài được đề cập đến trong cuộc họp báo: thông điệp về môi sinh mà ĐTC loan báo sẽ công bố. Thông điệp này sẽ hoàn tất vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay. Ngài cho biết cuối tháng 3 sắp tới, ngài sẽ dành một tuần để kết thúc dự thảo thông điệp. Sau dự thảo thứ I do ĐHY Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đệ trình cho ngài, ngài đã duyệt lại dự thảo thứ II với sự cộng tác của các chuyên gia, và dự thảo thứ III được soạn với sự đóng góp của các nhà thần học và những đóng góp xây dựng khác từ Bộ giáo lý đức tin, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và LM thần học gia tại Phủ giáo hoàng. Thông điệp này sẽ là một đóng góp cho Hội nghị thượng định sắp tới ở Paris về việc bảo vệ môi sinh. Hội nghị thượng đỉnh lần trước tại Peru đã làm ngài thất vọng vì ”thiếu can đảm”.

Phong thánh theo thể thức tương đương

Được hỏi về việc phong thánh ở Sri Lanka, ĐTC giải thích tại sao gần đây ngài dành ưu tiên cho việc phong hiển thánh theo thể thức tương đương, trong trường hợp đó là những vị chân phước đã được tôn kính từ nhiều thế kỷ, như trường hợp Chân phước Joseph Vaz Tông đồ tại Sri Lanka. Còn trong trường hợp các chân phước Angela da Foligno, Pierre Favre SJ, Anchieta SJ và những vị khác, ngài quyết định phù hợp với quan điểm của ngài Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm (Evangelii gaudium): ngài muốn ”những nhà đại truyền giáo”. Cũng vậy trong cuộc viếng thăm vào tháng 9 tới đây tại Hoa Kỳ, ngài sẽ tôn phong hiển thánh cho chân phước Junipero Serra, dòng Phanxicô, là vị đã mang Tin Mừng vào miền tây nước Mỹ.

Chống lạm dụng trẻ em trong các vụ khủng bố tự sát

ĐTC mạnh mẽ chống lại việc lạm dụng ngày càng gia tăng đối với các trẻ em nam nữ trong các vụ khủng bố tự sát, một thảm trạng cũng đã từng xảy ra tại Sri Lanka trong thời nội chiến. Ngoài những vấn đề tâm lý, ĐTC coi đó là là một sự thiếu quân nơi những người tự sát để giết người. Một kẻ khủng bố tự sát là một người hiến mạng sống nhưng làm không đúng, trái ngược với tấm gương của bao nhiêu thừa sai, cũng hiến mạng sống, nhưng là để xây dựng. Vì thế, đối với ĐGH, đặt bom ở lưng một trẻ em không là gì khác hơn là một cách thức kinh khủng biến em ấy thành một nô lệ.

Vatican có thể bị khủng bố?

Trả lời câu hỏi về vấn đề: có thể có khủng bố chống bản thân ngài và Vatican hay không, ĐTC mỉm cười nói ngài chỉ sợ cho sự an toàn tính mạng của những ngừơi đến gặp ngài. Ngài cho biết là ngài đối đầu với nguy hiểm này bàng ”một liều 'vô thức'! Cách tốt nhất để đáp lại bạo lực là sự dịu dàng.

Viếng thăm chùa Phật giáo

Trả lời câu hỏi tại sao ngài bất ngờ đến viếng chùa Phật giáo chiều ngày thứ tư, 14-1-2015 ở Colombo, ĐTC cho biết đó là một cuộc viếng thăm đáp lễ đối với vị sư trụ trì chùa ấy. Vị sư đã ra phi trường chào đón ngài. Ngoài ra ngài cũng muốn nhìn nhận giá trị của sự liên tôn.. đặc tính này cũng được biểu lộ ở Đền thánh Đức Mẹ Madhu ở miền bắc Sri Lanka, đây không phải chỉ là nơi gặp gỡ và cầu nguyện của các tín hữu Công Giáo mà thôi.

Ủng hộ ủy ban sự thật và hòa giải

Được hỏi về việc ngài ủng hộ Ủy ban sự thật và hòa giải trên thế giới, như Ủy ban ở Sri Lanka, ĐTC cho biết ở Argentina, ngài cũng đã từng ủng hộ tất cả những cố gắng quân bình giúp mọi người đồng ý với nhau, và không tìm kiếm sự báo thù. ĐTC nhắc lại lời tân tổng thống Sirena của Sri Lanka và cho biết ngài ngưỡng mộ ý tưởng của Tổng thống muốn đi đến cùng công việc kiến tạo hòa bình và hòa giải, nhất là kiến tạo sự hòa hợp nơi dân chúng ở Sri Lanka.. Nhưng để đạt được mục tiêu này cần phải ”đi vào tâm hồn dân chúng” (SD 15-1-2015)
 
Lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường Villamor của thủ đô Manila
VietCatholic Network
14:37 15/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 17:45 ngày thứ Năm 15 tháng Giêng, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Villamor của thủ đô Manila.

Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có tổng thống Benigno Aquino và các thành viên trong chính phủ. Về phía giáo quyền địa phương có Đức Hồng Y Luis Tagle của tổng giáo phận Manila và một số Giám Mục Phi.

Tổng thống Benigno Aquino, là một người Công Giáo, năm nay 54 tuổi, đã đảm nhận chức vụ tổng thống Phi Luật Tân từ ngày 30 tháng 6 năm 2010. Ông là vị tổng thống độc thân đầu tiên của tổng thống Benigno Aquino. Ông được kể là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới nhưng vẫn còn độc thân. Vì thế, chỉ có mình ông ra đón Đức Thánh Cha, không có phu nhân đi kèm.

Các em học sinh đã cùng hát và múa theo một danh ca phi Luật Tân.

Đức Thánh Cha đã đáp một chiếc chuyên cơ của Sri Lanka.

Gió lồng lộng trên căn cứ không quân Villamor đã thổi tung chiếc mũ sọ của Đức Thánh Cha, ngài cố gắng chụp lại nhưng không kịp.

Tổng thống Benigno Aquino đã túc trực sẵn tại chân thang máy bay cùng với đông đảo các Giám Mục Phi. Ngay khi máy bay vừa đáp xuống chuông nhà thờ trong thành phố đã đồng loạt được đánh lên báo tin vui cho toàn dân.

Hàng quân danh dự đón chào Đức Thánh Cha với nghi thức chào quốc kỳ Vatican và Phi Luật Tân

Đức Thánh Cha đang ôm chầm Đức Hồng Y Luis Tagle của tổng giáo phận Manila.

Tổng thống Benigno Aquino bắt tay Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và các vị cùng đi với Đức Thánh Cha.

Không khí tiếp đón không nhiều mầu sắc như tại Sri Lanka, ít lễ tiết hơn nhưng người ta có thể thấy giống như Đức Thánh Cha đang về nhà của mình.

Trời sụp tối rất nhanh. Đức Thánh Cha bước lên chiếc pope mobile của ngài cùng với Đức Hồng Y Luis Tagle, từ đây hai vị sẽ về đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Manila. Hai bên đường hàng triệu người chờ đón để được thấy mặt ngài đã reo vui mừng rỡ.

Hôm thứ Tư, Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục thúc giục anh chị em chào đón Đức Thánh Cha. Ngài nói: “Mỗi bước đi của ngài, mỗi chiếc xe ngài đi, mỗi giây phút ngài ở với chúng ta đều rất quý báu”.

Bộ trưởng Nội Vu Phi Luật Tân cho biết.

Hơn 40,000 cảnh sát và quân đội đã điều động để bảo đảm an ninh cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ ngơi tại Toà sứ thần Tòa Thánh.

Ngày mai, cụ thể là lúc 9:15 sáng thứ Sáu Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ chính thức với tổng thống Benigno Aquino và các thành viên trong chính phủ Phi Luật Tân tại dinh Malacañang.

Sau cuộc hội kiến với tổng thống, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Phi Luật Tân, cùng với các vị đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ tại dinh tổng thống với các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Phi Luật Tân, cùng với các vị đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn, lúc 11:15 sáng thứ Sáu 16 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm của thủ đô Manila.

Buổi chiều Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ với các gia đình Phi Luật Tân tại Cung Asia Area lúc 5:30 chiều
 
Người Phi Luật Tân và mười điều họ biết về Đức Phanxicô
Vũ Van An
18:34 15/01/2015
Xem video cuộc tiếp đón Đức Phanxicô tại căn cứ Villamor, Manila, và đọc tường trình của Vietcatholic, ai cũng phải nhận: Đức Phanxicô dường như đã về nhà mình sau một chuyến thăm người lạ. Phi Luật Tân quả là nhà của ngài, họ biết ngài như biết một người thân.

Thực vậy, trên trang mạng dành cho cuộc viếng thăm Phi Luật Tân của ngài, www.papalvisit.ph, người Phi kể ra mười điều họ biết về ngài:

1. Đức GH Phanxicô là vị Giáo Hoàng của nhiều cái nhất

Ngài là người đầu tiên lấy tên “Phanxicô” theo tên của Thánh Phanxicô thành Assidi, vị tu sĩ luôn hành trang lên đường và là vị thánh vĩ đại của người nghèo và người bị chà đạp. Ngài là vị giáo hoàng thứ nhất xuất thân từ Mỹ Châu, sinh ra và được dưỡng dục ở Á Căn Đình bởi cha mẹ di dân người Ý. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên của Dòng Chúa Giêsu, do thánh Inhaxiô thành Loyola thành lập, một Dòng vốn sản xuất cho GH những nhà truyền giảng Tin Mừng và cải cách vĩ đại. Cuối cùng, ngài là vị giáo hoàng thứ nhất được thụ phong linh mục sau Vatican II, tức công đồng đã hiện đại hóa Giáo Hội. Đối với Đức GH Phanxicô, Vatican II là một “công trình tươi đẹp của Chúa Thánh Thần” và là một “phong trào canh tân đơn thuần phát sinh từ cùng một Tin Mừng”.

2. Đức GH Phanxicô tự coi mình là kẻ có tội

Vâng, một kẻ có tội giống bất cứ ai khác, nhưng là một kẻ có tội được Chúa để mắt tới và mời gọi hiến thân phục vụ. Trải nghiệm tôn giáo của ngài có thể tóm tắt bằng chính khẩu hiệu của ngài: Miserando atque Eligendo. Thuật ngữ này, lấy từ một bài giảng của Đấng Đáng Kính Bede, đã được dùng làm khẩu hiệu giám mục của Đức Cha Jorge Mario Bergoglio, và được ngài tiếp tục dùng làm khẩu hiệu giáo hoàng. Có thể dịch là “Bằng cách có lòng nhân và bằng cách chọn lựa Người”. Thánh Bede lúc ấy đang suy niệm đến việc Chúa Giêsu kêu gọi Thánh Mátthêu, một người thu thuế đáng ghét. Vì lòng nhân, Chúa bảo Mátthêu: “hãy theo Thầy”. Đức Phanxicô, trước đây vốn là một người bồi bàn tại một câu lạc bộ, cho người tu sĩ cùng Dòng là linh mục Antonio Spadaro hay: “ngón tay của Chúa Giêsu chỉ vào Mátthêu đó. Chính là tôi. Tôi cảm thấy mình giống ngài… giống Mátthêu”.

3. Đức GH Phanxicô tin rằng Giáo Hội cần phải giống “một bệnh viện dã chiến” nhiều hơn, trong đó, các giám mục và linh mục phải dành nhiều thì giờ hơn ở các tòa giải tội để an ủi những linh hồn bị thương.

Ngài nói rằng “các thừa tác viên của Giáo Hội phải là các thừa tác viên của xót thương trước nhất”. Các linh mục phải từ bỏ giấc mơ nghề nghiệp và những rù quyến của việc leo lên bậc thang phẩm trật. Các giám mục phải tránh “các tai tiếng” trở thành “các giám mục phi trường” và phải chăm sóc đoàn chiên trao cho mình chăm sóc. Ngài bảo: “các thừa tác viên của Tin Mừng phải là những người có khả năng sưởi ấm tâm hồn người ta, có khả năng cùng bước đi với họ qua đêm đen, biết cách đối thoại và bước xuống đêm đen của họ, bước vào bóng đêm, mà không bị lạc”.

4. Đức GH Phanxicô muốn sống đơn giản nhưng “không thể sống thiếu người ta”.

Xe limudin đơn giản không phải là tách trà của vị giáo hoàng thanh đạm này, người, lúc còn là một giám mục tại quê hương Buenos Aires, vốn chỉ đáp xe lửa công cộng. Cho tới nay, Đức Giáo Hoàng vẫn tự xách lấy cạc-táp và ngài vẫn đeo chiếc nhẫn cũ cũng như cây thánh giá ngực bằng bạc mà ngài vốn dùng từ lúc được phong Hồng Y năm 2001. Người ta đã viết nhiều về quyết định của ngài muốn sống tại Nhà Thánh Mácta, nơi cư trú tại Vatican của các giáo sĩ vãng lai, hơn là tại Phủ Giáo Hoàng trong Tông Điện. Đức GH Phanxicô minh xác rằng nơi sinh sống của các vị tiền nhiệm của ngài, dù rộng lớn và trang trí hợp thẩm mỹ, nhưng không phải là xa hoa. Lý do khiến ngài không muốn dọn vào đó đơn giản chỉ là vì ngài muốn gặp gỡ người ta. Ngài cho linh mục Sparado hay: “tôi không thể sống thiếu người ta. Tôi cần sống cuộc sống của tôi với người khác”.

5. Đức GH Phanxicô chỉ có những tâm tình âu yếm nhất đối với Đức GH Hưu Trí Bênêđictô XVI, “người anh” của ngài, nay đang sống tại một đan viện trong Vatican.

Đức Phanxicô nói với một nhà báo trên chuyến bay trở về Rôma sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013 tại Rio de Janeiro rằng “Ngài là người của Thiên Chúa, một người khiêm nhường, một người cầu nguyện”. Việc có “hai giáo hoàng” tại Vatican không làm ngài lo lắng chi cả. “Giống như có người ông trong nhà, một người ông đầy khôn ngoan. Khi các gia đình có người ông ở trong nhà, thì ngài được tôn kính, được yêu mến, được lắng nghe. Đức GH Bênêđíctô là người rất khôn ngoan. Ngài không can thiệp!”. Do đó, Đức GH Phanxicô ủng hộ các cuộc cải cách của vị tiền nhiệm như cho phép sử dụng rộng rãi Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh cổ truyền, một việc được ngài mô tả là “khôn ngoan và được động lực hóa bởi ý muốn giúp những người nhậy cảm về vấn đề này”.

6. Đức GH Phanxicô là một nhà cải cách; ngài không sợ khuấy động sự việc.

Đức Phanxicô cho thi hành các cải cách tại Viện Các Công Trình Tôn Giáo, vốn có biệt danh Ngân Hàng Vatican, một việc từng đã khởi đầu dưới thời vị tiền nhiệm Bênêđíctô XVI. Tháng Hai năm 2014, ngài thiết lập một văn phòng mới gọi là Văn Phòng Kinh Tế, làm cơ quan giám sát tài chánh của Tòa Thánh. Văn Phòng này tường trình cho Hội Đồng Kinh Tế cũng mới được thành lập; Hội Đồng bao gồm 7 vị Hồng Y và giám mục và 7 chuyên viên giáo dân. Trước đó, Đức GH Phanxicô đã thiết lập một cơ chế cố vấn gồm 8 Hồng Y tín cẩn, với nhiệm vụ cố vấn ngài về các cải cách Giáo Triều và việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ.

7. Đức GH Phanxicô phản đối nền kinh tế loại trừ

Đức Phanxicô củng cố Học Thuyết Xã Hội Công Giáo bằng Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng). Ngài nói “không” với nền kinh tế chuyên cổ vũ bất bình đẳng, “văn hóa vứt bỏ” và “ngẫu thần tiền bạc”. Ngài nói: “Làm thế nào có chuyện không phải là tin tức khi một cụ già vô gia cư chết vì cảnh vô gia cư này, nhưng lại là tin tức khi thị trường chứng khoán thụt mất hai điểm?” Giải pháp hệ ở việc phải lập tức giải quyết các nguyên nhân cơ cấu của cảnh nghèo. An sinh xã hội chỉ là một giải pháp tạm thời. Điều cũng cần là phải bác bỏ việc đầu cơ tài chánh và chính sách độc lập tuyệt đối của thị trường.

8. Đức GH Phanxicô cảnh cáo các Kitô hữu đừng sa vào cạm bẫy của “tính phàm trần thiêng liêng” tức tự lấy mình làm trung tâm và giữ đạo bề ngoài xa lìa Thiên Chúa.

Trong Niềm Vui Tin Mừng, Đức GH Phanxicô giải thích rằng “tính phàm trần thiêng liêng, vốn núp đàng sau vẻ đạo đức bề ngoài và thậm chí sau lòng yêu mến Giáo Hội, hệ ở việc tìm kiếm không hẳn vinh quang Thiên Chúa mà là vinh quang con người và phúc lợi bản thân”. Một Giáo Hội phàm trần có thể mang hình thức quá quan tâm tới học thuyết và danh tiếng, lợi lộc xã hội hay chính trị, hoặc một sinh hoạt xã hội “đầy những vẻ bề ngoài, họp hành, ăn uống và thù tiếp”. Nó có thể là “đầu óc kinh doanh” trong đó, người ta “bận bịu với quản trị, thống kê, kế hoạch và lượng giá mà người thụ hưởng chính không hẳn là dân Chúa mà là Giáo Hội như một định chế”. Muốn tránh đầu óc này, Giáo Hội phải “không ngừng ra khỏi chính mình, luôn tập chú sứ vụ của mình vào Chúa Giêsu Kitô, và cam kết của mình đối với người nghèo”.

9. Đức GH Phanxicô là người sùng kính Thánh Mẫu Diễm Phúc

Vừa được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã khiến người ta chú ý khi đi viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma hai lần, để đọc kinh mân côi và phó thác triều giáo hoàng của ngài cho Mẹ Thiên Chúa. Châu Mỹ La Tinh, nơi Đức Giáo Hoàng xuất thân, đặc biệt nổi tiếng về sự gần gũi với Thánh Mẫu Diễm Phúc và là nơi có các đền thờ Thánh Mẫu vĩ đại như Guadalupe và Aparecida. Đức GH Phanxicô tin rằng: Đức Mẹ là người không thể thiếu được trong công trình Tân Phúc Âm Hóa. Ngài nói: “Bất cứ khi nào ta nhìn lên Đức Mẹ, ta đều tiến tới chỗ tin chắc một lần nữa vào bản chất cách mạng của tình yêu và lòng âu yếm. Nơi Đức Mẹ, ta thấy đức khiêm nhường và tình âu yếm không phải là các nhân đức của người yếu đuối mà của người mạnh mẽ, tức người không cần xử tệ với người khác để cảm thấy mình quan trọng”.

10. Đức GH Phanxicô là người con của Giáo Hội

Điều gọi là “hiệu quả Phanxicô” đã trở thành câu truyện đầu môi của truyền thông; một số nhà bình luận còn tiến xa hơn nữa bằng cách tiên đoán sẽ có những thay đổi triệt để trong Giáo Hội đã có tới 2,000 năm lịch sử. Nhưng Đức GH Phanxicô từng minh xác rằng: chủ trương của Giáo Hội trong việc đẩy mạnh các vấn đề luân lý cũng là chủ trương của chính ngài. Ngài từng nói lớn: “tôi là một người con của Giáo Hội”. Nhưng theo ngài, hiện nay, đang có quan tâm đối với “các nhu cầu cụ thể” và Tin Mừng cần tạo tác động thực sự trên tín hữu. Các nghiêm ngặt của Giáo Hội cần được áp dụng với một tình yêu chân thực, vì lòng Chúa thương xót không hề có biên giới. Đức GH nói: “Ta phải tìm ra một quân bằng mới; nếu không, ngay chính toà nhà luân lý của Giáo Hội chắc chắn sẽ sụp đổ như căn nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. Đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản, sâu sắc, toả sáng hơn. Chính từ đề xuất này, các hậu quả luân lý sẽ xuôi chẩy”.
 
Diễn Văn của Đức Phanxicô tại Phủ Tổng Thống Phi Luật Tân
Vũ Van An
22:38 15/01/2015
Khởi đầu trọn ngày đầu tiên tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp TT Benigno Aquino, cùng với các nhà lãnh đạo chính trị khác. Ngài thúc giục họ từ bỏ thối nát và phát huy “lòng trung thực, đức liêm chính và dấn thân phục vụ ích chung”.

Nói với các nhà cầm quyền dân sự và các nhà ngoại giao tụ họp tại Đại Sảnh Rizal ở Manila, Đức Giáo Hoàng nói tới việc phải bảo vệ gia đình, người trẻ và người già, bảo đảm công bình xã hội và tôn trọng nhân phẩm mọi người.

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài với các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn tại Dinh Malacanang ở Manila:


Kính thưa quí bà và qúi ông,

Tôi xin cám ơn ngài, thưa tổng thống, về sự nghinh đón tốt đẹp và những lời chào mừng của ngài nhân danh các nhà cầm quyền và nhân dân Phi Luật Tân, cũng như các thành viên lỗi lạc của ngoại giao đoàn. Tôi hết sức biết ơn đối với lời ngài mời tôi tới thăm Phi Luật Tân. Chuyến viếng thăm của tôi trước nhất có tính mục vụ. Nó diễn ra trong lúc Giáo Hội tại đất nước này đang chuẩn bị cử hành năm thế kỷ công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô tại những bờ biển này. Sứ điệp Kitô Giáo vốn có một ảnh hưởng lớn lao đối với nền văn hóa Phi Luật Tân. Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm quan trọng này sẽ nói lên hoa trái liên tục của sứ điệp ấy và tiềm năng gợi hứng của nó đối với một xã hội rất xứng đáng với lòng tốt, phẩm giá và ước vọng của nhân dân Phi Luật Tân.

Một cách đặc biệt, chuyến viếng thăm này nhằm nói lên sự gần gũi của tôi với các anh chị em từng chịu đau khổ, mất mát và tàn phá gây ra bởi trận bão Yolanda. Cùng với nhiều người trên khắp thế giới, tôi vốn ngưỡng phục sức mạnh anh hùng, đức tin và sự dẻo dai do rất nhiều người Phi Luật Tân chứng tỏ trước thiên tai này, và rất nhiều thiên tai khác. Các đức tính này, nhờ bắt nguồn không ít từ niềm hy vọng và tình liên đới do đức tin Kitô Giáo gợi hứng, đã tạo nên một dòng suối lòng tốt và đại lượng, nhất là nơi rất nhiều người trẻ. Trong giờ phút khủng hoảng quốc gia đó, không biết bao nhiêu người đã chạy tới giúp đỡ người lân cận đang cần đến của mình. Bằng một hy sinh lớn lao, họ đã dành thì giờ và tài nguyên của họ để tạo ra cả một hệ thống trợ giúp hỗ tương và cùng làm việc cho ích chung.

Điển hình liên đới trên trong công trình tái thiết dạy ta một bài học quan trọng. Giống như một gia đình, mọi xã hội đều rút tỉa từ các tài nguyên sâu sắc nhất của mình để đương đầu với các thách đố. Ngày nay, Phi Luật Tân, cùng với nhiều quốc gia khác tại Á Châu, đang đương đầu với thách đố phải xây dựng cho bằng được một xã hội hiện đại trên các nền tảng vững chắc, một xã hội biết tôn trọng các giá trị nhân bản chân chính, bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền do Thiên Chúa ban, và sẵn sàng đương đầu với các nan đề chính trị và đạo đức mới mẻ và phức tạp. Như nhiều tiếng nói tại quốc gia của ngài từng chỉ rõ, nay là lúc, hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị cần phải nổi bật về lòng trung thực, đức liêm chính và sự dấn thân phục vụ ích chung. Bằng cách này, họ sẽ giúp duy trì các tài nguyên nhân bản và thiên nhiên phong phú mà Thiến Chúa đã chúc lành ban cho xứ sở này. Nhờ thế, họ sẽ có khả năng điều phối được các tài nguyên tinh thần cần thiết cho việc đương đầu với các đòi hỏi của hiện tại, và truyền lại cho các thế hệ đang đến một xã hội thực sự công bình, liên đới và hòa bình.

Điều chủ yếu để đạt được các mục tiêu quốc gia nói trên là bổn phận luân lý đòi phải đảm bảo công bình xã hội và tôn trọng nhân phẩm. Truyền thống vĩ đại của Thánh Kinh buộc mọi người có bổn phận phải lắng nghe tiếng nói của người nghèo. Nó mời gọi ta phá tan mọi lòi tói bất công và áp bức từng phát sinh ra những bất bình đẳng xã hội tỏ tường, và hết sức tai tiếng. Việc canh tân các cơ cấu xã hội từng duy trì cái nghèo khôn nguôi và việc loại bỏ người nghèo, trước nhất, đòi phải hồi tâm hồi trí. Các giám mục Phi Luật Tân từng yêu cầu rằng năm nay phải được dành làm “Năm Người Nghèo”. Tôi hy vọng rằng lời kêu gọi có tính tiên tri này sẽ thách đố mọi người, ở mọi trình độ xã hội, chịu bác bỏ mọi hình thức thối nát từng làm chệch hướng các tài nguyên không đến với người nghèo, và chịu đồng lòng cố gắng làm sao cho mọi người nam nữ và cả trẻ em nữa được bao gồm vào đời sống cộng đồng.

Dĩ nhiên, phải dành cho gia đình và nhất là người trẻ một vai trò nền tảng trong việc đổi mới xã hội. Điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm của tôi sẽ là các cuộc gặp gỡ các gia đình và người trẻ tại Manila này. Các gia đình có một sứ mệnh không thể thiếu trong xã hội. Chính trong gia đình, trẻ em được huấn luyện trong các giá trị lành mạnh, các lý tưởng cao đẹp và biết thực sự quan tâm tới người khác.

Nhưng giống mọi ơn phúc của Thiên Chúa, gia đình cũng có thể bị biến dạng và tiêu hủy. Nó cần được ta hỗ trợ. Ta biết rằng đối với các nền dân chủ ngày nay của ta, thật khó có thể duy trì và bảo vệ các giá trị nhân bản nền tảng như tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người nhân bản, tôn trọng các quyền luơng tâm và tự do tôn giáo, và tôn trọng quyền sống bất khả nhượng, bắt đầu với quyền sống của trẻ chưa sinh và trải dài tới quyền sống của người cao niên và bệnh hoạn. Vì lý do này, các gia đình và các cộng đồng địa phương phải được khích lệ và trợ giúp trong các cố gắng của họ nhằm thông truyền cho người trẻ của chúng ta các giá trị và viễn kiến có thể giúp đem lại một nền văn hóa liêm chính, một nền văn hóa biết tôn kính sự thiện, sự chân, lòng trung thành và tình liên đới làm nền tảng vững chắc và chất keo tinh thần hòng giữ cho xã hội gắn bó với nhau.

Kính thưa tổng thống,
Kính thưa các nhà cầm quyền lỗi lạc,
Các bạn thân mến,

Ở lúc bắt đầu chuyến viếng thăm đất nước này, tôi không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của Phi Luật Tân trong việc cổ vũ sự hiểu biết nhau và hợp tác với nhau giữa các quốc gia Á Châu. Tôi cũng xin được nhắc đến sự đóng góp thường bị quên lãng nhưng rất thực của người Phi Luật Tân ở ngoại quốc vào đời sống và phúc lợi của các xã hội nơi họ sinh sống. Chính dưới ánh sáng di sản văn hóa và tôn giáo phong phú mà xứ sở của quí vị vốn tự hào, tôi xin tạm biệt quí vị bằng một thách đố và một khích lệ đầy tính cầu nguyện. Ước chi các giá trị thiêng liêng sâu sắc nhất của nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục tìm được biểu thức nơi các cố gắng của quí vị nhằm cung cấp cho các đồng công dân của qúi vị một nền phát triển nhân bản toàn diện. Bằng cách này, mỗi người đều sẽ có khả năng thể hiện trọn vẹn tiềm năng của mình, và do đó, góp phần một cách khôn ngoan và tốt đẹp vào tương lai đất nước. Tôi tin tưởng rằng các cố gắng đáng khen nhằm cổ xúy đối thoại và hợp tác giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau sẽ chứng tỏ hữu hiệu trong việc theo đuổi mục tiêu cao thượng này. Cách riêng, tôi xin bày tỏ lòng tin tưởng của tôi rằng tiến bộ đã thực hiện được trong việc đem hòa bình cho miền nam của xứ sở sẽ đem lại các giải pháp công bình phù hợp với các nguyên tắc thành lập quốc gia và tôn trọng các quyền bất khả nhượng của mọi người, trong đó, có người bản địa và các nhóm thiểu số tôn giáo.

Tôi xin thân ái khẩn cầu phúc lành dồi dào của Thiên Chúa xuống trên mọi quí vị, và trên mọi người nam nữ của quốc gia quí yêu này.

 
Top Stories
Vietnamese Bishop protests church demolition
J.B. An Dang
18:02 15/01/2015
A mass number of Catholics has been gathering at a make-ship church at Dak Jak, Kontum for days to protect it from the risk of being taken down by local authorities.

The Dak Jak parish of Kontum diocese, in Vietnam's Central Highlands, was established in 1965 but so far parishioners have never been approved of constructing a "real church" despite the fact that the number of Catholics in the region has swollen to around 6000 with a variety of ethnic minorities - Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng - thanks to the dedication and endless work of religious men and women, priests and the bishop of Kontum, Mgsr Michael Hoang Duc Oanh. Together they have been navigating their religious ship in rough waters under strict and harsh control of the local government.

Bishop Michael Hoang Duc Oanh states that his diocese has been repeatedly petitioning for a governmental approval to build a church in the area with the capacity to hold thousands at mass and church related activities, but all to no avail.

On Jan 7, 2015 the head of Kontum’s Interior Department had announced an order to "expel" Fr. Dominic Tran Van Vu the pastor, and to dismantle the make-ship church built by many poor Catholics to gather for mass celebration, religious studies and social activities.
The announcement came as a shock to the determined, devout Catholics of ethnic minorities of central Vietnam who are well- known and admired for their fierce loyalty to their faith.

On Jan 13, realizing the abnormal presence of uniformed police as well as local officials at the site of the church, people rushed to the scene in thousands, uniformly voiced their concern to the authorities on their plan to take down the church. For 2 straight days, the protest went on without any sign of dispersion that Fr. Dominic Vu had to be summoned to be mediator for the government - parishioners talk scheduled to take place at noon on the same date. However, as people gathering at the meeting on Jan 15, local officials never showed up to engage in the dialogue they themselves had set up.

Parishioners now fear that local authorities would soon demolish their church by force.


 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm
HT,VRNs
00:41 15/01/2015
Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm

VRNs (14.01.2015) – Sài Gòn- Mấy ngày qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum liên tục đưa công an đến giáo xứ Đăk Jâk cưỡng chế và yêu cầu bà con giáo dân và linh mục tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm.

“Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi cả linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.” Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản xứ giáo xứ Đăk Jâk thuộc giáo phận Kontum, cho biết.


Công an đột nhập vào nhà thờ

Cha Vũ cho hay: “Khi nghe tin, ngày nào bà con giáo dân cũng tập trung rất đông trước nhà thờ trên dưới 1000 người. Bà con rất mạnh mẽ, hiệp nhất, kiên quyết giữ ngôi nhà thờ tạm, không cho chính quyền tháo gỡ, chỉ khi nào chính quyền cấp giấy phép cho xây nhà thờ thì mới thôi. Giáo dân đến đây không chỉ bảo vệ nhà thờ, linh mục, mà còn đọc kinh cầu nguyện. Giáo xứ có tổ chức Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho giáo xứ được bình an.”

Một giáo dân người Dân tộc nói: “Xây nhà thờ là mong mỏi của giáo dân, để chúng tôi sống Đức Tin. Giáo xứ chúng tôi đã làm đơn xin phép xây giáo xứ suốt 20 năm nay mà chính quyền không cho phép.”




Cha Vũ cho hay: “Chiều ngày 07.01, Đức Cha Micae cùng đi với 5 cha lên Sở nội vụ họp và giải quyết về việc này. Sau một thời gian trao đổi căng thẳng, chính quyền quyết tháo dỡ nhà thờ và đuổi linh mục đi. Nhưng Đức Cha luôn kêu gọi chính quyền cho linh mục được dâng lễ trong nhà thờ tạm cho giáo dân và kêu gọi chính quyền cho giáo xứ được xây nhà thờ trong khu đất của giáo xứ.”

Cha Đaminh Trần Văn Vũ quản xứ giáo xứ Đăk Jâk vào tháng 11.2011. Tuy nhiên, trong năm qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei ra quyết định trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ ra khỏi giáo xứ. Cha Vũ quả quyết: “Thứ nhất, để một linh mục đi hay ở lại giáo xứ thì chính quyền không đủ tư cách, vì người có quyền là Đức Giám Mục, nhưng cho đến nay Ngài chưa có thông báo gì chính thức. Thứ hai, tôi không thể can tâm giao đàn chiên của tôi cho đàn sói được, chỉ khi nào có một vị linh mục nào đó thay thế tôi thì tôi mới đi. Thứ ba, xây nhà thờ là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách của giáo dân để họ có thể tham dự thánh lễ một cách tôn nghiêm hơn, vì thế tôi là linh mục nên tôi phải thực thi sứ mạng là đáp ứng nhu cầu tâm linh cho giáo dân.”


Một giáo dân bày tỏ: “Khi nghe tin cha Vũ bị trục xuất thì chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi yêu cầu chính quyền cho chúng tôi biết rõ vì sao trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ. Cha Vũ rất năng động. Cha tổ chức các buổi học cho những đứa nhỏ học chữ. Trước đây, chúng tôi hay uống rượu, không đi làm nhưng nhờ cha Vũ giúp mà chúng tôi bớt uống rượu hơn và dạy chúng tôi biết cách làm ăn. Chúng tôi chưa thấy chính quyền có công việc nào tốt như cha Vũ [đang làm].”

Nhà cầm quyền luôn gây khó khăn cho giáo xứ từ tháng 05.2013 cho đến nay. Cha Vũ kể: “Giáo xứ thành lập năm 1965 nhưng chưa có nhà thờ. Cho đến nay, giáo xứ có 5059 bà con giáo dân, đa phần là bà con dân tộc thiểu số.

Vào cuối tháng 4.2013 bà con giáo dân cho mượn khoảng 1000 m2 để dựng một ngôi nhà thờ tạm với cột tròn, lập tôn, không thân vách, có lễ đài để giáo dân có thể tham dự thánh lễ và sinh hoạt [các mục vụ tôn giáo].

Sau đó, từ tháng 5.2013 cho đến bây giờ, Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.


Khi xảy ra sự việc, linh mục đã phản hồi bằng văn thư và gửi lên Tỉnh, nhưng họ cứ hứa hẹn hết lần này lần nọ mà không giải quyết vụ việc.”

Cha Vũ nhận xét: “Với tư cách là một công dân, mình phải tuân phục chính quyền nhưng việc làm của chính quyền không đi đến đâu, họ hứa nhưng không giữ lời, chỉ biết làm theo chỉ thị mà không lắng nghe nhu cầu và mong mỏi của người dân. Dường như họ không quan tâm đến người dân. Họ nói rằng đất nước có tự do tôn giáo nhưng luôn hạn chế tôn giáo.”

“Đối với người dân ở đây, họ không tin vào chính quyền, vì chính quyền hứa mà không làm. Chính quyền càng gây áp lực, giáo dân càng đoàn kết và niềm tin vào Thiên Chúa càng vững mạnh. Có thể cám ơn cộng sản, vì nhờ họ, mà Đức tin của bà con giáo dân ngày càng mạnh mẽ.” Cha Vũ nhấn mạnh.

Đỉnh điểm cao nhất của sự việc xảy ra khi các ban ngành của xã và huyện xuống gây áp lực cho giáo xứ vào ngày 25.07.2013.

Giáo xứ ĐăkJâk, giáo phận Kontum nằm trên xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum, cách Tp Kontum khoảng 85 km về hướng Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 14, giáp huyện Khâm Đức – tỉnh Quảng Nam.

HT,VRNs

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2015/01/nha-cam-quyen-xa-dak-mon-cuong-che-ngoi-nha-tho-tam/
 
Ngày hồng phúc cho giáo xứ Hội Nguyên
Anthony Trung Nghĩa
10:49 15/01/2015
Hoà trong bầu khí vui tươi, thanh bình đang lan toả của những ngày xuân mới 2015, đặc biệt là năm tân phúc âm đời sống giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến. Niềm vui đó được nhân lên gấp bội với Giáo xứ Hội Nguyên hôm nay, bởi vì hôm nay 14.01.2015 Hội Nguyên mừng ba sự kiện đặc biệt:

- Nhận bằng quyết định thành lập Giáo xứ
- Đón nhận Cha Tân Quản xứ
- Mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng giáo xứ.

HÌnh ảnh

Đúng 8g15, đoàn rước bắt đầu từ nhà phòng giáo xứ tiến ra nhà thờ. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ. Đồng tế với Đức Cha có Cha Gioan Baotixita Ngô Năng – Tân quản xứ Hội Nguyên và đông đảo quý Cha trong và ngoài giáo hạt. Trong thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện của bà con Giáo xứ Trung Song – quê hương của Cha tân quản xứ, Giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa và quý khách xa gần.

Trước thánh lễ, Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đọc quyết định thành lập Giáo xứ Hội Nguyên, bằng bổ nhiệm Cha Tân Quản xứ Hội Nguyên.

Năm 2014 là năm Giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa vừa tròn 100 tuổi, cũng là năm giáo xứ Hội Nguyên được tách từ Giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa (Đức Giám Mục Giáo phận đã ký quyết định thành lập giáo xứ Hội Nguyên ngày 05 tháng 11 năm 2014). Nhìn lại chặng đường đã qua, giáo dân nơi đây cảm nghiệm sâu xa tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, sự nâng đỡ dìu dắt của Bề Trên Giáo phận và các mục tử được Bề Trên sai đến coi sóc chúng con.

Trong dịp trọn đại này, cộng đoàn Giáo xứ Hội Nguyên thành kính tri ân Bề trên giáo phận Vinh qua các thời kỳ: Đức Cha quá cố Phêrô Trần Xuân Hạp, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, đặc biệt cộng đoàn tri ân Đức Cha Phaolô đương nhiệm. Nhờ sự quan tâm của Đức Cha mà ba giáo họ Thượng Trung Hạ Nguyên hôm nay được nâng lên hàng giáo xứ.

Cộng đoàn Giáo xứ cũng tri ân quý cha đã và đang coi sóc giáo xứ. Trước hết, cộng đoàn xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha cố Phaolô Nguyễn Minh Trí, chính cha là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất của 3 giáo họ, đây là tiền đề cho việc thành lập giáo xứ mới hôm nay. Cộng đoàn chân thành tri ân Cha cố Antôn Phạm Đình Phùng, cha Phêrô Lê Nam Cao, cha Phêrô Trần Phúc Chính, cha Phêrô Đậu Đình Triều, Cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn, quý cha đến từ tỉnh dòng Ngôi Lời, dòng Phanxicô… các Ngài đã hướng dẫn, coi sóc, dạy dỗ, ban các Bí Tích và giúp đỡ giáo dân nơi đây ngày càng trưởng thành hơn trong đời sống đức tin. Cách đặc biệt, cộng đoàn tri ân cha quản xứ, quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt quản nhiệm, quý cha đã củng cố đền thờ tâm hồn mỗi người trong giáo xứ, nhất là lo trước, liệu sau chuẩn bị cho ngày đại lễ này được thành công tốt đẹp.

Trong bài cám ơn, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền bối và những ai đã có công trong việc hình thành và phát triển Giáo xứ Hội Nguyên như ngày hôm nay. Vị đại diện cũng nói lên nỗi vui mừng khi được đón nhân Cha Tân Quản Xứ: “Chúng con vui mừng khôn kể xiết vì chúng con vừa được nhận quyết định thành lập giáo xứ, vừa được Đức Cha bổ Nhiệm Cha làm Cha Tân Quản xứ của chúng con. Chúng con cám ơn Cha đã chấp nhận về đây với chúng con. Cha là Cha xứ Tiên Khởi của chúng con. Kính thưa Cha, Giáo xứ Hội Nguyên vừa mới được thành lập, đang bước những bước chập chững vào đời, cần người dìu dắt hướng dẫn. Chúng con tin tưởng trong thời gian tới, Cha sẽ giúp giáo xứ chúng con bước những bước dài và chững chạc trong đời sống đức tin, để giáo xứ chúng con không thua chị kém em. Chúng con xin hứa sẽ cộng tác và đồng hành với Cha để xây dựng một giáo xứ hiệp nhất yêu thương như Chúa và Bề Trên Giáo phận mong muốn”.

Hướng về Giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa, vị đại diện nói: “Kính thưa giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa, Giáo xứ Mẹ chúng ta được thành lập năm 1914. Và năm 1919, Mẹ đã sinh ra người con thứ nhất là Giáo xứ Cồn Cả. Năm 2005, Mẹ đã sinh ra người con thứ hai là là giáo xứ Thuận Giang và trọn 100 năm tức là năm 2014, mẹ đã sinh ra người con thứ ba là giáo xứ Hội Nguyên chúng con. Điều đó nói lên sự trưởng thành theo quy luật- con khôn thì rời mẹ- cái điều mà bao nhiêu năm qua Mẹ Con ta mong ước đợi chờ thì hôm nay đã trở thành hiện thực. Trong giờ phút linh thiêng này, chúng ta tin tưởng rằng Chúa sẽ tiếp tục ghi vào lòng của mỗi người 2 giáo xứ chúng ta dấu ấn tình thương của Ngài qua bàn tay Đức Cha và Quý Cha. Chúng con cảm ơn xứ Mẹ đã cưu mang, hướng dẫn, nâng đỡ để chúng con trưởng thành như ngày hôm nay”.

Thật cảm động khi đại diện Giáo xứ Mẹ Thuận Nghĩa lên trao quà và tặng hoa cho Giáo xứ Con Hội Nguyên. Cử chỉ này nói lên niềm vui và tình thương của người Mẹ trước sự trưởng thành của con cái.

Sau tâm tình của Cha Tân Quản xứ, là lời huấn từ của vị Cha chung Giáo Phận. Ngài nhắn nhủ cộng đoàn cộng tác với Cha Tân quản xứ để xây dựng một giáo xứ vững mạnh, sống tinh thần hiệp nhất yêu thương và có tinh thần truyền giáo như thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi.

Giáo xứ Hội Nguyên gồm ba giáo họ Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, có hơn 2700 nhân danh, thuộc hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh.
 
Linh mục và Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ - Cộng đoàn
+GM Giuse Đặng Đức Ngân
10:50 15/01/2015
LINH MỤC VÀ TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ-CỘNG ĐOÀN
TĨNH TÂM LINH MỤC ĐOÀN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

tại Tòa Giám Mục Phan Thiết, từ ngày 12 tới 16/01/2015
do ĐC Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng giảng thuyết

Trọng kính Đức Cha Giuse,
Kính thưa quý Cha và quý thày Phó tế.

Khi Đức Cha Giuse mời con đồng hành giúp quý Cha trong tuần Tĩnh Tâm Năm 2015 của Linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết, con đã đồng ý và từ đó suy tư để chọn lựa chủ đề cho tuần tĩnh tâm này. Với tâm tình theo hướng đi của Hội Đồng Giám Mục Việt-nam, con đã chọn lựa chủ đề Linh Mục và Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ và Cộng đoàn.

Giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được ủy thác cho linh mục quản xứ như là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dưới quyền Giám mục giáo phận (GL 515 §1). Hay nói khác đi, Giáo xứ là một cộng đoàn bao gồm những người được rửa tội trong một không gian, phạm vi cụ thể. Như thế, nói đến giáo xứ là nói đến cả một thực thể sống động bao gồm tất cả mọi thành phần thuộc về nó. Cụ thể, với bầu khí tĩnh tâm năm của Linh mục đoàn trong năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ-Cộng đoàn, nói đến giáo xứ là nói đến linh mục và các anh chị em giáo dân, theo một khuôn mẫu thân thuộc với chúng ta.

Bên cạnh đó, trong tư cách là linh mục phục vụ giáo xứ, trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ này, chúng ta được mời gọi tái khám phá, làm tươi trẻ lại dung mạo của giáo xứ đúng theo ý muốn của Đức Kitô khi Ngài thiết lập Hội Thánh là cộng đoàn các môn đệ, cộng đoàn những người được sai đi.

Như vậy, thời gian ân sủng của những ngày tĩnh tâm này, chúng ta hãy đọc lại một vài giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến giáo xứ và những thành phần thuộc về nó. Để làm gì? Thưa, để có thể trả lại đúng dung mạo của giáo xứ, chúng ta cần phải tìm biết dung mạo của giáo xứ được Giáo Hội nói đến như thế nào.

Nói như thư chung của HĐGMVN 2014, Tân Phúc Âm hóa giáo xứ trong năm nay có nghĩa là giáo xứ cần được thấm đẫm tinh thần Phúc Âm và làm chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân. Tại sao lại cần làm cho tinh thần Phúc Âm phải thấm đượm giáo xứ? Phải chăng thật là mâu thuẫn khi giáo xứ, một cộng đoàn của dân Thiên Chúa, lại cần phải thấm đượm tinh thần Phúc Âm, vì tự thân, giáo xứ phải là như thế, tinh thần Phúc Âm phải tràn ngập nơi giáo xứ chứ?

Khiêm tốn nhìn nhận, chúng ta thấy rằng, các giáo xứ theo thời gian và trào lưu cuộc sống, diện mạo của giáo xứ đang bị bám bụi, đang bị lấm lem và có những vết bẩn. Do đó, năm phụng vụ 2015 đối với Giáo Hội Việt Nam là thời điểm mời gọi canh thân, thời điểm trở về nguồn của các giáo xứ.

Tuy nhiên, bất cứ một sự thay đổi, canh tân nào trong một nhóm, tổ chức, cộng đoàn nào cũng phải có người lãnh đạo, có người khởi xướng, thực hiện. Thông thường, người lãnh đạo, khởi xướng đó là người đứng đầu trong cộng đoàn, trong tổ chức, trong nhóm đó. Như vậy, chúng ta có thể nói với nhau rằng, để giáo xứ có thể được Tân Phúc Âm Hóa, các cha xứ nói riêng, các linh mục nói chung, phải là người cầm đầu, người lãnh đạo, phải là tác nhân thúc đẩy quá trình Tân Phúc Âm hóa trong sự cộng tác với ơn của Chúa Thánh Thần – Đấng là tác nhân chính.

Vì thế, để đạt đến mục tiêu “tái khám phá lại dung mạo của giáo xứ để có thể Tân Phúc Âm Hóa giáo xứ (có nghĩa là Phúc Âm Hóa cả linh mục và mọi thành phần khác trong giáo xứ)”, những bài chia sẻ trong tuần tĩnh tâm này, chúng ta sẽ bước đi theo một tiến trình như sau:

Trước tiên, nối tiếp năm Tân Phúc Âm Hóa gia đình, chúng ta cùng đọc lại lời giáo huấn của thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II về gia đình trong tông huấn Christifideles Laici với chủ đề “Giáo xứ - Mái ấm gia đình”.

Thứ hai, gia đình giáo xứ phải là một “Căn nhà của Lời” theo sứ điệp hậu THĐGM lần thứ 12 về Lời Chúa và tông huấn Verbum Domini của ĐTC Benedicto XVI.

Theo sau giáo huấn của hai ĐGH (Gioan Phaolô II và Benedicto XVI), chúng ta hãy đọc những thách đố của thế giới ngày nay của ĐTC Phanxico, Đức Giáo Hoàng đương nhiệm của chúng ta, trong sự soi chiếu về giáo xứ.

Sau ba bài suy tư về giáo xứ theo nhãn quan của ba vị Giáo Hoàng, trong bài thứ tư, chúng ta, trong tư cách là các linh mục, những người lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ, nhìn lại quyền lợi và sự cộng tác của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội nói chung và của Giáo xứ nói riêng đã được đáp ứng và thực hiện ra sao.

Hai bài cuối cùng (bài năm và bài sáu) là hai bài xoay quanh việc dấn thân phục vụ trong tinh thần đức ái (bài năm) và các nẻo đường phục vụ mới của giáo xứ.

Ước chi, những góp nhặt này có thể mang lại cho quý cha một chút gì đó cho đời sống linh mục là hiện thân của Chúa Kitô cho dân Ngài, và góp phần làm cho hành trình Tân Phúc Âm hóa cộng đoàn giáo xứ nơi quý cha phục vụ đạt được những thành quả tích cực theo tinh thần mà Hội Đồng Giám Mục Việt-nam mời gọi cho Năm Phụng Vụ B này.

Bài 1: GIÁO XỨ - MÁI ẤM GIA ĐÌNH (Christifideles Laici)

Tin mừng Luca (Lc 2:51-52): “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Ðức Giêsu, ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”

I. Giáo xứ - mái ấm gia đình

Gia đình luôn là hình ảnh thân thương và vô cùng gần gũi đối với mỗi người chúng ta. Trừ những trường hợp cá biệt, ai trong chúng ta cũng có những kỷ niệm, những ký ức, những hình ảnh thật đẹp về gia đình. Đó là khung cảnh cả gia đình quây quần bên mâm cơm; giây phút ngồi trao đổi, thưa chuyện cách đầm ấm; những khoảnh khắc chúng ta vui chơi, đùa giỡn với anh chị em, bè bạn, cha mẹ hay những người thân khác trong gia đình.

Đoạn Tin Mừng Luca chúng ta vừa nghe cũng cho chúng ta thấy hình ảnh một gia đình thật đẹp, thật hạnh phúc và thánh thiêng. “Vợ chồng thuận thảo, con cái ngày một ngoan hiền, tình làng nghĩa xóm đề huề” đi đôi với tâm tình luôn hướng về Thiên Chúa càng làm cho gia đình Giêsu-Maria-Giuse thật bình dị và ấm áp. Như vậy, nếu xét từ góc độ này, hai tiêu chuẩn làm cho một gia đình trở nên một mái ấm thật sự đó chính là sự tôn trọng, sự vâng phục thảo hiếu và ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa (cầu nguyện, suy niệm).

Gia đình là mái ấm mà trong đó mọi thành viên tôn trọng và yêu mến nhau. Hình ảnh gia đình Nazareth cho chúng ta thấy được sự thảo hiếu vâng phục của đứa con trong gia đình đối với người cha, người mẹ trong gia đình. Kinh Thánh còn nói tiếp, đứa trẻ ngày càng cao lớn, không chỉ càng có thêm ân nghĩa với Thiên Chúa mà còn có thêm ân nghĩa với người ta. Kinh thánh không kể gì thêm cho chúng ta về cuộc sống của gia đình Nazareth, ngoại trừ những gì chúng ta vừa đọc. Chúng ta không biết Giuse và Maria nói với nhau những điều gì, có tranh cãi với nhau về một chủ đề nào đó hay không? Nhưng người ta vẫn thường nói: “xem quả thì biết cây”. Như vậy, gia đình có một người con hiếu thuận, ân nghĩa với mọi người chung quanh đa phần, gia đình đó phải là một gia đình gương mẫu, một gia đình nề nếp. Hơn nữa, Kinh thánh cũng nói cho chúng ta “Đức Maria hằng ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng” tất cả mọi biến cố xảy ra; thánh Giuse sau khi được sứ thần báo mộng, ngài đã đón nhận Đức Maria về nhà mình. Thật đẹp thái độ và hành động của hai con người; thái độ và hình ảnh của hai con người luôn sẵn sàng mở lòng mình ra để đón nhận thánh ý Thiên Chúa, đón nhận những người thân trong gia đình, những người đi qua cuộc đời mình. Vậy thì còn nói gì nữa, chúng ta phải nói rằng, gia đình Giêsu-Maria-Giuse phải là một gia đình trên thuận dưới hòa, con cái thảo hiếu. Vâng, đó chính là một mái ấm.

Gia đình là mái ấm mà trong đó ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa luôn chi phối tất cả mọi hoạt động của các thành viên. Thánh Giuse được trình bày một cách mờ nhạt trong đời sống gia đình Nazareth. Kinh Thánh không trình thuật lại bất cứ một lời nói nào của ngài, ngoại trừ một vài những trắc ẩn, những nghi vấn và một vài thái độ, hành động của ngài mà thôi. Và như chúng ta vừa đề cập, thánh Giuse hoàn toàn làm theo thánh ý Thiên Chúa, chu toàn trách vụ là cha nuôi của Con Thiên Chúa; Đức Maria luôn ghi khắc mọi sự trong lòng; còn trẻ Giêsu ngày cảng thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa. Cho nên, gia đình thánh gia luôn ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa chi phối mọi hoạt động của các thành viên trong gia đình Nazareth.

Số 15 của tông huấn Familiaris Consortio còn mở cho chúng ta một sứ vụ to lớn hơn của gia đình, đó là sứ vụ đưa mỗi người vào trong một gia đình rộng lớn hơn, đó là “gia đình nhân loại” và “gia đình Thiên Chúa” từ những tương quan cụ thể và thường ngày của đời sống gia đình. Hóa ra, gia đình là một mái ấm không chỉ bó gọn trong chính nó, nhưng mái ấm đó còn phải đưa dẫn mọi thành viên đến với những cá nhân khác ở ngoài gia đình riêng của mình, và đặc biệt là đến được với Thiên Chúa.

Như vậy, với lăng kính giáo xứ là một gia đình, chúng ta – những linh mục – chúng ta nghĩ gì?

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng chúng ta cũng có một gia đình: gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận. Từ đó, chúng ta thử nhìn lại về gia đình giáo xứ của chúng ta có thực sự là mái ấm tràn ngập tình yêu, sự tôn trọng và thánh ý Thiên Chúa luôn là mối bận tâm của mọi thành viên không?

Rồi với tư cách là những người đứng đầu, phục vụ cộng đoàn, chúng ta hãy xét mình, chúng ta đã làm cho giáo xứ chúng ta trở nên mái ấm? Nếu chúng ta đã làm được, vậy chúng ta hãy tự kể cho chính mình những gì chúng ta đã làm để có thể kiến tạo gia đình giáo xứ trở thành một mái ấm? Còn nếu giáo xứ chưa thực sự là mái ấm, chúng ta có nhìn ra được đâu là những vấn đề làm ngáng trở cho giáo xứ trở thành mái ấm cho mọi người? Chúng ta sẽ giải quyết ra sao đối với những ngáng trở đó?

Tương tự, chúng ta cũng hãy duyệt xét chúng ta đã, đang và sẽ phải làm gì để có thể đưa từng người, từng cá nhân một và ngay cả chính bản thân mình trong mái ấm đó đi vào được những gia đình rộng lớn hơn (“gia đình nhân loại” và “gia đình Thiên Chúa”)?

Thực tế cuộc sống cho thấy có những gia đình không hạnh phúc, không thấy được tình yêu thương ngự trị,…; gia đình đó không là một gia đình thực sự, không là một mái ấm theo nghĩa của nó. Tương tự, đời sống Giáo Hội, giáo phận, giáo xứ cho chúng ta một số cộng đoàn cũng không có được “trong ấm ngoài êm”. Điều đó cho thấy đời sống giáo xứ vẫn còn đó một vài điểm tối. Và là người lãnh nhận trách nhiệm phục vụ, dù có nỗ lực, có cố gắng nhiều nhưng chúng ta phải thú nhận rằng, chúng ta còn thiếu sót, chưa làm tròn bổn phận mà chúng ta đã tự nguyện đảm nhận (những lời cam kết trước khi lãnh nhận chức thánh).

II. Giáo xứ - gia đình hiệp thông

Một khía cạnh khác nói lên “giáo xứ là mái ấm” chính là chiều kích hiệp thông.

Chúng ta nhận thấy rằng, hiệp thông không phải là một thứ có sẵn, hiện diện cách mặc nhiên trong đời sống tập thể, đời sống cộng đoàn. Nó là một “kết quả” được tạo nên từ thái độ và hành động của mỗi phần tử trong tập thể, cộng đoàn đó. Chỉ cần một phần tử, một thành viên trong nhóm, trong cộng đoàn đó không sống giá trị hiệp thông, cộng đoàn đó, nhóm đó chưa là một mái ấm, chưa là một gia đình hiệp thông.

Thế nên, sự hiệp thông luôn là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ một cộng đoàn, một nhóm nào. Đặc biệt hơn, trong đời sống đức tin của chúng ta, hiệp thông không chỉ là một yếu tố không thể thiếu, nếu có thể nói cách mạnh mẽ rằng nó là bản chất của cộng đoàn những người tin vào Đức Giêsu Kitô.

Chúng ta xác tín chính Đức Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa, đã nói cho chúng ta biết nguồn cội sự hiệp thông mà chúng ta cần phải có trong bất cứ đời sống cộng đoàn nào, được khởi đi từ chính Thiên Chúa, Thiên Chúa Ba Ngôi. Hay nói rõ hơn, sự hiệp thông mà chúng ta cần có trong đời sống giáo xứ phải khuôn đúc theo sự hiệp thông của Ba Ngôi.

Lần mở lại những trang Tin Mừng, chúng ta thấy tất cả mọi hoạt động của Đức Giêsu đều kết hiệp với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (biến cố chịu phép rửa ở sông Giođan, đi vào sa mạc ăn chay 40 đêm ngày, tuyển chọn các môn đệ, …), hay nói khác đi, ý định cứu độ tình yêu của Thiên Chúa được thực hiện nơi Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, cho nên tình yêu và sự trung tín của Thiên Chúa đều có hình ảnh của Ba Ngôi, cả ba cùng hoạt động trong một kế hoạch duy nhất. Đây chính là nguồn cội cho sự hiệp thông của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận và cho cả toàn thể Giáo Hội.

Vì vậy, mỗi người Kitô hữu nói chung, mỗi cộng đoàn giáo phận, giáo xứ nói riêng, được mời gọi sống theo khuôn mẫu của Ba Ngôi. Đó là thái độ, tinh thần hiệp thông. Bởi chưng, được tháp nhập vào cây nho thật là Đức Giêsu qua Bí Tích Thánh Tẩy, được nuôi dưỡng, trở nên một Thân Mình với Đức Kitô, chúng ta phải sống sự hiệp thông với Chúa và anh em. Điều này ta có thể thấy được chính những tín hữu của cộng đoàn Giáo Hội sơ khai đã nêu gương cho chúng ta: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau […]. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ" (Cv 2:44-46).

Quả thật, cộng đoàn Giáo Hội sơ khai đã cho chúng ta một khuôn mẫu cụ thể hơn về sự hiệp thông của cộng đoàn, của giáo xứ, của giáo phận.

Trước tiên, đó là một cộng đoàn hợp nhất, đồng tâm nhất trí với nhau. Đây là một điều không dễ đối với chúng ta. Dễ dàng gì chúng ta có được một cộng đoàn, một giáo xứ, một giáo phận hoàn toàn hợp nhất với nhau, hoàn toàn cùng một lòng một chí. Bởi nơi giáo xứ trong đời sống giáo phận, có những chuyện chia rẽ, những lời nói, thái độ, hành động gây mất tình đoàn kết, hiệp thông, những chống đối “nổi” cũng như “chìm” vẫn diễn ra. Ngay trong cộng đoàn Giáo Hội sơ khai, được xem là cộng đoàn hiệp nhất, đồng tâm nhất chí với nhau, vẫn còn có những điều tiêu cực, những con người sống không chân thành (vợ chồng ông bà Khanania và Xaphira – Cv 5:1-11 – giấu bớt số tiền bán đất), hoặc không công bằng với các bà góa.

Tuy sự hiệp thông không dễ có nhưng không phải là không thể được. Chúng ta có thể khám phá ra một giá đỡ cho sự hiệp thông của cộng đoàn đầu tiên. Giá đỡ đó là sự cầu nguyện, là việc cùng nhau quy tụ để cử hành lễ bẻ bánh.

Thì ra, chính đời sống thiêng liêng, đời sống cầu nguyện là một trong những tác nhân vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên và duy trì sự hiệp thông. Như thế, sự ấm áp, yêu thương, sự hiệp thông nơi gia đình giáo xứ phải được củng cố nơi nguồn mạch của nó chính là việc cử hành lễ bẻ bánh, Hy Tế Thánh Thể. Vì chưng, trong Hy Tế Thánh Thể, chúng ta cử hành, chúng ta sống giá trị của sự tự hiến, trao ban và hiệp nhất.

Sự quy tụ với nhau trong một ngôi thánh đường, cử hành một giờ cầu nguyện, cử hành Thánh Thể là một dấu chỉ hữu hình cho thấy sự hiệp thông, sự hiệp nhất của gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận. Hay ngay giây phút này đây, trong những ngày ân sủng này đây, anh em linh mục trong toàn giáo phận quy tụ về mái nhà chung, quy tụ bên Đức Giám Mục – người cha, người thầy, người anh em của mình – cũng là một dấu chỉ nói lên sự hiệp thông trong đời sống gia đình giáo phận.

Hơn nữa, không chỉ quy tụ để cử hành, chúng ta còn sống Hy Tế Thánh Thể. Chính việc sống Hy Tế Thánh Thể bộc lộ triệt để hơn giá trị của sự hiệp thông. Đó là một sự hiệp thông của tình yêu, của sự trao ban, của sự tự hiến. Sau khi cử hành Thánh Thể trong ngôi thánh đường, mọi thành viên trong gia đình giáo xứ cử hành Thánh Thể nơi gia đình, nơi môi trường sống của mình khi chấp nhận tự hủy, chấp nhận mất mát, chấp nhận hy sinh vì lợi ích, vì phần rỗi của những người chung quanh.

Câu hỏi được đặt ra: cộng đoàn nơi chúng ta đang sống – giáo xứ, giáo phận - tinh thần hiệp thông ra sao? Trong gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận, liệu chúng ta có như các tín hữu sơ khai là hợp nhất với nhau? Hy tế Thánh Thể chúng ta, những linh mục đóng vai trò chủ sự, đã được cử hành và sống như thế nào?

Trong tình gia đình, trong tinh thần thẳng thắn và khiêm nhường, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta ít nhiều cũng mang lấy nơi mình men Pharisiêu, men biệt phái. Nhiều khi chúng ta nói, chúng ta cử hành nhưng chúng ta chưa sống bao nhiêu. Đáng ra trong vai trò là người đứng đầu, là người chủ sự cử hành Thánh Thể, chúng ta phải trở nên Thánh Thể. Nghĩa là, chúng ta phải thực hiện sự nối kết, quy tụ, hiệp nhất, trao ban, tự hiến. Thế nhưng, nhiều lúc, chính chúng ta là những người gây sự chia rẽ, phân biệt, loại trừ, chống đối. Nếu như thế, hóa ra Thánh Thể lại tự mâu thuẫn sao? Không, Thánh Thể không bao giờ mâu thuẫn tự nội, không bao giờ đi ngược và tự phá hủy chân giá trị của mình. Những tiêu cực xảy ra là do chính bản thân mỗi người chúng ta đã không thực thi, đã không sống đúng với giá trị Thánh Thể mà đích thân mình cử hành. Đây là một sự nhắc nhớ cho linh mục chúng ta. Chúng ta hãy cử hành và hãy sống những gì chúng ta cử hành. Ở đây, tôi mời gọi anh em hãy nhớ lại lời khuyến dụ trong ngày thụ phong phó tế “Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy” cũng như trong ngày chịu chức linh mục “Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh giá Chúa”.

Vì vậy, sự hiệp thông bao hàm những mối tương quan sinh động và cụ thể. Trong hiệp thông, mọi thành viên sống tinh thần liên đới và chia sẻ không chỉ với nhau về mọi khía cạnh của cuộc sống nhưng còn mở rộng tình liên đới và chia sẻ đó cho những người không thuộc về gia đình giáo xứ của mình. Nói khác đi, hiệp thông là đồng trách nhiệm và bác ái. Để là mái ấm, giáo xứ phải có tinh thần huynh đệ, đồng trách nhiệm, bác ái và rộng mở.

Chiều kích Huynh đệ: Cùng quy hướng về sứ mạng mà Đức Giêsu để lại, tất cả các thành viên trong gia đình giáo xứ cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp thông và đồng trách nhiệm. Đích nhắm chỉ đạt được khi mọi đoàn thể, tất cả các thành viên đều đồng tâm nhất chí với nhau. Vì vậy, tinh thần huynh đệ, sự hiệp thông và việc cảm thông, tha thứ liên tục phải là dưỡng khí cho mọi hoạt động, mọi sự cộng tác của các thành viên trong gia đình giáo xứ.

Chiều kích Rộng mở: Sự rộng mở đó không chỉ bao hàm sự cởi mở, ân cần và vui tươi đón tiếp mọi người, nhưng nó còn bao hàm cả một sự tôn trọng và đón nhận sự cộng tác của tất cả những ai muốn cộng tác và dấn thân cho việc mục vụ và sự thăng tiến của giáo xứ, của cộng đoàn. Hơn nữa, sự rộng mở còn mang yếu tố toàn diện. Nó là một sự dàn trãi, rộng mở cho tất cả mọi đối tượng thuộc mọi giới, lứa tuổi hay trình độ. Bởi vì, đặc tính rộng mở của gia đình giáo xứ được bắt nguồn từ khuôn mẫu Ba Ngôi.

Nói đến việc rộng mở, tôi nhớ đến lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng: “tôi muốn cánh cửa nhà thờ lúc nào cũng phải luôn rộng mở” (EG, số 47). Đối với tôi, sự rộng mở cánh cửa của nhà thờ bao hàm hai ý tưởng: chào đón mọi người và đón nhận sự cộng tác.

Cánh cửa luôn rộng mở để mọi người có thể đến với ngôi nhà của Chúa, ngôi nhà chung. Chúng ta nghĩ gì khi người giáo dân được mời gọi đóng góp, đóng góp và đóng góp để xây dựng ngôi thánh đường, ngôi nhà xứ; nhưng khi đã hoàn thành, ngôi nhà thờ, nhà xứ đó lại được cửa đóng then cài. Dĩ nhiên, cũng có những lý do về an ninh, về gìn giữ của cải chung. Nhưng liệu có công bằng hay không khi chúng ta nói nhà thờ, nhà xứ là của giáo dân (và đúng là như vậy, nhà Chúa là nhà của dân Người, là nơi quy tụ và diễn ra mọi hoạt động – hãy đọc lại diễn tiến cuộc xuất hành, Hòm bia TC – chính là TC – luôn ở giữa dân Người, họ cầu nguyện, dâng hy lễ, ca hát nhảy múa trước Hòm bia TC), chúng ta lại khó khăn, lại khó chịu vì không muốn bị làm phiền bởi giấc ngủ, vì sự ồn ào, bởi sợ mất thời gian, … Có một số giáo xứ, nhà thờ đã trở thành một cơ quan hành chính, linh mục đã trở nên một công chức vì quy định giờ giấc làm việc, giờ giấc tiếp giáo dân một cách cứng ngắt và lạnh lùng; nhà thờ, nhà xứ trở nên một lãnh địa, một thế giới riêng của cha mà không một ai được phép xâm phạm. Đức Hồng Y Bergolio khi chưa là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói: “Hãy mở cánh cửa cho người nghèo, vì nguy cơ lớn nhất... là khi cánh cửa nội tâm bị đóng kín với những tư lợi, thì không còn chỗ cho người khác nữa, những người nghèo không thể vào được nữa, người ta không còn nghe được tiếng của Thiên Chúa..., tim họ không còn đập những nhịp nhiệt thành để làm việc thiện nữa…”

Cánh cửa luôn rộng mở còn bao hàm một sự mời gọi và đón nhận sự cộng tác của tất cả mọi thành phần: tuổi tác, học vấn, đức tin, những người thuộc về giáo xứ hay ngoài giáo xứ, …

Mục tiêu cần mời gọi mọi thành phần trong giáo xứ cùng cộng tác đạt tới: “Tất cả chúng ta thi hành sứ vụ cách mới mẻ, bằng nhiệt tình mới, năng lực mới và phương pháp mới.” (Thư Mục vụ HDGMVN, số 3).

Bài 2: GIÁO XỨ - CĂN NHÀ CỦA LỜI
(Sứ điệp hậu THĐGM 12 – Lời Chúa)

Tin mừng Gioan (Ga 1:1-5): “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.”

I. Giáo xứ - Căn nhà của Lời (x. Sứ điệp hậu THĐGM 12 – Lời Chúa)

1. Thiên Chúa đến nhà của Ngài

Trong ngày đại lễ Giáng Sinh, bài Phúc Âm của lễ ban ngày được trích trong Tin Mừng Gioan – đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Đoạn Tin Mừng này muốn khẳng định cho chúng ta về nguồn gốc sâu xa của Đức Giêsu. Đó là việc Người là “Lời” của Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa. Khởi điểm của toàn thể lịch sử là Thiên Chúa. Qua Lời của Thiên Chúa, mọi sự được hiện hữu, được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” (Ga 1:1-3).

Thánh Phaolô giải thích và nói cụ thể hơn cho chúng ta về phương diện mọi sự được tạo thành nhờ, qua và trong Đức Giêsu Kitô và quy hướng về Người. Đó là Cha tạo dựng qua Đức Kitô; nhờ Đức Kitô, chúng ta hiện hữu là quy hướng về Cha, về Đức Kitô, trở nên như Đức Kitô.

- Chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Ðấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Ðức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu. (1Cr 8:6)

- Trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình và vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. (Cl 1:16)

- Vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Ðấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt 1:2)

Như thế, khi Nhập Thể và Nhập Thế, Đức Giêsu Kitô – Lời của Thiên Chúa và là Thiên Chúa – đã đi vào nhà của Người. Người đi vào gia đình của mình, không phải đi vào một nơi xa lạ, đất khách quê người.

2. Giáo xứ - Căn nhà của Lời

Ngôi Lời đã mặc lấy tính đặc thù của con người khi Người nhập thể và đi vào trong một gia đình nhân loại cụ thể, khởi đầu cho một câu truyện, một lịch sử về con người mang tên là Giêsu trong một nơi chốn, thời gian và nét văn hóa đặc thù. Giáo Hội – thực thể được Đức Giêsu thiết lập – cũng vậy. Giáo Hội được nhập thể trong một không gian và thời gian. Để chính trong bối cảnh cụ thể đó, Giáo Hội thực thi sứ mạng của mình. Tương tự thế, giáo xứ - tế bào của Giáo Hội - cũng phải là căn nhà của Lời. Bởi chưng, được quy tụ gồm những con người cụ thể, trong một nơi chốn đặc thù, giáo xứ trở nên mái nhà của Thiên Chúa, hay đúng hơn, trong giáo xứ, con người được sống với Thiên Chúa.

Kế đến, trong lăng kính của việc đón nhận Lời, chúng ta thấy rằng Giáo Hội như là một thực thể được xác định qua việc đón nhận Lời – lắng nghe liên lỉ và công bố Lời Thiên Chúa không ngừng. Lời Thiên Chúa là nguồn sinh dưỡng cho tất cả mọi khía cạnh sự sống của Giáo Hội. Thu nhỏ lại, giáo xứ cũng phải như vậy. Giáo xứ, căn nhà của Thiên Chúa, cũng phải là tập hợp những con người không ngừng đón nhận Lời Thiên Chúa, hầu làm cho sự sống nơi mình ngày càng tràn đầy nhựa sống.

Ở đây, lời của Tông huấn Verbum Domini đang vang vọng lên cho mỗi người chúng ta khi chúng ta suy tư về việc Giáo Hội nói chung và Giáo xứ nói riêng – căn nhà của Thiên Chúa – trong việc đón nhận Lời:

- "Người đã đến nhà mình" (Ga 1:11) nhưng "người nhà" "đã không chịu đón nhận" Người (Ga 1:11). Không đón nhận Lời có nghĩa là không lắng nghe tiếng của Lời, không sống phù hợp với Logos. Ngược lại, nơi nào con người, dù mỏng giòn và tội lỗi, chân thành mở ra gặp gỡ Đức Kitô, thì nơi ấy bắt đầu xuất hiện một sự thay đổi tận căn: "còn những ai đón nhận thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa" (Ga 1:12). Đón nhận Ngôi Lời có nghĩa là để cho Người uốn nắn để nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, với "Con một đến từ Chúa Cha" (Ga 1:13) nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Đó là khởi đầu cho một cuộc tạo thành mới. (VD 50)

- Giáo Hội là một cộng đoàn lắng nghe và công bố Lời Thiên Chúa. Giáo Hội không kín múc lấy sự sống từ chính mình nhưng từ Tin Mừng và, từ Tin Mừng này, Giáo Hội vẫn lại luôn luôn rút ra được một định hướng cho hành trình của mình. Đây là một nhận định mà mọi Kitô hữu phải đón nhận và áp dụng cho chính mình: chỉ người nào đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời thì mới có thể trở thành kẻ loan báo". ( VD 51)

II. Vai trò “chủ nhà” của Lời

Giáo xứ là căn nhà của Lời, có nghĩa Lời chính là chủ nhà và tất cả mọi khía cạnh của căn nhà đó phải thể hiện, phải phản ánh dung mạo của Lời.

1. “Lời” chi phối mọi hoạt động

Trong một gia đình, những ý muốn, mệnh lệnh hay yêu cầu của người đứng đầu luôn phải được tôn trọng và tuân phục. Sự tôn trọng và tuân phục thể hiện tấm lòng yêu mến, thảo kính với người trên. Hơn nữa, trong ngôi nhà của Ngôi Lời, trong gia đình của Thiên Chúa, điều này càng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trọn vẹn và ngay lập tức. Bởi vì, tất cả những gì chúng ta có (sự hiện hữu, được quy tụ trong gia đình Thiên Chúa) là ân sủng, là tình yêu nhưng không của Thiên Chúa tặng ban: “Trước tình thương chan chứa của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi mở rộng lòng, “vâng phục” trước tình yêu bao la đó. Đó là một lời đáp trả tự do của con cái đối với Cha. Vì con người được mời gọi nên đồng hình, đồng dạng với Đức Kitô, Con Chí Ái của Ngài.”(VD 22)

Cho nên, toàn bộ đời sống của Giáo Hội, của Giáo xứ, của từng cá nhân phải trở nên, phải luôn là một chuỗi những lời đối thoại không ngừng với Thiên Chúa vì cuộc sống con người chúng ta phải dọi chiếu vào những lời mời gọi của Ngài. (x.VD 24) Như thế, Lời Thiên Chúa phải là quy luật cho đời sống đức tin và đời sống luân lý của chúng ta (x. LG 15):

- Kinh Thánh là một quy luật khách quan tối thượng cho đời sống đức tin. Vì Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh và Thiên Chúa không thay đổi. (DV 1; VD 18)

- Thánh Kinh truyền lại cho chúng ta những gì Đức Giêsu nói, hành động. Đồng thời, luân lý không gì khác hơn là bắt chước giống Đức Kitô. Vì cội rễ của tội lỗi là khước từ Thiên Chúa. (x. VD 26)

2. Giáo xứ “sống” Lời

Nét đặc trưng, cụ thể nhất mà người ta thường nói đến giáo xứ chính là việc cử hành phụng vụ. Tuy nhiên, giáo huấn Giáo Hội cũng dạy chúng ta rằng “Phụng vụ là môi trường đặc trưng để Thiên Chúa nói trong đời sống hiện tại của chúng ta, là nơi hôm nay Thiên Chúa đang nói với dân của Ngài và dân đang lắng nghe và đáp trả”. (VD 52). Như thế, giáo xứ “sống” Lời cũng có nghĩa là giáo xứ đang liên lỉ thực hiện các hành động nối tiếp nhau như một vòng trôn ốc của sự “lắng nghe – cử hành phụng vụ – cử hành đời sống – lắng nghe” trong chính thực tại hằng ngày của giáo xứ, rõ hơn là của tất cả mọi thành viên trong giáo xứ.

2.1. Lắng nghe

Đây là bước đầu tiên trong việc “sống” Lời. Tuy là bước đầu tiên nhưng nói lại là bước vô cùng quan trọng. Nó quan trọng vì Lời luôn vang vọng, luôn ngỏ với con người và mời gọi con người đón nhận qua tất cả mọi biến cố, mọi giây phút và cách đặc biệt qua chính Lời nhập thể nơi cuốn sách – Kinh Thánh. Bên cạnh đó, sự lắng nghe đòi buộc người nghe phải tập trung để nghe và có một dự thế nội tâm là sẵn sàng mở lòng ra để đón nhận Lời đang ngỏ với. Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng "đức tin đến từ việc lắng nghe và lắng nghe ở đây là nghe Lời Chúa" (Rm 10:17). Đồng thời, việc lắng nghe này không chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng nó còn phải mang chiều kích của cộng đoàn được quy tụ để đón nhận Lời. Bởi lẽ, Lời Cứu Độ không mang chiều kích cá nhân nhưng mang tính cách cộng đoàn.

2.2. Cử hành Phụng Vụ

Hiến chế Phụng Vụ thánh Sacrosanctum Concilium số 52 viết “Phụng Vụ là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội”. Còn trong tông huấn Verbum Domini số 52, ĐTC Benedicto XVI nói với chúng ta rằng “tự bản chất, mọi hành động phụng vụ (bí tích, thánh lễ, các giờ kinh phụng vụ…) đều được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh”.

Như vậy, trong khi cử hành Phụng Vụ, giáo xứ đang “sống” Lời trên phương diện kín múc nguồn ân sủng được tuôn tràn trên nhân loại qua các hành động phụng vụ:

- Người ta thấy khoa sư phạm khôn ngoan của Giáo Hội khi theo nhịp điệu của năm phụng vụ mà công bố và lắng nghe Kinh Thánh. Sự dàn trải của Lời Thiên Chúa trong thời gian được thể hiện một cách đặc biệt trong việc cử hành Thánh Thể và trong Phụng Vụ các Giờ Kinh. Ở trung tâm của tất cả, Mầu nhiệm Vượt Qua chói sáng và gắn liền với mầu nhiệm ấy là tất cả các mầu nhiệm của Đức Kitô và của lịch sử cứu độ được hiện tại hóa theo cách bí tích: "Trong khi cử hành những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc như thế, Giáo Hội rộng mở cho các tín hữu sản nghiệp nhân đức và công nghiệp của Chúa, khiến cho những mầu nhiệm này có thể nói là hiện diện qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu tiếp xúc với các mầu nhiệm đó sẽ được đầy tràn ơn cứu chuộc". (VD 52)

- Trong tương quan giữa Lời và cử chỉ bí tích, chính hành động của Thiên Chúa trong lịch sử được thể hiện dưới hình thức phụng vụ qua đặc tính trình diễn (performatif, trình bày-và-thực-hiện) của Lời […] Trong hành động phụng vụ, chúng ta đứng trước Lời của Ngài, Lời đang thực hiện điều Lời nói. (VD 53)

- Điều xảy ra hằng ngày trong các thánh đường của chúng ta: tiếp nối bài giảng của Chúa Giêsu về Môisê và các ngôn sứ, là việc Bẻ Bánh Thánh Thể tại bàn ăn. Ðó chính là lúc đối thoại thân tình của Thiên Chúa với dân của Ngài, là hành vi giao ước mới được ký kết trong máu Chúa Kitô (x. Lc 22:20), là công trình tột đỉnh của Ngôi Lời, Ðấng hiến mình làm lương thực trong thân thể chịu hiến tế, là nguồn mạch và là tột đỉnh đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. […] Vì vậy, cần phải đưa trở lại vị trí trung tâm đời sống Kitô giáo "phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể, vốn được liên kết chặt chẽ với nhau đến độ họp thành một hành vi thờ phượng duy nhất " (SC 56) (Sứ điệp hậu THĐGM 12, số 8).

- Lời và Thánh Thể liên kết mật thiết với nhau đến độ không thể hiểu cái này mà không có cái kia … Giáo Hội đã không bao giờ ngừng cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô bằng cách họp nhau để "đọc trong tất cả Sách Thánh những gì liên quan đến Người" (Lc 24:27) và để thực hiện công trình cứu độ nhờ việc tưởng niệm Đức Chúa và nhờ các Bí tích". (VD 55)

- Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa và không ngừng lấy bánh ban sự sống từ tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể để ban phát các tín hữu (DV 21).

- Giáo Hội không kín múc lấy sự sống từ chính mình nhưng từ Tin Mừng. Không phải của ăn Thánh Thể biến thành chúng ta, nhưng chính chúng ta được biến đổi cách mầu nhiệm bởi Thánh Thể. Đức Kitô nuôi dưỡng chúng ta bằng cách nối kết chúng ta với Người; “Người lôi kéo chúng ta đến với Người". Việc cử hành Thánh Thể, với tất cả sức mạnh của mình, tỏ hiện như là nguồn suối và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo, vì nó đồng thời vừa là khởi đầu vừa là hoàn bị phượng tự mới và tối hậu (Sacramentum Caritatis, 70)

2.3. Cử hành đời sống

Từ việc cử hành phụng vụ, đón nhận, kín múc ân sủng, giáo xứ được mời gọi đi đến bước thứ ba là cử hành đời sống. Nếu việc cử hành phụng vụ được thực hiện trong nhà thờ, nhà nguyện, việc cử hành đời sống này được cử hành trong chính bối cảnh sống của mỗi thành viên trong giáo xứ và của giáo xứ. Tông huấn Sacramentum Caritatis nhắc nhớ:

- Các tín hữu “được đào tạo bởi Lời Chúa, được bổ sức nơi hàn tiệc Mình Chúa, họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với Ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Đức Kitô, Đấng Trung Gian, họ được cuốn hút vào trong tình liên đới với Thiên Chúa và với nhau. (số 52)

- Thánh Thể, hy lễ của Đức Kitô, cũng là hy lễ của Hội Thánh, và như thế là của mọi tín hữu. (Sacramentum Caritatis, 70)

Vì vậy, việc cử hành đời sống chính là "sự hiệp thông huynh đệ, một danh xưng khác của từ agápe, nghĩa là tình yêu Kitô. Như Chúa Giêsu nhắc nhớ, để trở thành anh chị em của Ngài, thì cần phải là "những người lắng nghe Lời Chúa và mang ra thực hành" (Lc 8:21). Lắng nghe đích thực chính là vâng lời và hành động, là làm cho công lý và tình thương nảy sinh trong cuộc sống, là làm chứng tá trong cuộc sống và trong xã hội theo đường hướng tiếng gọi của các ngôn sứ, liên tục nối kết Lời Chúa với cuộc sống, niềm tin và sự ngay chính, việc phụng tự và sự dấn thân xã hội. Ðó là điều Chúa Giêsu đã nhiều lần lập lại, từ lời nhắn nhủ nổi tiếng trong Bài Giảng trên núi: "Không phải kẻ nói rằng: Lạy Chúa, Lạy Chúa! mà được vào nước trời, nhưng là những người thi hành ý Cha Thầy ở trên trời" (Mt 7:21). Trong câu nói này dường như vang âm Lời Chúa đã được ngôn sứ Isaia trình bày: "Dân này chỉ đến gần Ta bằng lời nói, cầu khẩn Ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng xa Ta" (29:13). (Sứ điệp hậu THĐGM 12, số 10)

2.4. Lắng nghe

Lắng nghe ở giai đoạn này chính là khởi điểm cho một chu trình lắng nghe mới. Quả thế, được Thiên Chúa ngỏ lời, mời gọi và quy tụ, giáo xứ “sống” Lời khi cùng nhau cử hành phụng vụ. Qua việc cử hành phụng vụ, giáo xứ kín múc được nghị lực, ân sủng để có thể “sống” Lời trong đời sống, hay nói khác đi là cử hành phụng vụ đời sống. Và chính thực tại của đời sống là những lời ngỏ của Thiên Chúa mời gọi chúng ta lại tiếp tục và tiếp tục mãi hành trình lắng nghe.

“Nhìn trong viễn tượng này, toàn thể cuộc sống con người trở thành một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Đấng đang nói và đang nghe, đang mời gọi và hướng dẫn đời ta. Ở đây, Lời Thiên Chúa cho ta thấy trọn cuộc sống con người diễn ra dưới lời mời gọi của Ngài.” (VD 24)

Cho nên, bản thân chúng ta, những linh mục, hãy thực hiện lectio divina (việc đọc và cầu nguyện trong Thánh Linh) cũng như hãy thúc đẩy việc thực hành này trong giáo xứ của mình theo lời mời gọi của Giáo Hội. Hy vọng qua việc thực hành này, mọi người trong giáo xứ có thể khám phá ra kho tàng quý giá của Lời Chúa và có được cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô là Lời Chúa hằng sống. (x. Sứ điệp hậu THĐGM 12, số 9)

3. Diện mạo “Lời” nơi Linh mục

3.1. Linh mục – Thừa tác viên của Lời

Thật hữu ích cho chúng ta khi đọc lại Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis - PO) trong phần này. Vì lẽ, số 4 của Sắc lệnh nhắc nhớ cho chúng ta những bổn phận phải thực thi trong tư cách là linh mục:

“Dân Chúa được đoàn tụ trước hết là nhờ lời Thiên Chúa hằng sống; lời này phải được đặc biệt tìm thấy nơi miệng lưỡi các Linh Mục. Thực vậy, không ai có thể được cứu rỗi nếu trước đó không có lòng tin. Do đó, các Linh Mục, vì là cộng sự viên của các Giám Mục, nên trước tiên có nhiệm vụ loan báo cho mọi người Phúc Âm của Thiên Chúa, để khi thi hành mệnh lệnh của Chúa: "Các con hãy đi khắp thế giới rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật" (Mc 16:15), các ngài thiết lập Dân Chúa và làm cho Dân Chúa càng ngày càng đông thêm. Thật thế, chính lời cứu rỗi khơi động đức tin trong tâm hồn những người chưa tin và nuôi dưỡng đức tin trong tâm hồn các tín hữu; chính đức tin này đã khai sinh và phát triển cộng đoàn tín hữu, như lời Thánh Tông Ðồ: "đức tin do nghe nói, còn điều nghe nói thì bởi lời Chúa Kitô" (Rm 10:17). Do đó, các Linh Mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm mà các ngài đã nhận được nơi Chúa. Vì thế […] trong mọi trường hợp, phận sự của các ngài không phải là giảng dạy sự thông biết của mình, nhưng là giảng dạy lời Chúa và phải khẩn thiết mời gọi mọi người cải thiện và nên thánh. Nhưng trong tình trạng thế giới ngày nay, lời giảng thuyết của Linh Mục thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đó để dễ lay chuyển tâm hồn thính giả, giảng thuyết không phải chỉ là trình bày lời Chúa một cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.” (PO 4)

Ngoài ra, ĐTC Benedicto trong tông huấn Verbum Domini cũng nói với chúng ta rằng trong hành động mục vụ, các tín hữu không phải lúc nào cũng ý thức hay nhận ra được tính duy nhất giữa cử chỉ và lời nói. Do đó, trong khi cử hành các Bí tích, các linh mục phải nêu bật sự duy nhất giữa Lời và Bí tích trong thừa tác vụ mình lãnh nhận Giáo Hội. (x. VD 53)

Hay nói rõ hơn, đời sống của linh mục phải là một sự thống nhất từ trong ra ngoài, từ lời nói đến hành động. Hay như tôi đã đề cập trong bài vừa rồi khi mời gọi chúng ta nhớ lại lời huấn dụ của Đức Giám Mục trong ngày thụ phong Phó Tế và Linh Mục: “Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy” và “Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và khuôn rập đời sống con theo khuôn mẫu mầu nhiệm Thánh Giá Chúa”.

Kế đến, trong tư cách là thừa tác viên của Lời, chúng ta không thể không đề cập đến vấn đề bài giảng – một chủ đề nóng bỏng, được rất nhiều mối quan tâm không chỉ từ Giáo Hội mà còn từ phía người giáo dân.

Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến những lời khen chê từ bất cứ một phía nào, nhưng chúng ta hãy lắng nghe lại những lời mời gọi, chỉ dạy của Giáo Hội:

Trước tiên là tầm quan trọng của bài giảng. ĐTC Benedicto khẳng định “Bài giảng lễ 'là một phần của hành động phụng vụ'; bài giảng lễ có chức năng giúp hiểu biết Lời Thiên Chúa rộng rãi hơn và hữu hiệu hơn trong đời sống các tín hữu. (VD 59)

Hay nói theo sứ điệp của hậu THĐGM 12 về Lời Chúa: “tột đỉnh của việc rao giảng là ở nơi bài giảng mà ngày nay đối với nhiều tín hữu Kitô, đó là lúc quan trọng chủ yếu để gặp gỡ với Lời Chúa. Trong việc giảng, thừa tác viên cũng phải trở thành ngôn sứ. Thực vậy, vị giảng thuyết phải có ngôn ngữ rõ ràng, quyết liệt và có chất lượng, không những "loan báo một cách thế giá những công trình kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ" (SC 35), những công trình được trình bày trước tiên qua việc đọc một cách rõ ràng và sinh động bản văn Kinh Thánh mà phụng vụ đề nghị, nhưng cũng phải thời sự hóa những công trình ấy trong thời đại thính giả đang sống và làm nảy sinh nơi tâm hồn họ câu hỏi về sự hoán cải và sự dấn thân quyết liệt: "Chúng tôi phải làm gì đây?" (Cv 2:37)”. (số 7)

Thứ hai là bổn phận linh mục phải thực thi vai trò giảng trong thánh lễ: “Bài giảng căn cứ vào Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm đức tin và những qui tắc cho đời sống Kitô giáo trong suốt chu kỳ năm phụng vụ, rất đáng được coi như một phần của chính Phụng Vụ. Hơn nữa, trong những Thánh Lễ được cử hành những ngày Chúa Nhật và lễ buộc có dân chúng tham dự, không được bỏ giảng, nếu không có lý do hệ trọng. (Hiến chế PV Sacrosanctum Concilium 52).

Bởi tầm quan trọng của bài giảng và bổn phận chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, các linh mục được mời gọi phải nhớ:

- Bài giảng lễ là một việc hiện tại hóa sứ điệp Kinh Thánh, sao cho các tín hữu được đưa đến chỗ khám phá ra sự hiện diện và tính hiệu năng của Lời Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bài giảng phải giúp hiểu Mầu nhiệm đang được cử hành, mời người ta dấn thân cho sứ mạng, khi chuẩn bị cho cộng đoàn tuyên xưng đức tin, cầu nguyện phổ quát và cử hành phụng vụ Thánh Thể. Vì thế, do thừa tác vụ chuyên biệt, những ai được đề cử lo việc giảng dạy, phải rất quan tâm đến bổn phận này. Phải tránh những bài giảng mơ hồ và trừu tượng, che giấu mất tính đơn giản của Lời Thiên Chúa, cũng như phải tránh những kiểu nói lan man lạc đề vô bổ rất có thể lôi kéo chú ý đến người giảng hơn là chú ý đến trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Các tín hữu phải thấy rõ ràng rằng điều mà vị giảng thuyết đang bận tâm, đó là cho thấy Chúa Kitô, trung tâm của mọi bài giảng. Vì thế, các vị giảng thuyết cần phải quen biết và tiếp xúc chuyên cần với bản văn thánh; họ phải chuẩn bị bài giảng bằng suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và say mê. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã khuyến khích lưu ý đến các câu hỏi sau đây: "Các bài đọc được công bố muốn nói gì? Các bài đọc ấy nói gì riêng với tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn, trong khi quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của họ?" (VD 59)

- Việc giảng thuyết đòi phải đọc, hiểu, diễn nghĩa và giải thích, một sự can dự của tâm trí trong đó. Trong việc giảng thuyết có hai chuyển động. Chuyển động thứ nhất, ta đi ngược tới căn cội của các đoạn Sách Thánh, các biến cố, những câu nói tạo nên lịch sử cứu độ, để hiểu chúng trong ý nghĩa và sứ điệp của chúng. Chuyển động thứ hai ta đi xuống hiện tại, tới cuộc sống thực tế của người nghe và đọc, luôn luôn dưới ở dưới ánh sáng của Chúa Kitô vốn là sợi dây rạng ngời nhắm thống nhất toàn thể Kinh Thánh (Sứ điệp hậu THĐGM 12, 7)

- Cần đặc biệt chăm sóc bài giảng Chúa Nhật và các lễ trọng; nhưng trong các lễ cum populo (có giáo dân tham dự) trong tuần, nếu có thể, xin cũng đừng bỏ cung cấp những suy tư vắn tắt hợp thời giúp các tín hữu đón nhận và làm sinh hoa kết quả Lời họ vừa lắng nghe. (VD 59)

Đặc biệt, trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, ĐTC đương kim của chúng ta đã dành riêng một phần gồm 25 số (từ số 135 đến số 159 để bàn về Bài Giảng). Trong phần này, ĐTC đã phân tích và khai triển thật tỉ mỉ về bài giảng và trách nhiệm, cũng như việc phải soạn bài giảng ra sao [có thể nói, ĐTC Phanxico chỉ dẫn chúng ta từng bước rất cụ thể hơn về bài giảng so với các giáo huấn trước].

- Tầm quan trọng: “Bài giảng là tiêu chuẩn để đánh giá sự gần gũi và khả năng truyền thông của một mục tử với dân mình […]. Bài giảng có thể thực sự là một kinh nghiệm mãnh liệt và hạnh phúc về Chúa Thánh Thần, một cuộc gặp gỡ an ủi với Lời Chúa, một nguồn mạch không ngừng của việc canh tân và tăng trưởng”. (số 135)

- Bản thân chúng ta, “chúng ta hãy phục hồi lòng tin tưởng của mình trong việc giảng dạy, dựa trên xác tín rằng Chính Thiên Chúa, Đấng muốn đi đến với con người qua các nhà thuyết giảng và rằng Ngài sẽ bày tỏ quyền năng của Ngài qua các lời của loài người.(số 136).

- Bài giảng có một giá trị đặc biệt vì phát sinh từ bối cảnh Thánh Thể, là điều làm cho nó vượt trên mọi hình thức dạy giáo lý bởi vì nó là một cuộc đối thoại tuyệt vời nhất giữa Thiên Chúa và dân Ngài, trước khi hiệp thông Bí Tích. […] Nhà thuyết giảng phải biết trọng tâm của cộng đồng của mình để nhận ra lòng ao ước Thiên Chúa sống động và mãnh liệt ở đâu, và thậm chí một cuộc đối thoại thoại yêu thương như vậy đã bị bóp nghẹt hoặc không thể sinh hoa kết quả ở chỗ nào. (số 137)

- Cho nên, “bài giảng không thể là một hình thức giải trí, như được trình bày trên các phương tiện truyền thông, nhưng phải đem lại sự nhiệt thành và ý nghĩa cho buổi lễ.” (số 138) và ngôn ngữ của bài giảng như một cuộc nói chuyện của người mẹ - một thái độ gần gủi, yêu thương và khích lệ. (x. số 139-141)

- Bài giảng phải là một cuộc đối thoại, trong bài giảng đó, “chân lý được đi kèm với sự thiện và mỹ […] Được mở ra cho niềm hy vọng về một thực hành hân hoan và khả năng yêu thương được rao giảng, tâm hồn họ (người nghe) cảm thấy rằng từng Lời trong Thánh Kinh trước hết là một hồng ân, trước khi là một đòi hỏi” (số 142). Vì vậy, bài giảng phải được hội nhập vào trong chính hiện sinh của người nghe. Nó phải nối kết được trái tim của Chúa và những trái tim của dân Người (x. số 143)

- ĐTC nhấn mạnh việc soạn bài giảng trong sự cầu nguyện: “phải dành nhiều thì giờ để học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sáng tạo mục vụ; […]nhớ dành một thì giờ ưu tiên cho mục vụ cao quý này. […] Tôi mạo muội yêu cầu quý cha mỗi tuần dành riêng một phần thì giờ cá nhân và cộng đồng đủ dài cho công tác này, thậm chí nếu cần thì phải bớt thì giờ cho những công tác khác, mặc dù quan trọng. […] Một mục tử không chuẩn bị thì mục tử ấy bất hảo và vô trách nhiệm đối với những hồng ân mà mình đã nhận được (số 145)

- Nhà giảng thuyết phải được cá nhân hóa về Lời. “Họ cần phải tiếp cận Lời Chúa bằng một tâm hồn ngoan ngoãn và cầu nguyện, ngõ hầu Lời Chúa thấm sâu vào những suy nghĩ và cảm xúc của họ cùng phát sinh nơi họ một não trạng mới, […] chúng ta hãy kiểm chứng lại xem tình yêu Lời Chúa mà chúng ta giảng có lớn lên trong chính mình chúng ta không. (số 149; x. số 149-151)

- Hỗ trợ cho bài giảng, chúng ta cần đọc sách thiêng liêng (lectio divina) và cần lắng nghe nhu cầu của dân chúng, những con người cụ thể đang lắng nghe, họ muốn nghe điều gì, họ đang bận tâm về vấn đề nào. Để được như thế, chúng ta phải có một sự bén nhạy nhận ra những gì đang ảnh hưởng đến đời sống của họ. (x. số 152-155)

3.2. Kim chỉ nam cho mục vụ: Lời

Cuộc đời của người tông đồ phải được thấm đẫm, tràn đầy Lời. Nói cách khác, Lời phải chi phối, hướng dẫn tất cả mọi suy tư, thái độ, lời nói và hành động của linh mục. Cho nên, kim chỉ nam cho công việc mục vụ của linh mục không gì khác hơn “Lời”. Chúng ta đọc thấy trong Verbum Domini:

- Hãy đảm bảo rằng, trong các sinh hoạt quen thuộc của các cộng đoàn Kitô hữu, trong các giáo xứ, trong các hội đoàn và trong các phong trào, người ta thật sự quan tâm đến việc gặp gỡ riêng tư với Đức Kitô, Đấng thông truyền chính Người cho chúng ta nơi Lời Người. Bởi vì nếu "không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô", việc linh hoạt bằng Kinh Thánh tất cả hoạt động mục vụ thông thường và ngoại thường sẽ dẫn đưa đến một hiểu biết lớn lao hơn về con người của Đức Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha và là Mạc Khải viên mãn của Thiên Chúa. (số 73)

- Chính vì thế, trước tiên vị linh mục đã phải rất quen thuộc với Lời Thiên Chúa. Biết phương diện ngôn ngữ hoặc chú giải Lời Chúa, thì chưa đủ, dù là cần thiết. Vị linh mục phải đón tiếp Lời Chúa với một tấm lòng vâng phục và cầu nguyện, ngõ hầu Lời Chúa thấm nhuần sâu xa các tư tưởng và các tâm tình của ngài và làm phát sinh nơi ngài một tinh thần mới, 'tư tưởng của Đức Kitô' (1Cr 2:16)". Như thế, các lời nói, hơn nữa các chọn lựa và các thái độ của ngài sẽ ngày càng trong suốt với Tin Mừng, sẽ loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng. "Chỉ khi 'ở lại trong' Lời Chúa, vị linh mục mới trở thành người môn đệ hoàn hảo của Chúa, mới nhận biết chân lý và mới thật sự tự do".

Nói tóm lại, ơn gọi linh mục đòi hỏi phải được hiến thánh "trong sự thật". Chính Đức Giêsu đã yêu cầu như thế với các môn đệ Người: "Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian" (Ga 17:17-18). Theo một ý nghĩa nào đó, các môn đệ được "lôi cuốn vào trong cuộc sống thân tình với Thiên Chúa do họ được đắm mình vào trong Lời Thiên Chúa. Có thể nói, Lời Thiên Chúa là bể tắm thanh tẩy, là quyền lực sáng tạo biến đổi họ và làm cho họ thuộc về Thiên Chúa". Bởi vì chính Đức Kitô là Lời Thiên Chúa làm người (Ga 1:14), là "sự thật" (Ga 14:6), nên lời Đức Giêsu cầu xin với Chúa Cha: "Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ" có ý nghĩa sâu xa nhất: "Xin Cha làm cho họ nên một với con, là Đấng Kitô. Xin liên kết họ lại với con. Xin lôi kéo họ vào trong con. Bởi vì trong thực tế, chỉ có một tư tế duy nhất của Giao Ước Mới, là chính Đức Giêsu Kitô". Vậy các linh mục cần phải ý thức liên tục và ngày một sâu xa hơn về thực tại này. (80)

Ghi chú:
- DV: Dei Verbum
- VD: Verbum Domini
- SC: Hiến Chế PV Thánh Sacrosanctum Concilium
- PO: Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis)


*********

Bài 3: GIÁO XỨ VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY

Tin Mừng (Mt 24:4-13): Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính Ta đây là Ðấng Kitô", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng, đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn. "Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

Đoạn Lời Chúa chúng ta vừa nghe nằm trong chuỗi bài giảng về ngày cánh chung. Đức Giêsu nói với các môn đệ về những biến cố sẽ xảy đến, những thách thức phải đối diện.

Trong bài chia sẻ này, khi suy tư về những thách đố của thế giới ngày nay đối với giáo xứ, lời của Đức Giêsu cũng đang nhắc nhớ chúng ta “những việc đó phải xảy ra nhưng chưa phải là chung cục”. Quả vậy, những bất trật tự trong xã hội, trong đời sống đức tin vẫn đang diễn ra. Chúng là những thách đố mà chúng ta phải đối diện khi đời sống nhân loại đang thay đổi một cách nhanh chóng. Chúng ta không được phép hãi sợ những thách đố đó nhưng chúng chính là cơ hội, là dịp để đức tin của giáo xứ, của người phục vụ giáo xứ trong vai trò lãnh đạo được thanh luyện và tăng triển.

Thật may mắn cho chúng ta, ĐTC Phanxico, vị Giáo Hoàng đương kim của chúng ta, là một con người thực tế. Ngài không ngại nói lên những khiếm khuyết hay đúng hơn là ngài không ngần ngại vạch tội của nhân loại và ngay của những người có trách nhiệm trong Giáo Hội. Điều này được thể hiện rõ trong những giáo huấn của ngài, cách riêng trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng. Dựa vào lời dạy của ngài, chúng ta cùng suy tư về đề tài “Giáo xứ và những thách đố của thế giới ngày nay” để, một chút ít nào đó, có thể giúp chúng ta góp phần Tân Phúc Âm hóa giáo xứ nơi chúng ta đang phục vụ.

I. Nhận diện những thách đố

Chương 2 của tông huấn trình bày cho chúng ta những thách đố mà chúng ta đang phải đối diện. Tôi xin được tóm tắt trong 2 khía cạnh:

1. Thế giới phẳng nhưng không phẳng

“Thế giới phẳng” là một danh từ được sử dụng rộng rãi rất nhiều, đặc biệt từ năm 2004 với việc xuất hiện tác phẩm của ông Thomas Friedman, một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times. Ông sử dụng danh từ này để đặt tên cho tác phẩm của mình. Trong tác phẩm đó, ông muốn nói lên sự chuyển đổi ngày càng phẳng hơn về mọi phương diện của thế giới. Theo ông, quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội của con người. Và như thế, tất cả mọi người hiện diện trên trái đất này đều có cơ hội là như nhau, họ sẽ đi vào một “sân chơi chung” và có “luật chơi chung”. Một trong những yếu tố làm cho mọi người có cơ hội ngang nhau, gần nhau là sự phát triển của công nghệ thông tin. Cụ thể, ngày hôm nay, nếu ai trong chúng ta không biết sử dụng Internet, người đó sẽ bị coi là lạc hậu, quê mùa (chưa tính đến việc để được coi là người đẳng cấp, người hợp thời thì phải có trong tay những chiếc điện thoại thông minh, những máy tính bảng mới nhất, hiện đại nhất, nhiều tính năng nhất…).

Thế nhưng, thực tế cuộc sống đã minh chứng rằng thế giới này không phẳng. Không phải ai cũng có thể tham gia vào “sân chơi chung” và thực thi “luật chơi chung” đó. Không thể có một thế giới đại đồng của những người bình đẳng về mọi khả năng và quyền lợi theo như quan điểm “thế giới phẳng” của Thomas Friedman. Thế giới vẫn còn đó sự tách biệt giữa người với người, còn đó những khoảng cách mà chúng ta gọi là tầng lớp xã hội: giàu-nghèo; trí thức-vô học; thành thị-thôn quê, nước lớn-nước nhỏ-nước thuộc thế giới thứ 3, …. Sự cách biệt, phân cấp, xung đột vẫn diễn ra và diễn ra càng lúc càng khắc nghiệt hơn.

Đối với ĐTC Phanxico, sự phát triển của xã hội và xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh những hiệu quả tích cực, những thành công cho xã hội loài người, nó cũng mang lại rất nhiều hệ lụy. Những hệ lụy đó là sự bấp bênh làm cho con người ta ngày càng sợ hãi và tuyệt vọng; sự tách biệt, chênh lệch xã hội càng gia tăng và dẫn tới sự lãng quên, khai thác và loại trừ:

- Số 52. Trong thời đại chúng ta, nhân loại đang sống ở một khúc quanh lịch sử, mà chúng ta có thể thấy từ những tiến bộ đạt được ở nhiều lãnh vực khác nhau. Chúng ta phải ca ngợi những thành công góp phần vào sự thịnh vượng của con người, chẳng hạn như trong lãnh vực y tế, giáo dục và truyền thông. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng hầu hết những người nam nữ ở thời đại chúng ta đang sống trong sự bất ổn định mỗi ngày, với những hậu quả tai hại. Một số bệnh học gia tăng. Sợ hãi và tuyệt vọng chiếm đóng quả tim của nhiều người, ngay cả trong những nước gọi là giàu có. Niềm vui của đời sống thường xuyên bị dập tắt, không có sự tôn trọng người khác và bạo lực gia tăng, chênh lệch về xã hội ngày càng trở nên rõ ràng. Chúng ta phải đấu tranh để sống, và thường sống với một chút nhân phẩm.

- Số 53. Như điều răn “chớ giết người” đặt ra một giới hạn rõ ràng về giá trị của đời sống con người, ngày nay, chúng ta phải cũng phải nói “không với một nền kinh tế loại trừ và chênh lệch xã hội”. Một nền kinh tế như thế cũng giết người. Làm sao mà việc một ngưởi già vô gia cư bị chết vì lạnh không phải là một tin tức, trong khi thị trường hối đoái bị xuống hai điểm lại là tin tức? Đó là loại trừ. Làm sao chúng ta có thể chịu đựng nổi khi thức ăn dư thừa bị đổ đi trong khi có nhiều người bị đói? Đó là sự chênh lệch xã hội. Ngày nay, tất cả đều tham gia trò chơi cạnh tranh và sống sót của những kẻ thích hợp nhất, ở đó những người mạnh nuốt trửng những ngưởi yếu. Như hậu quả của tình trạng này, một khối lớn dân chúng đang bị loại trừ và gạt ra ngoài lề: không có công ăn việc làm, không có triển vọng, không có có lối thoát. Người ta coi con người là chính nó như những đồ tiêu thụ, nay sử dùng mai bỏ đi. Chúng ta đã bắt đầu nền văn hóa của “loại bỏ được”, thậm chí còn cổ võ nó. Nó không còn chỉ đơn thuần là hiện tượng khai thác và áp bức, nhưng một điều gì mới: Với việc loại bỏ cuối cùng được ảnh hưởng tận gốc đến việc là thành phần xã hội mà chúng ta đang sống, những người bị loại bỏ khi đó không còn ở tầng lớp thấp, ở ngoài lề, hay không có quyền lực, nhưng ở bên ngoài xã hội. Những người bị loại trừ không phải là 'những người bị bóc lột', nhưng là rác, là ‘đồ thừa’.

2. Văn hóa “hời hợt”

Sự thay đổi một cách nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến một thái độ sống mang tính cách tạm thời và hời hợt. Bởi lẽ, sự tiến bộ như vũ bão của công nghệ làm cho con người cảm thấy dường như không có gì là bất biết, không có gì là trường cửu. Mọi sự chỉ có tính cách tạm bợ, tương đối. Trong cái thế giới tạm thời và tương đối ấy, người ta cố làm cho chính mình là trung tâm của mọi sự. Thật thế, người ta làm tất cả để bảo vệ chính mình, tìm ích lợi cá nhân mà không cần quan tâm đến lợi ích của người khác, lợi ích của cộng đồng. Từ đó, con người không phải là điểm hướng tới nhưng chỉ là phương tiện trong muôn vàn phương tiện khác để đạt đến cùng đích là lợi ích của cái tôi.

- Số 55. Chúng ta đã âm thầm chấp nhận sự thống trị của nó trên chúng ta và trên các xã hội của mình. […] Chúng ta đã tạo ra những ngẫu tượng mới. […]; hạ con người xuống thành chỉ một trong những nhu cầu tiêu thụ.

- Số 56. Nạn tham nhũng có hệ thống và trốn thuế ích kỷ đạt đến mức độ toàn cầu. Nạn tham quyền và tham của thì không biết giới hạn.

II. Những thách đố nơi người giáo dân

Chắc chắn, khi đứng trước những biến động về lối sống, trào lưu hiện nay, người Kitô hữu phải đối diện với biết bao thách đố. “Chúng ta có thể nhận ra một số yếu điểm vẫn cần phải được chữa lành bởi Tin Mừng: nạn chồng chủ vợ tôi, nghiện ngập, bạo lực trong gia đình, ít người dự Thánh Lễ, tin tưởng vào thuyết định mệnh hoặc mê tín dị đoan khiến người ta cậy đến bùa phép, vv.” (số 69)

Tuy nhiên, trong phần này, với mục đích để duyệt xét lại đời sống giáo xứ để canh tân trong năm Tân Phúc Âm hóa giáo xứ này, tôi muốn giới hạn vào ba phương diện:

1. Cảm thức thuộc về Giáo Hội, thuộc về Giáo xứ

Chúng ta sống trên thế giới này là chúng ta sống trong sự liên đới với người khác. Mỗi người sinh ra đều thuộc về một nhóm, một gia đình, một vùng, một nơi chốn nào đó. Chúng ta không thể sống tách biệt khỏi mạng lưới liên hệ dày đặc trong đời sống nhân sinh. Khi ý thức mình thuộc về một bộ phận, một chi thể, tế bào nào, chúng ta sẽ góp phần làm tăng triển bộ phận, chi thể đó.

Đời sống giáo xứ cũng vậy. Một giáo xứ có đời sống đức tin vững mạnh khi tất cả mọi thành viên trong gia đình giáo xứ đó luôn ý thức mình thuộc về giáo xứ đó. Khi ý thức thuộc về chi phối mọi hoạt động cá nhân, trong niềm tri ân Thiên Chúa và yêu mến nhau, họ sẽ không ngừng dấn thân trong chính hoàn cảnh sống để xây dựng cộng đoàn và thực thi sứ mạng của Giáo Hội tại chính giáo xứ của mình.

Tuy nhiên, ngày hôm nay, cảm thức thuộc về cần được quan tâm nhiều. Nhiều khi, các thành viên trong giáo xứ không ý thức hay không cảm thấy được mình thuộc về giáo xứ. Sự tham dự nghi lễ phụng vụ, tham dự các nhóm một cách hời hợt, theo phong trào, không ý thức được vận mạng của giáo xứ cũng chính là vận mạng của cá nhân. Hay trầm trọng hơn là thái độ vô cảm, “không phải chuyện của tôi”. Từ đó, ở một số nơi, đời sống giáo xứ có những căng thẳng, lạnh lẻo hay ầu ơ qua ngày.

- Số 63. Chúng ta phải thừa nhận rằng, nếu một phần những người đã được rửa tội không cảm thấy thuộc về Hội Thánh, điều đó có thể là do một số cơ cấu nào đó và bầu khí lạnh nhạt ở một số giáo xứ và cộng đồng của chúng ta, hoặc một thái độ quan liêu khi đối phó với những vấn đề, dù đơn giản hay phức tạp, của đời sống của dân chúng của chúng ta. Ở nhiều nơi bình diện hành chính của các khía cạnh mục vụ chiếm ưu thế, cũng như việc chỉ cử hành các Bí Tích mà không có những hình thức truyền giáo khác.

- Số 70. Chúng ta không thể phủ nhận rằng nhiều người cảm thấy thất vọng và không còn coi là mình theo truyền thống Công Giáo nữa, […] có một cuộc xuất hành nào đó về phía những cộng đồng đức tin khác.

- Số 81. Nhiều giáo dân sợ rằng mình bị mời làm một nhiệm vụ tông đồ, nên tìm cách trốn tránh để thoát khỏi bất kỳ cam kết nào có thể làm mất thì giờ rảnh rỗi của mình. Chẳng hạn như ngày nay rất khó để tìm thấy các giáo lý viên được đào tạo cho các giáo xứ và kiên trì trong công tác của họ nhiều năm. (thiếu cộng tác, dấn thân)

2. Tương đối về luân lý

Ngày hôm nay, luân lý cũng rơi vào trong một trào lưu của sự tương đối. Với não trạng tạm bợ, không có gì là trường cửu, người ta cũng cỗ võ một nền luân lý tương đối. Nói khác đi, người ta muốn chối bỏ Thiên Chúa. Thiên Chúa đừng can thiệp gì vào cuộc đời tôi, hãy để tôi quyết định theo ý thích cá nhân tôi. Bởi lẽ, luân lý bị coi là phản tác dụng và quá nhân bản bởi vì nó tương đối hóa tiền bạc và quyền lực. Nó là một mối đe dọa, vì nó lên án việc thao túng và hạ giá con người, nó đề cập đến một Thiên Chúa là Đấng kêu gọi một đáp trả dấn thân (x. số 57). Đó là điều đi ngược với lối sống cá nhân chủ nghĩa ngày nay, tôi muốn làm gì tôi làm.

ĐTC Bênêđictô XVI đã khẳng định và chỉ ra giá trị thật của chủ nghĩa tương đối cho chúng ta rằng “nó chỉ làm cho con người bị hụt hẫng, thất vọng và ích kỷ”. (cuộc tiếp kiến ông Nigel Marcus Baker, tân đại sứ Anh quốc bên cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư, vào ngày 9 tháng Chín năm 2011)

Với giáo xứ, sự tương đối hóa về luân lý được thể hiện qua một số khía cạnh:

- Giáo huấn Giáo Hội: lỗi thời, cổ hủ, quá khắt khe, hạn chế sự thăng tiến của con người

- Tự do cá nhân: tự quyết định lối sống theo ý riêng, tự do phái tính (đồng tính, tình dục, …)

- Con người làm ra hay khám phá ra được điều gì, con người có quyền tự do làm điều đó (sự sống: sinh sản vô tính, thụ tinh ống nghiệm, thay đổi giới tính, …)

- Cách riêng, não trạng tương đối trong hôn nhân, phản ánh một thái độ ích kỷ của con người: “Hôn nhân có khuynh hướng bị coi như một hình thức đơn giản của sự mãn nguyện tình cảm, là điều có thể là được xây dựng bất kỳ cách nào và thay đổi theo cảm xúc của mỗi người” (Số 66). Hay “chủ nghĩa cá nhân của thời đại hậu hiện đại và toàn cầu hóa ủng hộ một cách sống làm suy yếu sự phát triển và ổn định của những mối dây liên hệ giữa con người, và làm biến dạng các mối liên hệ gia đình” (số 67). Nói khác đi, thích thì đến, chán thì chia tay; được thì góp gạo thổi cơm chung, không được thì đường ai nấy bước. Nhiều gia đình loại này đã hiện diện trong các giáo xứ của chúng ta và không ít những hệ lụy thật khó giải quyết hiện nay: phá thai, ngoại hôn, …

3. Đức tin

Nhìn từ bên trong đời sống đức tin, ta thấy thuyết Tương Đối làm cho nhiều người Công Giáo lung lay và mất niềm tin. Thuyết Tương Đối mang lấy khuôn mặt chiết trung, dĩ hòa vi quý khi cho rằng không có gì là tuyệt đối cả. Do đó, một số người đã cho rằng “đạo nào cũng tốt” và Đức Giêsu Kitô là một trong những vị sáng lập tôn giáo.

- Số 63. Đức tin Công Giáo của nhiều người hiện đang phải đối diện với những thách đố của sự phát triển rộng rãi của các phong trào tôn giáo mới, một số có chiều hướng cơ bản và một số khác dường như đề ra một linh đạo không có Thiên Chúa.

- 64. Tiến trình tục hóa có chiều hướng thu gọn đức tin và Hội Thánh vào phạm vi riêng tư và và thầm kín […] vì Hội Thánh bị coi là cổ võ một thành kiến cá nhân và như can thiệp vào tự do cá nhân.

Ta có thể nhìn thấy tác động của thuyết tương đối và trào lưu tục hóa ảnh hưởng đến đức tin, được thể hiện trong việc cử hành Phụng vụ.

Trước tiên, bầu khí phụng vụ chưa được sốt sắng, thiêng liêng: mang nặng tính hình thức bề ngoài với những rước sách, kèn trống (đây là điều nên có nhưng phải hướng dẫn và đưa người ta vào trong chiều sâu thiêng liêng của những hành động đó); cung thánh nhiều khi bị lạm dụng trở nên một sân khấu văn nghệ không khác gì ngoài đời; trật tự trong khi cử hành phụng vụ bí tích (Hòa Giải, Thánh Thể…) lắm lúc không khác gì một cái chợ chen lấn, chụp giật, tranh giành; những “sáng kiến: cắt xén, thêm bớt” trong Phụng Vụ (nói theo ngôn ngữ ngày nay là sử dụng chiêu trò) nhằm thỏa mãn sở thích của một nhóm người nào đó, khiến cho Phụng Vụ ngày càng mất đi vẻ đẹp thiêng liêng (chia sẻ của giáo dân trong phần chia sẻ Lời Chúa),…

Kế đến, tác phong cử hành phụng vụ của các thừa tác viên (đi, đứng, đọc, …) qua loa, vội vàng, … thể hiện một sự thiếu trang trọng, tâm tình thờ phượng và xác tín về việc mình đang cử hành.

Một phương diện khác, ta thấy đức tin Công Giáo trên toàn thế giới cũng chịu những tác động ngoại tại như bạo lực, bị tấn công và đàn áp mang màu sắc của sự thù hận (x. số 61). Điều này không xa lạ gì với chúng ta. Biết bao biến cố xảy ra trong quá khứ cũng như hiện tại trên thế giới, hay những biến cố gần đây đã minh chứng cho điều đó.

III. Những thách đố nơi người làm mục vụ (cụ thể là linh mục)

Trong phần này, tôi xin được giới hạn trong 2 khía cạnh liên quan đến người làm mục vụ – linh mục – là khía cạnh nhân bản và thiêng liêng.

1. Nhân bản:

Khía cạnh nhân bản, tôi cũng xin giới hạn ở hai trong các đặc điểm tiêu cực ĐTC Phanxico nhắc đến trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng: ngại dấn thân và bi quan.

Trước tiên đó là việc ngại dấn thân. Đây là một biểu hiện cho thấy linh mục chưa “tròn đầy” trong ơn gọi và sứ vụ, vì nếu linh mục ý thức đầy đủ về căn tính của mình, linh mục sẽ không ngại khó, không ngập ngừng trong tất cả mọi hoạt động liên quan đến sứ vụ. ĐTC nói

- 78. bận tâm quá đáng về tự do cá nhân và giải trí của mình, khiến họ sống những nhiệm vụ của họ như là một phần phụ thuộc đơn giản của đời sống, như thể chúng không phải là một phần của căn tình của họ.

- 80. gắn bó với sự an toàn về kinh tế, hoặc với việc muốn có quyền hành và vinh quang loài người bằng bất cứ giá nào, thay vì dâng hiến đời mình cho tha nhân.

- 81. sợ rằng mình bị mời làm một nhiệm vụ tông đồ, nên tìm cách trốn tránh để thoát khỏi bất kỳ cam kết nào có thể làm mất thì giờ rảnh rỗi của mình. […] Nhưng một điều gì đó tương tự cũng xảy ra cho các linh mục, những người bận tâm quá mức với thì giờ rảnh rỗi của họ. […] Một số chống lại việc tận hiến hoàn toàn cho sứ vụ và chung cuộc bị bao bọc trong một trạng thái ươn lười tê liệt.

- 82. Sự ươn lười về mục vụ này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: theo đuổi những dự án thiếu khả thi và không âm thầm hài lòng với những gì khả thi; không kiên nhẫn nổi với sự tiến hành khó khăn của những tiến trình và muốn tất cả mọi sự từ trời rơi xuống; gắn bó với một số dự án và những ước mơ thành công được vun trồng bởi tính khoa trương của họ; mất liên lạc thật sự với dân chúng trong việc không còn cá nhân hóa việc mục vụ của mình, họ quan tâm nhiều đến tổ chức hơn là nhân sự, để rồi các “bảng lộ trình” làm cho họ hứng thú hơn là chính cuộc hành trình; không biết chờ đợi, họ muốn chế ngự cả nhịp sống. Ngày nay, việc nóng lòng muốn có kết quả ngay khiến cho những người làm mục vụ không dễ dàng chấp nhận cảm thức có một chút mâu thuẫn, việc có thể thất bại, một lời chỉ trích, một thập giá.

Hình như trong tất cả những điều ĐTC Phanxico nói đến, chúng ta thấy hình như loáng thoáng có chúng ta trong đó. Cụ thể:

- Ngại giảng lễ

- Ngại đi thăm giáo dân, và khi đi thăm giáo dân thì chọn lựa nhà nào có lợi cho mình thì tới, nhà nào không thích, không ưa thì tìm cách tránh né…

- Ít ngồi tòa Giải Tội (dĩ nhiên vẫn phải có thời gian biểu, nhưng hình ảnh thật đẹp của linh mục siêng năng ngồi tòa giải tội và sẵn sàng chào đón người khác đến lãnh nhận bí tích Hòa Giải dường như ngày càng giảm)

- Ngại xa (ở những giáo xứ có địa bàn rộng, giáo dân ở tản mác, …)

- Thiếu lắng nghe và quan tâm đến nhu cầu của giáo dân, như không cần sự cộng tác…

Khía cạnh thứ hai là bi quan.

Sự bi quan luôn là một ngáng trở cho sự dấn thân phục vụ, cho sự tăng trưởng về mọi phương diện. nó sẽ góp phần làm cho chúng ta có một lối sống hời hợt, vô vị, … từ đó, chúng ta không tìm thấy được giá trị, niềm vui của cuộc đời phục vụ. Lý do của sự bi quan này là gì? Nó có thể bắt nguồn từ sự thiếu tự tin, không xác tín, nhìn mọi sự chung quanh với lăng kính màu xám hay kinh nghiệm “thất bại” trong cuộc đời làm chùn bước, …

- Số 79. thái độ yếm thế. Kết quả là, nhiều người làm mục vụ, ngay cả khi họ cầu nguyện, phát triển một loại mặc cảm, dẫn họ đến việc tương đối hóa hoặc che giấu căn tính và những xác tín Kitô giáo của họ. Vì thế một vòng luẩn quẩn được hình thành, cho nên họ không hài lòng với những gì họ đang có và những gì họ làm, họ không cảm thấy được đồng hóa với sứ vụ rao giảng Tin Mừng, và điều này làm suy yếu việc dấn thân.

- Số 83. Thất vọng với thực tại, với Hội Thánh hoặc với chính mình, họ sống trong cám dỗ bám víu không ngừng vào một nỗi buồn mơ hồ, không có hy vọng, là điều xâm nhập quả tim của họ như “rượu thuốc quý giá nhất của ma quỷ”, […] rốt cuộc họ cũng bị quyến rũ bởi những điều chỉ tạo ra bóng tối và mệt mỏi nội tâm, và những điều ấy làm suy yếu động năng tông đồ.

- Số 85. Một trong những cám dỗ nghiêm trọng hơn bóp nghẹt sự nhiệt tình và mạnh bạo là cảm giác thất bại, là điều biến đổi chúng ta thành bi quan bất mãn và thất vọng khi phải đối diện với tình trạng đen tối.

2. Thiêng liêng (tu đức)

Phần thách đố về mặt thiêng liêng (tu đức) đối với linh mục, tôi muốn trình bày dựa vào tông huấn Niềm Vui Tin Mừng nhưng được xoay quanh 4 khía cạnh rất quen thuộc với ơn gọi linh mục của chúng ta: Nghèo khó, vâng phục, thanh khiết và cầu nguyện.

Chúng ta cần nhớ rằng, ba lời khuyên Phúc Âm (3 lời khấn: nghèo khó, vâng phục, thanh khiết) không chỉ dành riêng cho các tu sĩ. Chúng cũng là sự đòi hỏi, mời gọi dành cho cả chúng ta, các linh mục (dù là linh mục giáo phận hay linh mục dòng).

Đức Giêsu trong hành trình rao giảng Tin Mừng, Người luôn mời gọi các môn đệ, các tông đồ phải sống triệt để các lời khuyên Phúc Âm.

• Nghèo khó

Có lẽ, một vài người trong chúng ta sẽ nói, khi chịu chức linh mục, tôi đâu phải hứa sống nghèo khó đâu. Điều này đúng. Nhưng lần giở lại Tin Mừng, chúng ta thấy rằng dân Chúa là những con người nghèo, anawim. Họ nghèo không chỉ trước mặt Thiên Chúa mà còn trước mặt con người. Lối sống của chúng ta, những người lãnh đạo trong sự phục vụ khiêm hạ, chúng ta có sống giá trị người nghèo của Thiên Chúa để nêu gương cho anh chị em giáo dân trong giáo xứ?

Một vài lối sống xa hoa, trưởng giả đã làm nhạt đi hình ảnh người mục tử chăm sóc đàn chiên cách tận tình như: tìm kiếm, bồi bổ, dám ôm lấy đàn chiên, dám để cho mùi của đàn chiên bám vào người …; ĐTC Phanxico cảnh báo chúng ta về lối sống và sự phục vụ thiên về vật chất.

Có bao giờ chúng ta thử so sánh giữa những công việc chúng ta trong một ngày với người giáo dân bình thường của chúng ta không?

Chúng ta được đảm bảo đời sống bởi những quy định của Giáo Hội, của giáo phận (tiền lễ); được sung túc hơn bởi sự nâng đỡ, quảng đại của anh chị em giáo dân vì họ tin vào Thiên Chúa, tin vào lời cầu nguyện, tin vào đời sống và thừa tác vụ linh mục của chúng ta. Bởi lẽ, đa phần giáo dân của chúng ta là những nông dân và làm nghề đánh cá, phải vất vả, nắng nôi, đêm ngày mới có thể kiếm ra đồng tiền để lo cuộc sống mưu sinh. Chúng ta đừng nghĩ rằng bản thân linh mục chúng ta phải suy tư bài giảng, phải ưu tư mục vụ, phải thế này thế kia…, trách nhiệm chúng ta nặng nề. Chúng ta đừng quên, người giáo dân họ cũng phải đảm nhận những suy tư, cầu nguyện, bận tâm, … cho chính gia đình và những người thân của họ.

Một linh mục đã khuyên các chủng sinh như sau: chúng ta hãy sống một ngày của chúng ta làm sao để chúng ta thấy rằng những gì chúng ta làm trong ngày có thể sánh với một người bình thường làm trong một ngày để có thể nuôi được gia đình mình. Cách nào đó, lời khuyên trên cũng là một lời nhắc nhở hữu ích cho chúng ta.

• Vâng phục:

Trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, chúng ta đọc thấy lời mời gọi: “Hoạt động mục vụ phải chứng tỏ tốt hơn nữa rằng sự liên hệ với Cha của chúng ta đòi hỏi và khuyến khích một sự hiệp thông chữa lành, thúc đẩy và tăng cường mối liên hệ giữa các cá nhân” (số 67). Như vậy, nếu kiểm điểm lại sự vâng phục của chúng ta – các linh mục – trong năm tân PÂH giáo xứ, chúng ta phải xét đến mối liên hệ giữa bản thân với Cha (Thiên Chúa); giữa bản thân với mọi người trong sự hiệp thông-chữa lành và tăng trưởng các mối tương quan đó.

Mối tương quan với Thiên Chúa, chúng ta sẽ bàn đến trong phần cầu nguyện. Giờ đây, chúng ta nói tới các mối tương quan cá nhân của linh mục chúng ta với ba đối tượng: Giám mục – anh em linh mục – giáo dân.

Đối với Giám mục

Vâng phục là một trong những điều được thẩm vấn buộc chúng ta phải trả lời trong ngày thụ phong Phó Tế và Linh Mục: “Con có vâng phục cha và những người kế vị cha không?” Một cử chỉ thật ý nghĩa được thực hiện trong khi thực hiện cuộc thẩm vấn đó, chính là hành động đôi bàn tay của tiến chức chắp lại và đặt trong lòng bàn tay của ĐGM. Cử chỉ đó nói lên sự vâng phục, quyết tâm trở nên nhỏ bé trong sự kính trọng, yêu mến và vâng lời vị chủ chăn – người cha, người thầy – của mình. Sự vâng phục, quyết tâm đó là một quyết tâm dám từ bỏ chính ý muốn của bản thân và ngay cả chính con người trước Đấng kế vị các thánh tông đồ, người đại diện của Chúa Cha trong Giáo Hội địa phương theo quan điểm Giáo Hội học của thánh Ignatio Antiokia (Chúa Cha là Giám mục thực sự trong Giáo Hội địa phương). Đôi bàn tay của vị tiến chức nói lên điều đó. Đó không phải là hai bàn tay tự nắm lại (như một sự tức giận hay nắm đấm) nhưng chắp lại trong tin tưởng, tựa nương, tin tưởng nơi trong bàn tay vị Mục tử Giáo phận.

Đôi bàn tay chắp lại ngày chịu chức có còn được thể hiện, còn được sống trong từng ngày sống của chúng ta hay không?

Có rất nhiều gương mẫu anh em linh mục sống hoàn toàn vâng phục giám mục của mình. Đó là hồng ân, là lời chúc phúc dành cho đời sống linh mục nói riêng, dành cho giáo phận, Giáo Hội nói chung. Tuy nhiên, biển không có sóng thì không phải là biển; không khí không có sự chênh lệch áp suất sẽ không tạo ra gió và mưa. Đó là quy luật tự nhiên và cũng là một điều không thể tránh trong đời sống Giáo Hội, giáo phận hay giáo xứ. Dẫu vậy, chúng ta hy vọng rằng, những cơn sóng, làn gió ngầm không quá ghê gớm để tạo nên sự phá hủy tinh thần hiệp thông, vâng phục của linh mục đối với Đức Giám Mục của mình.

Nhân đây, từ cả nghiệm cá nhân và liên đới với những nơi khác, tôi cũng xin được chia sẻ một vài thái độ, não trạng tiêu cực:

Thứ nhất, “giáo xứ là của Đức Giám Mục”. Điều này không sai. Trên nguyên tắc, ĐGM giáo phận là chủ chăn của giáo phận, có toàn quyền trên giáo phận, tất nhiên bao gồm cả giáo xứ. Tuy vậy, linh mục chính xứ được đặt lên là để chia sẻ trách nhiệm với ĐGM giáo phận, thay ngài chăm sóc anh chị em giáo dân tại giáo xứ. Những điều này đã được tiên liệu trong giáo luật và các giáo huấn của Giáo Hội. Thế mà, có những linh mục đã vịn vào việc “giáo xứ là của ĐGM” để lẫn tránh trách nhiệm, quên đi bổn phận cá nhân trong việc phục vụ Giáo xứ.

Thứ hai là tiếng “vâng hai mặt”. Trước sự hiện diện của ĐGM, tôi thưa vâng. Nhưng khi không có ĐGM, những lời xầm xì, những phê bình, chỉ trích về bản thân hay quyết định của ĐGM; để sau khi bình phẩm, lên án là sự kéo nhóm, kéo bè, gây ra sự chia rẽ trong hàng ngũ linh mục và chống đối ngay cả với vị mục tử giáo phận. Đây là một điều tiêu cực trầm trọng trong tư cách chúng ta là linh mục. Tại sao hy tế tạ ơn chúng ta dâng mỗi ngày lại không là lối sống của chúng ta – những Alter Christus, những Chúa Kitô khác? Hay phải chăng chúng ta là những người khác Chúa Kitô, những phản Kitô mà thư Gioan nhắc đến?

Tại sao chúng ta không lấy lòng kính trọng, tình yêu mến, thảo hiếu để đối đãi với giám mục của mình, là người cha, người thầy trong gia đình đức tin, trong gia đình giáo phận?

Chắc chắn, là mục tử, là người đứng đầu giáo phận, các giám mục không thể nào là con người hoàn hảo, trọn vẹn, hoàn toàn thánh thiện. Cũng chính vì thế, mà các giám mục mới cần đến các linh mục để trợ giúp, để cộng tác. Lời nguyện phong chức linh mục nhắc nhớ bản thân các giám mục và linh mục chúng ta về điều đó: “Lạy Cha, chúng con nài xin cha cũng thương ban cho con người yếu đuối của chúng con được (những) người này để trợ giúp vì chúng con cần có (những) người này để chu toàn sứ vụ tư tế Tông Truyền”.

Đối với anh em linh mục

Sự vâng phục đối với các anh em linh mục khác được thể hiện trong sự tông trọng, yêu mến, hỗ trợ, cộng tác, … để giúp nhau sống trọn vẹn ơn gọi thánh hiến linh mục.

ĐTC nói với chúng ta khi ngài đề cập đến những thách đố với với người làm mục vụ:

- Số 97. họ từ chối lời tiên tri của anh em, họ thanh trừng những người có thắc mắc, liên tục nhấn mạnh đến những sai lầm của người khác và chú ý quá đáng đến vẻ bề ngoài. Họ thu hẹp những gì liên quan đến quả tim của họ vào một chân trời khép kín của nội tại và tư lợi, và do đó họ không học được gì về tội lỗi của họ và không thực sự mở lòng ra cho sự tha thứ. Đây là một sự thối nát khủng khiếp đội lốt một vẻ bề ngoài tốt lành.

- Số 98. Có biết bao nhiêu cuộc chiến tranh trong Dân Chúa và trong các cộng đồng khác nhau! […] vì ham muốn và ganh tỵ, ngay cả giữa các Kitô hữu! […] Ngoài ra, một số người ngưng sống như thành viên thân yêu trong Hội Thánh, để nuôi dưỡng một tinh thần bất hòa. Thay vì thuộc về toàn thể Hội Thánh, với sự phong phú đa dạng của nó, họ thuộc về một nhóm tự cho là mình khác người hoặc đặc biệt.

Và ĐTC nhấn mạnh: “tôi cảm thấy rất đau lòng khi khám phá ra rằng làm sao trong một số cộng đồng Kitô hữu và thậm chí giữa những người được thánh hiến, còn có chỗ cho các hình thức khác nhau của hận thù, chia rẽ, vu khống, nói xấu, trả thù, ghen ghét, mong muốn áp đặt ý tưởng của mình với bất cứ giá nào, để đàn áp tương tự như một cuộc tróc nã phù thủy không thương xót. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai với những hành vi như thế? (số 100)

Chúng ta nghĩ gì khi nghe vị cha chung của Giáo Hội nói điều đó? Người cha, người mẹ nào trong gia đình vui cho được, bình an cho cam khi biết anh chị em trong gia đình đấu đá, hận thù, chia rẽ? Giám mục nào yên lòng khi thấy linh mục đoàn của mình có sự phe nhóm, chống đối, hạ bệ nhau? Anh chị em trong gia đình liệu có vui khi gia đình không thể có những bữa cơm ấm cúng tình gia đình? Anh em linh mục có cảm thấy mình thuộc về một gia đình giáo phận khi anh em linh mục không muốn nhìn mặt nhau, không thể ngồi với nhau để cùng dùng bữa, cụng chén rượu huynh đệ với nhau? Chưa kể là trong bữa tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, có những linh mục không muốn cùng dâng lễ, cùng đồng tế với nhau?

ĐTC mời gọi chúng ta: “Hãy coi chừng cám dỗ ghen tị! Chúng ta ở trên cùng một con thuyền và chúng ta đi đến cùng một bến! Chúng ta hãy xin ơn để vui mừng vì các hoa quả của những người khác, mà cũng là của tất cả mọi người” (số 99).

Đối với giáo dân

Sự vâng phục của linh mục đối với giáo dân ngày hôm nay được hiểu chính là cần phải lắng nghe những tâm tình, những thao thức, nguyện vọng của họ và mở lòng mời gọi cũng như đón nhận sự cộng tác của họ trong việc phục vụ của Giáo Hội, cụ thể là trong giáo xứ: “Khi chúng ta cố gắng đọc các dấu chỉ của thời đại trong tình hình hiện nay, chúng ta nên lắng nghe những người trẻ và những người già. Cả hai đều là những niềm hy vọng của mọi dân tộc. Những người lớn tuổi mang với họ ký ức và sự khôn ngoan của kinh nghiệm, là những điều nhắc cho chúng ta đừng lặp lại một cách ngu xuẩn những sai lầm trong quá khứ. Những người trẻ mời gọi cho chúng ta đánh thức và phát huy hy vọng, bởi vì các em mang theo những khuynh hướng mới của nhân loại và mở lòng chúng ta hướng về tương lai, để chúng ta không bám chặt lấy trong nhung nhớ những cơ chế và tục lệ không còn mang lại sự sống trong thế giới ngày nay” (số 108).

Hay như trong số 102, ĐTC nói: “Trong một số trường hợp vì người giáo dân không được đào tạo để đảm nhận trách nhiệm quan trọng, trong những trường hợp khác vì họ không tìm thấy chỗ đứng trong Hội Thánh địa phương […] vì chế độ giáo sĩ trị, là điều gạt họ ra ngoài lề trong việc đi đến những quyết định”.

Đó là lời cảnh tỉnh và nhắc nhở vô cùng hữu ích cho chúng ta khi phục vụ giáo xứ trong bối cảnh ngày nay.

• Khiết tịnh: vấn nạn đang làm đau đầu các mục tử trong Giáo Hội

Một lần nữa, tôi xin được nhắc đến lời thẩm vấn trong ngày chúng ta chịu chức Phó Tế: “(Các) con là người đã sẵn sàng sống bậc độc thân, vậy (Các) con có muốn suốt đời giữ quyết tâm này làm bằng chứng (Các) con, vì Nước Trời, đã dâng hiến tâm hồn mình cho Chúa Kitô, để phụng sự Thiên Chúa và nhân loại không?” Như vậy, giá trị của sự khiết tịnh trong đời linh mục chính là để hiến dâng và phụng sự Thiên Chúa và con người cách trọn vẹn. Vậy mà trong thập niên vừa qua, vấn nạn về khiết tịnh linh mục nổi lên một cách khủng khiếp ở rất nhiều nơi trên thế giới. Các vấn nạn về khiết tịnh được làm “nổi bật” bởi nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Bao nhiêu tờ báo, trang đài, các phóng viên, một số tổ chức nhắm vào vấn nạn lạm dục tình dục trẻ em này.

Mục tin nhanh của trang thông tin The Media Report

(http://www.themediareport.com/fast-facts/) đã đưa ra một thống kê và nhận định về nạn lạm dụng tình dục trẻ em nơi các linh mục so với các trường hợp khác. Theo đó, tỷ lệ phạm tội này nơi các linh mục là rất nhỏ (Ví dụ: tại Mỹ trong năm 2010, số trường hợp nơi linh mục là 10, các trường hợp khác là 63.527).

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng người ta nhắm vào linh mục, bởi linh mục là những người lãnh đạo, là những người hướng dẫn đức tin, đời sống thiêng liêng, đời sống luân lý. Hơn nữa, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nạn lạm dụng tình dục đó lại là nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Đó là một tội ác kinh khủng.

Vậy chỉ cần có một chấm đen sẽ làm cho tờ giấy trắng bị giảm giá trị, hay nói theo tục ngữ Việt Nam “một con sâu làm rầu nồi canh”.

Như vừa đề cập, vấn nạn về đời sống khiết tịnh của linh mục không chỉ là vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em (vấn nạn này được/bị đẩy lên cao, được sử dụng để tấn Công Giáo Hội) nhưng nó còn có những diện mạo khác, mà đáng lo ngại nhất chính là não trạng thoáng về tính dục. Não trạng này bị tác động bởi thuyết tương đối. Cho nên, đời sống khiết tịnh của linh mục đang bị rình rập và đe dọa; nếu không tỉnh táo, chúng ta sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, sẽ ngã chiều theo sự thúc đẩy của bản năng tính dục nơi mỗi người. Như thế, sự hiến dâng của chúng ta cho Chúa Kitô và tha nhân chỉ là một sự dâng hiến gian dối; chúng ta đánh lừa Thiên Chúa và tha nhân bởi trước mặt mọi người thì tỏ ra dâng hiến, nhưng đằng sau thì thu vén, lấy lại hay đánh cắp những gì đã hứa dâng cho Thiên Chúa và tha nhân. Một khi sống như thế, chúng ta sẽ không còn đặt hết tình yêu, tâm trí, khả năng vào việc phụng sự Thiên Chúa qua Giáo Hội, qua giáo phận, qua các thành viên trong giáo xứ mà chúng ta được trao.

Lối sống hai mặt này đã bị ĐTC Phanxico lên án: “Tinh thần thế tục là tinh thần nấp đằng sau những vẻ đạo đức bề ngoài và ngay cả tình yêu đối với Hội Thánh, để tìm vinh quang và phúc lợi cho con người thay vì vinh quang của Chúa. […] Đây là một cách tinh vi để tìm “lợi ích riêng của mình chứ không phải của Đức Giêsu Kitô” (Pl 2:21). Nó có nhiều hình thức, tùy thuộc vào loại người và hoàn cảnh mà nó xâm nhập. Vì nó liên quan đến việc tìm kiếm vẻ bề ngoài, nên không luôn luôn đi kèm với các tội công khai, và nhìn bề ngoài mọi sự đều có vẻ như thường” (số 93).

ĐTC còn nói nặng hơn: “Chúng ta xấu hổ vì những chiến bại của các giám mục, linh mục, giáo dân […] Họ không có quan hệ với Thiên Chúa! Họ có một địa vị trong Giáo Hội, một địa vị quyền lực, và thoải mái. Nhưng lời Chúa thì họ không có… Tội nghiệp dân! Chúng ta không cho họ bánh sự sống để ăn, chúng ta không cho họ chân lý! Thậm chí chúng ta cho họ ăn bánh bị nhiễm độc, bao nhiêu lần!” (bài giảng lễ ngày 16/1/2014 tại nhà nguyện Martha).

Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại, một cú click chuột, vào một trang mạng nào đó trên màn hình, bao nhiêu sự hiện ra cho chúng ta một cách nhanh chóng. Đây là một thuận lợi cũng như thách thức cho đời sống khiết tịnh của chúng ta. Nó thuận lợi, tích cực vì nó giúp chúng ta tiếp cận với nhiều hình thức, lối đường tu đức khác nhau; ngược lại, nó sẽ giúp chúng ta tiếp cận với nhiều điều không lành mạnh, sẽ kéo chúng ta xuống bùn.

Trong bài nói chuyện vào ngày 5/4/2013, khi đề cập đến đời sống khiết tịnh của linh mục, cách riêng về vấn nạn lạm dụng tình dục, ĐTC Phanxicô phát biểu nói: “nếu không vượt thắng được, thì nên quyết định ra đi (rời bỏ đời sống giáo sĩ). Đây là một lời đề nghị thẳng thắn để mỗi chúng ta suy xét, cảnh tỉnh về kỷ luật đời sống cá nhân, sự trong sáng của các mối tương quan …, trong khi phục sự Chúa nơi cộng đoàn giáo xứ của mình.

• Cầu nguyện

Một trong những bệ đỡ vô cùng hữu hiệu cho sự trung thành và dấn thân phục vụ là sự cầu nguyện. Ý thức cầu nguyện liên lỉ, ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng giây phút, trong mỗi hành động hay công việc sẽ là nguồn lực khiến chúng ta trao hiến cách quảng đại hơn. Nếu thiếu đi sự cầu nguyện, những điều chúng ta làm có thành công đến đâu, tất cả chỉ là cái mác bên ngoài, chúng ta chỉ như một cái máy, một cái xác không hồn, làm mà không biết mục đích và điểm đến. Đến một lúc nào đó, cái máy không còn chất bôi trơn (dầu – ân sủng, sự cầu nguyện), nó sẽ bị hư hỏng và có thể phải bị vất đi hay bán sắt vụn.

Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng cho ta những nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống cầu nguyện: Nơi những người làm mục vụ đang diễn ra việc “sa mạc hóa” về tâm linh (x. số 86), “họ hành động như thể không có Thiên Chúa, quyết định như thể không có người nghèo, mơ ước là không có tha nhân, làm việc như thể không có những người chưa nhận được lời rao giảng Tin Mừng” (số 80).

Chúng ta có đang rơi vào tình trạng “sa mạc hóa” trong tâm hồn, trong đời sống thiêng liêng hay không? Mỗi ngày, chúng ta dành thời gian và cử hành Thánh lễ, các giờ kinh Phụng Vụ, các giờ đạo đức, đặc biệt là giờ nguyện ngắm, cầu nguyện cá nhân ra sao? Anh chị em giáo dân, người nghèo, những người đang cần đến chúng ta có là đối tượng chúng ta “trò chuyện” với Thiên Chúa không? Trong cuộc “trò chuyện” với Thiên Chúa, chúng ta nói ra sao? (vội vàng, chóng vánh, kể lể, từ tốn, lắng nghe,. ..?)

Để kết thúc, chúng ta nhắc lại lời của ĐTC Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (số 109) để thấy rằng, dù có nhiều thách đố, nhưng chúng ta đừng bao giờ để giáo xứ hay bản thân rơi vào đêm tối của sự bi quan: “Những thách đố hiện hữu là để được khuất phục. Chúng ta phải thực tế, nhưng không làm mất niềm vui, sự mạnh dạn và sự dấn thân đầy hy vọng”.

Bài 4: NGƯỜI KITÔ HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO XỨ:
QUYỀN VÀ SỰ CỘNG TÁC (Christifideles Laici)


Tin Mừng (Ga 15:4-8): Anh em hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Ðiều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

Trong tâm tình của năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn, là người đứng đầu, lãnh đạo giáo xứ, việc chúng ta đọc lại giáo huấn của Giáo Hội về người giáo dân là một điều rất chính đáng và phải đạo. Nếu chúng ta không biết rõ, ý thức đủ về vị trí của người giáo dân, chúng ta làm sao có thể thúc đẩy, dẫn đầu giáo xứ thực hiện công cuộc Tân Phúc Âm hóa.

Cho nên, trong bài chia sẻ giờ đây, dựa trên tài liệu chính yếu là tông huấn Kitô hữu giáo dân, chúng ta cùng nhau tái khám phá và khẳng định lại vị thế của người giáo dân trong Giáo Hội nói chung, và trong giáo xứ nói riêng, qua các đề mục: Người giáo dân

- Là phần tử của Cây Nho
- Tham gia sứ mạng Hội Thánh
- Quyền đòi hỏi mục tử của mình (các linh mục)

I. Là phần tử của Cây Nho

1. Phần tử của Cây Nho

Tông huấn Christifideles Laici- Kitô hữu giáo dân trình bày cho chúng ta dung mạo người giáo dân trong Giáo Hội. Khởi đi từ lời Đức Kitô khi Người dùng hình ảnh cây nho để nói đến sự kết hợp nên một trong Người của những ai tin vào Người. Theo đó, người giáo dân không chỉ là người thợ trong vườn nho, nhưng đích xác hơn, đúng hơn, họ là chi thể, là tế bào của cây nho; và nếu xét trên phương diện Giáo Hội học, họ là thành phần của Giáo Hội, là Giáo Hội: - Số 8. Hình ảnh cây nho trong Thánh Kinh được dùng nhiều cách và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt nó được dùng để diễn tả mầu nhiệm Dân Chúa. Theo ý nghĩa này, người giáo dân không chỉ là những người thợ làm việc trong vườn nho, nhưng họ là một phần tử cây nho. Người giáo dân chỉ nhận diện mình, nhận chân bản tính nguyên thủy của mình bên trong mầu nhiệm của Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông ơn gọi cũng như sứ mệnh trong Giáo Hội và thế giới của người giáo dân cũng chỉ định nghĩa được bên trong phẩm giá này.

- Số 9. Để trả lời câu hỏi nguời tín hữu giáo dân là ai, Công Đồng […] còn thêm: "Danh hiệu Giáo dân có nghĩa là tất cả các Kitô hữu không thuộc thành phần chức thánh hay bậc tu trì được Giáo Hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được rửa tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, họ là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo Hội và giữa trần thế theo nhiệm vụ riêng của mình. Đức Piô thứ XII đã quả quyết: "Các tín hữu nói một cách rộng hơn, là các giáo dân là kẻ đứng ở mặt trận tiền phong trong đời sống của Giáo Hội. Nhờ họ, Giáo Hội trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người. Vì thế, chính họ phải ý thức ngày càng rõ rệt là họ không những thuộc về Giáo Hội mà là Giáo Hội, nghĩa là cộng đồng các tín hữu trên mặt đất, dưới sự hướng dẫn của vị thủ lãnh chung là Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục hiệp thông với Ngài. Họ là Giáo Hội".

Với khẳng định của Đức Piô XII, ta thấy diện mạo của người giáo dân thật vĩ đại, vai trò của họ thật to lớn và mang tính sống còn cho sứ mạng của Giáo Hội. Đây là điều anh em linh mục chúng ta cần phải nhớ và ý thức cho đủ. Là những người lãnh đạo, đứng đầu cộng đoàn, những công việc mục vụ nhiều khi làm cho chúng ta tưởng rằng chúng ta là những người chiếm vị trí số 1 trong đời sống của Giáo Hội. Đúng ra, chúng ta là những người được kêu gọi và cất nhắc lên từ giữa lòng dân Chúa để phục vụ dân Chúa trên phương diện mục vụ bí tích, hướng dẫn thiêng liêng,…Chúng ta cũng chỉ là một phần tử trong Dân Thánh. Những người đang sống, đang thực thi và làm chứng cho giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Đức Giêsu qua Giáo Hội là anh chị em giáo dân. Từng ngày, từng giờ, từng phút họ phải chiến đấu trong cuộc chiến thiêng liêng để sống đúng giá trị Tin Mừng trong chính cuộc sống đầy thử thách, cạm bẫy của cuộc sống. Linh mục được mời gọi luôn đồng hành, tôn trọng, yêu mến anh chị em giáo dân, những người mà nhiều khi chưa được chúng ta đón nhận và tôn trọng cho đủ.

2. Tham dự 3 chức vụ: Tư Tế - Vương Đế - Ngôn Sứ

Được tháp nhập vào cây nho Giêsu, gia nhập Giáo Hội qua bí tích Rửa Tội, người Kitô hữu tham dự vào ba chức vụ của Đức Kitô, Đấng là đầu Giáo Hội và là Cây Nho:

- Số 14: Sự tham gia của giáo dân vào ba chức vụ của Chúa Giêsu: tư tế, ngôn sứ, vương đế bắt nguồn từ việc xức dầu của phép Rửa Tội, được phát triển nhờ phép Thêm Sức, được nâng đỡ và kiện toàn trong phép Thánh Thể. Đây là một sự tham gia ban cho mỗi tín hữu giáo dân, nhưng với tư cách là họ tạo thành một thân thể duy nhất của Chúa Kitô. Bởi vì Chúa Giêsu làm cho Giáo Hội được sung túc bằng các ân huệ của mình, vì Giáo Hội là Thân thể và là Hiền thê của Ngài. Như thế mỗi người được tham gia vào ba sứ vụ của Đức Kitô chỉ vì họ là phần thân thể của Giáo Hội, như Thánh Phêrô Tông đồ đã dạy khi gọi những người đã chịu phép rửa tội " là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa," (1Pr 2:9). Và cũng vì nó bắt nguồn từ sự thông hiệp trong Giáo Hội nên việc tham dự của các tín hữu giáo dân vào ba chức vụ của Đức Kitô đòi hỏi phải sống và thực hiện trong sự thông hiệp, và để cho sự thông hiệp ngày càng tăng trưởng. Thánh Augustinô viết:"Cũng như chúng ta tất cả được gọi là Kitô-hữu (Christiani) vì đã được xức dầu (Chrisma) một cách thiêng liêng, do đó tất cả được gọi là linh mục, bởi vì chúng ta là thành phần thân thể của Linh Mục duy nhất."

Số 14 của Tông huấn giải thích tiếp cho chúng ta tại sao Kitô hữu lại được tham dự vào 3 chức vụ của Đức Kitô:

- Công đồng Vaticanô II đã nhắc nhở cho chúng ta về về sứ mệnh của Đức Kitô là Tư Tế, Ngôn Sứ, Vương Đế vẫn tiếp tục trong Giáo Hội. Tất cả mọi ngườỉ, toàn dân Thiên Chúa tham gia vào ba sứ mệnh này:

- Các tín hứu giáo dân tham gia vào chức vụ tư tế, đó là trách vụ Chúa Giêsu đã dùng để hiến tế mình trên Thánh Giá và còn tiếp tục hiến tế mình trong nghi lễ Phép Thánh Thể để làm vinh danh Đức Chúa Cha và cứu rỗi nhân loại. Được ghép vào Đức Giêsu Kitô, những ai đã chịu phép Rửa Tội đều được kết hợp với Ngài bằng việc dâng hiến chính mình và các hoạt động của mình (Rm 12:l-2). Trong Thánh Lễ, các của lễ này hiệp với Thánh Thể được dâng lên cho Đức Chúa Cha với tâm hồn sất sắng. Như thế người giáo dân thánh hiến cho Thiên Chúa chính cả trần thế này. Nhờ lòng phụng thờ Chúa khắp mọi nơi bằng một đời sống thánh thiện.

- Việc tham gia vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô làm cho người giáo dân có đủ khả năng và dấn thân để nhận lãnh Phúc âm trong Đức Tin, để rao giảng bằng lời nói và hành động, và để tố cáo một cách bạo dạn không do dự những gì là điều ác. […] Hơn nữa, họ được mời gọi chiếu sáng sự mới lạ và sức mạnh của Phúc Âm trong đời sống thường ngày, trong đời sống gia đình và xã hội của họ, với một tâm hồn nhẫn nại và can đảm giữa những khó khăn của thời đại.

- Người tín hữu giáo dân tham gia vào chức vụ vương giả của Đức Kitô, và được Đức Kitô kêu gọi để phục vụ và loan truyền Ngài trong lịch sử. Họ sống vương quyền Kitô hữu trước tiên bằng cách chiến đấu để chiến thắng thế gian tội lỗi (Rm 6:12) ngay trong chính mình, rồi hiến dâng mình để phục vụ trong công bằng và bác ái.

Chúng ta thấy, ba chức vụ mà anh chị em giáo dân tham dự, thực thi và sống mang một giá trị thật cao đẹp, thật thánh thiêng. Bởi vì, chính trong sự kết hợp liên lỉ, duy nhất trong thân thể mầu nhiệm Đức Kitô, nơi Cây Nho, tất cả mọi hành động, công việc, lời nói của anh chị em giáo dân trở nên một của lễ sống động, tinh tuyền và thánh thiện mang lại ơn cứu độ cho nhân loại và cho chính bản thân người anh chị em đó.

Điều này nhắc nhớ anh em linh mục chúng ta hai điều:

Thứ nhất, chúng ta hãy giúp anh chị em giáo dân ý thức được việc cử hành hy tế Tạ Ơn cách sống động trong Phụng Vụ và trong chính đời sống thường ngày. Với những lao nhọc, hy sinh, vất vả khi sống đúng với giá trị Tin Mừng, họ đang cử hành hy tế Tạ Ơn cách sống động nơi môi trường của mình; để rồi, với hy tế Tạ Ơn trong Phụng vụ, một lần nữa, họ dâng lên Thiên Chúa tất cả những ưu tư, bận tâm, niềm vui, nỗi buồn của kiếp người trong đĩa và chén Thánh mà linh mục dâng trên bàn thờ.

Thứ hai, đối với chính bản thân chúng ta, khi chúng ta nâng bánh và rượu lên mà nói “này là Mình Thầy; này là Máu Thầy”, cũng là lúc chúng ta thực sự được mời gọi hãy hiệp với Đức Kitô dâng chính mình lên cho Thiên Chúa, cam kết dâng hiến chính mình, trao ban chính mình cho anh chị em giáo dân. Để có thể sống như tâm tình của Thánh Ignatio Antiokia: “Cuộc đời mình là tấm bánh cho mọi người ăn”.

3. Nên thánh trong ơn gọi trần thế

Trước hết, chúng ta biết rằng Giáo Hội có sứ mạng mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho muôn người. Mọi thành phần của Giáo Hội đều chia sẻ sứ mạng đó, anh chị em giáo dân cũng vậy, không ngoại lệ. Tuy nhiên, sự tham dự vào sứ mạng của người giáo dân mang một nét đặc thù riêng. Số 15 của tông huấn dạy chúng ta:

- Nhờ phẩm giá chung do phép Rửa Tội, người tín hữu giáo dân là người đồng trách nhiệm với tất cả các thừa tác viên có chức thánh, với các tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo Hội.

- Nhưng phẩm giá chung do phép Rửa Tội nơi người tín hữu giáo dân có một hình thái làm cho họ khác biệt, nhưng không chia cách họ khỏi linh mục và tu sĩ. Công Đồng Vaticanô II đã diễn tả hình thái này chủ tại trong tính cách trần thế. Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân.

Số 15 của tông huấn tiếp tục nói với chúng ta rằng dù đặc tính trần thế là đặc tính nằm ở tận bản tính thâm sâu của Giáo Hội, bởi vì nó được cắm rễ sâu trong mầu nhiệm Nhập Thể, nhưng Giáo Hội không thuộc về trần thế. Giáo Hội được sai đi để tiếp nối công trình Cứu Chuộc của Đức Kitô. Công trình này chính là mang lại ơn cứu rỗi cho con người và canh tân những trật tự thế giới.

Như vậy, đối với anh chị em giáo dân, bởi đặc tính trần thế của mình, trần thế là nơi họ được Thiên Chúa mời gọi và là nơi họ mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho anh chị em, trong chính đặc tính trần thế của mình. (tiếp theo số 15)

- Các hình ảnh trong Phúc âm nói về muối, ánh sáng và men, mặc dầu có ý nói về tất cả những ai tin vào Đức Giêsu, nhưng áp dụng cách nêng cho người tín hữu giáo dân. Đó là những hình ảnh mang nặng ý nghĩa tuyệt vời, bởi vì không những nó diễn tả việc hội nhập sâu xa và tham gia toàn diện của các người tín hữu giáo dân trên mặt đất, vào sự sống của thế giới, của cộng đồng nhân loại, nhưng nhất là nói lên nét mới mẻ và độc đáo của một sự hội nhập và tham gia để loan Tin Mừng Cứu Độ.

Không dừng lại ở khía cạnh thánh hóa, mang ơn cứu độ cho thế giới với đặc tính trần thế của mình, người Kitô hữu giáo dân còn được mời gọi hãy nên thánh trong khi thực thi sứ vụ thánh hóa thế giới của mình. Do đó, trần thế là nơi người giáo dân nên thánh, là bàn thờ để anh chị em giáo dân cử hành hy tế tạ ơn trong đời sống thường nhật:

Ơn gọi nên thánh phải được người tín hữu giáo dân nhận thức và sống, không phải như một bổn phận đòi hỏi và không thể lẫn tránh, nhưng một dấu chỉ chói sáng của tình yêu vô biên của Chúa Cha là Đấng đã tái sinh họ trong đời sống thánh thiện. […] Đồng thời, ơn gọi nên thánh lại được liên kết mật thiết với sứ mệnh và trách nhiệm được trao phó cho người tín giáo dân trong Giáo Hội và giữa thế giới. Bởi vì, sự thánh thiện đang sống trong tín hữu phát xuất từ việc tham gia vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, tự nó cũng biểu tượng sự đóng góp tiên khởi và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội như là "việc các thánh thông công".

II. Quyền tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội (Giáo xứ)

Là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội Chúa Kitô, người Kitô hữu được tham dự vào ba chức vụ của Người mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Giờ đây, chúng ta khám phá rõ nét hơn hình ảnh người giáo dân khi chúng ta bàn đến quyền tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội nói chung, cách riêng là Giáo xứ. Quyền này trình bày cách cụ thể việc người giáo dân thông dự vào ba chức vụ của Đức Kitô ra sao.

Trước hết, chúng ta cần khẳng định với nhau rằng “Giáo xứ, nghĩa là "mầu nhiệm" của Giáo Hội hiện diện và tác động trong Giáo xứ. Mặc dầu đôi lúc Giáo xứ không có nhiều người cũng không đầy đủ phương tiện, có khi Giáo xứ lại tản mác trên những địa hạt rộng lớn, hay lẩn khuất giữa những khu phố tân thời đông đúc và lộn xộn. Nhưng Giáo xứ không phải là một cơ cấu, một địa hạt, hay một ngôi nhà, nó là "một gia đình của Chúa, một cộng đoàn huynh đệ chỉ có một linh hồn", là "mái gia đình, đầy tình huynh đệ và mở rộng đón tiếp mọi người", là "cộng đồng các tín hữu. (số 26)

Vì vậy, trong gia đình, cộng đoàn đó, mọi người đều được mời gọi cộng tác làm cho gia đình đó, cộng đoàn đó tăng trưởng trong ân sủng, trong tình yêu và sự hiệp thông.

Trong tinh thần đó, chúng ta cũng bàn về 3 phương diện người giáo dân tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội:

- Quản trị giáo xứ
- Lãnh nhận các tác vụ
- Lập và tham gia các nhóm, hội đoàn

1. Quản trị giáo xứ

Phương diện đặc biệt để nói lên việc người giáo dân tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội chính là việc họ tham dự vào việc quản trị giáo xứ. Điều này bắt nguồn từ việc họ là tế bào của Thân Thể Chúa Kitô, chi thể của Giáo Hội, họ có quyền được tham dự vào việc quản trị thân thể mà mình là một thành phần. Và chúng ta cần nhớ, hoạt động tham gia quản trị của người giáo dân cần thiết đến nỗi nếu không có sự tham gia đó, các việc tông đồ của các vị chủ chăn lắm lúc không thể đạt được kết quả mỹ mãn (x. số 27).

2. Lãnh nhận các tác vụ

Quyền được lãnh nhận các tác vụ được khởi đi từ chính bí tích Rửa Tội, vì lãnh nhận bí tích Rửa Tội, người giáo dân tham dự vào các chức vụ của Đức Kitô. Sự tham dự vào đời sống Giáo Hội qua việc lãnh nhận các tác vụ cho thấy mối dây hiệp thông, sự hiệp nhất huynh đệ trong Giáo Hội, giáo xứ:

- Số 20: Người tín hữu giáo dân "không được quyền tự cô lập mình với cộng đoàn, nhưng họ phải luôn sống trong sự chia sẻ với anh em khác trong tình huynh đệ sâu đậm, trong niềm vui vẻ bình đẳng, và hợp tác với nhau để kho tàng gia tài mênh mông đã được nhận lãnh được sinh hoa kết quả. […]Số 23. Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội giữa thế giới được thực hiện không chỉ nhờ các vị thừa hành đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng nhờ các tín hữu giáo dân; vì họ đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi đặc biệt, để tham dự theo mức độ của mỗi người vào chức vụ tư tế, rao giảng và vương giả của Đức Kitô. […] Bởi thế, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ. Những nhiệm vụ hay chức vụ này vẫn (tuỳ thuộc) với thừa tác vụ chủ chăn của các ngài, nhưng không cần chức Thánh mới thi hành được.

Điều này được quy định thành luật. Giáo Luật điều 230 xác định:

(2) Các giáo dân có thể được chỉ định tạm thời đảm nhận việc đọc sách trong các việc phụng vụ. Cũng thế, tất cả các giáo dân có thể thi hành những công tác của người chú giải, ca trưởng hoặc những công tác khác theo quy tắc luật định.

(3) Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa tác viên, thì các giáo dân dù không có tác vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số việc, như thi hành tác vụ Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định.

Như vậy, là người lãnh đạo giáo xứ, chúng ta hãy cỗ võ sự tham gia của anh chị em giáo dân vào các công việc giáo xứ và công việc mục vụ mà không nhất thiết phải cần đến chức thánh (như đã được gợi ý trong Giáo luật và tông huấn). Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng chúng ta không được phép khoán trắng cho anh chị em giáo dân, nhưng chúng ta cần phải luôn đồng hành với họ trong các trách vụ họ thực hiện, vì chúng ta là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về đời sống của giáo xứ trước mặt Chúa, Giáo Hội. Đó mới là điều Giáo Hội mong muốn nơi mỗi linh mục chúng ta.

3. Lập và tham gia hội đoàn

Một phương diện khác nói lên quyền của người giáo dân trong việc quản trị Giáo Hội, giáo xứ chính là việc “lập và tham gia hội đoàn”. Quyền này cho thấy trách nhiệm và sự trưởng thành của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội.

- Số 29: Trước tiên phải công nhận là người tín hứu giáo dân có quyền tự do thành lập hội đoàn trong Giáo Hội. Quyền tự do này là một quyền lợi thật, nó không phải chỉ là một hình thức "nhân nhượng" của giáo quyền mà là hậu quả đương nhiên của phép Rửa Tội.

Đây là một quyền tự do được công nhận và bảo đảm do giáo quyền, nhưng phải luôn luôn thi hành trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Do đó, quyền lợi của người tín hữu giáo dân được tự do hội họp là một quyền lợi nối kết mật thiết với đời sống chung và sứ mệnh chính của Giáo Hội.

Một điều đặc biệt chúng ta có thể nhận ra rằng quyền này cũng là một công cụ nên thánh của người giáo dân. Các phong trào giáo dân như Focolare, Legio, Cursillo,… đã lan rộng trên thế giới (ngay cả tại Việt Nam), tỏ lộ ra diện mạo tươi đẹp của Giáo Hội qua sự thánh thiện người giáo dân.

Trong các giáo xứ ở đất nước chúng ta hiện nay, các phong trào giáo dân cũng đang được quan tâm và phát triển. Một số phong trào như gia đình trẻ, các hội bác ái, các hội thân hữu, các nhóm ve chai, …cho thấy sự năng động, sáng kiến của người giáo dân trong sự nỗ lực đem Tin Mừng đi vào cuộc sống.

III. Quyền được đòi hỏi nơi các linh mục

Thật sự mà nói, chúng ta thường quên khía cạnh giáo dân có quyền được đòi hỏi nơi các linh mục. Chúng ta thường chỉ nhớ chúng ta có quyền này, quyền kia và người giáo dân phải tôn trọng, lắng nghe và tuân phục chúng ta. Do đó, việc lãng quên vai trò người tôi tớ phục vụ nơi thừa tác vụ linh mục hay giám mục của chúng ta là điều dễ hiểu. Chúng ta nói cho giáo dân về sự dấn thân phục vụ nhau thì rất hay nhưng ngay bản thân chúng ta, chúng ta nhiều lúc không ý thức Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta hãy trở nên người phục vụ giữa dân Người: “Ai muốn làm đầu thì phải hầu thiên hạ”, một sự phục vụ hạ mình như người đầy tớ rửa chân cho ông chủ (ĐG rửa chân các môn đệ)

Đã là người phục vụ, dĩ nhiên, người “tôi tớ” phải đáp ứng những đòi hỏi của “người chủ”; nói khác đi, giáo dân có quyền đòi hỏi nơi các cha xứ của mình.

Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong 3 khía cạnh mà người giáo dân có thể đòi hỏi nơi linh mục chúng ta. Ba khía cạnh này nếu chúng ta có thể chu toàn và thực hiện đầy đủ, chúng ta có thể nên thánh trong ơn gọi linh mục.

1. Sự thánh thiện

Trên hết và trước hết, sự thánh thiện luôn là một đòi buộc chung đối với những ai thuộc về dân thánh. Sự đòi buộc đó còn ngặt hơn đối với những ai thực thi vai trò thánh hóa trong chức linh mục thừa tác. Sắc lệnh về đời sống linh mục Presbyterorum Ordinis (số 12) đã nhắc nhở nghĩa vụ phải sống thánh thiện nơi các linh mục: “Nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh, các Linh Mục nên giống Chúa Kitô Linh Mục, để như là thừa tác viên của Ðầu Nhiệm Thể và như những cộng tác viên của hàng Giám Mục, các ngài xây dựng và kiến thiết toàn Thân Người là Giáo Hội. Ðành rằng ngay từ khi được thánh hiến nhờ phép Rửa Tội, như mọi Kitô hữu, các ngài đã lãnh nhận dấu tích và ân huệ của ơn gọi và ơn sủng cao trọng, dù bản tính nhân loại yếu hèn, các ngài vẫn có thể theo đuổi và phải theo đuổi sự hoàn thiện, đúng như lời Chúa phán: "Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời là Ðấng Hoàn Thiện" (Mt 5:48). Nhưng các Linh Mục còn có lý do đặc biệt phải đạt tới sự hoàn thiện này, vì khi lãnh nhận Chức Thánh là các ngài được thánh hiến cho Thiên Chúa theo một cách thức mới: các ngài trở nên những khí cụ sống động của Chúa Kitô Linh Mục Ðời Ðời, để qua các thời đại, các ngài có thể tiếp tục công việc kỳ diệu của Ðấng đã lấy quyền năng cao cả mà tái lập toàn thể xã hội con người”

Như vậy, tự bản chất, sự thánh thiện là một điều đòi buộc đối với linh mục chúng ta. Việc đòi hỏi của người giáo dân về việc các mục tử sống thánh thiện không phải là một yêu sách mới mẻ, không phải là một đòi hỏi quá đáng nếu như họ nói lên điều đó. Chúng ta nghĩ gì khi chúng ta vẫn rao giảng và mời gọi người khác sống thánh thiện mà chính bản thân lại không nỗ lực sống sự trọn hảo, điều mà chúng ta vẫn nói? Chúng ta là linh mục, là một Chúa Kitô khác, vậy thì thật là mâu thuẫn nếu cuộc đời, những việc làm, sự phục vụ của chúng ta trong chức linh mục thừa tác lại không bộc lộ được sự thánh thiện của người môn đệ Chúa Kitô.

Giáo luật điều 276 đã tiên liệu và mời gọi chúng ta như sau (đây không chỉ là Giáo Hội, nhưng cụ thể là chính anh chị em giáo dân của chúng ta đang muốn chúng ta):

(1) Trong đời sống, giáo sĩ phải lo theo đuổi sự thánh thiện vì một lý do riêng, xét vì do việc lãnh thánh chức, họ được thánh hiến cho Thiên Chúa với tước hiệu mới là những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa hầu phục vụ cho Dân Ngài.

2. Tri thức

Không thể cho điều chúng ta không có. Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, Giáo Hội và nhân loại cần có những mục tử không phải nổi tiếng về sự thông thái nhưng cần những mục tử có sự hiểu biết và có tấm lòng – đức ái mục tử, đức ái theo gương mẫu Đức Kitô: “Trong nghi lễ truyền chức, Ðức Giám Mục khuyên bảo các Linh Mục hãy "trưởng thành trong sự hiểu biết" và lời giáo huấn của các ngài phải là "linh dược thiêng liêng cho Dân Chúa”. Nhưng kiến thức của các thừa tác viên thánh cũng phải thánh vì nó phát xuất từ nguồn mạch thánh và quy hướng về cùng đích thánh. Vì vậy, kiến thức đó trước hết được rút ra từ việc đọc và suy gẫm Sách Thánh, nhưng nó cũng được nuôi dưỡng hữu hiệu bằng việc nghiên cứu những tài liệu của các Giáo Phụ, các Thánh Tiến Sĩ và các tài liệu khác của Thánh Truyền. Ngoài ra, để trả lời thỏa đáng những vấn đề do người thời nay nêu lên, các Linh Mục phải hiểu biết cho thấu đáo những tài liệu của Quyền Giáo Huấn, nhất là của các Công Ðồng và của các Ðức Giáo Hoàng, cũng như phải tham khảo những tác giả thần học thời danh nhất và đã được thừa nhận” (PO số 19).

Không dừng ở đó, PO số 19 mời gọi các linh mục hãy tự đào tạo chính mình cách liên tục để có thể đối diện với những thách đố của thời đại: “Thực ra, trong thời đại chúng ta, văn hóa nhân loại và ngay đến những khoa học thánh cũng tiến thêm một bước mới, nên khuyên các Linh Mục hãy hoàn bị kiến thức của mình về Thiên Chúa và về nhân loại một cách thích hợp và liên tục, và như thế, các ngài tự chuẩn bị để đối thoại với những người đương thời một cách thích hợp hơn.”

Ngay cả Giáo luật cũng đòi buộc như thế: Điều 279

(1) Giáo sĩ cần tiếp tục học các môn thánh khoa, cả sau khi đã chịu chức Linh Mục, và theo sát đạo lý vững chắc dựa trên Kinh Thánh, và đã được tiền nhân lưu lại và được tiếp nhận chung trong cả Giáo Hội, như đã xác định bởi các văn kiện do Công Ðồng và Ðức Giáo Hoàng; họ nên tránh những trào lưu rỗng tuếch và những khoa học giả hiệu.

Vậy, người giáo dân họ đang cần có những linh mục phải có sự hiểu biết, tri thức nhất định nào đó để có thể đối thoại với thế giới ngày nay. Những tiếng xầm xì, ca thán, phản ứng của anh chị em giáo dân về các bài giảng, những quyết định, thái độ hay hành động của chúng ta phản ánh quyền đòi hỏi của họ về chúng ta phải có một sự hiểu biết, một nền tảng tri thức phù hợp với Giáo Huấn và thực tiễn xã hội. Liệu chúng ta có can đảm để nhìn lại chính mình, để liên tục đào luyện chính mình, liên tục tự trau dồi tri thức, tự học hay không? Hay chúng ta nghĩ rằng đã tốt nghiệp chương trình ĐCV là đủ rồi, không cần phải học gì thêm?

3. Cử hành các bí tích

Điều cuối cùng liên quan đến việc người giáo dân có quyền đòi hỏi nơi linh mục chúng ta chính là việc được lãnh các bí tích và được hiểu biết về Thiên Chúa. Đây là trách nhiệm của chúng ta, các linh mục. Chúng ta phải hết sức để làm tròn trách nhiệm này. Tôi xin nhắc lại, đây là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta được TC chọn gọi và đặt lên để thực thi vai trò phục vụ, không phải là để được cung phụng, không phải là để trở nên những người thi ân, những con người lãnh đạo theo phong cách xin-cho. Không, chúng ta phải có trách nhiệm chu toàn bổn phận cử hành các bí tích cho anh chị em giáo dân, vì phần rỗi của họ và một cách nhưng không.

Vậy anh em linh mục thân mến, một lần nữa, chúng ta cần nhớ: Người giáo dân có địa vị quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Họ có quyền đòi hỏi những quyền lợi của họ được bắt nguồn từ chính trong bản chất của Giáo Hội, trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Còn linh mục chúng ta, những con người được Thiên Chúa kêu gọi và cất nhắc lên từ giữa anh chị em giáo dân, chúng ta hãy thực thi bổn phận của mình một cách trọn hảo nhất, đừng trở nên những cán bộ, những người thuộc một đẳng cấp ưu tuyển, những người ban ơn.

Chúng ta hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng trong việc dạy bảo, chỉ dẫn anh chị em giáo dân. Bởi lẽ, giáo dân không được học biết như chúng ta. Chúng ta không nên cư xử hà khắc, đòi hỏi họ như những người đã được học, được đào tạo. Chính khi họ còn thiếu sót, còn chưa hiểu biết lại chính là lúc cần chúng ta thể hiện vai trò là người hướng dẫn, vai trò ngôn sứ.

Chúng ta hãy quảng đại, đừng làm khó dễ hay đòi hỏi về vật chất. Chúng ta phải ý thức rằng thừa tác vụ linh mục là để phục vụ, để trao ban; chức linh mục thừa tác không phải là một công cụ để chúng ta thu quén cho bản thân (Ðiều 848: Khi ban các Bí Tích, thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh nhận Bí Tích vì lý do túng thiếu.)

Ghi chú: PO: Sắc lệnh về đời sống linh mục Presbyterorum Ordinis

Bài 5: PHỤC VỤ BÁC ÁI

Giáo xứ hướng đến truyền giáo

Mt 25:31-46. Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm". Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?" Ðể đáp lại, Ðức Vua sẽ bảo họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy". Rồi Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom". Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc là trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?" Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy". Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính, để hưởng sự sống muôn đời".

I. Bác ái - yếu tố thuộc về bản chất của Giáo Hội

1. Bác ái – sự đòi buộc của Tin Mừng

Quan tâm, trợ giúp, nâng đỡ những ai rơi vào cảnh túng thiếu, khó khăn không chỉ về vật chất nhưng còn về phương diện tinh thần, thiêng liêng, là một trong những chủ đề quan trọng và trải dài trong Kinh Thánh.

Trở lại với những trang Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta thấy Thánh Kinh đã đề cập rất nhiều đến vấn đề bác ái trong đời sống, rách riêng là quan tâm đến những người nghèo của Thiên Chúa, những bà góa, trẻ em mồ côi hay khách ngoại kiều:

- (Xh 22:20-22.24-26) “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các ngươi đã là ngoại kiều ở đất Ai-cập. Mẹ goá con côi, các ngươi không được ức hiếp. Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi. Nếu ngươi giữ áo choàng của người khác làm đồ cầm, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có cái đó để đắp, để làm áo che thân; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, vì Ta vốn nhân từ”.

- (Hc 4:1-5) Con ơi, đừng tước đoạt miếng cơm manh áo của người nghèo, đừng để kẻ khốn cùng luống công chờ đợi. Ðừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi, đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo. Một tâm hồn đang bực bội, con đừng làm khổ thêm, đừng bắt kẻ túng thiếu đợi lâu mới được con giúp đỡ. Kẻ khốn khổ nài xin, con đừng từ chối, gặp người nghèo, con đừng ngoảnh mặt đi. Ðừng làm ngơ không nhìn đến kẻ thiếu thốn, kẻo nên cớ cho người ta nguyền rủa con.

Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá sự trung thành với Lề Luật, trung thành và kính sợ Thiên Chúa, chính là việc quan tâm và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho người nghèo. Đó là trách nhiệm của những người thuộc về dân Thiên Chúa.

Trong Tân Ước, cách riêng 4 cuốn Tin Mừng, lời mời gọi hãy biết sống bác ái, làm việc lành, giúp đỡ, quan tân đến những người “anh em bé nhỏ”, những người bị loại trừ khỏi xã hội, được Đức Giêsu không chỉ nhắc đến nhưng còn thể hiện ra rất nhiều: đón tiếp trẻ em, những người tội lỗi, những con người bị cộng đoàn, bị xã hội kết án, …

Cách riêng, đoạn Tin Mừng chúng ta vừa lắng nghe, đoạn kết của chuỗi các bài giảng về thời cánh chung, nhắc nhớ chúng ta về mối bận tâm đến những người bé nhỏ nghèo hèn của Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng này đang đặt câu hỏi và tra vấn những ai thuộc về dân Thiên Chúa, cách riêng là giáo xứ và cá nhân linh mục về thái độ quan tâm đến người nghèo. Từng câu, từng chữ như những tia sáng đang chiếu vào các hoạt động mục vụ và từng ngày sống của chúng ta. Chúng ta đã cư xử ra sao khi đối diện với những thân phận nhỏ bé trong xã hội, trong Giáo Hội ngày nay? Liệu chúng ta đã thể hiện được tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, lòng thương xót vô ngần của Ngài dành cho con người hay không, đặc biệt nơi những người kém may mắn trong giáo xứ của chúng ta?

Nói khác đi, sứ điệp Thiên Chúa (Cựu ước cũng như Tân ước) dành cho con người là sứ điệp của tình thương được thể hiện cách cụ thể qua những hành động bác ái thiết thực, tình yêu phải được “nhập thể” qua những hành động, lối cư xử của những thành viên trong đại gia đình Thiên Chúa đối với nhau và đối với tất cả mọi người.

2. Bác ái thuộc về bản chất của Giáo Hội

Trong tông huấn Thiên Chúa là Tình Yêu, Đức Thánh Cha Benedicto đã viết: “Với việc thiết lập nhóm bảy người này [bảy phó tế], công tác "diakonia" - việc phục vụ chung, có tổ chức, của tình yêu tha nhân - từ nay được thiết lập trong cơ cấu nền tảng của chính Hội Thánh”. (DCE 21)

Trong phần dẫn nhập của tự sắc Intima Ecclesia Natura (Bản chất thâm sâu của Giáo Hội), ĐTC Benedicto diễn giải và khẳng định rõ ràng với chúng ta: “Bản chất thâm sâu của Hội Thánh được thể hiện trong trách nhiệm ba mặt là: rao giảng lời Chúa (kerygma-matyria), cử hành bí tích (leitourgia), và thực thi sứ mệnh bác ái (diakonia). Các trách nhiệm này bao hàm lẫn nhau và không thể tách rời”. Ngài nói tiếp: “Việc phục vụ bác ái còn là yếu tố cấu thành nên sứ mệnh của Hội Thánh và là cách biểu lộ thiết yếu sự hiện hữu của Hội Thánh”.

Sau đó, Đức Cha Michel Roy, Tổng thư ký của Caritas quốc tế, trong bài phát biểu chiều 17/10/2012, tại Thượng Hội Đồng về tân Phúc Âm hóa diễn ra tại Rôma đã lập lại tư tưởng của ĐTC Benedicto XVI: “Thực thi bác ái là một yếu tố cấu thành bản chất của Giáo Hội. Không thể có loan báo Tin Mừng mà không có bác ái. Đó là một trong những dấu chỉ cho tính khả tín của Giáo Hội”.

Như vậy, bác ái thuộc về bản chất của Giáo Hội. Vì thuộc về bản chất của Giáo Hội, như sứ mạng truyền giáo, không ai có thể chuẩn chước cho mình trách nhiệm phục vụ bác ái này: “Hội Thánh không được chuẩn chước cho mình khỏi việc thực hiện công tác bác ái […] không có hoàn cảnh nào, trong đó người ta không cần đến bác ái của từng người Kitô hữu, chỉ vì, con người, vượt trên sự công bằng, luôn cần đến tình yêu” (DCE 29).

Nói khác đi, bác ái và truyền giáo luôn gắn chặt với nhau, không thể tách biệt. Khi thực hiện công việc bác ái chính là lúc chúng ta đang thực thi sứ vụ truyền giáo. Thánh giáo hoàng GP II mời gọi: “hãy lợi dụng rất nhiều cơ hội để làm việc bác ái, để loan truyền Phúc Âm, để thực hiện việc giáo dục Kitô giáo, thực hiện những nỗ lực về văn hoá Kitô giáo và thực hiện tình đoàn kết Kitô giáo với người nghèo khổ và những người bị kỳ thị, bỏ rơi và đàn áp. (Redemptoris Missio 69b)

II. Bác ái hướng đến sự sống và phẩm giá con người

1. Người nghèo – ưu tiên của Giáo Hội

Ngay từ đầu, ưu tiên của Giáo Hội chính là người nghèo. Bởi chưng, chính Thiên Chúa là Đấng đã chọn lựa người nghèo – anawim – trở nên dân riêng của Ngài. Không chỉ chọn lựa người nghèo làm dân riêng, Thiên Chúa còn trở nên người nghèo khi cho Con của Ngài trở nên một người nghèo trên mặt đất này (x. EG 197). Giáo Hội, thân mình của Chúa Ktô, không đi ngoài con đường chọn người nghèo là đối tượng phục vụ; và một khi chọn người nghèo, Giáo Hội cũng phải là Giáo Hội của người nghèo. ĐTC Phanxico nói: “Hội Thánh đã có một lựa chọn cho người nghèo được hiểu như một “hình thức đặc biệt ưu đãi trong việc thực thi bác ái Kitô giáo, mà toàn thể truyền thống của Hội Thánh làm chứng”. Đức Bênêđictô XVI dạy rằng sự chọn lựa này “tiềm ẩn trong đức tin vào một Thiên Chúa của Kitô giáo chúng ta, Đấng trở nên nghèo khó vì chúng ta, để làm cho chúng ta được giàu có nhờ sự nghèo khó của Người”. Đó là lý do tại sao tôi muốn có một Hội Thánh nghèo cho người nghèo” (EG 198).

Tuy nhiên, Giáo Hội cần chúng ta dấn thân trong các công cuộc bác ái không như là những công cuộc từ thiện, những cuộc ủy lạo, nhưng phải chú tâm, coi họ như một với mình. Chính thái độ này sẽ khai mào cho một cuộc gặp gỡ thú vị, thâm sâu hơn trong hành trình đức tin: “Việc dấn thân của chúng ta không chỉ hệ tại các hoạt động hay các chương trình cổ động và hỗ trợ; […], nhưng trước hết một chú tâm đến những người khác, “coi họ như một với mình”. Chú tâm yêu thương này là khởi đầu của một mối quan tâm thực sự đối với con người của họ, và từ đó tôi muốn tìm kiếm sự tốt lành của họ một cách có hiệu quả. Điều này ngụ ý đánh giá cao những người nghèo trong sự tốt lành của họ, với con người thật của họ, với nền văn hóa của nó, với cách sống đức tin của họ. Tình yêu chân thật luôn luôn là chiêm niệm, cho phép chúng ta phục vụ lẫn nhau không vì nhu cầu của mình hoặc vì khoe khoang, nhưng vì người kia đẹp vượt trên và vượt ra ngoài những vẻ bề ngoài. “Từ tình yêu mà chúng ta thấy người khác dễ thương dẫn chúng ta đến việc tặng họ một điều gì đó một cách nhưng không”.[…] Chỉ từ sự gần gũi thực sự và thân thiện này mà chúng ta có thể đồng hành với họ cách đầy đủ […] sẽ làm cho “những người nghèo có thể cảm thấy thoải mái trong mọi cộng đồng Kitô hữu ‘như ở nhà’. Cách này không phải là cách trình bày hay nhất và có hiệu quả nhất về Tin Mừng của Nước Thiên Chúa sao?” Nếu không có sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, “việc công bố Tin Mừng, là việc bác ái đầu tiên, có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc bị chìm trong đại dương của những ngôn từ mà xã hội thông tin đại chúng ngày nay phô bày cho chúng ta hàng ngày” (EG 199).

Lịch sử Giáo Hội hơn 2000 năm qua đã minh chứng cho chúng ta thấy việc chọn lựa người nghèo luôn là hướng đi, là con đường của Giáo Hội. Trên con đường dấn thân phục vụ người nghèo, Giáo Hội thể hiện dung mạo thánh thiện và nhân từ của Thiên Chúa.

Để nhắc nhở con cái mình không ngừng nghỉ dấn thân cho người nghèo, ĐTC Phanxico cảnh báo: “Không ai được nói rằng mình tránh xa những người nghèo vì những lựa chọn của đời sống buộc họ phải chú ý hơn đến các nhiệm vụ khác. […] không ai được nghĩ rằng mình được miễn trừ nhiệm vụ quan tâm đến người nghèo và công bằng xã hội: “Việc hoán cải tinh thần, cường độ của tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, lòng nhiệt thành với công lý và hòa bình, ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và sự nghèo đói là điều đòi buộc tất cả mọi người” (EG 201).

2. Bác ái hướng đến con người toàn diện

Chúng ta nỗ lực chăm sóc người nghèo vì chúng ta ý thức được rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Do là hình ảnh của Thiên Chúa, sự sống con người là thánh thiêng và phẩm giá con người thật cao cả vì như thánh Irênê đã nói“vinh quang của Thiên Chúa là con người sống”. Như thế, bác ái Kitô giáo hướng đến con người là để làm cho sự sống con người nên tròn hảo, sung mãn, xứng với phẩm giá của mình. Điều này được thể hiện rõ ràng, cụ thể nơi sự phục vụ những người bệnh tật, già yếu, neo đơn, những con người bị xã hội lãng quên hoặc loại bỏ, hay trong những phong trào bảo vệ sự sống (thai nhi, an tử,…

Intima Ecclesia Natura nhấn mạnh: “mọi tín hữu có quyền và nghĩa vụ hiến mình để sống theo giới răn mới mà Đức Kitô đã truyền lại cho chúng ta, và đem đến cho anh em đồng loại không những sự giúp đỡ vật chất mà cả sự chăm sóc và dưỡng nuôi linh hồn” (phần dẫn nhập). Như vậy, biên độ hoạt động bác ái của chúng ta thật rộng lớn, bao hàm tất cả những gì liên hệ đến con người.

Vì bao trùm mọi khía cạnh của đời sống con người, bác ái Công Giáo không giới hạn vào trong một nhóm hay một dân tộc nào đó, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là một sự dấn thân không mang đặc tính vụ lợi (không đòi hỏi hay lôi kéo người khác theo đạo) nhưng mang tính phổ quát và nhưng không. Giáo Hội mở rộng lòng và đôi tay để bao bọc, để ôm ấp lấy những mảng đời nghèo đói, bệnh tật, khó khăn…, nhưng không bận tâm về niềm tin, tín ngưỡng của những con người đó. Đây là một chương trình sống theo sát bước chân của Đấng Sáng Lập ngày xưa đã thực hiện: chữa lành đầy tớ của viên Đại đội trưởng (Lc 7:1-10), chữa lành đứa con gái của người phụ nữ Canaan (Mt 15:21-28), dụ ngôn người Samari nhân hậu (Lc 10:30-37), …

Điều cấp thiết nhất trong việc phục vụ bác ái của chúng ta ngày hôm nay là sự chăm sóc tinh thần cho người nghèo, quyền lợi và tôn giáo của họ. Đây là nhận định của ĐTC Phanxico trong EG (niềm vui TM) số 200: “tôi đau lòng mà nói rằng việc kỳ thị tồi tệ nhất mà những người nghèo đang phải chịu là thiếu sự chăm sóc tinh thần. Đại đa số người nghèo có một lòng cởi mở đặc biệt với đức tin; họ cần Thiên Chúa, và chúng ta không thể không cung cấp cho họ tình bằng hữu của Ngài, phúc lành của Ngài, Lời của Ngài, việc cử hành các Bí Tích và đề nghị một con đường tăng trưởng và trưởng thành trong đức tin. Sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo cần phải được phản ảnh chủ yếu trong việc quan tâm đến đặc quyền và ưu tiên về tôn giáo của họ”.

Để có thể làm tốt việc quan tâm đến người nghèo, ĐTC Phanxico mời gọi chúng ta thực hiện sự “đồng hành”, bởi “việc đồng hành tinh thần đích thực luôn luôn bắt đầu và tiến triển trong lãnh vực phục vụ sứ vụ loan báo Tin Mừng” (EG 173).

- Trong thế giới này, các thừa tác viên có chức thánh và những người làm mục vụ khác có thể làm cho hương thơm của sự hiện diện gần gũi của Chúa Giêsu và cái nhìn cá nhân của Người hiện diện. Hội Thánh sẽ phải hội nhập các thành viên của mình – các linh mục, tu sĩ và giáo dân – vào “nghệ thuật đồng hành”. (EG 169)

- Chúng ta cần phải thực hành nghệ thuật lắng nghe, mà lắng nghe khác với nghe. Trong việc giao tiếp với người khác, điều đầu tiên là khả năng của con tim có thể tạo ra sự gần gũi, mà nếu không có nó thì không có cuộc gặp gỡ tinh thần thực sự. Việc lắng nghe giúp chúng ta tìm được những cử chỉ và lời nói thích hợp để kích hoạt tình trạng im lìm của khán giả. Chỉ qua việc lắng nghe cách tôn trọng này và khả năng thông cảm, chúng ta mời có thể tìm thấy những con đường tăng trưởng thật, chúng ta mới có thể đánh thức những ao ước về lý tưởng Kitô giáo, sự nóng lòng đáp trả trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa và ao ước phát triển cách tốt nhất những gì mà Thiên Chúa đã gieo trong cuộc đời họ. (EG 171)

- Những người bạn đồng hành phải ý thức rằng tình trạng của mỗi người trước mặt Thiên Chúa và đời sống ân sủng của họ là một mầu nhiệm mà không ai có thể hoàn toàn biết được từ bên ngoài. Tin Mừng đề nghị chúng ta sửa chữa và giúp họ tăng trưởng dựa vào việc nhận ra những sự dữ khách quan của những hành động của họ, mà không phán đoán về trách nhiệm và tội trạng của họ. (EG 172)

Ta có thể tóm lại khía cạnh bác ái Công Giáo hướng đến sự thăng tiến toàn diện con người qua bản tính thâm sâu của Hội Thánh, “hoạt động thực tiễn sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì nếu nó không tỏ lộ tình yêu đối với con người, một tình yêu được nuôi dưỡng nhờ gặp gỡ Đức Kitô”. Vì thế, khi thực thi hoạt động bác ái, không nên tự giới hạn mình vào việc quyên góp và phân phát tài chính, nhưng cần phải thể hiện được mối quan tâm đặc biết đến những cá nhân đang thực sự cần giúp đỡ, và thực thi chức năng giáo dục rất cao quí trong cộng đồng Kitô hữu; giúp mọi người nhận biết tầm quan trọng của sự chia sẻ, tôn trọng và yêu thương trong tinh thần Tin Mừng của Đức Kitô. Hoạt động bác ái của Hội Thánh trên mọi bình diện cần phải tránh nguy cơ trở thành một loại hình hoạt động xã hội đơn thuần.

III. Giáo xứ cử hành phục vụ bác ái

Thuộc về bản chất của Giáo Hội, việc phục vụ bác ái là điều chắc chắn phải nằm trong mọi chương trình, kế hoạch mục vụ của giáo xứ. EG 28 viết: “Giáo xứ là sự hiện diện của Hội Thánh trong một lãnh thổ, một môi trường để lắng nghe Lời Chúa, để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, để đối thoại, để rao giảng, để làm việc bác ái, thờ phượng và cử hành”. Như thế, việc cử hành phục vụ bác ái luôn phải đi liền với các việc cử hành phụng vụ, rao giảng và đối thoại với mọi người thuộc về nơi đó.

ĐTC Benedicto đã lưu ý chúng ta khi cử hành phục vụ bác ái như sau: “Hành động thực tiễn sẽ luôn là không đủ, trừ phi nó diễn tả một cách trông thấy được tình yêu dành cho một người, tình yêu được nuôi dưỡng bằng một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô” (DCE 34). Như vậy, việc bác ái phải được luôn hành động trong tâm tình của sự kết hợp mật thiết với Đức Kitô, hay nói theo ngôn ngữ của các nhà tu đức là “chiêm niệm trong hành động”.

1. Cầu nguyện

Cầu nguyện là hơi thở của đời sống Kitô hữu. Không cầu nguyện, không có những cuộc trao đổi, thưa chuyện với Thiên Chúa, tất cả những gì chúng ta làm đều phản ánh cái tôi của bản thân, cái tôi của nhân loại. Một khi không được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, chúng ta sẽ bị đuối sức, sẽ bị ngộp thở vì rơi vào trong những hoạt động bác ái chúng ta đề ra. Chính trong sự cầu nguyện, chúng ta “nhận ra rằng tất cả mọi người đều đáng cho chúng ta hiến thân. Không phải vì vẻ bề ngoài của họ, khả năng của họ, ngôn ngữ của họ, não trạng của họ hoặc sự thỏa mãn mà chúng ta có thể cung cấp, nhưng vì họ là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, là tạo vật của Ngài. Ngài đã tạo dựng nên họ theo hình ảnh của Ngài, và họ phản ánh một phần nào đó vinh quang của Ngài. Mỗi con người là đối tượng của sự ân cần vô cùng của Chúa, và chính Người ngự trong cuộc sống của họ. Đức Chúa Giêsu Kitô đã ban bửu huyết của Người trên Thánh Giá cho người ấy. Vượt ra ngoài bất kỳ vẻ bề ngoài nào, mỗi người đều vô cùng thánh thiêng và xứng đáng với tình yêu của chúng ta và sự tận tụy của chúng ta (EG 274).

ĐTC Benedicto dạy: “Đây là lúc tái xác định sự quan trọng của việc cầu nguyện đối mặt với chủ thuyết duy hoạt động và chủ thuyết tục hoá đang hăm dọa nhiều Kitô hữu tham gia vào công tác bác ái. Người Kitô hữu cầu nguyện không có ý định thay đổi chương trình của Thiên Chúa, hay hoàn thiện điều Thiên Chúa quan phòng. Đúng hơn, họ tìm cách gặp gỡ Cha của Đức Gíêsu Kitô và khẩn cầu, để Người hiện diện trong họ với sự an ủi của Chúa Thánh Thần và trong công tác của họ. Việc phó thác vào Thiên Chúa và sự tùng phục ý muốn của Người ngăn chăn sự hạ giá con người và gìn giữ họ khỏi ảnh hưởng của những lý thuyết cuồng tín và khủng bố. Thái độ tôn giáo đúng đắn tránh cho con người khỏi trở thành quan tòa của Thiên Chúa và tố cáo Người đã để cho sự khốn cùng tồn tại, không động lòng thương xót với các thụ tạo của Người” (DCE 37).

Trong thông điệp Redemptoris Missio, thánh giáo hoàng GP II cũng nhắc nhớ chúng ta khi thực thi sứ vụ truyền giáo: “Nhà truyền giáo bị thôi thúc bởi "lòng nhiệt thành đối với các linh hồn", một lòng nhiệt thành do đức ái của Chúa Kitô thúc đẩy, dưới hình thức quan tâm, dịu dàng, thương cảm, cởi mở, sẵn sàng và chú trọng tới các vấn đề của con người. Tình yêu của Chúa Kitô rất sâu xa: Ngài là Ðấng "biết những gì nơi con người" (Jn 2:25), đã yêu thương mọi người bằng việc hiến cho họ ơn cứu chuộc và chịu đựng khổ đau khi bị ruồng bỏ. Nhà truyền giáo là một con người của đức ái. Ðể loan truyền cho tất cả mọi anh chị em của mình là những người anh chị em ấy được Thiên Chúa yêu thương và có khả năng yêu thương, nhà truyền giáo phải chứng tỏ tình yêu đối với tất cả mọi người, bằng việc hiến cuộc sống mình cho tha nhân. Nhà truyền giáo là "anh chị em của hết mọi người", khi mang nơi bản thân mình tinh thần của Giáo Hội, tấm lòng cởi mở và nỗi quan tâm của Giáo Hội đối với tất cả mọi dân tộc và mọi người, nhất là đối với những anh chị em thấp kém và nghèo hèn nhất (số 89).

Như thế, chính trong sự cầu nguyện để cử hành việc phục vụ bác ái, chúng ta khám phá ra rằng, bản thân mình đang được Lời Chúa soi sáng, đang được Thánh Thần thánh hóa, hay nói khác đi, chúng ta đang được Phúc Âm hóa. Với việc bản thân được Phúc Âm hóa, chúng ta sẵn sàng và can đảm dấn thân cho tất cả mọi dân mọi nước, tất cả những ai mà TC sai chúng ta đến và gửi đến cho chúng ta.

2. Những việc làm cụ thể

Có thể nói các giáo xứ đều có những hoạt động bác ái. Rất nhiều các nhóm, đoàn thể đã có những sáng kiến để tạo nên những sắc màu thật đẹp của bác ái Công giáo. Thế nên, trong phần chia sẻ những việc làm cụ thể này, chúng ta không đề cập hay bàn đến những việc gì, hay tổ chức ra sao. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến những khía cạnh cụ thể, những điều giáo xứ – cách riêng là linh mục chúng ta – cần phải quan tâm khi thực thi sứ mạng phục vụ bác ái.

Trước hết, phục vụ bác ái phải là hành động của giáo xứ.

Nói việc phục vụ bác ái phải là hành động của giáo xứ để nhắc nhớ chúng ta rằng tất cả những việc bác ái trong giáo xứ phải được thi hành trong sự hiệp thông, nhân danh Giáo Hội nói chung, và giáo xứ nói riêng. Chúng ta phải nhớ: mỗi người chúng ta lãnh nhận bất cứ một sứ vụ nào là chúng ta thực hiện nhân danh Giáo Hội – giáo xứ, chúng ta không làm vì chính bản thân mình. Đây là cảm thức thuộc về cần phải có nơi mỗi người chúng tra trong sự hiệp thông và thuộc về Giáo Hội – giáo xứ.

Đây là lời mời gọi cho mỗi người, mỗi đoàn thể, mỗi nhóm trong khi phục vụ bác ái, chúng ta phải vượt qua chủ nghĩa cá nhân (không chỉ bản thân, nhưng còn là nhóm, hội của tôi) để hướng đến chiều kích rộng lớn hơn là giáo xứ: tất cả những gì tôi/nhóm tôi làm là nhân danh giáo xứ, thực hiện thay mặt giáo xứ. Bên cạnh đó, các đoàn thể, các nhóm trong giáo xứ được mời gọi cộng tác với nhau để cùng thực thi việc phục vụ bác ái. Chắc chắn, một lối sống hiệp thông, một cảm thức thuộc về nơi mỗi người hay mỗi nhóm hoặc đoàn thể sẽ chứng từ hữu hiệu về đức tin Công Giáo trước mặt các anh chị em không cùng tôn giáo.

Kế đến, việc phục vụ bác ái của giáo xứ phải hướng đến con người toàn diện. Điều này có nghĩa việc hỗ trợ, giúp đỡ của chúng ta không chỉ là những hành động cấp thời nhưng còn phải hướng đến việc trả lại đúng phẩm giá của các anh chị em mà chúng ta đang phục vụ. Chúng ta nhìn thấy gì nơi các bữa cơm huynh đệ, những nồi cháo tình thương, nơi trú ngụ qua đêm, các nhà mở, nhóm phò sự sống, chôn cất thai nhi … của các tổ chức, nhóm, giáo xứ Công Giáo chúng ta? Chúng không là những giải pháp tạm thời nhưng cho thấy giá trị của tình yêu, sự trân trọng.

- Một bữa cơm rất tầm thường nhưng có bàn, có ghế, có người giúp đỡ, phục vụ cho những con người tàn tật, yếu đau … cho thấy sự tôn trọng phẩm giá của các anh chị em nghèo khổ đó.

- Những ngôi nhà mở được lập nên để ôm ấp, bảo bọc những người cô thế cô thân, những chị em có thai ngoài ý muốn; hay một số anh chị em dấn thân trong việc tiếp nhận các thai nhi – những nạn nhân của hành động phá thai – để chôn cất … vang vọng lên một lời mời gọi con người phải biết tôn trọng sự sống, biết sống giá trị yêu thương, trao ban và trách nhiệm.

- Những buổi thăm hỏi, gặp gỡ, tặng quà thể hiện một sự quan tâm, cảm thông, nâng đỡ, chia sẻ dẫu cho những phần quà có nhỏ bé, những lần gặp gỡ có mau chóng.

Tiếp đến, việc phục vụ bác ái phải được thể hiện hay đúng hơn là phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ bản thân những ai thực hiện việc phục vụ bác ái. Việc chuẩn bị này không đơn thuần là chuẩn bị kỹ năng, tiền bạc, vật chất … nhưng việc chuẩn bị đó chính là dự thế, thái độ đối với người nghèo của Thiên Chúa. Dự thế đó được tỏ lộ ra qua 3 chiều kích trong khi thực thi việc bác ái: nghĩ hay – nói tốt – làm lành (hay, tốt, lành = tích cực).

Hay trong ý nghĩ. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy ý nghĩ tác động mạnh mẽ đến tâm lý và hành động. Một suy nghĩ tiêu cực trước hết làm cho bản thân chúng ta mất bình an, làm ô nhiễm đầu óc và dễ dẫn đến hành động không hay. Ngược lại, một ý nghĩ tích cực sẽ là một sự khích lệ cho bản thân để quảng đại dấn thân phục vụ; là một lời mời gọi chúng ta tử tế, tin tưởng và yêu mến người khác hơn. Chính vì thế, trong khi làm việc bác ái, chúng ta đừng để cho sự nghi ngờ hay tiêu cực chi phối chúng ta. Nếu thực thi sứ mạng bác ái trong tâm trạng nghi ngờ, tiêu cực, chúng ta đánh mất đi giá trị của một tình yêu nhưng không được khởi nguồn từ Thiên Chúa. (chúng ta còn chưa tính đến hiệu năng của việc bác ái vì thái độ nghi kỵ phần nào sẽ được thể hiện qua thái độ và hành động của chúng ta mà người nghèo, những con người rất nhạy cảm, sẽ dễ dàng nhận ra).

Tốt trong lời nói. Những lời nói hoa mỹ, hình thức sẽ là những điều phản tác dụng trong những buổi gặp gỡ, những lần thăm hỏi hay giúp đỡ người nghèo của Thiên Chúa. Tốt trong lời nói chính là cách thể hiện sự cảm thông, trân trọng thực sự của chúng ta đối với những anh chị em đó nơi ngôn ngữ, câu từ của chúng ta. Những câu nói chân thành xuất phát từ tâm hồn ý nhị, yêu thương, tôn trọng sẽ làm cho người khác dễ đón nhận sự giúp đỡ và dễ dàng mở lòng để chia sẻ, gặp gỡ … sẽ góp phần tạo nên một mối liên hệ bằng hữu tốt đẹp, khởi sự cho một sự gặp gỡ trong đức tin.

Lành trong việc làm. Tất cả mọi hành động trong sự phục vụ bác ái phải cho thấy hành động đó là một hành động ngay lành; không mang tính chất vụ lợi, so đo, điều kiện hay phân biệt. Mọi hành động phải toát lên sự phục vụ trong hân hoan, trong tình yêu nhưng không.

Để kết luận, chúng ta đọc lại thư của HĐGM VN gửi Dân Chúa: “xác tín rằng việc Phúc-Âm-hóa giáo xứ phải được bắt đầu từ chính hàng linh mục.” (Thư Mục vụ, số 6-7) và nhắc nhở các linh mục “phải không ngừng canh tân đời sống bản thân cũng như cung cách thi hành tác vụ linh mục”, bằng cách coi lời nhắn nhủ của ĐTC Phan-xi-cô như kim chỉ nam cho tác vụ linh mục (“phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Để thực hiện điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau, và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới” – (Niềm Vui Tin Mừng, số 31).

Ghi chú:
DCE: Deus Caritas est
EG: Evangelii Gaudium


Bài 6: NHỮNG BIÊN CƯƠNG MỚI CỦA GIÁO XỨ

Tin mừng (Mc 9:35-37.41): Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:"Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Ðấng đã sai Thầy. Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Ðấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.

I. Bài học từ Tin Mừng

Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, tôi muốn đề cập đến 3 bài học mà Đức Giêsu nói với các môn đệ, cũng là đang nói với chúng ta:

- Giáo huấn về sự khiêm hạ trong phục vụ
- Hành động ôm lấy đứa trẻ, đặt vào giữa các ông, Đức Giêsu muốn chúng ta ôm lấy người nghèo, đặt người nghèo vào trọng tâm sự phục vụ
- Bác ái với nhau vì lẽ mọi người thuộc về Đức Kitô

1. Giáo huấn về sự khiêm hạ trong phục vụ

Bài học đầu tiên này, hơn ai hết, đang nhắm đến chúng ta, các linh mục. Chúng ta trong vai trò là mục tử, người đứng đầu, Đức Giêsu đang mời gọi chúng ta hãy trở nên những người rốt hết, những người đầy tớ luôn sẵn sàng quỳ xuống để phục vụ chủ nhân của mình; đừng trở nên những người chỉ ham hố danh lợi, địa vị, trở nên những ông quan, ông tướng hay ông vua trong lãnh địa là giáo xứ của mình: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người."

2. Người nghèo – trung tâm của sự phục vụ

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đặt đứa trẻ vào giữa các môn đệ rồi ôm lấy nó, Người khẳng định với chúng ta người nghèo của Thiên Chúa (đứa trẻ) phải nằm ở trung tâm sự phục vụ của chúng ta. Chúng ta cũng hãy theo gương Đức Giêsu ôm lấy đứa trẻ, nghĩa là hãy ôm lấy người nghèo không chỉ trên phương diện bao bọc, nâng đỡ nhưng còn phải là một tình yêu chân thành, cảm thông, mang lấy vào chính mình cái nghèo, cái mùi thiếu thốn tân toan của người nghèo.

Bài học thứ hai này được dành cho tất cả mọi thành viên trong giáo xứ trong việc thực thi sự phục vụ bác ái. Trong sự phục vụ bác ái đó, người nghèo phải là trung tâm.

3. Bác ái với nhau vì đều thuộc về Đức Kitô

Bài học thứ ba nhắc nhở chúng ta ý thức rằng con người thuộc về ĐK. Tất cả chúng ta thuộc về cùng một thân thể. Mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa. Cho nên, một chén nước lã dành cho người nghèo chính là chén nước đã được dâng lên cho TC.

Từ ba bài học trong đoạn tin mừng, chúng ta áp dụng vào trong sứ mạng phục vụ Hội Thánh nơi giáo xứ của chúng ta khi nhìn đến viễn cảnh những biên cương mới trong đời sống giáo xứ qua hai điểm:

- Cảm thức thuộc về làm phát sinh những sáng kiến tông đồ
- Biên cương mới

II. Cảm thức thuộc về làm phát sinh những sáng kiến tông đồ - đức ái tông đồ

1. Cảm thức thuộc về

Phạm Tấn Xuân Cao, trong tác phẩm Cảm thức Tha ngã luận [kỳ I] đã định nghĩa cảm thức như sau: “Cảm thức là cái chứa đựng một diễn trình mang tính tác động chung cuộc trong việc hướng định đến tổng phần nội tại của chủ thể. Diễn trình đó, ở đây, chính là sự tương quan giữa cảm giác và tri giác, chúng cùng hòa quyện vào nhau và liên thông với nhau. Khi nhận thức, bản thân chủ thể luôn là trung tâm của những gì được tác động đến. Yếu tố đầu tiên chi phối quá trình nhận thức không gì khác đi ngoài cảm thức, nói cảm thức, ở đây, là muốn nhấn mạnh đến cả cảm giác lẫn tri giác, đồng thời, không loại trừ ra khỏi mối quan hệ trong quá trình tác động qua lại giữa cảm giác và tri giác. Rõ ràng rằng, việc chú ý đến tính tương quan giữa tác động qua lại giữa cảm giác và tri giác là một sự chú ý rất cần thiết, bởi lẽ, chỉ khi nhìn nhận về mối tương quan đó thì xem xét đến cảm thức, ta sẽ thấy được mức độ quan trọng của cảm thức là như thế nào.

Và chính sự tương quan ấy mà trong một mức độ tối thiểu sẽ cho chúng ta hiểu rằng, nó không gì khác chính là một diễn trình, do đó, cảm thức là cái chứa đựng một diễn trình. Những gì tác động đến từ thế giới bên ngoài sẽ phải được thực hiện thông qua cảm thức. Như vậy, chính cảm thức là một sự tác động - một sự tác động trung gian - và giả sử, nếu như sự tác động này không tồn tại thì sẽ dễ dàng thấy rõ về một hệ quả rằng, chủ thể không có được tri thức. Nhưng sự tác động của cảm thức không chỉ có thế, mà cảm thức, vai trò quan trọng của nó, hơn hết, được nói đến ở đây, chính là bản chất của sự tác động mà nó đảm nhận. Sự tác động đó không thể được coi là một sự tác động đơn thuần, như chính sự tác động từ thế giới bên ngoài về phía chủ thể, mà sự tác động của cảm thức mang bản chất là một sự tác động chung cuộc, tất nhiên, chính sự tác động đó bao hàm một diễn trình như đã nói. Một sự tác động bao quát”.

Chúng ta có thể tóm lại như sau: cảm thức là một quá trình nhận thức bao gồm cả cảm giác và tri giác. Sự nhận thức này tác động đến hướng đi/hành động của chủ thể.

Như vậy, cảm thức thuộc về muốn nhấn mạnh đến việc mỗi người nhận thức rằng mình thuộc về một nhóm, một cộng đoàn, một tập thể (đối với điều chúng ta đang bàn tới là thuộc về Giáo Hội-giáo xứ) không chỉ bằng tri thức nhưng bao hàm cả cảm giác lẫn tri giác (bản thân cảm nhận và nhận thấy được), từ đó, tất cả mọi hành động, thái độ, suy nghĩ của chúng ta đều thực hiện trong sự ý thức mình thuộc về và vì ích lợi nhóm, cộng đoàn hay giáo xứ.

Tuy nhiên, khi bàn về cảm thức thuộc về ở đây, chúng ta cũng phải lưu ý đến 2 phương diện: thứ nhất, chúng ta – các cá nhân trong giáo xứ nói chung và linh mục nói riêng – phải ý thức mình thuộc về giáo xứ; thứ hai, chúng ta cũng phải ý thức tất cả mọi người chung quanh đều thuộc về gia đình của Chúa, gia đình giáo xứ, do đó, chúng ta không được phép loại trừ hay không tính đến, hoặc lãng quên.

2. Cảm thức thuộc về làm phát sinh những sáng kiến tông đồ

Thánh Augustino nói “yêu rồi làm”. Điều này muốn nhắc chúng ta rằng một khi đã yêu ai, chúng ta thấy chúng ta cần phải làm cho người mình yêu được vui, được hạnh phúc. Vì thế, tình yêu sẽ làm cho chúng ta sẽ biết phải làm gì cho người mình yêu. Tình yêu sẽ thúc đẩy chúng ta có những ý tưởng, những kế hoạch, những sáng kiến độc đáo, hữu hiệu để làm cho người mình yêu được tăng trưởng.

Nói khác đi, khi cảm thức thuộc về giáo xứ luôn chi phối và hướng dẫn cuộc đời chúng ta, chúng ta sẽ sẵn sàng xả thân vì mọi người, nhất là những người nghèo, đau khổ đang hiện diện trong giáo xứ. Khi biết mình thuộc về cộng đoàn, giáo xứ, chúng ta sẽ biết cách làm cho những ai chưa biết Chúa trong giáo xứ trở nên người nhà trong gia đình giáo xứ, những người chống đối trở nên những người bạn, những người anh em.

ĐTC Phanxico dạy chúng ta như sau: “Tình yêu đối với người khác là một sức mạnh tinh thần thúc đẩy cuộc gặp gỡ Thiên Chúa một cách trọn vẹn đến mức bất cứ ai không yêu anh em mình là “đi trong bóng tối”, là “ở lại trong sự chết” và “không biết Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng “nhắm mắt mình trước những người lân cận của chúng ta cũng làm cho chúng ta mù trước mặt Thiên Chúa” và rằng tình yêu cuối cùng là ánh sáng duy nhất “luôn luôn có thể soi sáng một thế giới đang tối tăm và ban cho chúng ta can đảm để sống và hành động”. Vì vậy, khi chúng ta sống tiếp cận thần bí với tha nhân nhằm mục đích tìm kiếm sự tốt lành cho họ, chúng ta mở rộng nội tâm của mình để nhận những hồng ân tốt đẹp nhất của Chúa. Mỗi lần chúng ta gặp gỡ một con người trong tình yêu, chúng ta đặt mình vào một điều kiện thuận lợi để khám phá một điều gì mới mẻ về Thiên Chúa. Mỗi lần chúng ta mở mắt để nhận ra những người khác, thì đức tin của chúng ta được sáng suốt hơn để nhận ra Thiên Chúa. Vì thế, nếu chúng ta muốn lớn lên trong đời sống tinh thần, chúng ta không thể ngưng là những nhà truyền giáo. Dấn thân truyền giáo phong phú hóa tâm trí và tâm hồn, mở ra cho chúng ta những chân trời tâm linh, giúp chúng ta nhạy cảm hơn để nhận ra hoạt động của Chúa Thánh Thần, đưa chúng ta ra khỏi những mô thức tâm linh hạn hẹp của mình. Đồng thời, một nhà truyền giáo hoàn toàn dấn thân vào việc truyền giáo cảm nghiệm được niềm vui của việc trở thành một nguồn, tràn đầy và làm tươi mát những người khác. Chúng ta chỉ có thể là một nhà truyền giáo khi cảm thấy tốt trong việc tìm kiếm những điều tốt đẹp cho người khác và muốn hạnh phúc cho người khác. Việc mở rộng tâm hồn là nguồn gốc của hạnh phúc, bởi vì “cho đi thì có phúc hơn nhận được”. Không ai có thể sống tốt hơn bằng cách chạy trốn những người khác, ẩn nấp, từ chối chia sẻ, không chịu cho đi và nhốt mình trong sự thoải mái. Điều này chẳng khác gì một việc tự vận từ từ (EG 272).

Hóa ra, trong khi chúng ta dấn thân phục vụ anh chị em mình, chúng ta gặp được Thiên Chúa, chúng ta khám phá ra Thánh Thần đang ngự nơi chúng ta với những sáng kiến tông đồ hầu mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Rồi ngài mời gọi chúng ta canh tân lại cảm thức thuộc về khi viết rằng: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục.” (EG 49)

III. Biên cương mới

1. Biên cương mới là một cơ hội hay một thách đố

Khi nói biên cương mới, chúng ta đã mặc nhiên muốn nói rằng phải thay đổi. Thay đổi đó có thể là thay đổi cái nhìn, thay đổi não trạng, thay đổi hành động, thay đổi phương pháp, … Tuy nhiên, sự thay đổi có thể được xem như những rào cản, những thách đố hay cũng có thể là những cơ hội cho Giáo Hội – giáo xứ. Sự thay đổi có thể gây ra những tiêu cực nhưng cũng có thể là sự thúc đẩy những tiềm năng, năng lực của các thành viên trong giáo xứ.

Ở đây, nếu xét trên phương diện mục vụ giáo xứ, ta thấy, thay đổi vừa là cơ hội, vừa là một thách đố. Là cơ hội, vì thay đổi sẽ làm cho giáo xứ (bao gồm cả linh mục và giáo dân) thăng tiến. Là thách đố, vì nó đòi hỏi giáo xứ phải biết cần thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào và thực hiện ra sao?

Tuy nhiên, các yếu tố con người với thói quen, thái độ và hành vi cũng như mong muốn duy trì những gì đã quen thuộc, thoải mái và yêu quí sẽ là những ngáng trở cho việc nhìn ra những biên cương mới. Đồng thời, các cơ chế, cơ cấu hay những cách thế hoạt động mục vụ không còn phù hợp cũng góp phần không nhỏ để khám phá ra những biên cương mới trong mục vụ.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng biên cương mới là một cơ hội và thách đố cho mỗi người chúng ta. Những biên cương mới đó là một mạo hiểm, một mạo hiểm can đảm theo gương Thầy Chí Thánh đến muôn nơi dẫu cho gặp khó khăn hay thập giá. Chúng ta tin tưởng rằng, sau những khó khăn hay thập giá, biên cương mới đó sẽ nở hoa, sẽ có một mùa bội thu.

2. Chuyển sang thế chủ động

Ở đây, thật hữu ích khi một lần nữa, chúng ta có thể lập lại lời mời gọi của ĐTC Phanxico: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục.” (EG 49)

Lời mời gọi này giới thiệu cho chúng ta một phương pháp mới trong hoạt động mục vụ. Chúng ta hãy chuyển từ thế thụ động sang thế chủ động, một thế chủ động dầu phải mạo hiểm: nếu như các hoạt động mục vụ của chúng ta đang chỉ nằm trong giới hạn an toàn là nhà thờ, cử hành các bí tích, giờ đây chúng ta hãy can đảm mạo hiểm ra khỏi bốn bức tường của nhà thờ để đến với muôn dân, đến với những người nghèo của Thiên Chúa thay vì chờ họ đến với mình; chấp nhận bị bầm dập, bị thương tích, bị dơ bẩn, bị mất giờ, mệt mỏi, vất vả, không có giờ dành riêng cho bản thân, cho những chương trình nghỉ ngơi, giải trí.

Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II nhắc các linh mục chúng ta như sau: “Là cộng sự viên của Giám Mục, các linh mục, bởi Bí Tích Truyền Chức Thánh, được kêu gọi để thông phần vào mối quan tâm về sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội […]. Bởi lý do này, [..] họ phải có "một tinh thần Công Giáo thực sự, nhờ đó, họ sẽ biết vượt các giới hạn thuộc giáo phận của họ, xứ sở hay nghi thức, và cộng tác giúp đỡ toàn thể Giáo Hội, sửa soạn cho việc rao giảng Phúc Âm khắp mọi nơi". Tất cả mọi linh mục phải có trí khôn và tâm hồn của các nhà truyền giáo -mở lòng ra trước các nhu cầu của Giáo Hội cũng như của thế giới, chú ý đến những người xa xôi nhất, nhất là với các nhóm người ngoài Kitô Giáo trong miền của mình. Họ phải mang trong lòng mình, trong lời cầu nguyện, nhất là ở Hy Tế Thánh Thể, mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội đối với tất cả nhân loại. (Sứ vụ đấng cứu chuộc 67)

Hoặc “Việc chăm sóc mục vụ đòi hỏi phải từ bỏ tiêu chuẩn mục vụ tiện lợi: “Chúng tôi đã luôn luôn làm như thế này” nhưng phải táo bạo và sáng tạo bằng cách xét lại các mục tiêu, cấu trúc, phong cách và phương pháp. (x. EG 33)

Như thế, chủ động là điều cần thiết và chính đáng trong hoạt động mục vụ của chúng ta. Đặc biệt, thế chủ động mà Giáo Hội đang quan tâm ngày nay chính là chúng ta nhìn ra những biên cương mới và áp dụng phương pháp phù hợp trong mục vụ những biên cương mới đó.

3. Biên cương mới nơi giáo xứ

Những biên cương mới mà chúng ta đang quan tâm, theo tôi, chúng không chỉ trên phương diện địa lý nhưng còn là những con người. Chúng không chỉ có nghĩa là mới, nhưng còn có nghĩa là bị lãng quên, bị bỏ rơi, chưa đụng chạm đến.

Trong giới hạn nơi các biên cương mới của giáo xứ, chúng ta cùng chia sẻ một vài biên cương mới có lẽ thiết thực với linh mục chúng ta, vì chúng ta là người đứng đầu, người lãnh đạo, tổ chức và thực hiện kế hoạch mục vụ những biên cương mới đó.

Trước hết, biên cương chúng ta cần quan tâm đầu tiên chính là sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ. Đây là não trạng làm việc chung, hiệp thông huynh đệ. Nhiều giáo xứ có lẽ đã làm được điều này, đó chính là một sự chúc lành của Thiên Chúa và khích lệ mỗi người, mỗi giáo xứ chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó có những linh mục trong việc mục vụ giáo xứ “chưa” sử dụng đến sự cộng tác của anh chị em giáo dân (bất cộng tác từ hai phía – Linh mục, giáo dân; hay Linh mục độc đoán, …).

Chúng ta cần nhớ rằng trong bối cảnh hiện nay với nhiều sắc thái khác nhau của cuộc sống, để thực hiện công việc mục vụ cho người nghèo của Thiên Chúa, một mình linh mục không thể làm được. Các linh mục phải cần đến anh chị em giáo dân, cần đến sự cộng tác, hỗ trợ, đôi bàn tay, đôi chân, đôi mắt và con tim của giáo dân. Làm sao linh mục chúng ta có thể biết hết và phục vụ hữu hiệu những người nghèo của Thiên Chúa trong giáo xứ nếu không có sự cộng tác của giáo dân? Hơn nữa, thời đại hiện nay, người nghèo của TC cũng muôn màu muôn dạng, sự cộng tác giữa mọi thành phần trong giáo xứ (Linh mục-giáo dân) càng quan trọng và khấp thiết hơn.

Biên cương thứ hai là mục vụ hôn nhân-gia đình. Giáo Hội nhắc nhở: “mỗi Hội Thánh địa phương và nói rõ hơn, mỗi cộng đồng giáo xứ, phải ý thức mạnh mẽ về ân sủng và trách nhiệm đã nhận được từ Chúa để cổ võ mục vụ gia đình. Mọi chương trình mục vụ được tổ chức, ở mọi cấp độ, không bao giờ được lướt bỏ mục vụ gia đình” (FC 70).

Tuy nhiên, biên cương này, trong quá khứ cũng như hiện nay, nhiều lúc chúng ta đã xem nhẹ. Chúng ta vẫn thường quan tâm mục vụ hôn nhân – gia đình dưới những góc độ: bảo đảm quyền được tổ chức hôn lễ theo nghi thức tôn giáo của các đương sự, đúng theo thể thức của Giáo Hội; dạy giáo lý hôn nhân và giúp đỡ họ thêm về đời sống đức tin trong thời kỳ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân; lo liệu phải lãnh nhận đầy đủ các bí tích khai tâm Kitô giáo trước khi cử hành bí tích hôn nhân; điều tra hôn nhân; cử hành thánh lễ/nghi thức hôn nhân.… và chấm hết.

Trong khi đó, giáo huấn của Giáo Hội khi bàn về mục vụ hôn nhân gia đình còn rộng hơn, không đơn thuần chỉ là mục vụ tiền hôn nhân, nhưng còn cả mục vụ sau khi kết hôn:

“ mọi thành phần cộng đồng Hội Thánh địa phương dấn thân giúp đỡ đôi bạn khám phá và sống ơn gọi cũng như sứ mạng mới của mình. Để gia đình ngày càng trở nên một cộng đồng yêu thương đích thực, phải làm cho mọi phần tử đều được giúp đỡ và được đào tạo, để chu toàn trách nhiệm của mình trước những vấn đề mới, để phục vụ lẫn nhau cũng như để dự phần vào đời sống gia đình.

Điều ấy càng đúng với các gia đình trẻ trong bối cảnh những giá trị và trách nhiệm mới, đặc biệt trong những năm đầu của hôn nhân, với nhiều khó khăn bất ngờ chẳng hạn phải thích nghi với cuộc sống chung hay khi sinh sản con cái. Các vợ chồng trẻ nên biết đón nhận cách chân tình và tận dụng một cách thông minh sự giúp đỡ kín đáo, tế nhị và quảng đại của những cặp vợ chồng khác đã trải qua một thời gian kinh nghiệm hôn nhân và gia đình. […] Được sinh động bởi một tinh thần tông đồ đích thực, mối tương trợ giữa các gia đình chính là một trong những phương thế giản dị nhất, hữu hiệu nhất và vừa tầm với mọi người để làm thấm nhập, lan truyền các giá trị Kitô giáo, là điểm khởi hành và cũng là đích điểm của mọi công tác mục vụ. Bằng cách ấy, các gia đình trẻ không tự giới hạn vào việc lãnh nhận, nhưng đến lượt họ, nhờ được giúp đỡ, họ lại trở nên nguồn mạch làm phong phú các gia đình thành lập trước họ, qua chứng từ đời sống và sự đóng góp tích cực.

Trong việc mục vụ với các gia đình trẻ, Hội Thánh phải quan tâm giáo dục cho họ biết sống tình yêu vợ chồng cách hữu trách, trong tương quan với các đòi hỏi về hiệp thông và phục vụ sự sống, cũng như dạy cho họ biết hoà hợp tình thân mật của tổ ấm gia đình với trách nhiệm quảng đại chung của mọi người trong việc xây dựng Hội Thánh và xã hội nhân loại. Khi có con cái, đôi bạn trở thành một gia đình theo nghĩa tròn đầy và chuyên biệt, lúc đó Hội Thánh vẫn còn phải gần gũi hai cha mẹ để giúp đỡ họ đón nhận con cái và yêu mến chúng như ân huệ sự sống được lãnh nhận từ Thiên Chúa, vui vẻ chấp nhận vất vả để phục vụ cho chúng lớn lên về mặt nhân bản và Kitô giáo. (FC 69)

Ngoài ra, biên cương của mục vụ hôn nhân gia đình còn bao hàm tất cả chiều kích của hôn nhân: “Với mối bận tâm muốn bảo vệ gia đình trong mọi chiều kích của nó – chứ không phải chỉ nguyên chiều kích tôn giáo – THĐGM cũng đã chú tâm xem xét một vài hoàn cảnh trái qui tắc trên bình diện tôn giáo và thường cả trên bình diện dân sự. Giữa những thay đổi nhanh chóng về văn hoá ngày nay, thật đáng tiếc những chuyện trái qui tắc này đang lan tràn ngay cả giữa những người Công Giáo, gây một thiệt hại nghiêm trọng cho cơ chế gia đình và xã hội mà gia đình là tế bào căn bản: Hôn nhân thử; Những vụ chung sống không hôn nhân; Những người Công Giáo kết hôn mà chỉ có hôn phối dân sự; Những người ly thân và những người ly dị không tái hôn; Những người ly dị tái hôn; hôn nhân đồng tính. …” (x. FC 79).

Một biên cương khác trong mục vụ hôn nhân gia đình là vấn đề chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Vấn đề này phải đi liền với mục vụ hôn nhân gia đình. Mối bận tâm này không phải chỉ được thực hiện khi các hiện tượng tiêu cực xảy ra như một cách đối phó. Thay vào đó, ưu tư mục vụ này phải được thực hiện, phải được chuẩn bị từ xa và liên tục cho giới trẻ (từ các cấp học giáo lý cho đến sau kết hôn) ý thức được rằng: “việc bảo vệ sự sống của những người chưa sinh ra liên hệ mật thiết với việc bảo vệ bất kỳ quyền nào khác của con người. Nó dựa trên xác tín rằng một con người luôn luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm, ở mọi thời điểm và mọi giai đoạn phát triển của nó. Nó là cùng đích của chính nó chứ không phải là một phương tiện để giải quyết các vấn đề khác. Nếu xác tín này biến mất, thì không còn nền tảng vững chắc và lâu dài cho việc bảo vệ các quyền của con người […] Chỉ cần lý do này mà thôi cũng đủ để nhận ra giá trị bất khả xâm phạm của mọi sự sống con người” (FC 213).

Chúng ta đã có kế hoạch mục vụ như thế nào về hôn nhân gia đình và bảo vệ sự sống phù hợp với thời đại ngày hôm nay chưa?

Chúng ta cũng phải khiêm nhường nhìn nhận rằng chúng ta còn giới hạn trong các kế hoạch mục vụ hôn nhân gia đình và sự sống. Nhiều anh em linh mục trong chúng ta lắm lúc vẫn còn dựa trên sách vở và luật lệ mà chưa có các hành động mục vụ cụ thể. Chúng ta hy vọng THĐGM thường kỳ sắp diễn ra trong năm nay với mối quan tâm về mục vụ gia đình qua chủ đề “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay” sẽ cho chúng ta những hướng dẫn cụ thể trong việc mục vụ hôn nhân gia đình quá ư là phức tạp này.

Nhân tiện khi nói đến biên cương mới của hôn nhân, tôi cũng muốn chúng ta suy nghĩ về mục vụ an táng.

Tại sao? Chúng ta biết rằng các dịp hiếu hỉ là những cơ hội thật thuận tiện và hữu ích để chúng ta thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân Ngài, là cơ hội chúng ta truyền giáo. Thực trạng sống đạo trong các giáo xứ cho chúng ta thấy không phải tất cả anh chị em giáo dân đều là những con chiên ngoan, những người sống và giữ đạo nghiêm túc. Nhiều anh chị em giáo dân chỉ đến với Giáo Hội qua những dịp như vậy.

Đặc biệt, mục vụ an táng là cơ hội rất thuận lợi để giáo xứ kiến tạo và kiện toàn sự hiệp thông nơi mọi thành viên trong giáo xứ, cách riêng nơi những anh chị em còn “lơ là” đời sống đức tin. Quả nhiên, việc kiến tạo và kiện toàn sự hiệp thông này được thể hiện rất cụ thể khi chúng ta “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”, hiện diện để an ủi, nâng đỡ tinh thần thân nhân; khi cùng nhau chia sẻ và sống giá trị đức tin về mầu nhiệm sự sống trong Đức Kitô… Những hình ảnh thể hiện sự hiệp thông này cũng là một hành vi truyền giáo cho những anh chị em không cùng đức tin khi nhìn vào lối hành xử của chúng ta.

(Lưu ý: Thánh lễ tại gia không phải là một phần thưởng cho những người giữ đạo. Trên hết và trước hết, thánh lễ là ân sủng mà TC ban cho nhân loại qua Hy Tế của Đức Kitô. Giáo Hội, LM chỉ là máng chuyển thông ân sủng. Hơn nữa, Thiên Chúa luôn cho ánh sáng mặt trời chiếu sáng và mưa rơi trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Vậy lý do gì chúng ta lại khó khăn, yêu sách khi những người thân trong tang quyến mở lòng xin một thánh lễ tại gia? Chúng ta cần vượt qua những cơ chế, những cứng cỏi trong mục vụ để tất cả vì lợi ích các linh hồn)

Cho nên, mục vụ hôn nhân và an táng cũng là dịp giáo xứ (linh mục và giáo dân) có thể đưa tay chạm đến được biên cương mới - những anh chị em đang sống trong tình trạng “ở xa” cộng đoàn, xa giáo xứ. Vì thế, việc cử hành sốt sắng các nghi thức, chuẩn bị bài chia sẻ Tin Mừng, cũng như thái độ hành xử của Linh mục, mối quan tâm tận tình của mọi thành viên trong giáo xứ không phải là một sự mời gọi nhưng là một trách nhiệm, một bổn phận mà chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hiện trong hoạt động mục vụ. Vì chính trong việc cử hành sốt sắng, những bài giảng chuyển tải Lời Chúa đi vào lòng người, thái độ nhân từ của linh mục, và sự quan tâm tận tình của các thành viên trong giáo xứ, những anh chị em đang “xa quê” đó sẽ nhận ra mình không còn “xa quê”, không còn ở ngoài cộng đoàn, ở ngoài giáo xứ nhưng là một chi thể trong gia đình giáo xứ và đó chính là một trong những động lực để các anh chị em đó trở về.

Biên cương mới thứ ba chúng ta cần quan tâm là mục vụ bác ái – truyền giáo. Biên cương này chúng ta đã chia sẻ với nhau trong bài trước. Cho nên, trong phần này, một lần nữa, chúng ta chỉ lập lại một vài khẳng định chính yếu của Giáo Hội về ưu tiên chọn lựa người nghèo:

- Trong quả tim của Thiên Chúa có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, đến nỗi chính Người “trở nên nghèo”. (EG 197)

- Hội Thánh lựa chọn người nghèo được hiểu như một “hình thức đặc biệt ưu đãi trong việc thực thi bác ái Kitô giáo, mà toàn thể truyền thống của Hội Thánh làm chứng” […] tôi muốn có một Hội Thánh nghèo cho người nghèo. […] Chúng ta cần phải để cho mình được họ (người nghèo) Phúc Âm hóa. […] Chúng ta được mời gọi để tìm thấy Đức Kitô trong họ, để cho họ mượn tiếng nói của mình mà nói lên những lý do của họ, nhưng còn là bạn bè của họ, lắng nghe họ, hiểu họ và đón nhận sự khôn ngoan nhiệm mầu mà Thiên Chúa muốn truyền thông qua họ. (EG 198)

- Nếu không có sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, “việc công bố Tin Mừng, là việc bác ái đầu tiên, có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc bị chìm trong đại dương của những ngôn từ mà xã hội thông tin đại chúng ngày nay phô bày cho chúng ta hàng ngày (các hoạt động hay các chương trình cổ động và hỗ trợ). (EG 199)

- Sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo cần phải được phản ảnh chủ yếu trong việc quan tâm đến đặc quyền và ưu tiên về tôn giáo của họ. (EG 200)

- Những hình thức mới của nghèo đói và yếu đuối mà trong đó chúng ta được mời gọi để nhận ra Đức Kitô đau khổ, mặc dù điều này có vẻ không mang lại cho chúng ta những lợi ích hữu hình và tức thời: những người vô gia cư, nghiện ngập, tị nạn, thổ dân, những người già cả và số những người bị cô lập và bị bỏ rơi càng ngày càng đông, cùng nhiều người khác (EG 210)

Biên cương mới thứ ba trong mục vụ giáo xứ của chúng ta là những người biết Chúa nhưng xa lìa giáo xứ vì những lý do nào đó (do thiếu hiểu biết, do hiểu lầm, do hoàn cảnh, bất mãn với linh mục, giáo xứ, …). Điều này mời gọi giáo xứ (linh mục cũng như giáo dân) phải chủ động, hãy lên chương trình, kế hoạch chữa trị những thiếu sót, hiểu lầm đó. Để có thể làm được, giáo dân cũng như chính bản thân linh mục chúng ta phải có một sự cởi mở, hiểu biết và thông cảm, không thành kiến và có tâm hồn luôn hướng về Chúa qua phần rỗi của anh chị em mình.

Biên cương mới thứ tư là mục vụ truyền thông.

Ngày nay, khi nói đến truyền thông, chúng ta đề cập đến tất cả mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta rất vui vì nhiều giáo xứ (một số cha cũng vậy) đã có những trang thông tin trên mạng (trang web hay facebook, …). Đó là những phương tiện, những công cụ rất hữu ích để chúng ta loan truyền Lời Chúa, rao giảng các giá trị Tin Mừng. Một số giáo xứ khác, tuy không có trang web, cũng đang sử dụng những hình thức truyền thông thật sinh động qua các bảng thông tin giáo xứ, những bản tin (tờ rơi) mục vụ giáo xứ phát tận tay anh chị em giáo dân và đến mọi gia đình trong giáo xứ.

Đó là những sáng kiến mục vụ đáng khích lệ cho biên cương truyền thông, mang lại những hiệu quả tích cực.

Dẫu vậy, chúng ta cũng cần nhớ, trong phương diện truyền thông giữa con người với nhau, trước hết và trên hết, truyền thông đó là truyền thông bằng ngôn ngữ, ánh mắt và hành động. Do đó, mục vụ biên cương mới này, chúng ta hãy cổ võ một cách thế truyền thông, một lối sống đầy giá trị Tin Mừng: nói bằng ngôn ngữ của Tin Mừng, nhìn bằng lăng kính của Tin Mừng, hành động theo Tin Mừng.

Biên cương cuối mà chúng ta có thể chia sẻ với nhau trong mục vụ giáo xứ là mục vụ di dân.

Hiện nay, hiện tượng di dân đang là vấn đề nóng trong mục vụ của Giáo Hội, cách riêng nơi các giáo phận, các đô thị, các vùng có khu công nghiệp, có nền kinh tế xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, bất cứ nơi đâu cũng sẽ có kẻ đi người đến. Vì thế, chúng ta cần phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề di dân. Hiện nay có rất đông anh chị em, nhất là giới trẻ Công Giáo từ nông thôn tìm về thành phố để đi học hoặc kiếm công việc làm ăn. Thực tế này không những tác động trên đời sống kinh tế và xã hội, nhưng cả trên đời sống và sinh hoạt đức tin. Vì thế, cộng đoàn giáo xứ – cách riêng các linh mục – cần mở rộng vòng tay đón tiếp anh chị em di dân, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ, để họ cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ. Như thế, không những đời sống đức tin của họ được nâng đỡ, mà họ còn trở nên những nhân tố tích cực trong việc Tân Phúc-âm-hóa.

Theo tôi, quan tâm đến vấn đề di dân gồm 2 khía cạnh: thêm dân và mất dân.

Thêm dân (mối quan tâm di dân theo nghĩa thông thường hiện nay) nơi các đô thị, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy quan tâm đến các bạn trẻ công nhân và sinh viên, dù là Công giáo hay không Công giáo, với những sáng kiến mục vụ tông đồ nơi giáo xứ: thánh lễ cho anh chị em xa quê, các nhà trọ, tư vấn, …

Mất dân (cách riêng là giới trẻ đi học hoặc làm việc ở các thành phố lớn):

- Khi giáo dân của chúng ta đến nơi khác học tập, sinh sống, chúng ta hãy tận dụng cơ hội để thể hiện sự quan tâm, động viên (điện thoại, email, …); khi cần thiết, hãy liên hệ, cộng tác với nơi mà giáo dân của chúng ta đến làm việc, sinh sống để có thể giúp đỡ, hỗ trợ đời sống đức tin cũng như cuộc sống mưu sinh, …

- Tại giáo xứ, để giữ dân, chúng ta cũng hãy tìm kiếm, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức bác ái, phi chính phủ để giúp giáo dân của chúng ta nâng cao đời sống, có cơ hội phát triển, thăng tiến bản thân, …

Tóm lại, kính thưa anh em linh mục,

Đứng trước những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ ngày nay, linh mục chúng ta cần phải có một sự thích ứng tích cực. Chắc chắn, chúng ta phải giữ vững và dựa vào Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội. Tuy nhiên, chúng ta phải có một sự áp dụng phù hợp vào mục vụ, phải đọc được các dấu chỉ thời đại – TC muốn chúng ta làm gì trong hoàn cảnh này. Để từ đó, chúng ta có những nỗ lực, cố gắng, có những sáng kiến trong mục vụ.

Để có thể được như vậy, chúng ta phải biết lên kế hoạch mục vụ. Điều này bắt nguồn từ trong chính Kinh Thánh: Kinh Thánh cho chúng ta kế hoạch cứu độ của TC được thực hiện từng bước, từng bước ra sao. Vậy, trong mục vụ, chúng ta cũng phải biết lên kế hoạch. Kế hoạch đó phải cho thấy được:

- Làm gì? Tại sao? Làm như thế nào? (ngay cả kinh phí để thực hiện)

- Sự cộng tác giữa mọi thành phần giáo xứ

- Sự quan tâm, ân cần, tôn trọng “người nghèo của TC”: mục tử ôm con chiên lạc – con chiên hư, con chiên ghẻ - không đánh đập, xua đuổi, chửi mắng nhưng vác trên vai.

Để kết thúc, chúng ta cùng suy tư “Điều con xin Chúa”: Con xin Chúa lấy đi sự kiêu ngạo ở trong con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng” sự kiêu ngạo không phải để Chúa lấy đi, nhưng là để con từ bỏ. Con xin Chúa chữa lành sự tật nguyền của con, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: tinh thần mới là sự tuyệt hảo, còn thân xác chỉ là tạm thời. Con xin Chúa giúp con đừng gặp chước cám dỗ, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Cám dỗ sẽ dạy con biết con là ai, và giúp con biết nương tựa vào Chúa mà thôi. Con xin Chúa ban cho con hy vọng, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Hy vọng sẽ đến khi con biết cách tránh xa sự thất vọng. Con xin Chúa ban cho con sự kiên nhẫn, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Sự kiên nhẫn là sản phẩm của sự thống hối, nó không phải được ban tặng, nó phải được tìm kiếm. Con xin Chúa ban cho con hạnh phúc, và Chúa nói: không/ Chúa nói rằng: Chúa sẽ ban ơn lành, còn hạnh phúc tùy thuộc vào con. Con hỏi Chúa: Xin cho con nghỉ ngơi một chút, và Chúa nói: Con hãy tiếp tục phản ảnh tình yêu của Ta với mọi người. Con hỏi Chúa rằng: Chúa có yêu con không? Và Chúa nói CÓ. Vậy con xin Chúa giúp con yêu người khác nhiều như Chúa yêu con. Chúa nói: cuối cùng con đã hiểu ý Cha”.

Ước mong, một vài góp nhặt trong những bài chia sẻ có thể mang lại chút ít nào đó cho linh mục chúng ta trong vai trò là những người lãnh đạo, phục vụ giáo xứ. Cách riêng, trong năm Tân Phúc Âm hóa giáo xứ và cộng đoàn sống đời thánh hiến này, khi nhìn lại giáo xứ, trách nhiệm linh mục, chúng ta sẽ tái phát xuất lại từ Tin Mừng, từ những mời gọi của Giáo Hội, và cụ thể tái phát xuất lại từ chính cam kết của mỗi anh em linh mục chúng ta trong ngày chịu chức Linh Mục để không chỉ làm cho dung mạo giáo xứ tươi đẹp, tràn ngập tinh thần Phúc Âm hơn, nhưng còn làm cho bản thân linh mục chúng ta bộc lộ chính xác và sinh động hình ảnh của Đức Kitô Mục Tử Nhân Lành.
 
Điện văn Đức Thánh Cha gửi Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam
Lm. Trần Đức Anh OP
12:19 15/01/2015
MANILA. ĐTC Phanxicô gửi điện văn chào thăm Chủ Tịch Nước Việt Nam và cầu chúc an bình và thịnh vượng.

Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC đã giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC bang ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:

Kính gửi Ngài Trương Tấn Sang
Chủ tịch Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hà Nội

Tôi gửi lời chào thăm nồng nhiệt đến Ngài trong lúc tôi bay trên không phận Việt Nam trên đường từ Sri Lanka đến Philippines. Tôi đoan chắc cầu nguyện cho Ngài và toàn thể nhân dân Việt Nam, đồng thời khẩn cầu dồi dào phúc lành an bình và thịnh vượng trên Ngài.

Ký tên: Phanxicô, Giáo Hoàng
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lá cờ - Màu cờ - Hồn nước
Bảo Giang
06:55 15/01/2015
Lá Cờ, Màu Cờ và Hồn Nước.

Sau Hiệp Định Genève 20-7-1954 Việt Nam bị phân chia thành hai lãnh thổ. Cả hai đều được công nhận trên trường Quốc Tế. Mỗi bên thành lập chính phủ riêng và xây dựng xã hội theo một thể chế chính trị khác nhau. Từ đó, tạo ra hai truyền thống, lịch sử và nền văn hóa, giáo dục công dân hoàn toàn khác nhau.

Miển bắc được gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đặt dưới sự lãnh đạo và quản chế của khối cộng sản quốc tế. Nửa phần đất nước này có dân số đông hơn ở miền nam, được lèo lái, được (bịt mắt) dẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản chủ trương xây dựng xã hội miền bắc theo thuyết Tam Vô. Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo. Lấy bạo lực chính trị và dối trá làm nền tảng để áp đặt và cai trị đất nước. Vì theo chủ nghĩa Tam Vô, CS đã có những quy trình và học tập nhằm tiêu diệt nền tảng văn hóa nhân bản của xã hội và của gia đình. Khởi đầu là bài giáo khoa cơ bản dùng để đào tạo các đoàn đảng viên, và buộc mọi học viên phải đạt trong học tập. Bài giáo khoa này vừa được Trần Đĩnh, một cựu đảng viên từ thời 1949-50 tiết lộ trong Đèn Cù ” ” Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt... Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi).”.( trang 74-75). Kế đến là bản cáo trạng phi nhân tính, phi đạo nghĩa “Địa chủ ác ghê” do Hồ Chí Minh viết ra để khởi đầu và làm nền tảng, không phải chỉ cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam thời 1953-56, nhưng còn là cho cuộc sống của đảng.

Việc định nghĩa và thực tế áp dụng những bài giáo khoa cho các đoàn đảng viên, song hành với việc triệt để tuân thủ tinh thần bản cáo trạng “ địa chủ ác ghê” vào cuộc sống của đảng, Cộng sản đã tạo ra hỗn loạn và làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong xã hội. Ở đó là cuộc sống vô văn hóa, vô kỷ cương, vô luân thường, vô đạo lý. Chỉ có bạo lực khủng bố và dối trá làm chủ thể trên cả luật pháp và xã hội. Ở đó, lá cờ màu đỏ có một sao vàng là tâm huyết của đảng cộng sản Phúc Kiến, (Đây là cờ của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li Ji Shen ( Lý kỳ Thân) sáng lập vào khoảng11.1933 đến 1-1934. Sau cuộc nổi dậy ở Phúc Châu, Phúc Kiến bị phe Tưởng giới Thạch dẹp yên, Li Ji Shen đem tàn quân xát nhập vào với Mao Trạch Đông. Sau này Y làm phó chủ tịch nhà nước Trung cộng vào năm 1949) được thiếu tá Hồ chí Minh, trong đội quân giải phóng nhân dân Trung cộng,( theo tài liệu còn lưu trữ của Quân ủy trung ương Trung Cộng) đem vào Việt Nam khoảng 1940 và trở thành biểu tượng màu cờ sắc áo cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc thực hiện mọi chỉ thị từ Trung cộng. Rồi sau khi Cộng sản chiếm trọn miền nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975, lá cờ Phúc Kiến của nhà nước CHXHCNVN trở thành một bàn đạp cho Trung cộng tràn xuống phương nam.

Miền Nam Việt Nam sau ngày 20-7-1954 vẫn còn là một nước theo hệ quân chủ Lập Hiến với tên gọi Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ do Thủ Tướng Ngô đình Diệm lãnh dạo được thành lập vào ngày.7-7-1954. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô đình Diệm, miền nam xây dựng xã hội theo con đường Tự Do, Dân Chủ, dần đổi sang thể chế Cổng Hòa. Về văn hóa và giáo dục công dân được mở rộng theo hướng đi nhân bản, lấy Công Bình, Bác Ái , Nhân Bản Vị ( nay gọi là Nhân Quyền) làm gốc sinh. Tất cả đều hướng đến mục đích phục vụ con người trong công ích và Công Lý theo tiêu chuẩn của luật pháp . Miền nam cương quyết bảo vệ sự Độc Lập và toàn vệ lãnh thổ nên ngoại trưởng Trần văn Đỗ không ký vào bản hiệp định chia đôi đất nước,

Trong chủ trương bảo vệ đời sống an sinh của đồng bào và nhằm đem lại hạnh phúc, ấm no và đời sống yên vui, thanh bình cho công dân. Ủy Ban Bảo Vệ bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam đã được thành lập. Vào ngày Ủy Ban 28-4-1954 đã tìm cách kêu gọi dân chúng và bảo vệ dân chúng trốn thoát chế độ cộng sản tại miền bắc. Kết qủa của chính sách đứng đắn này là có hơn một triệu người đạp trên cái chết để trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam tìm tự do. Lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, trước đó và cho đến ngày 30-4-1975 ( nhiều nơi đến ngày 01-5-1975) là nghi biểu, là màu cờ sác áo, biểu tượng cho dân tộc và Quốc Gia Việt Nam. Sau đổi là Việt Nam Cộng Hòa.

Sau ngày quốc hận 30-4-1975, màu cờ của Quốc Gia Việt Nam đã tung bay trên kháp nẻo đường thế giới. Bất cứ nơi nào có người Việt Nam trốn chạy cộng sản đến sinh sống, nơi ấy có Cờ Vàng tung bay, và chính phủ sở tại đã có những văn bản chính thức công nhận đây là màu cờ của người Việt Nam Tự Do. Từ đó, Cờ Vàng là biểu tượng, là màu cờ của những ngươì yêu và được sống trong Tự Do, sống trong nền văn hóa Nhân Bàn, tôn trọng Công Lý và Nhân Quyền.

I. Truyền thống và lịch sử của màu cờ nói gì?

Trên đây là vài nét về hai màu cờ sắc áo riêng biệt của hai thể chế tại Việt Nam. Nhưng màu cờ nào sẽ là cuộc sống, là Niềm Tin Yêu và Hy Vọng của chúng ta và của đất nước hôm nay và mai sau?

Khi nói về Truyền Thống và Lịch Sử của một màu cờ, tôi cho rằng có viết hàng trăm trang sách cũng chưa hết những điều cần viết, nói chi đến một vài trang giấy ngắn. Ở đây, tôi xin đưa ra hai hình ảnh mang tính truyền thống, bao gồm cả tính lịch sử và giáo dục công dân, mà hai tấm ảnh là biểu tượng từ hai màu cờ này muốn truyền đi. Truyền đi như là một chứng minh căn bản nhất, hùng hốn nhất, chính xác nhất và có thể là câu trả lời, giải nghĩa hoàn hảo nhất cho màu cờ và sắc áo mà nó đại điện.

1. Tấm hình thứ nhất.

Tấm hình ghi lại cảnh có một đứa bé độ lên ba, mặt mũi lem luốc, mặc áo qúa khổ, không có quần, hai tay cầm lá Cờ Đỏ lớn qúa khổ so với tuổi đời. Tuy thế, nó diễn một dáng diệu đầy uy phong khi đi vòng quanh đấu trường, nơi được gọi là toà án nhân dân. Ở đó không thấy có quan tòa, nhưng có hai đấu tố viên tuổi chưa qúa 6,7 tuổi, vẻ như đang hạch tội và kết án một tên “địa chủ” ác ôn, hay viên cựu lý trưởng, chánh tổng, viên chức nào đó. Ông ta đang cúi mặt nhận tội trườc khi bị xử tử? Rồi trong vòng vây của người , và dưới sự hướng dẫn đầy khí thế của đứa trẻ lên ba, tay cầm cờ quét lê trên mặt đất là hai tên du kích với cây súng dài lăm lăm trong tay. Đây là một tấm hình rất đặc biệt. Nó nói lên toàn bộ nền văn hóa giáo dục cũng như truyền thống và lịch sử của lá Cờ Đỏ do Hồ Quang đem từ bên Tàu sang. Rồi chẳng bao lâu sau, nó đã tạo nên một “chiến thắng long trời lở đất” trong mùa đấu tố 1953-56.

a, Về Truyền thống, Tấm hình truyền đi một truyền thống giết người man rợ của chế độ. Chỉ trong vòng có khoảng ba bốn năm, nó đã giết chết gần 200,000 ngàn ngươi Việt Nam và làm tan hoang hàng triệu gia đình khác. Theo truyền thống này, việc xử án giết người ( qua tấm hình) không cần luật lệ, đôi khi không cần cả quan toà. Chỉ cần những kẻ vô tri, ngây ngô, bất giáo, không có một chút hiểu biết gì giống như đứa trẻ lên ba, chưa biết mặc quần kia, nhưng biết cầm cờ, biết
hò hét, trợ thủ cho vài ba đứa trẻ vô tri khác làm quan toà như hai đứa trẻ trong hình là đạt, là có thể tạo ra một thành tích lẫy lừng cho đảng theo khẩu hiệu “ thà giết lầm hơn bỏ xót”. (Đỗ Mười là tác giả của khẩu hiệu này?). Ngẫm, nhìn. Tấm hình đã nói lên trọn những điều nó cần nói. Chỉ những kẻ vô tri làm điều bất giáo mới mở ra được cái truyền thống này.

b, Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại và truyền đi một hình ảnh tạo nên lịch sử của lá Cờ Đỏ và CS là, những kẻ vô tri kia, áo thì qúa khổ, quần không có, đồng nghĩa với việc CS tự khóac cho nhau cái áo thụng cách mạng, nhưng không thể che được phần ngây ngô, vô kiến thức như một đứa trẻ lên ba. Nó không có quần, giống như kẻ trong thời ăn lông ở lỗ chưa được giáo hóa. Tuy thế, thành phần chưa được giáo hóa này lại được coi là những kẻ tiên phong cầm cờ đi tạo lịch sử, đi làm cách mạng. Tiếc rằng, những nhà “cách mạng” chưa biết mặc quần này thuộc diện vô tri, chắng biết cái cờ nó cầm trên tay là cái gì, có nguồn gốc lịch sử ra sao. Tất cả, từ trên xuống dưói đều giống như các hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy quay tít trong cái Đèn Cù mà Trần Đĩnh diễn tả. Đó là lịch sử của gian trá và tội ác!

c, Về Giáo dục, văn hóa. Tấm hình truyền đi một lối, một nền văn hóa man rợ, đầy dối trá, không có hàm tính người của Cộng sản. Nó dạy cho người, cho trẻ thơ còn vô tri biết vui mừng, hồ hởi phấn khởi đi theo đảng giết ngưòi vô tội. Nó dạy cho trẻ bài học vô giáo dục, vô văn hóa để đạp đổ lễ giáo, tôn nghiêm trong trật tự gia đình và xã hội. Chúng dạy cho trẻ thuộc lòng những vô lễ, tao, mày, thằng trọc phú, thằng lý trưỏng ác ôn… để tạo khi thế giết người. Ai cũng biết, trong nội bộ, CS đã thành công trong việc huấn luyện, đào tạo các học viên qua bài giáo khoa ” phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” thì đây, tấm hình này chính là cảnh diễn lại bài học lịch sử mà rất nhiều đứa trẻ đã phải học, phải tập trước khi được đẩy vào đấu trường. Cô tôi, một ngườì chứng kiến nhiều cuộc đấu tố ở Thái Bình kể lại là: “Nó chỉ tay vào mặt bố mẹ đẻ mà đấu theo lời dặn dò, mớm mổi của những kẻ vô tri bất giáo trong đội đấu”. Đội xúi bảo chúng, “ Cháu có muốn cứu bố mẹ cháu không? Nếu muốn thì cứ ra làm như thế. Có tự tay ra đấu tố bố mẹ cháu thì mới cứu bố mẹ cháu khỏi chết!”! Đến khi, đứa bé vữa diễn xong lời dạy của đội. Những nhà cách mạng không có quần kia, liền vỗ tay, bác loa mồm oang oang: “ Đấy đồng bào nghe rõ cả rồi đấy. Chính con cái của tên trọc phú này đã ra lời tố cáo tội ác của nó, thì nó còn chối vào đâu được nữa”! Hỡi ôi, một bài học mà Lưu cộng Hòa, một đảng viên CS từ thời 1949-50 đã phải thốt lên “ Nay phải nhận mình là con vật mới đúng!” (Đèn Cù tr.75)

Đó là sự nghiệp lớn mang trọn ý nghĩa, chủ đích, truyền thống, lịch sử rồi giáo dục và văn hóa của Cờ Đỏ. Hỏi thử xem, nơi có Cờ Đỏ quản trị có phải là nơi để cho những ước mơ, cho những con người đã có trí khôn, đã được giáo hóa, tìm về để nương náu và đặt tin yêu hy vọng vào nó hay không?

2. Tấm hình thứ hai

Tấm hình của Thiếu tá Ngụy văn Thà và đồng bạn đã hy sinh cùng với con tàu ở Hoàng Sa. Họ chết cho quê hương trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.

a, Về Truyền thống. Tấm hình truyền đi hình ảnh người chiến binh Ngụy văn Thà đã hiên ngang bước đi theo truyền thống bất khuất của người xưa Anh đã nối theo chí hùng ngàn năm của tiền nhân, nêu cao ý chí của dân tộc, lấy chính máu xương của mình để bảo vệ lấy bờ cõi của non sông.

Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,

Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời!

Như thế, máu hồng từ trái tim anh nhỏ xuống trên chiến trường Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 chính là dòng máu nêu cao một truyền thống bất di bất dịch từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống bảo vệ màu cờ sắc áo Độc Lập tự chủ của dân tộc.

b. Về Lịch sử. Tấm hình ghi lại một chiến tích lẫy lừng của con dân Việt Nam trước cảnh ngoại xâm. Vào cuộc chiến, sinh tử, thắng bại là lẽ thường tình, người ta không luận một chiến thắng, một cái chết trong cuộc thắng, thua. Nhưng lịch sử là sử luận về một thiên anh hùng ca của những người đã hy sinh vì màu cờ sắc áo của dân tộc mà Ngụy văn Thà và các chiến hữu của anh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang mang trên vai. Lịch sử cũng còn ghi lại rằng. Trong ngày người chiến binh Ngụy văn Thà và đồng đội của anh hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ nền Độc Lập và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, thì ở nơi phương bắc kia, một nửa phần đất của quê hương bị dẫn đi theo chủ nghĩa Tam Vô, Tập đoàn cộng sản đã đứng dưới lá cờ Phúc Kiến, hát ca, nhảy mừng khi quân Tàu Ô chiếm được Hoàng Sa, là phần đất Việt Nam, trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Genève 1954. nhưng CS đã ký giao, bán chủ quyền cho Trung cộng vào ngày 1958. Lịch sử này ngàn năm đã dễ phôi pha!

C, Về văn hóa giáo dục công dân. Tấm hình ấy truyền đi nét cao đẹp và trân qúy của nền Văn Hóa nhân bản dân tộc mà những người trai Nguyễn văn Thà và các đồng đội của anh đã thụ hưởng tại miền nam ở dưới lá Cờ Vàng. Họ đã hy sinh bản thân mình vì cuộc sống của dân tộc. Tấm hình ấy chính là di sản thuộc nền Văn Hóa Nhân Bản của Quốc Gia Việt Nam sẽ còn mãi mãi truyền lại mai sau. Nói gì, nghĩ gì? Hẳn nhiên là không còn một truyền thống, một lịch sử, một nền văn hóa giáo dục công dân nào hòan hảo và cao qúy hơn thế nữa.

Như thế, màu CỜ VÀNG lẫm liệt, phủ trên quê hương Việt Nam, phủ trên thân xác Ngụy văn Thà và đồng đội của ông, có phải là Màu Cờ của mọi ước mơ nhân bản Việt Nam sẽ tìm về để giữ gìn và lưu truyền lại cho dòng sử mai sau hay không? Nơi có Cờ Vàng tung bay, có phải là nơi có đủ tin yêu hy vọng để cho con người tìm về nương thân không? Hay trên phần đất có đứa trẻ kéo lê cái CỜ ĐỎ trên mặt đất kia, với những cuộc đấu tố kinh hoàng trong lịch sử, mới chính là nơi để mọi ngưòi cùng tìm về để sống bên nó, hưởng yên vui, hạnh phúc với nó? Tôi cho rằng, không có câu trả lời nào chính xác hơn là việc nhìn vào cuộc sống của người dân ở dưới mỗi màu cờ này.

II. Cuộc sống dưới mỗi màu cờ cho ta thấy những gì?

1. Cờ Vàng. Màu cờ có mang theo Hồn Nước, có mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau hay không?

Phải. Tôi khẳng định là như thế. Tôi khẳng định không phải vì có người thân, cũng không phải vì đã có hàng triệu quân dân cán chính miền Nam, ròng rã trong hơn hai mươi năm cuối cùng trước ngày 30-4-1975 đã hy sinh vì màu cờ, và sắc áo của Việt nam Cộng Hòa. Nhưng khẳng định vì Đại Nghĩa của dân tộc Việt. Khẳng định vì Truyền Thống, vì Lịch sử, vì nền Văn hóa và giáo dục công dân mà màu cớ ấy đã tiếp nhận từ tiền nhân, rồi mang theo trong dòng sinh mệnh của lịch sử mà truyền đến hôm nay. Màu cờ này được tạo ra từ tâm huyết Việt Nam. Tâm huyết bảo vệ sự trường tồn và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Tâm huyết bảo toàn trọn vẹn nền văn hóa nhân bản dân tộc. Tâm huyết bảo vệ trọn vẹn ý nghĩa Đồng Bào trong dòng sử lập quốc Việt Nam. Hơn thế, còn là tâm nguyện của ngàn ngàn sau. Bởi vì người Việt Nam chưa bao giờ ngừng đi tìm sự Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền. Người dân Việt Nam chưa bao giờ rút lui trong cuộc chiến bảo toàn nền Độc Lập và phần lãnh thổ của tiền nhân để lại. Như thế, truyền thống này, lịch sử này, văn hóa này là của chúng ta và thuôc về chúng ta, thuộc về con cháu chúng ta.

Bạn cho rằng tôi ca qúa lời chăng? Nếu thế, tôi mời bạn nhìn xem những cảnh thực tế trước mắt bạn đây. Xem xong rồi, tự bạn hãy trả lời cho bạn, cho thân nhân, cho người quen của bạn nghe, biết về câu trả lời của bạn ra sao nhá. Bạn có thấy bất cứ một người thuyền nhân Việt Nam nào, kể cả cán cộng cho đến công dân đi trên nhưng chiếc thuyền ra khơi, hay chạy băng qua đồi núi để ra khỏi Việt Nam sau ngày 30-4-1975, có ai trong đó muốn xin đến tỵ nạn, xây nhà, lập nghiệp tại một nước là bằng hữu, là đồng chí của lá Cờ Đỏ của Việt Cộng như, trước kia thì có Liên Sô, Tàu, khối Đông Âu, …. Nhưng nay chỉ còn lại Trung Cộng, bắc Triều Tiên và Cu Ba không?

Tôi quả quyết là không. Những kẻ điên cũng không dám xin đến những nơi ấy. Trái lại, tất cả những người kể trên, bao gồm luôn cả những người chết trên biển hay những người không có cái may mắn xuống được thuyền ra khơi, đều ước mơ đến được bến bờ tự do, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Đức… và các đồng minh trong khối tây âu, là bằng hữu đồng vai sát cánh với là Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 để xây nhà dựng nghiệp, để mưu cầu cho con cái được hưởng lấy một nền giáo dục nhân bản. Cách riêng, bản thân được hưỏng tự do, được công lý bảo vệ và được sống trong yên bình. Tôi chẳng thấy một ma dại nào dám xin đến những nước bằng hữu, đồng chí với Cờ Đỏ. Tại sao thê?

Thực tế hơn, bạn hãy nhìn xem, những Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, hay những Triết, Hùng, Phúc, Thanh, Quang, thậm chí, Mười, Anh… và con cái, thân nhân của những Đồng, Chinh, Giáp, Duẫn và của tất cả những cán cộng có quyền chức từ hàng tường tá, tỉnh thành đến phường quận huyện xem. Tại sao họ không mua đất, mua nhà, mua dinh thự, mua xe, mua tàu du lịch, không đưa con cái đi học, lập nghiệp ở những quốc gia mang tên Trung cộng, bắc Triều Tiên, Cu Ba là những anh em đồng chí với Cờ Đỏ, mà lại đua nhau lén lút, đi chui lòn, tìm đến những nước họ luôn mồm gọi là thuộc thế lực thù địch bao gồm Mỹ Canada, Úc, Pháp, Đức…. là bằng hữu với Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa vào trước năm 1975 mà nương thân? Họ là những thằng ngưòi điên loạn, hay là những “ bọn ma cô đĩ điếm” chính hiệu như lời Phạm văn Đồng đã nói?

Tôi chẳng bảo họ điên, cũng chẳng bảo họ là những ” ma cô đĩ điếm” như lời Phạm văn Đồng, nhưng là những đa trá. Mồm thì oang oang chống Cờ Vàng, nhưng thực trong bụng thì ngày đêm mơ ước tìm về nương náu, mong hưởng nhờ ân huệ ở những nơi chốn có lá Cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa hiện diện. Có lạ lắm không? Thử hỏi xem, tại sao những quan cán cộng, từ nhớn đến nhỏ, từ trung ương đến địa phương đều âm thầm, lặng lẽ tìm đến những nơi có Cờ Vàng “ thù địch” để nương nhở? Họ là những kẻ đã phản đảng , hay những nơi đây có trọn tin yêu hy vọng và bao dung, khoan hậu, nhân bản. Là nơi đặt ước mơ của mọi ngưòi? Tại sao họ không đến nương nhờ những nơi có Cờ Đỏ tung bay? Chẳng lẽ, nơi đó chỉ có sự chết và dối trá?

2. Cờ Đỏ, cờ của sự chết, của man rợ, của dối trá làm cho người người sợ hãi, phải chạy trốn. Hay của hy vọng để cho mọi người tìm về với thiên đàng CS?

Trước hết, bạn có thấy gia đình nào phải lén lút trốn vùng Cờ Vàng để tìm đến sinh sống và nương nhờ dưới ánh Cờ Đỏ để mong cầu có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và được công lý bảo vệ trong cuộc sống yên vui không? Nếu có, nay họ ra sao rồi? Xin bạn đừng vẽ vời ra câu chuyện là có dăm ba kẻ chui lòn từ phía Cờ Vàng vào nơi có Cờ Đỏ quản trị để kiếm năm ba miếng ăn qua ngày đấy nhá. Đấy không phải là một cuộc di cư tìm sống, xây nhà dựng nghiệp, không phải là một ý thức đứng đắn, nhưng là cuộc chui lòn tìm miếng ăn nhất thời mà thôi. Và những người vì lý do này, lý do khác, phải trở lại nơi đó năm ba tuần, nửa tháng, cũng không thuộc về câu hỏi này. Xác định như thế thì tôi không thấy bất cứ ai từ phía Cờ Vàng tìm về với Cờ Đỏ để hưởng phúc. Tôi chỉ thấy người bỏ ra đi.

Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rổi ở ngay phía bên dưới là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. “ Việt Minh xử tử Việt gian bán nước”! Ghê chưa! Họ có luật về đêm và luật ấy viết rằng. Việt minh đến gõ cửa nhà nào vào ban đêm thì sàng hôm sau sẽ có cái đầu của nạn nhân treo ở ngã ba đầu làng hay giữa chợ! Chẳng cần nói thêm, dân chúng nhìn thấycảnh khủng bố ấy là mặt không còn giọt máu. Kẻ có phương tiện thì âm thấm lặng lẽ bỏ làng mà về thành. Có nhiều nơi, cả làng cùng bảo nhau bỏ chạy hay vào tề. Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào nam.

Đến sau ngày 20-7-1954, không phải một vài người, một vài làng, mà khéo toàn miền bắc đã lên cơn sốt, bỏ chạy khi biết tin Cờ Đỏ sẽ kéo vào thành phố. Kết quả, có khoảng một triệu người may mắn chạy thoát. Mà xúi quẩy làm sao, đã chạy vào nam rồi vẫn chưa yên. Ông già 54 vào chiều ngày 30-4-1975, chống cái gậy ra đến đầu ngõ. Mắt mờ chưa nhìn rõ mặt người, tai chỉ nghe được câu nói Việt cộng đã vào làng, cái gậy rời khỏi tay. Ông run rẩy ngã xấp mặt xuống đất khi có tiếng hoan hô “cách mạng” thành công! Tội cho ông, chạy trốn đã hai mươi năm ròng, vẫn không thoát được cái ách cộng!

Trước khi đó, đồng bào Việt Nam từ Gio Linh, Quảng Trị đến cao nguyên miền Trung, hay Bình Long, Tây Ninh, Xuân Lộc đã phải gồnh gánh, bồng bế nhau trên tay, trên vai, dù phải chết trên đường vì đạn pháo của Cờ Đỏ đuổi theo. Họ vẫn quyết đạp lên cả xác ngưòi để tìm về nơi có Cờ Vàng tung bay ( 1972). Rồi đến những đoạn đường… chết, Pleku, Kon Tum, Tư Hiền, Hội An, Đà Nẵng…bạn thấy những gì? Tại sao đồng bào Việt Nam phải đạp trên cái chết, chồng mất vợ, cha lìa con, anh mất em, người mất sản nghiệp… để trốn cái Cờ Đỏ như thế? Rồi đến hàng triệu người ra khơi, vượt biển trên những chiếc thuyền mong manh để đi tìm Cờ Vàng Tự Do? Mà nào họ có được thoải mái ra đi đâu. Tất cả đều lặng lẽ trốn mà đi. Khi đi, lại cũng đạp trên cái chết mà đi. Có ngưòi chưa kịp xuống thuyền, một loạt đạn của Cờ Đỏ vang lên trong đêm tối, máu đỏ của ngưòi vượt biên thấm vào lòng biển đen! Người sống vội lao xuống thuyền đã trúng đạn. Sóng gào đưa họ vào lòng biển đen. Cõi chết hay Tự Do?

Khi nhìn lại những cảnh thực này, bạn có cho rằng người Việt Nam dại đột khi đem mạng sống của mình ra để đánh đổi, một là Tự Do, hai là cái chết, khi họ tìm về với Cờ Vàng hay không? Nếu không dại, có phải là họ điên chăng? Nghe nói, những kẻ điên cũng sợ chết. Chỉ có người Việt Nam yêu Tự Do mới không sợ chết, mới đạp trên cái chết mà đi khi thấy Cờ Đỏ kéo đến. Tại sao? Tại vì nó còn kinh hoàng hơn cả sự chết!

Tóm lại, truyền thống, lịch sử văn hóa và thực tế trong đời sống chứng minh rằng:

Cờ Vàng là màu cờ mang theo Hồn Nước, mang theo trọn niềm tin yêu, hy vọng của con dân và của núi sông Việt Nam hôm nay và mai sau. Cờ Vàng là truyền thống, là lịch sử là nền văn hóa của chúng ta và thuộc về chúng ta. Đó là màu cờ của sự sống của Tự Do của Độc Lập Dân Tộc.

Cờ Đỏ là cờ của sự chết, của man rợ. Nó là màu cờ mang tâm huyết của CS Phúc Kiến. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó là tội ác và là gian trá. Nó là cờ của Nô Lệ, có truyền thống, lịch sử và nền văn hóa thuộc về nô lệ. Không thuộc về truyền thống, lịch sử, văn hóa Việt Nam

Bảo Giang

đầu năm 2015.
 
Tin Đáng Chú Ý
Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm
HT,VRNs
00:37 15/01/2015
Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm

VRNs (14.01.2015) – Sài Gòn- Mấy ngày qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum liên tục đưa công an đến giáo xứ Đăk Jâk cưỡng chế và yêu cầu bà con giáo dân và linh mục tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm.

“Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi cả linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.” Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản xứ giáo xứ Đăk Jâk thuộc giáo phận Kontum, cho biết.


Công an đột nhập vào nhà thờ

Cha Vũ cho hay: “Khi nghe tin, ngày nào bà con giáo dân cũng tập trung rất đông trước nhà thờ trên dưới 1000 người. Bà con rất mạnh mẽ, hiệp nhất, kiên quyết giữ ngôi nhà thờ tạm, không cho chính quyền tháo gỡ, chỉ khi nào chính quyền cấp giấy phép cho xây nhà thờ thì mới thôi. Giáo dân đến đây không chỉ bảo vệ nhà thờ, linh mục, mà còn đọc kinh cầu nguyện. Giáo xứ có tổ chức Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho giáo xứ được bình an.”

Một giáo dân người Dân tộc nói: “Xây nhà thờ là mong mỏi của giáo dân, để chúng tôi sống Đức Tin. Giáo xứ chúng tôi đã làm đơn xin phép xây giáo xứ suốt 20 năm nay mà chính quyền không cho phép.”



Cha Vũ cho hay: “Chiều ngày 07.01, Đức Cha Micae cùng đi với 5 cha lên Sở nội vụ họp và giải quyết về việc này. Sau một thời gian trao đổi căng thẳng, chính quyền quyết tháo dỡ nhà thờ và đuổi linh mục đi. Nhưng Đức Cha luôn kêu gọi chính quyền cho linh mục được dâng lễ trong nhà thờ tạm cho giáo dân và kêu gọi chính quyền cho giáo xứ được xây nhà thờ trong khu đất của giáo xứ.”

Cha Đaminh Trần Văn Vũ quản xứ giáo xứ Đăk Jâk vào tháng 11.2011. Tuy nhiên, trong năm qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei ra quyết định trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ ra khỏi giáo xứ. Cha Vũ quả quyết: “Thứ nhất, để một linh mục đi hay ở lại giáo xứ thì chính quyền không đủ tư cách, vì người có quyền là Đức Giám Mục, nhưng cho đến nay Ngài chưa có thông báo gì chính thức. Thứ hai, tôi không thể can tâm giao đàn chiên của tôi cho đàn sói được, chỉ khi nào có một vị linh mục nào đó thay thế tôi thì tôi mới đi. Thứ ba, xây nhà thờ là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách của giáo dân để họ có thể tham dự thánh lễ một cách tôn nghiêm hơn, vì thế tôi là linh mục nên tôi phải thực thi sứ mạng là đáp ứng nhu cầu tâm linh cho giáo dân.”


Một giáo dân bày tỏ: “Khi nghe tin cha Vũ bị trục xuất thì chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi yêu cầu chính quyền cho chúng tôi biết rõ vì sao trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ. Cha Vũ rất năng động. Cha tổ chức các buổi học cho những đứa nhỏ học chữ. Trước đây, chúng tôi hay uống rượu, không đi làm nhưng nhờ cha Vũ giúp mà chúng tôi bớt uống rượu hơn và dạy chúng tôi biết cách làm ăn. Chúng tôi chưa thấy chính quyền có công việc nào tốt như cha Vũ [đang làm].”

Nhà cầm quyền luôn gây khó khăn cho giáo xứ từ tháng 05.2013 cho đến nay. Cha Vũ kể: “Giáo xứ thành lập năm 1965 nhưng chưa có nhà thờ. Cho đến nay, giáo xứ có 5059 bà con giáo dân, đa phần là bà con dân tộc thiểu số.

Vào cuối tháng 4.2013 bà con giáo dân cho mượn khoảng 1000 m2 để dựng một ngôi nhà thờ tạm với cột tròn, lập tôn, không thân vách, có lễ đài để giáo dân có thể tham dự thánh lễ và sinh hoạt [các mục vụ tôn giáo].

Sau đó, từ tháng 5.2013 cho đến bây giờ, Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.


Khi xảy ra sự việc, linh mục đã phản hồi bằng văn thư và gửi lên Tỉnh, nhưng họ cứ hứa hẹn hết lần này lần nọ mà không giải quyết vụ việc.”

Cha Vũ nhận xét: “Với tư cách là một công dân, mình phải tuân phục chính quyền nhưng việc làm của chính quyền không đi đến đâu, họ hứa nhưng không giữ lời, chỉ biết làm theo chỉ thị mà không lắng nghe nhu cầu và mong mỏi của người dân. Dường như họ không quan tâm đến người dân. Họ nói rằng đất nước có tự do tôn giáo nhưng luôn hạn chế tôn giáo.”

“Đối với người dân ở đây, họ không tin vào chính quyền, vì chính quyền hứa mà không làm. Chính quyền càng gây áp lực, giáo dân càng đoàn kết và niềm tin vào Thiên Chúa càng vững mạnh. Có thể cám ơn cộng sản, vì nhờ họ, mà Đức tin của bà con giáo dân ngày càng mạnh mẽ.” Cha Vũ nhấn mạnh.

Đỉnh điểm cao nhất của sự việc xảy ra khi các ban ngành của xã và huyện xuống gây áp lực cho giáo xứ vào ngày 25.07.2013.

Giáo xứ ĐăkJâk, giáo phận Kontum nằm trên xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum, cách Tp Kontum khoảng 85 km về hướng Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 14, giáp huyện Khâm Đức – tỉnh Quảng Nam.

HT,VRNs

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2015/01/nha-cam-quyen-xa-dak-mon-cuong-che-ngoi-nha-tho-tam/
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trúc
Nguyễn Đức Cung
21:24 15/01/2015
TRÚC
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Trúc xinh nào phải một mình
Trúc xinh Trúc đứng hai mình càng… xinh.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 09/01 – 15/01/2015: Chuyến tông du của ĐTC Phanxicô tại Sri Lanka
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:46 15/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lên đường tông du Sri Lanka

Sau những biến động dồn dập trong những ngày qua tại Sri Lanka, đảo quốc này giờ đây đã sẵn sàng tiến vào một thời kỳ mới đánh dấu bởi một quyết tâm hòa giải dân tộc. Trong bối cảnh đó, người dân ở đây đã sẵn sàng chào đón Đức Thánh Cha với hy vọng rằng sự có mặt của ngài sẽ là một động lực thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hòa giải tại quốc gia đã từng tan nát vì gần 26 năm nội chiến này.

Lúc 18h45’ theo giờ Rôma ngày thứ Hai 12 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Colombo, thủ đô của Sri Lanka.

Sau gần 9 tiếng đồng hồ trên máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp xuống phi trường Colombo lúc 9h.

Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Colombo có tân tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức chỉ 4 ngày trước đó là ông Maithripala Sirisena và phu nhân là bà Jayanthi Pushpa Kumari, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt là sứ thần Tòa Thánh tại đảo quốc này và Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận thủ đô Colombo và đông đảo các Giám Mục của Sri Lanka trong một buổi lễ đầy mầu sắc.

2. Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Maithripala Sirisena

Lúc 17h chiều thứ Ba 13 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đi xe từ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đến dinh Temple Trees cách đó gần 4km để có cuộc gặp gỡ với tân tổng thống Maithripala Sirisena. Đây là lần đầu tiên ông gặp gỡ Đức Thánh Cha trong tư cách tổng thống của Sri Lanka. Tuy nhiên, ông đã từng được Đức Thánh Cha tiếp tại dinh Tông Tòa của Tòa Thánh hôm 3 tháng 10 trong tư cách là thành viên của phái đoàn do cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa dẫn đầu sang thăm Tòa Thánh.

Với một giọng nói nhỏ nhẹ, tân tổng thống trình bày với Đức Thánh Cha một vài nét về đường hướng mới của tân chính phủ trong đó đặc biệt là vấn đề hòa giải giữa người Tích Lan và người Tamil và vấn đề những nhóm tôn giáo quá khích tại đảo quốc này.

3. Diễn từ của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh diễn ra sáng ngày 12 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án “nền văn hóa loại bỏ” chẳng tha điều gì và chẳng chừa một ai: thiên nhiên, con người và ngay cả Thiên Chúa.

"Từ đầu, Đức Kitô đã bị gạt sang một bên, bị bỏ mặc trong giá lạnh, bị buộc phải sinh ra trong một chuồng gia súc vì không có phòng trọ. Nếu Con của Thiên Chúa mà còn bị đối xử tàn tệ như thế thì huống hồ gì là những anh chị em của chúng ta. "

Nguyên nhân nền văn hóa loại bỏ là vì “con người đã đánh mất tự do, họ trở thành nô lệ trong các hình thức nô lệ tân thời cho quyền lực, tiền bạc, hoặc thậm chí cho các hình thức lệch lạc về tôn giáo”. Nhiều hình thức nô lệ "được sinh ra từ một con tim băng hoại, một con tim không có khả năng nhận biết và làm điều thiện, không có khả năng theo đuổi hòa bình."

Chúng ta có một âm hưởng đau buồn về điều đó trong vụ các vụ thảm sát tàn bạo hơn 100 trẻ em bị tàn sát cách đây hơn 1 tháng tại Peshawar, Pakistan; vụ tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris; và các xung đột ở Ukraine và Thánh Địa.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến sự bách hại các tín hữu Kitô tại Iraq và Syria của “chủ nghĩa khủng bố cực đoan”. Hiện tượng này là “hậu quả của một nền văn hóa loại bỏ được áp dụng cho Thiên Chúa. Thực vậy, trào lưu tôn giáo cực đoan, trước khi nó là một sự loại bỏ con người qua những cuộc thảm sát kinh khủng, thì nó là sự phủ nhận chính Thiên Chúa, coi Chúa chỉ là một cái cớ ý thức hệ” nhằm biện minh cho những hình thái bạo lực đáng kinh tởm.

Nhắc lại lá thư Giáng Sinh gởi cho các Cộng đồng Kitô ở Trung Đông, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Một Trung Đông không còn Kitô hữu thì sẽ là một Trung Đông bị biến dạng và què quặt”. Ngài cũng đưa ra lời thách đố “các vị lãnh đạo tôn giáo, chính trị, các nhà trí thức, đặc biệt là những người Hồi giáo, phải can đảm lên án bất kỳ sự giải thích tôn giáo một cách cực đoan và xuyên tạc chỉ nhắm biện minh cho những hành vi bạo lực”.

Đề cập đến nạn bắt cóc và buôn người tại Nigeria và một số nước Phi châu khác, Đức Thánh Cha tố giác hiện tượng đáng kinh tởm là nạn buôn các thiếu nữ bị bắt cóc để cưỡng bách kết hôn. Đức Thánh Cha đặc biệt tố giác sự kiện chiến tranh cũng dẫn đến một tội ác đáng kinh tởm là sự hãm hiếp. Đây là một sự vi phạm rất trầm trọng chống lại phẩm giá của phụ nữ, không những họ bị vi phạm trong thân thể, nhưng cả trong tâm hồn, với chấn thương khó có thể xóa bỏ được. Rất tiếc là nơi nào có chiến tranh thì người ta cũng thấy có quá nhiều phụ nữ phải chịu đau khổ vì tội ác này.

Đức Thánh Cha đau buồn nhắc đến những vùng đang bị sâu xé vì những cuộc nội chiến dài dẵng, gây ra những đau khổ khôn tả cho dân chúng như tại Libia và Cộng hòa Trung Phi, nơi những thiện hòa bình đang gặp phải sự kháng cự của những hình thức chống đối của những lợi lộc phe phái ích kỷ.

Đề cập tới bệnh dịch Ebola, Đức Thánh Cha nhận xét rằng nền văn hóa loại bỏ cũng thể hiện rõ nơi cách người ta đối xử với các bệnh nhân: họ bị cô lập và gạt ra ngoài lề như những người cùi mà Phúc Âm thường đề cập. Các nạn nhân Ebola là những người cùi trong thời đại chúng ta ngày nay, nhất là tại Liberia, Sierra Leone và Guinea, với hơn 6 ngàn người chết. Trong khi lặp lại lời cám ơn các nhân viên y tế, các tu sĩ và những người thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân Ebola, Đức Thánh Cha tái kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo một sự trợ giúp nhân đạo thích hợp cho các bệnh nhân và thăng tiến một sự dấn thân chung để loại trừ bệnh dịch.

"Cùng với những mạng sống bị bỏ đi vì chiến tranh và bệnh tật, là đông đảo những người tị nạn và di tản". Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến những người tị nạn và di tản đang phải đối diện với những nguy hiểm trên Địa Trung Hải và châu Mỹ.

Nền văn hóa loại bỏ cũng thể hiện trong các gia đình.

“Có rất nhiều ‘những người lưu vong thầm kín’ đang sống trong gia cư của chúng ta: những người già, người tàn tật và người trẻ không tìm được công ăn việc làm. Những người già bị gạt bỏ khi họ bị coi như gánh nặng và sự hiện diện của họ bị coi như một sự phiền phức, trong khi người trẻ bị gạt bỏ khi người ta không giúp họ có công ăn việc làm.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Không có sự nghèo đói nào tệ hơn là thứ nghèo đói không có việc làm và phẩm giá của lao công, hoặc biến lao công thành một hình thức nô lệ. Sự thất nghiệp của người trẻ, cũng như sự bóc lột sức lao động của trẻ vị thành niên là điều trái ngược với phẩm giá con người và xuất phát từ một não trạng đặt tiền bạc ở trung tâm và gây hại cho chính con người.”

Vào đầu năm mới, Đức Thánh Cha cho biết ngài không muốn cái nhìn của ngài có sắc thái bi quan và ngài cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân, các cuộc gặp gỡ, đối thoại và nhất là một số thành quả của hòa bình. Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc viếng thăm của ngài trong năm qua tại Albani, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan. Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến quyết định cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha nhắc đến biến cố hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki và sự khai sinh cách đây 70 năm của Liên Hiệp Quốc. Ngài nhắc đến bài diễn văn lịch sử của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ lục trong cuộc viếng thăm tổ chức này hồi năm 1965, với lời kêu gọi tha thiết: “Đừng chiến tranh nữa, đừng bao giờ gây chiến nữa”. Đức Thánh Cha Phanxicô lập lại lời kêu gọi này và nói rằng một điều kiện không thể thiếu được trong bất cứ chương trình phát triển nào của thế giới chính là hòa bình, nảy sinh từ sự hoán cải tâm hồn.

4. Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Đức Hồng Y André Vingt-Trois của tổng giáo phận Paris

Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện tín bày tỏ lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố hôm thứ Ba 7 tháng Giêng ở Paris. Ngài hứa cầu nguyện cho các nạn nhân, những người thân yêu của họ, và cho toàn thể nhân dân Pháp. Điện văn mang chữ ký của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có nội dung như sau:

Trọng kính Đức Hồng Y André Vingt-Trois

Tổng Giám Mục Paris

Sau khi biết tin về cuộc tấn công kinh hoàng tại trụ sở của báo Charlie Hebdo ở Paris, gây thương vong cho quá nhiều nạn nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô hiệp thông trong lời cầu nguyện trước nỗi đau của các gia đình tang quyến và nỗi buồn của tất cả người Pháp. Ngài phó thác các nạn nhân trong tay Thiên Chúa, đầy lòng thương xót, cầu xin Chúa đón nhận họ vào hưởng ánh sáng tôn nhan Ngài. Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất của mình với những người bị thương và gia đình của họ, xin Chúa ban cho họ sự ủi an trước thử thách này.

Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời lên án bạo lực đã tạo ra quá nhiều đau khổ, và cầu khẩn Thiên Chúa ban cho ân sủng hòa bình.

Ngài trìu mến ban phép lành tông tòa cho các gia đình bị ảnh hưởng và tất cả người Pháp.

Đức Hồng Y Pietro Parolin

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

5. Đức Thánh Cha kêu gọi tiếp tục trợ giúp tái thiết Haiti

Đức Thánh Cha cổ võ tiếp tục hỗ trợ công trình tái thiết Haiti 5 năm sau trận động đất và ngài kêu gọi thực thi công trình bác ái này trong tinh thần hiệp thông.

Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10 tháng Giêng dành cho 100 tham dự viên Hội nghị do chính ngài triệu tập tại Vatican, để kiểm điểm và đẩy mạnh việc trợ giúp tái thiết Haiti 5 năm sau động đất ngày 12 tháng Giêng năm 2010.

Thiên tai này tại vùng thủ đô Port-au-Prince đã làm cho khoảng 230 ngàn người thiệt mạng, 300 ngàn người bị thương và 1 triệu 200 ngàn người không còn gia cư. Hiện nay vẫn còn 40 ngàn người phải tạm trú trong các trại. Phần lớn các hạ tầng cơ sở và hàng chục ngàn gia cư cùng với tất cả các nhà thương tại Haiti bị động đất phá hủy.

Qua Hội nghị này, Đức Thánh Cha muốn dư luận quốc tế và Giáo Hội tiếp tục chú ý đến Haiti vẫn còn chịu đau khổ vì những hậu quả của trận động đất dữ dội, đồng thời tái khẳng định sự gần gũi của Giáo Hội với nhân dân Haiti trong giai đoạn tái thiết này.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn các Giám Mục và mọi thành phần của Giáo Hội tại Haiti cũng như các tổ chức từ thiện đã tích cực góp phần cứu trợ và giúp tái thiết nước này. Ngài ghi nhận đã có nhiều công trình được thực hiện nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm, đồng thời kêu gọi đặt con người ở trung tâm mọi quan tâm.

6. Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Yazidi thế giới

Sáng 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến một phái đoàn Yazidi thế giới.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết phái đoàn này gồm các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đoàn Yazidi trong đó có ông Ali Mir Tahsin Beg, là lãnh tụ tối cao về mặt dân sự, và Sheikh Khato là nhà lãnh đạo tối cao về tinh thần. Cả hai vị hiện đang tạm cư tại vùng kiểm soát của người Kurd ở Iraq. Phái đoàn cũng bao gồm ba đại diện của Yazidi ở Bắc Iraq, Georgia và Đức.

Trong cuộc họp, kéo dài khoảng nửa giờ và diễn ra trong thư viện riêng của Điện Tông Tòa, phái đoàn đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng. Một đại biểu đã gọi Đức Thánh Cha là "cha đẻ của người nghèo" vì những hỗ trợ của Đức Thánh Cha cho người Yazidi trong thời điểm đầy những bách hại và đau khổ.

Họ cũng thông báo với Đức Giáo Hoàng về tình hình của năm ngàn phụ nữ Yazidi bị bắt làm nô lệ tình dục cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Các vị cũng nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa người Yazidi và các Kitô hữu, đặc biệt là sự đoàn kết tương thân tương ái lẫn nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô đảm bảo với các đại biểu về sự gần gũi tinh thần và sự hỗ trợ của mình trong những thử thách, và bày tỏ hy vọng rằng công lý sẽ sớm có thể được khôi phục cũng như các điều kiện của một cuộc sống tự do và hòa bình cho người Yezidis, cũng như tất cả các nhóm dân tộc thiểu số khác là đối tượng đang bị phân biệt đối xử và đang phải gánh chịu bạo lực.

Có khoảng một triệu rưỡi Yazidi khắp thế giới, trong đó có một nửa triệu người ở Iraq; ngoài ra còn có những cộng đoàn khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Armenia, và ở nhiều quốc gia khác.

7. Đức Thánh Cha rửa tội cho các trẻ em con cái các nhân viên tại Vatican

Hôm Chúa Nhật 11 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô theo truyền thống của các vị Giáo Hoàng vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, đã rửa tội cho 33 trẻ sơ sinh trong một thánh lễ tại nguyện Sistina của Vatican dưới các bức bích họa của Michelangelo.

12 bé trai và 21 bé gái là con của các nhân viên Vatican đã được Đức Thánh Cha chính thức chào đón vào Giáo Hội Công Giáo.

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa trên sông Jordan đánh dấu sự kết thúc của mùa Giáng sinh trong lịch Phụng Vụ, và bắt đầu Mùa Thường Niên.

Nhà nguyện Sistina là địa điểm nơi các vị Hồng Y tổ chức mật nghị bầu tân Giáo Hoàng. Tại đây, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã được bầu làm Giáo Hoàng Phanxicô hôm 13 Tháng Ba năm 2013.

8. Đức Hồng Y Pietro Parolin nói về vai trò là nhịp cầu của Giáo Hội tại Sri Lanka

Giáo Hội có thể đóng một vai trò là nhịp cầu hòa giải tại Sri Lanka. Vai trò này rất thích hợp với Giáo Hội tại quốc gia này. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã cả quyết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Quan Sát Viên, Radio Vatican và Đài Truyền hình Vatican, trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Sri Lanka và Phi Luật Tân vào tuần tới.

Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo.

Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Tích Lan, Tamil và người Moor.

Sri Lanka bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến kéo dài gần 26 năm giữa phiến quân Tamil và chính phủ đã kết thúc vào tháng 5 năm 2009 với sự thất bại của người Tamil.

Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo với các thành viên của cả hai bên Tích Lan và Tamil có nhiệm vụ mang lại cuộc đối thoại quốc gia, hòa giải và hợp tác. Ngài nhận xét rằng đảo quốc này có truyền thống hòa hợp giữa các tôn giáo, nhưng tiếc rằng một số nhóm cực đoan đã thao túng dư luận và tạo ra những căng thẳng giữa các tôn giáo.

Ngài hy vọng rằng chính quyền sẽ có thể duy trì truyền thống dân tộc là chung sống hài hòa giữa các tôn giáo và mong rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ giúp quốc gia hướng về phía trước chứ không phải mở lại những vết thương cũ.

9. Tân tổng thống Sri Lanka thề đưa đất nước thoát ách nô dịch Trung quốc

Tân tổng thống Maithripala Sirisena đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chuẩn bị vội vã tại quảng trường Độc Lập lúc 18h ngày thứ Sáu 9 tháng Giêng. Cùng tuyên thệ nhậm chức với ông là tân thủ tướng Ranil Wickremesinghe.

Trong diễn văn nhậm chức, tân tổng thống thề sẽ đưa quốc gia hội nhập vào cộng đồng thế giới, thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc nặng nề vào Trung quốc như hiện nay. Chính sách mới của ông được thể hiện trong cương lĩnh của đảng mới được thành lập “New Democratic Front” – “Mặt trận dân chủ mới” trong đó duy trì thế cân bằng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ, và các nước Đông Nam Á.

Tham vọng xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung quốc coi như bị đứt một mắt xích quan trọng.

Trung quốc đã xác định Sri Lanka là một phần quan trọng trong chiến lược “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” được chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến lần đầu vào cuối năm 2013 trong đó lôi cuốn các quốc gia trong vùng Nam và Đông Nam Á vào một quỹ đạo để hình thành một bàn đạp cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung quốc, và là một dấu ấn chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu. Sri Lanka đặc biệt sẽ là một điểm chính giữa các cảng phía đông của Trung Quốc và Địa Trung Hải.

Bắc Kinh đã cam kết tài trợ cho một dự án lên đến 1.4 tỷ Mỹ Kim để hình thành ra một "Thành Phố Cảng" ở Colombo. Đó sẽ trở thành một phần quan trọng của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Trong những cáo buộc chống lại cựu tổng thống Rajapaksa có những quan ngại rằng Trung quốc đã mua chuộc Rajapaksa và chính phủ của ông với hàng triệu Mỹ Kim, và hàng chục các thỏa thuận và hiệp ước song phương. Dự án "Thành Phố Cảng" ở Colombo bao gồm việc tạo ra gần 600 ha đất khai hoang ngoài khơi bờ biển phía tây Sri Lanka, ngay bên cạnh một cảng container lớn nhất Nam Á mà Trung Quốc đã xây dựng và đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, cũng có những cáo buộc cho rằng chính Trung quốc đã áp lực cựu tổng thống Rajapaksa tổ chức tuyển cử sớm hơn vì hai năm còn lại của ông không đủ để hoàn thành công trình "Thành Phố Cảng" ở Colombo.

Cảnh cáo người dân Sri Lanka về ách nô dịch của Trung quốc, Sirisena thường lặp đi lặp lại trong chiến dịch tranh cử rằng:

“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu Mỹ Kim”.

10. Giới thiệu về đảo quốc Sri Lanka

Sri Lanka là đảo quốc nằm trong vùng Vịnh Bengal ở phía Đông Nam của Ấn Độ với đỉnh cực bắc có cùng vĩ tuyến với Sàigòn. Nếu bay trực tiếp từ Sàigòn sang Colombo thì mất khoảng 6 giờ bay. Đất nước này rộng 64, 630 km vuông tức là khoảng một phần năm của Việt Nam với 1,340 km bờ biển.

Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo.

Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Tích Lan, Tamil và người Moor.

Dân tộc này đã phải trải qua một cuộc chiến kéo dài từ 23 tháng 7 năm 1983 cho đến ngày 18 tháng 5 năm 2009, tức là 25 năm, 9 tháng, và 4 ngày.

Ngoài ra, miền đông Sri Lanka là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hơn 250,000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.

11. Đức Thánh Cha gặp gỡ cách nhà lãnh đạo tôn giáo Sri Lanka

Sau cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Sri Lanka, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Bandaranaike Memorial International Conference Hall cách dinh tổng thống khoảng 4km, gần với quảng trường Độc Lập nơi đã diễn ra lễ tuyên thệ tổng thống hôm thứ Sáu 9 tháng Giêng vừa qua.

Trong những năm gần đây, Sri Lanka đã vướng vào những xung đột tôn giáo trầm trọng. Mặc dù trong cuộc xung đột này cũng không thiếu những trường hợp các nhà thờ Kitô Giáo bị đốt cháy nhưng chủ yếu là xung đột giữa Phật Giáo và Hồi Giáo. Tác nhân chính là phong trào Bodu Bala Sena gọi tắt là BBS được thành lập bởi hai nhà sư là Kirama Wimalajothi và Galagoda Aththe Gnanasaara với hội nghị đầu tiên vào ngày 28 tháng 7 năm 2012. BBS là thế lực Phật Giáo mạnh nhất tại Sri Lanka được chế độ của cựu tổng thống Rajapaksa ngầm ủng hộ. Phong trào này đã gây ra nhiều vụ tấn công bạo lực nhắm chủ yếu vào các cộng đồng Hồi Giáo tại Sri Lanka.

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong nhiều năm qua, những người nam nữ của đất nước này đã là nạn nhân của xung đột dân sự và bạo lực. Điều cần thiết hiện nay là chữa lành và đoàn kết, chứ không phải là gia tăng thêm những xung đột và chia rẽ.

12. Thế giới phẫn nộ trước vụ thảm sát tại Paris

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng sớm ngày thứ Sáu 9 tháng Giêng, hai tên khủng bố Cherif Kouachi và Said Kouachi đã cướp một xe hơi tại Montagny-Sainte-Felicite.

Người chủ chiếc xe bị cướp nhận ra bọn chúng đã báo cáo ngay cho cảnh sát. Một cuộc rượt đuổi đã diễn ra cho đến thị trấn Dammartin-en-Goele cách Paris 35km về phía Đông Bắc.

Hai tên khủng bố đã bắt một con tin và cố thủ bên trong nhà in có tên là CTD.

Tên thứ ba Amedy Coulibaly lập tức tấn công vào siêu thị Hyper Cacher của người Do Thái bắt giữ hàng chục con tin và đe dọa nếu cảnh sát tấn công vào nhà in CTD nơi hai tên đồng bọn của y đang bị vây thì y sẽ giết các con tin.

Cảnh sát đã tấn công vào hai địa điểm này giết chết cả 3 tên khủng bố. Có 4 con tin đã thiệt mạng.

Toàn thế giới đã phẫn nộ trước cái chết của 17 người.

13. Đức Thánh Cha phải huỷ bỏ cuộc gặp gỡ các Giám Mục Sri Lanka

Theo dự trù lúc 13:15 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Sri Lanka của 11 giáo phận và một tổng giáo phận tại Tòa Tổng Giám Mục tổng giáo phận Colombo cách nơi Đức Thánh Cha cư ngụ khoảng 400m.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã phải hủy bỏ buổi gặp gỡ này vì sau một nghi lễ rất long trọng tại phi trường quốc tế Bandaranaike của thủ đô Colombo, Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc xe mui kiếng của ngài dưới trời nắng gắt trên một đoạn đường dài 28km để về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sức khoẻ của Đức Thánh Cha rất tốt. Ngài hơi mệt sau đoạn đường 28 km dưới trời nắng. Nhưng bây giờ ngài đã lấy lại sức”.

14. Đức Thánh Cha viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ của người Tamil

Sau lễ phong thánh tại bãi biển Galle Face Green, Đức Thánh Cha Phanxicô đã về nghỉ ngơi trong chốc lát tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Colombo. Vào lúc 2 giờ chiều thứ Tư 14 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đi Madhu.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu nằm ở phía Bắc Sri Lanka với một lịch sử hơn 400 năm. Khi người Hà Lan chinh phục Tích Lan, những người Công Giáo bị bách hại trầm trọng, họ mang tượng Đức Mẹ chạy lên vùng này lánh nạn và thiết lập ở đây một nhà thờ vào năm 1583. Làn sóng bách hại chấm dứt khi người Anh chiếm được Tích Lan, nhà thờ được mở mang dần và đền thờ như ta thấy ngày nay được chính thức thánh hiến năm 1944.

Đền Thánh Đức Mẹ tại Madhu là biểu tượng của sự hòa giải quốc gia theo nhiều nghĩa. Vùng đất này được coi là vùng đất người Tamil, nhưng cả người Tích Lan và người Tamil đều rất sùng kính Đức Mẹ tại đây.

Hàng ngày đều có đông đảo những người Công Giáo và cả những người theo Phật Giáo và Hồi Giáo đến đây cầu nguyện và xin ơn, đặc biệt là hai ngày mùng 2 tháng 7, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng và ngày 15 tháng Tám Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời.

Trực thăng của Đức Thánh Cha đã đáp xuống đền thờ lúc 15:15’ và ngài đã chủ sự buổi cầu nguyện. Sau khi cộng đoàn nghe bài Phúc Âm trình bày Tám Mối Phúc Thật, Đức Thánh Cha và cộng đoàn đã dâng lên Chúa những lời cầu nguyện cho Giáo Hội, quê hương, cho các gia đình, và cho lòng nhiệt thành truyền giáo như Thánh Joseph Vaz.

Kết thúc buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng về lại Colombo lúc 16:45.

15. Hơn 3 triệu người tuần hành chống Hồi Giáo cực đoan tại Paris

Bỏ qua những dị biệt, hơn 40 nhà lãnh đạo trên thế giới đã có mặt tại Paris trong một cuộc biểu tình tuần hành lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua.

Một số nhà bình luận cho rằng lần cuối cùng dân chúng Pháp xuống đường với quy mô như thế này là tại thời điểm giải phóng Paris từ tay quân Đức Quốc xã vào năm 1944.

Tổng thống Francois Hollande và các nhà lãnh đạo đến từ Đức, Ý, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh cả Palestine và nhiều nước khác đã dẫn đầu một biển người Pháp và các lá cờ.

Bên cạnh những bích chương “Je suis Charlie” cũng có những bích chương khác như "Pourquoi?" (Tại sao?)

"Paris ngày nay là thủ đô của thế giới", ông Hollande nói.

Một số nhóm đã hát bài quốc ca Pháp La Marseillaise. Tuy nhiên, đa số những người biểu tình đã đi trong thầm lặng cầu nguyện cho 17 người gồm những nhà báo, các cảnh sát viên, và thường dân vô tội đã thiệt mạng trong những ngày qua.