PHẦN III: GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ

Phép Giảng Tám Ngày:


4. Tài hùng biện của Đắc Lộ

Chúng tôi không quá lời khi nói tới tài hùng biện của Đắc Lộ, Phép giảng không phải chỉ là một cuốn giáo lí đại cương, với câu hỏi và lời thưa, nhưng là những bài rao giảng, thuyết trìn,,rdoễg ảăg dài hơn với những lí lẽ, chứng cớ và lập luận. Lịch sử của chúng ta không thiếu nhà hùng biện, nhưng họ không viết tiếng Việt, họ dùng chữ Hán. Một Lí Thái Tổ, một Lí Thường Kiệt, hẳn đã có những lời lẽ thuyết phục nhân dân, cũng như một Lê Lợi, một Nguyễn Trãi, nhưng các ông không viết chữ nôm. Cũng không quá lời khi nói đây là những bản văn hùng biện tiên khởi trong văn học Việt ngữ. Nhiều lúc chúng tôi có cảm tưởng như được nghe những bài giảng hùng biện danh tiếng của Bossuet ở nhà thờ Meaux hoặc của Bourdaloue, hay Lacordaire ở nhà thờ Đức Bà Paris.

Chúng ta hãy đọc bài giảng trong ngày thứ nhất, Đắc Lộ đứng lên hàng đầu dõng dạc ném vào đầu những người nghe những lí lẽ khuất phục này: "Ai giảng đạo cho, thì như sai viên rao lệnh đức Chúa blời sai cho, mà làm cho được khỏi phải phạt khốn nạn vô cùng, lại cho được chịu hưởng bvui bvẻ vô cùng bvệy.

Chớ có nói, đạo nầy là đạo Pha-lang, vì chưng đạo thánh đức Chúa blời là sáng, tlước và mlớn hơn mặt blời: Nói thí dụ mạt blời soi đến nước nào, thì làm ngày sáng nước ếy; dù là nước khác chưa thấy mặt blời maọc lên, hãy còn chịu tối đêm.... .. ếy là đạo thánh Đức Chúa Blời đã sáng soi đến nước An nam nầy. Chớ có ai đóng con mắt thieng lieng ở tlong linh hồn và tlong lòng ta: mà lại chịu lấy đạo chính phải mlẽ, hết lòng hết sức, lại ghét mà bỏ đi những tối tăm mù mịt tội lỗi đã phạm xưa nay" (25-26).

Trong Lịch Sử Đàng Ngoài, ở bài giảng đầu tiên trên bến Cửa Bạng ngày 19-03-1627, chính ngày lễ kính Thánh Giuse, Đắc Lộ đã cho biết ông rất trịnh trọng nói đến tên Thiên Chúa một cách vô cùng long trọng. Ông không dùng "Thiên Chúa", cũng không dùng "Chúa Trời" mà nói "đức Chúa trời đất", vì chữ đức này làm tôn giá trị tuyệt đối của "Chúa trời đất", vì trong cung điện, trong phủ, người ta vẫn phải nói đức vua, đức chúa, đức ông, đức bà. Thì nay Đắc Lộ rót vào tai người Đàng Ngoài thánh danh Thiên Chúa là đức Chúa trời đất. Hơn nữa, vì chúng ta đã có nhiều đạo như: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, đạo tổ tiên... nhưng đây là đạo thánh, thánh giáo chứ không phải đạo thường, thông thường. Cho nên Phép giảng là phép giảng cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà bvào đạo thánh đức Chúa Blời. Đắc Lộ còn viết rõ rệt: viết chữ nhỏ ở đức và blời, và chỉ viết chữ lớn, chữ hoa ở Chúa mà thôi, vì chúng ta không thờ trời, không thờ đất mà thờ đức Chúa blời đết.

Và sau đây là bài giảng hùng hồn, Đắc Lộ đưa ra để thúc giục người nghe động lòng thương mến và thờ lạy đấng đã vì loài người chúng ta mà chịu trần truồng nằm chết trên cây thập tự. Là vì, như Đắc Lộ đã nói trong phương pháp giáo lí, người Đông Phương, nhất là người Việt Nam đã phân biệt trời là trời, người là người, thượng đế là thượng đế xa vời cao xa. Như thế họ khó công nhận một Thiên Chúa chết ô nhục, như một kẻ trọng tội. Khổng, Lão, Phật là những nhà hiền triết đáng kính, trong bộ y phục nho nhã, cao cả. Cho nên họ khó nhận Đấng Thiên Chúa chịu đóng đanh. Đắc Lộ đã nói vì thế phải nhấn mạnh tới những sự lạ khi xảy ra cái chết dữ dằn trên thập tự và rồi phải lấy ảnh, đốt nến và cho người ta cung kính một cách sốt sắng. Trong bài diễn giảng này, Đắc Lộ đem hết tài hùng biện vừa để thuyết phục vừa để gây lòng sốt mến.

Đắc Lộ bắt đầu như dẫn ta đến và ba lần chỉ vào người ấy và ba lần nói: "này là người", rồi Đắc Lộ tha thiết và thân thiết nói với "bạu", sáu lần Đắc Lộ bảo:

1. bạu hãy xem đức Chúa blời chuộc tội cho bạu,

2. hãy coi tay thánh,

3. hãy xem chên rứt thánh,

4. hãy coi sườn đức Chúa blời,

5. hãy ngắm mặt xưa gồm mọi sự tốt lành,

6. hãy suy, hãy xét...

"Bạu là kẻ biết mlẽ... đức Chúa Jesu đã kớu bạu..." Tất cả những dồn dập trực tiếp đánh vào lí trí và tâm tình "bạu" làm thành một thứ thôi miên, bạu không sao, không thể từ chối, thoát khỏi được, để rồi tới đợt cuối cùng Đắc Lộ đưa bạu tới chân thánh giá, quì đó mà thờ lạy. Thật là những trang sách vô song trong văn học công giáo Việt Nam, nếu không là văn học Việt Nam, như những tác phẩm hùng biệt của Bossuet, Bourdaloue, Lacordaire, trong Văn học Pháp, dĩ nhiên là tương đối thôi: "Ai nấy có í đây, hãy ngửa con mắt linh hồn lên, mà ngắm đức Chúa Jesu, như bàng còn tlước mạt ta, đóng đanh tlên cây Crux mà chuộc tội chịu chết làm bvậy.

Nầy là người, đức Chúa blời đã phán nói hứa đời tlước, sẽ mở ra cửa thiên đàng, tổ tung ta khoở xưa đã đóng lại.

Nầy là người, đức Chúa blời đã truyền cho thánh đời xưa có chịu sấm truyền, ngày sau đến kớu loài người ta.

Nầy là người, thạt là đức Chúa blời, tự nhyen chảng chịu được đí gì, vì chúng tôi đã chọn làm Con người, mà chịu nạn làm bvậy, khi đã mở đàng cho ta được bvui bvẻ vô cùng...

... Ấy vậy mà nếu bạu hay suy nghĩ, nếu có nghe mlời giảng, từ tlước đến nay, mà chảng tai điếc, thì nhìn lệy nhin lành vô cùng đức Chúa Jesu, kớu bạu, dầu người chảng có dùng gì loài người ta...

... Hãy xem đức Chúa blời chuộc tội cho bạu, mà bêo tlên cây Crux. cả và mình nát.

Hãy coi tay thánh, chảng hay làm sự gì lỗy, mà hay làm phép nhều, bây giờ chảy máu raòng raòng.

Hãy xem chên rứt thánh, khi tìm bạu, cho được rỗi vô cùng, thì nhaọc, mà bây giờ chịu đaóng đanh khốn lắm.

Hãy coi sườn đức Chúa blời, có lưỡi đaòng dữ đâm bvào.

Hãy ngắm mạt xưa gồm mọi sự tốt lành, mà bây giờ máu, cùng đàm giổ thì che hết: và tlán xưa rất vui, những gai thâu bvào, cho nên chảy máu ra. Hãy suy, hãy xét Chúa rứt sang, rứt traọng. Khi đang thì nên người, coi có xưâng đâu, mà chịu chết rứt xấu hổ vì bạu.

Khi bạu chảng hay blả ơn cả lạm bhận ha êl, ín cà nàì vếy caonn nứ thlà nhìn lếy laòng đức Chúa Jêsu yêu bạu chảng cùng, mà khi bạu hhynn ớù gắ, àbkiilbòugclả ắước mắt, bởi la ng lo lắm, thì làm dyuơn bvậy. Ấy là kẻ tlước đã hủy báng đức Ch bạu... Mà bạu là kẻ biết mlẽ, mà đức Jesu kớu bạu ở bêu tlên cây.

Sao bạu kứng laòng bàng sắt bvậy, mà chảng chảy nước mắt raòng raòng, sao chảng khaóc laóc, mà thưâng xót, kính mến, cám ơn đức Chúa Jesu hết laòng hết sức bvậy.

Nhin vì sự ếy, bạu thì phải lếy mlời làm bvậy mà cầu cùng đức Chúa Jesu, rứt nhin rứt yêu và kớu thế, ở bêu tlên Crux vì bạu..." (233-236). Có một vài chữ cần phải giải thích: sấm truyền là lời tiên tri, dùng là cần dùng, cần tới; "coi có xưâng đâu", La ngữ là "cervice deflexa", đầu gục xuống, rũ xuống. Từ bạu cũng chỉ có trong Từ điển Việt Bồ La (1651) với nghĩa là socius, bạn, không có trong Taberd, Theurel, Huỳnh Tịnh Của, Khai Trí Tiến Đức.

Bài giảng hùng biện cuối cùng là bài giảng vắn tắt Đắc Lộ chuẩn bị cho người nghe học biết về mưgiờđ ềg eăh chbêế hềam ờà iần cuối ngày thứ tám. Đắc Lộ lại xưng mình là Thày. Vì chữ thày được dùng trong dân gian để chỉ các "nghề tự do" được mọi người quí trọng kể từ thày đồ, thày thuốc, thày đạo tới thày phù thủy, thày pháp, thày bói. Đắc Lộ cũng cho thủ trưởng nhóm các thày giảng được chức và được gọi bằng thày. Đắc Lộ giảng:

"Thày bvưng lệnh đức Chúa Jesu, là bvua chúa tlên hết mọi bvua chúa, mà đến đây, đem tin lành cho bay, mà thay vì đức Chúa Jesu, mời cho bay được chịu bvui bvẻ cả ếy, cùng các thánh, và đem đàng cho, ví bàng có toan noi giữ đàng ếy, và khỏi được hình khốn nạn vô cùng, lo chảng đến, nhưng hình địa ngục, kẻ dữ thì phải chịu, cùng ma quỉ đời đời, mà lại chịu được bvui bvẻ thanh nhàn vô cùng đời đời, mlời nói chảng hết; vì chưng tlong hai sự nầy, thạt mỗi một ta, ai là ai chảng khỏi được một, vì có mlời đức Chúa blời, thạt thà vô cùng, chảng sai, có phán làm bvậy..." (277).

Đắc Lộ lại nhắc tới tư tưởng chủ yếu: đạo là đàng, tìm đàng sống.

Chúng tôi xin kết thúc ở đây vì còn nókttểtbún g ảâ hìềc nơc ữh ềàd ni

itn ihuầhơn nữa về danh từ thần học, p ụég Giảng, về những từ vẫn còn được dùng bằng tiếng Latinh, về những bản văn Kinh tin Kính, Kinh lạy Cha, Kinh kính mừng, kinh mười điều răn đã được ghi trong Phép Giảng. Nhiều kinh, ngày nay chúng ta đọc đã được bắt nguồn từ thời Đắc Lộ. Về ngữ pháp cũng còn có thể nói về những từ cổ, những từ dịch từ La ngữ v.v... Và chúng ta bước sang cuốn Từ Điển Việt Bồ