Giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) và lịch sử nước Việt Nam: Một số nhân vật lịch sử

7. Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1623-1657)


Chúng ta không thể không nhắc tới Trịnh Tráng, hiệu Thanh Đô vương. Ông được Đắc Lộ trân trọng gọi là chúa lần đầu tiên đã tiếp đón các giáo sĩ Dòng Tên. Và thật vậy năm 1626 ông chúa này đã hậu đãi phái đoàn thương gia người Bồ có cha Baldinotti đi làm tuyên úy, nhưng thực ra đi tìm đường truyền giáo ở Đàng Ngoài. Theo Tường Trình của cha, thì thấy Trịnh Tráng cởi mở, khôn ngoan và ham học. Là con một nữ ca sĩ, ông thích hát ca xướng họa. Có lần ông mời cha Baldinotti đi dự, nhưng cha từ chối, để cho người Bồ đi mà thôi. Ông cũng ham học hỏi, thường cho người tới mời cha đến giảng cho mình nghe về thiên văn, về việc vận chuyển các hành tinh, về nguyệt thực, nhật thực. Ông tiếp đãi phái đoàn người Bồ rất nồng hậu, thường cho người đem bánh kẹo, quà cáp đến tặng. Giáo sĩ cho biết ông thao luyện võ niht,ôcgitnaự, ubện cõn, gxệm,cgèt ah y nắc iung, xem chèo thuyền chiến. Thế nhưng ông rất cẩn thận lo việc nước, nhất là lúc này đang chuẩnấb àưl cunnyvđonđ nh ẩg yịnđ a q âNguyên.

Thực ra, ông muốn liên lạc và nhất là mua súng ống đạn dược. Biệt đãi các người ngoại quốc, nhưng khi ông được người ta cho biết giáo sĩ đã mật cho người đem thư vào Đàng Trong để xin Bề trên phái người thông thạo tiếng ra Đàng Ngoài giảng đạo, thì ông nghi ngờ, rồi ông không cho phái đoàn ra đi như đã định. Ông bắt lập đền thờ và bắt phải thề là không có liên hệ gì với Nguyễn Phúc Nguyên, ông bắt phái đoàn phải thề trung thành với ông và không liên lạc với Đàng Trong. Trước khi phái đoàn ra đi, ông còn mở tiệc khoản đãi và mở kho tàng của mình cho họ coi, như thể bảo ngầm họ rằng: ta có những thứ này, có súng lục, có ngọc trai, các ông liệu đem cho ta những thứ ấy.

Khi Đắc Lộ năm 1627 tới thì được Trịnh Tráng tiếp đón nồng hậu vào lúc nhà chúa đưa quân đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Người Bồ khôn khéo đã tặnp ờn ồmktôk ẩh oúđg đặ gựôvg. Độc Lh uãstnn ể tự vệ. Đắc Lộ đã tặ,gmột đồng hồ bằng cát và một đồng hồ máy báo thức, có chuông kêu khi vặn đúng giờ đó. Đắc Lộ còn tặng ông một cuốn sách bằng chữ nho do các giáo sĩ Dòng Tên bên Tàu ấn hành. Đó là cuốn Kỉ hà nguyên bản, sách hình học của Euclide mà Từ Quang Khải cộng tác với cha Ricci đã dịch và in tại Trung quốc. Trịnh Tráng rất thích hai đồng hồ và dĩ nhiên khẩu súng nữa. Có lần ông đợi lâu chưa thấy chuông reo "báo thức" ông sốt ruột hỏi lại Đắc Lộ. Có lần ông mời giáo sĩ qua thuyền ông để nghe hát: giáo sĩ tới dự và Trịnh Tráng tò mò hỏi xem bên trời Âu người ta ca hát thế nào. Trịnh Tráng cũng cho vời Đắc Lộ tới để cắt nghĩa toán học, giải thích sự vận chuyển các hành tinh cho mình nghe. Nhưng khi giáo sĩ muốn từ thiên văn địa lí giảng đạo cho ông nghe thì ông xin khất lần khác.

Trịnh Tráng đưa phái đoàn người Bồ trong đó có Đắc Lộ và cha Marguez, một người lai Bồ, bố Bồ mẹ Nhật, về Thăng Long Kẻ Chợ, và cho phái đoàn ngụ tại phủ chúa. Nhưng sau giáo sĩ xin ở ngoài phủ để tiện việc đi lại của những người muốn đến học đạo. Trịnh Tráng đã cho một khu nhà đẹp đẽ sang trọng như nhà các qual tủọ gẻ Chợ h như bị thất lạc vì chiếc tàu chở phái đoàn về đã gặp tai nạn và đắm ở đảo Hải Nam. Dân ở đảo tìm được và cha Bề trên Palmier đã bỏ tiền ra chuộc lại, hiện còn được lưu trữ tại thư viện Vaticăng.

Theo bức thư thì thấy Trịnh Tráng cũng đã chủ ý tìm hiểu và có những lời lẽ rất thích hợp cảm ơn cha Bề trên đã phái hai "giáo sĩ tinh thức thiên văn địa lí" đem "Thánh giáo" dạy "thập giới tổng hợp tại tam" dạy cho "chúng sinh". Trịnh Tráng khá lịch thiệp khi nói mình cũng rất khâm phục "Thánh giáo" và tiếp đãi các giáo sĩ cho ngụ ở một nơi thuận tiện "xem hiện tượng trời đất và xét nghiệm điềm lành". Nhưng dẫu sao, Trịnh Tráng không quên việc giao thông buôn bán. Việc "thông hảo. .. thuận nhân tình, tiện dân dụng chi sự", dĩ nhiên không cần phải nói. Kèm theo thư Trịnh Tráng gửi tặng: trầm hương, nhị cân, Bạch tế bố, bát thất. Cát nhàn nhất lâu, trọng thập cân.

Thế là các văn kiện thời Trịnh Tráng không còn cho tới ngày nay, trừ bức quốc thư Trịnh Tráng gửi cha Bề trên Dòng Tên ở Macao năm 1627. Trịnh Tráng còn khá lịch thiệp và biết cư xử nhất là đối với người ngoại quốc, bởi vì năm 1629 khi ông nghe theo lời cận thần xúi giục mà ra lệnh trục xuất hai giáo sĩ thì ông cho người đem cho hai giáo sĩ hai đồng êcu và vải quí, cung cấp cho một chiếc thuyền có đủ thuyền trưởng và người chèo để dẫn vào Đàng Trong.

Thực ra năm 1629 này là năm đói kém vì thế vua Lê mới đổi niên hiệu Vĩnh Tộ ra Đức Long. Và cũng năm này, theo Đắc Lộ, Trịnh Tráng không thấy phái đoàn người Bồ tới như đã mong, đã hẹn: chiếc tàu năm 1627 khi trở về, đã bị đắm ở đảo Hải Nam như vừa nói, nên có sự trậm trễ, ngại ngùng của các thương gia.

Nhưng khi Đắc Lộ còn nằm chờ ở Thanh Nghệ Tĩnh thì người Bồ ở Macao đã trở lại Đàng Ngoài đem theo giáo sĩ Gaspar d'Amaral người Bồ. Thế là cả D'Amaral và Đắc Lộ cùng lên Kẻ Chợ, được Trịnh Tráng tiếp đãi, vì có người Bồ tới làm công việc thương mại (và biết đâu có bán vũ khí mà Trịnh Tráng đang cần để đối phó với Đàng Trong). Cũng năm đó khi phái đoàn trở về Macao thì giáo dân Đàng Ngoài đã đệ một bức thư lên đức giáo hoàng Urbanô VIII, đề: "tự Thiên Chúa giáng sinh chí kim, nhất thiên lục bách tam thập niên. thần bổn đạo đẳng, Kê thủ đốn thư, túc trình tư thư". Chúng tôi tất cả bổn đạo cùng nhau cúi đầu kính đệ bức thư mọn này. (Coi Võ Long Tê, Lịch sử văn học công giáo Vietnam, Saigon, 1965 trang 116.) Như vậy, mới có 3 năm thụ giáo mà giáo dân Đàng Ngoài đã ăn nói đĩnh đạc, suy nghĩ chín chắn về đạo như thế và Trịnh Tráng cũng tỏ ra hiểu biết như thế, thì hẳn là do hoạt động rất tích cực của Đắc Lộ và cũng nhờ vào óc cởi mở của Trịnh Tráng. Không cởi mở mà Trịnh Tráng đã để dòng họ nhà mình có người theo Kitô giáo, đó là bà em Trịnh Tráng cùng cụ thân mẫu đã theo đạo: bà Catarina đã nói ở trên. Nhưng cũng phải nói Trịnh Tráng đã cho xử tử một giáo dân tên là Phanchicô chỉ vì ông này không chịu bỏ việc đi chôn xác người nghèo. Nhà chúa không thể chịu để người khiêng cáng, khiêng kiệu cho ông mó tay vào xác chết (Sd. 9.2 ch. 38). Có thể coi đây là người chứng thứ nhất ở Đàng Ngoài. Thực ra cũng đã có người Kitô hữu phục vụ trong nhà chúa, phủ chúa, như viên binh sĩ pháo thủ trước kia làm việc với người Bồ, thông thạo về pháo binh, nay phục vụ cho nhà chúa và chết vì tai nạn bắn pháo (Sd. 9.2 ch. 26).

Trịnh Tráng còn sống cho tới năm 1657 và giáo sĩ Tissanier, Marini còn tường thuật và cho biết nhiều chi tiết khác về ông chúa này.