Các Giám mục Nhật Bản kêu gọi hòa bình nhân ngày kỷ niệm 76 năm trái bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima
Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của TGP Nagasaki nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những nỗ lực chung hướng tới hòa bình, trong khi Nhật Bản kỷ niệm 76 năm vụ trái bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.
(Tin Vatican)
Nước Nhật đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào thứ Sáu 6/8/.
Năm nay vì nạn dịch Covid-19, nên dịp kỷ niệm này được cử hành đơn giản bằng mời mọi người dành ra một phút im lặng vào lúc 8:15 sáng, giờ địa phương – là thời điểm chính xác quả bom đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima cách đây 76 năm.
Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên này xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, phá hủy thành phố và giết chết khoảng 140.000 người. Ba ngày sau, Hoa kỳ lại thả quả bom thứ hai xuống thành phố Nagasaki, giết chết 70.000 người, khiến Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, kết thúc thế chiến thứ hai.
Giáo hội phục vụ hòa bình
Trước lễ kỷ niệm ngày thứ Sáu, ký giả Andrea di Angelis của đài Vatican đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki, về lễ kỷ niệm này và vai trò của Giáo hội trong việc cổ súy hòa bình.
Khi nhìn lại sự tàn phá kinh khủng do bom nguyên tử gây ra, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng những tác động được truyền lại cho các thế hệ sau, cho thấy tầm quan trọng của việc cổ súy hòa bình là quan yếu hàng đầu.
ĐTGM nhắc nhớ lại chuyến tông du Nhật Bản của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2019, ĐTC đã công bố một thông điệp trọng tâm là hòa bình và bảo vệ quyền được sống cho mọi sinh vật - không chỉ đời sống vật chất mà còn cả tinh thần. Đức Tổng Giám Mục Takami giải thích rằng đây cũng là sứ mệnh mà Chúa Giêsu trao cho chúng ta.
Được truyền cảm hứng từ điều này, Giáo hội không chỉ tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, mà còn thúc đẩy Hiệp ước giải giới vũ khí hạt nhân, ước mong Hiệp ước này được mọi quốc gia cam kết và chuẩn y hầu cho thế giới chúng ta sống không còn vũ khí hạt nhân nữa!
ĐTGM còn cho hay: “Chúng ta biết rằng một thế giới không có vũ khí hạt nhân sẽ không tự động có hòa bình,” vì việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân là một trong những thách thức mà thế giới phải đối diện trên con đường hướng tới hòa bình!
“Chúng ta còn phải nỗ lực nhiều để đổi mới, tái tạo tinh thần con người bằng cách nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc thực hành tình yêu thương mà Chúa Giêsu Kitô đã dạy và nêu gương”.
Kêu gọi giải giới vũ khí hạt nhân
Trong buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ông Thị trưởng thành phố Hiroshima là Kazumi Matsui, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân một cách nghiêm túc cũng như giải quyết đại dịch mà thế giới nhìn nhận là mối đe dọa cho nhân loại.
Ông Matsui cho hay: “Vũ khí hạt nhân, được phát minh để chiến thắng cuộc chiến, nhưng nó là mối đe dọa hủy diệt nhân loại. “Không thể có một xã hội nào còn tồn tại nếu thứ vũ khí này được chế tạo để tàn sát mọi loài...”
Thủ tướng Nhật Bản Ông Yoshihide Suga cho biết chính phủ ông sẽ tiếp tục hỗ trợ những người già sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử này, đồng thời ông mời gọi tất cả các quốc gia hãy cùng nhau hợp tác để thúc đẩy việc hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Trong một thông điệp video, ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định “đảm bảo duy nhất chống lại việc xử dụng vũ khí hạt nhân là việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân” và ông bày tỏ lỗi lo ngại trong việc đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ông Guterres nêu ra "sự ủng hộ vô song" của những người sống sót sau khi trái bom - hibakusha - mà ông mô tả là "minh chứng cho sự kiên cường của tinh thần con người." Ông nói thêm rằng họ đã dành cả cuộc đời của mình để chia sẻ kinh nghiệm và vận động hầu bảo đảm rằng không còn ai khác phải chịu số phận như họ. Trên phương diện này, ông tái khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc hướng tới mục tiêu về một thế giới không còn vũ khí hạt nhân.
Thế giới đang đổ dồn vào Nhật Bản trong những ngày này, vì Nhật Bản, một quốc gia Đông Á đang tổ chức Thế vận hội Olympic lần thứ XXXII tại Tokyo, và sẽ được kết thúc vào Chủ nhật ngày 8 tháng 8 này.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của TGP Nagasaki nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những nỗ lực chung hướng tới hòa bình, trong khi Nhật Bản kỷ niệm 76 năm vụ trái bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.
(Tin Vatican)
Nước Nhật đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào thứ Sáu 6/8/.
Năm nay vì nạn dịch Covid-19, nên dịp kỷ niệm này được cử hành đơn giản bằng mời mọi người dành ra một phút im lặng vào lúc 8:15 sáng, giờ địa phương – là thời điểm chính xác quả bom đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima cách đây 76 năm.
Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên này xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, phá hủy thành phố và giết chết khoảng 140.000 người. Ba ngày sau, Hoa kỳ lại thả quả bom thứ hai xuống thành phố Nagasaki, giết chết 70.000 người, khiến Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, kết thúc thế chiến thứ hai.
Giáo hội phục vụ hòa bình
Trước lễ kỷ niệm ngày thứ Sáu, ký giả Andrea di Angelis của đài Vatican đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki, về lễ kỷ niệm này và vai trò của Giáo hội trong việc cổ súy hòa bình.
Khi nhìn lại sự tàn phá kinh khủng do bom nguyên tử gây ra, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng những tác động được truyền lại cho các thế hệ sau, cho thấy tầm quan trọng của việc cổ súy hòa bình là quan yếu hàng đầu.
ĐTGM nhắc nhớ lại chuyến tông du Nhật Bản của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2019, ĐTC đã công bố một thông điệp trọng tâm là hòa bình và bảo vệ quyền được sống cho mọi sinh vật - không chỉ đời sống vật chất mà còn cả tinh thần. Đức Tổng Giám Mục Takami giải thích rằng đây cũng là sứ mệnh mà Chúa Giêsu trao cho chúng ta.
Được truyền cảm hứng từ điều này, Giáo hội không chỉ tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, mà còn thúc đẩy Hiệp ước giải giới vũ khí hạt nhân, ước mong Hiệp ước này được mọi quốc gia cam kết và chuẩn y hầu cho thế giới chúng ta sống không còn vũ khí hạt nhân nữa!
ĐTGM còn cho hay: “Chúng ta biết rằng một thế giới không có vũ khí hạt nhân sẽ không tự động có hòa bình,” vì việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân là một trong những thách thức mà thế giới phải đối diện trên con đường hướng tới hòa bình!
“Chúng ta còn phải nỗ lực nhiều để đổi mới, tái tạo tinh thần con người bằng cách nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc thực hành tình yêu thương mà Chúa Giêsu Kitô đã dạy và nêu gương”.
Kêu gọi giải giới vũ khí hạt nhân
Trong buổi lễ kỷ niệm được tổ chức tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ông Thị trưởng thành phố Hiroshima là Kazumi Matsui, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân một cách nghiêm túc cũng như giải quyết đại dịch mà thế giới nhìn nhận là mối đe dọa cho nhân loại.
Ông Matsui cho hay: “Vũ khí hạt nhân, được phát minh để chiến thắng cuộc chiến, nhưng nó là mối đe dọa hủy diệt nhân loại. “Không thể có một xã hội nào còn tồn tại nếu thứ vũ khí này được chế tạo để tàn sát mọi loài...”
Thủ tướng Nhật Bản Ông Yoshihide Suga cho biết chính phủ ông sẽ tiếp tục hỗ trợ những người già sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử này, đồng thời ông mời gọi tất cả các quốc gia hãy cùng nhau hợp tác để thúc đẩy việc hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Trong một thông điệp video, ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định “đảm bảo duy nhất chống lại việc xử dụng vũ khí hạt nhân là việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân” và ông bày tỏ lỗi lo ngại trong việc đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ông Guterres nêu ra "sự ủng hộ vô song" của những người sống sót sau khi trái bom - hibakusha - mà ông mô tả là "minh chứng cho sự kiên cường của tinh thần con người." Ông nói thêm rằng họ đã dành cả cuộc đời của mình để chia sẻ kinh nghiệm và vận động hầu bảo đảm rằng không còn ai khác phải chịu số phận như họ. Trên phương diện này, ông tái khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc hướng tới mục tiêu về một thế giới không còn vũ khí hạt nhân.
Thế giới đang đổ dồn vào Nhật Bản trong những ngày này, vì Nhật Bản, một quốc gia Đông Á đang tổ chức Thế vận hội Olympic lần thứ XXXII tại Tokyo, và sẽ được kết thúc vào Chủ nhật ngày 8 tháng 8 này.