GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ
IV. Từ điển Việt Bồ La
2. Xã hội Việt Nam qua Từ Điển
Tra Từ Điển mà chúng tôi có cảm tưởng như đọc một cuốn Việt nam văn hóa sử cương thế kỉ 17, một Việt nam phong tục, hoặc một cuốn Sổ tay văn hóa thế kỉ 17. Sau đây là mấy đề mục quen thuộc chúng tôi đưa ra trình bày để chúng ta cùng thưởng thức. Và trước hết, chúng ta thấy nói tới một số nhạc khí cổ truyền.
Nhạc khí cổ truyền thì có loại gió: quyển, cái quyển, thổi quyển; kèn, sáo, cái sáo; loại giây: đàn bầu, đàn cò hay đàn cò ke, đàn đáy, đàn hồ, đàn thiết; hoặc loại gõ thì nhiều hơn, có: chiêng, cái chiêng, chuông, đánh chuông; cồng, cái cồng; lệnh, mã ll,,ccni can mõ, phách, hồ phách; sênh, đánh sênh, ống sênh hay sinh; trống, đánh trống, gióng trống, trống cái, trống cơm, lù và hay tù và, xuy hiệu khí. Mớm trống, lấy cơm phết lên trên da trống cơm (còn gọi là phạn cổ).
Chúng tôi còn tò mò xem Đắc Lộ có ghi những chữ tục trong ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ thứ 17 và chúng tôi bỡ ngỡ thấy Đắc Lộ rất thanh thản ghi một cách khách quan như một nhà ngữ học chứ không phải một giáo sĩ. Chúng ta có: ỷa (ỉa), đi bến, đi cầu, đi đàng, đi đồng, đi ngoài, đi sông, đại tiện, tiểu tiện. Những từ chuyên môn thô hơn thì có: bẹn, lồn, đoi, dánh (cùng nghĩa), bòi, cạc, dái, hòn dái; dốc, lồn, đoi, bẹn, ke; đéo, đéo mẹ thằng cha; đếch (sinh khí con người); đi lại cùng đần bà, đi lại cùng nhau; địt (rắm, đánh rắm); đụ như đéo; dảy xom xom (nhảy xom xom) là rung động thân xác khi giao hợp, lắp đần bà, lẹo (giao cấu của loài chó); lô, con lô (cơ quan sinh dục của đàn ông), lô ra (đi trần truồng), lỏ (làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu); blỏ (cùng nghĩa); blỏ (vạch cơ quan sinh dục ra), lỏ, lổ; mào, đầu mào (qui đầu hay đầu dương vật); nổ, nổ mềnh, địt (đánh rắm); nuạt (khoái lạc xác thịt), lấy nhau nuạt lắm (khoái lạc quá độ trong giao hợp).
Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, 1967 không ghi các tiếng tục, cũng vậy, khi tái bản năm 1977 cũng như 1988, đều loại bỏ những tiếng tục, chỉ năm 1992 tái bản lần thứ tư, có bổ túc, thì mới đưa những chữ tục này vào. Thực ra đây là vấn đề từ ngữ chứ đâu phải vấn đề đạo lí, mà là thứ đạo lí dởm. Đắc Lộ đã đi trước thời gian gần 400 năm.
Nghệ thuật nấu nướng. Vì cơm là món ăn cơ bản nên chúng ta có đủ cách để nói tới nó: cơm chín, cơm cháy, cơm hôi, cơm khê, cơm khét, cơm nguội, cơm rang, cơm thiu; có chan cơm, đơm cơm, ghế cơm, sát cơm, thổi cơm, và cơm. Bánh thì có: bánh chưng, bánh da, bánh dầy, bánh khảo, bánh khô khảo, bánh ngói, bánh khoai, bánh rán, bánh trôi.
Có gạo tẻ, gạo nếp thì cũng có xôi gấc, xôi rền, oản, cốm. Có rượu nếp nữa.
Các món ăn khác thì có: bún, bún thang, chả viên, dưa, chạo, gỏi, ăn gỏi, kho cá, kho thịt, cá khô, cua óp, mắm hay nục nạc, măng, nem, nộm, riêu, bún riêu, cá sống, sứa, tương, thịt nướng và yến sào (món ăn đế vương). Có mật mía và cũng có mật ong.
Cũng ghi trầu cau, têm trầu, nước cốt trầu, hộp trầu, bình vôi; thuốc lào, điếu, hút thuốc, ống điếu, có rượu và có chè (uống nước trà tàu).
Trái cây. Từ điển ghi: bưởi, bí, bí ngô, bvải, chuối, chuối thanh tiêu, cam, cam thảo, chanh, chu biên (?), dưa gang, dưa chuột, dưa bọ; dừa, cây dừa, trái dừa, dừa non, sọ dừa, vỏ dừa; trái dom, trái đào, trái giâu, gấc, dưa hấu, trái hồng, hồng ngâm, thựu lựu, mận, màng tang (xoài ?), me, mè (vừng), mít, nhót, đậu nành, nhãn, trái roi, ruối, san chà (sơn trà ?), cam sành, sen, sim, sung, táo, trám, thị, cây vả, vú vang. Thêm vào đó có: củ ráy, khoai lang, củ lang, khoai từ, củ từ, sắn. Có: mồ coen, mồ hòn (bồ hòn), mồ nâu (củ nâu), trái tlòi (mangue).
Về các thứ rau thì có: rau cần, rau lốt, rau giừa, rau mùi tui, mướp, rau nghể, nghệ, rau ngổ, rau ngót, rau răm, rau thơm, diếp, cải, sam, gền. Có: tỏi, hành, hẹ, gừng, riềng, nhưng không thấy ghi ớt.
Về thủy sản thì có: cá blích, cá buôi, cà cuống, cá chuối, cá dóng, cá hồng, cá mleu (nheo), cá móm, cá mốp, cua, gạch cua, cái hầu, hến, cá hẽo, cá giếc, cá bờn lơn, cái lươn, cá rám, cá sộp, cá sủ, cá thiểu, cá lưỡi trâu, cá trích, cá trê, cá trôi, tôm, tép, tôm càng, ốc, cái ba ba, sứa, sò...
Về gia thú chúng tôi không nói tới, chỉ ghi sáu giống vật gọi là lục súc gồm có bò, trâu, ngựa, dê, chó, chiên. Còn về gà thì Từ điển ghi: gà sống, gà mái, gà chọi, gà nòi, gà thiến, gà gáy cầm giờ cầm canh. Từ điển cắt nghĩa: én là một loại chim mà tổ của nó ăn rất ngon; yến sào là tổ chim nhỏ rất ngon để ăn.
Nhân tiện cùng một lần nhắc tới yến sào thì cũng ghi thêm trầm hương, hương kì nam, quế là ba thổ sản rất quí của Đàng Trong.
Về thú tiêu khiển thì có chọi gà, đánh cờ, đánh cù, thả diều giấy, đánh dồi, đánh bạc, đánh đáo, đánh đu, đi cà kheo, đốt pháo, đốt thăng thiên, đốt ống pháo, đánh qườn, đô vật. Từ điển cho biết có những thú chơi, thú làng, thú chợ: thú ở đây có nghĩa là thói.
Một thú thanh tao hơn cả, có lẽ là thú bắt vè, "đối đáp lại như tiếng vọng những câu thơ người khác ca ngâm", đây cũng là một trong những xuất xứ của ca dao ngạn ngữ. Dĩ nhiên có: hát, truyện hát vì có con hát, truyện hát như kịch hát ngày nay vì thời đó không thịnh hành kịch nói, truyện hát tức kịch hát ngày nay. Không thấy ghi tuồng chèo, chỉ ghi xẩm.
Về các dụng cụ dùng trong nhà trong một xã hội có thể là 99% nông dân, thì thấy khá nhiều: cối xay, rê thóc, rê gạo, đấu, bị, đòn gánh, gáo, gầu (tát nước), dần (gạo), chiếu, chiếu gon, hái, nồi hông, cái khoan, cây liêm, liềm, lồng bàn, lồng đèn, cái mác, cái mâm, mẹt, mỏ cối, nong, nắp hòm, hộp, nứa, nỏ, nồi hai, nồi ba..., niêu, nộm, nơm, dủi, bồ nhìn, nơm, cái nơm, nón, phẩn (để nấu rượu), thớt, thuổng, thùng, thúng, quang gánh, quạt vả, rá, rế, rìu, rổ, rọ, rớ bắt cá, rựa, te (bắt cá), vò, xích chó, xiên nướng thịt, xiết (đánh cá) hay dủi...
Về cách ăn mặc thì cũng khá đơn giản, chúng ta thấy ghi có: áo bầu tay, áo cộc, áo dài, áo đan (đơn), áo lót, áo kép, áo mền, áo nâu, áo ró (thứ vỏ cây), áo rum (hoa đỏ), áo the, áo tơi, áo trễ (trễ vai). Hẳn có áo lụa vì nói tới lụa và tơ kén, tơ tằm. Không thấy ghi quần mà có ghi khố. Nhưng có xống (quần), xống ngô, xống đần bà.
Về nhà ở không có gì ghi chú, Từ điển viết rà, dà, nhà như thể ba cách đọc hay cách nói về nhà. Có một chi tiết hi hữu là lỗ lầu, tức một "cái lỗ trong nhà dùng để của cải lúc hỏa hoạn". Nói lầu tức nhà sang trọng giầu có, còn nhà bình dân thì nghèo nàn, làm gì có của để giữ khi cháy nhà.
Về cách ăn nói, trong Khái luận Đắc Lộ đã giải nghĩa phải xưng hô thế nào cho đúng phép lịch sự, phép xã giao ở một nước theo Khổng giáo lấy chữ lễ làm đầu. Cho nên ông bàn giải khá cẩn thận về cách nói nhất là với những kẻ quyền quí mà ông lui tới, cả ở Kẻ Chợ Đàng Ngoài cả ở phủ chúa Đàng Trong. Đó là những lời mở đầu như: tâu bvua vạn tuế, dọng chúa muôn năm, thân đức ông muôn tuổi, bạch đức thày, tôi chiềng ông, chiềng thày: "thân ông, tâu bvua, dọng chúa, bạch thày, chiềng ông".
Vì là một nước trọng chữ nghĩa thánh hiền, cho nên muốn tỏ ra mình cũng hay chữ nghĩa, cũng biết một vài câu kinh sách, nhất là giáo sĩ tự xưng là Tây
dương sĩ hay Tây sĩ (như ở bên Tàu Ricci đã dùng) thì cũng nên trưng ra một vài thí dụ: sinh kí tử qui, hữu sinh hữu tử, thqêi iữn điahphữu t,,ttiên phù địa tải, tạo thiên lập địa, thiên sinh nhin nhin sinh thiên, thông thiên địa nhin bviết nhu, sinh tử bất kì.
Về thuốc nam Đắc Lộ viết trong Hành trình một chương ca tụng thuốc dân tộc và nói mấy chi tiết về ngành thuốc rất hay. Xem ra ông chịu thuốc nam hơn thuốc tây. Trong Từ điển, ông chỉ viết sơ qua: thuốc, thuốc the, thuốc hiệu, thầy thuốc, sắc thuốc, bã thuốc, phải thuốc, thuốc mát dạ, thuốc mạch. Không thấy nói tới châm cứu, cũng như Borri rất mê thuốc nam mà cũng không đề cập tới châm cứu (để cho các nhà lịch sử ngành châm cứu ở Việt Nam để ý), tuy có chích, có chích giác. Đắc Lộ nói tới một lương y mà người ta thờ đó là Phạm Nham "một thày thuốc Trung Hoa mà người ta thờ kính cách mê tín". Thực ra đây là Nguyễn Bá Linh, người Trung Hoa lai Việt Nam, rất giỏi về pháp thuật, sau bị tội thông dâm nơi cung phi nhà vua, nên bị bắt chém nơi quê mẹ ở Hải Dương.
Có một liều thuốc dân tộc Đắc Lộ đã học được, đó là thuốc chống say sóng biển. "Mổ bụng con cn ớb ểấ. "ấổ bon áoc nátlon lấy mấy con cá co ắc chút hồ tiêu và ăn trước khi bước xuống thuyền. Thế là tức khắc dạ dầy cứng cát khoẻ mạnh, đi biển không sợ say sóng" (Hành Trình và Truyền Giáo, q.2 ch.14). Thật là một liều thuốc nên mách bảo cho các thuyền nhân boat people ngày nay.
IV. Từ điển Việt Bồ La
2. Xã hội Việt Nam qua Từ Điển
Tra Từ Điển mà chúng tôi có cảm tưởng như đọc một cuốn Việt nam văn hóa sử cương thế kỉ 17, một Việt nam phong tục, hoặc một cuốn Sổ tay văn hóa thế kỉ 17. Sau đây là mấy đề mục quen thuộc chúng tôi đưa ra trình bày để chúng ta cùng thưởng thức. Và trước hết, chúng ta thấy nói tới một số nhạc khí cổ truyền.
Nhạc khí cổ truyền thì có loại gió: quyển, cái quyển, thổi quyển; kèn, sáo, cái sáo; loại giây: đàn bầu, đàn cò hay đàn cò ke, đàn đáy, đàn hồ, đàn thiết; hoặc loại gõ thì nhiều hơn, có: chiêng, cái chiêng, chuông, đánh chuông; cồng, cái cồng; lệnh, mã ll,,ccni can mõ, phách, hồ phách; sênh, đánh sênh, ống sênh hay sinh; trống, đánh trống, gióng trống, trống cái, trống cơm, lù và hay tù và, xuy hiệu khí. Mớm trống, lấy cơm phết lên trên da trống cơm (còn gọi là phạn cổ).
Chúng tôi còn tò mò xem Đắc Lộ có ghi những chữ tục trong ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ thứ 17 và chúng tôi bỡ ngỡ thấy Đắc Lộ rất thanh thản ghi một cách khách quan như một nhà ngữ học chứ không phải một giáo sĩ. Chúng ta có: ỷa (ỉa), đi bến, đi cầu, đi đàng, đi đồng, đi ngoài, đi sông, đại tiện, tiểu tiện. Những từ chuyên môn thô hơn thì có: bẹn, lồn, đoi, dánh (cùng nghĩa), bòi, cạc, dái, hòn dái; dốc, lồn, đoi, bẹn, ke; đéo, đéo mẹ thằng cha; đếch (sinh khí con người); đi lại cùng đần bà, đi lại cùng nhau; địt (rắm, đánh rắm); đụ như đéo; dảy xom xom (nhảy xom xom) là rung động thân xác khi giao hợp, lắp đần bà, lẹo (giao cấu của loài chó); lô, con lô (cơ quan sinh dục của đàn ông), lô ra (đi trần truồng), lỏ (làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu); blỏ (cùng nghĩa); blỏ (vạch cơ quan sinh dục ra), lỏ, lổ; mào, đầu mào (qui đầu hay đầu dương vật); nổ, nổ mềnh, địt (đánh rắm); nuạt (khoái lạc xác thịt), lấy nhau nuạt lắm (khoái lạc quá độ trong giao hợp).
Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, 1967 không ghi các tiếng tục, cũng vậy, khi tái bản năm 1977 cũng như 1988, đều loại bỏ những tiếng tục, chỉ năm 1992 tái bản lần thứ tư, có bổ túc, thì mới đưa những chữ tục này vào. Thực ra đây là vấn đề từ ngữ chứ đâu phải vấn đề đạo lí, mà là thứ đạo lí dởm. Đắc Lộ đã đi trước thời gian gần 400 năm.
Nghệ thuật nấu nướng. Vì cơm là món ăn cơ bản nên chúng ta có đủ cách để nói tới nó: cơm chín, cơm cháy, cơm hôi, cơm khê, cơm khét, cơm nguội, cơm rang, cơm thiu; có chan cơm, đơm cơm, ghế cơm, sát cơm, thổi cơm, và cơm. Bánh thì có: bánh chưng, bánh da, bánh dầy, bánh khảo, bánh khô khảo, bánh ngói, bánh khoai, bánh rán, bánh trôi.
Có gạo tẻ, gạo nếp thì cũng có xôi gấc, xôi rền, oản, cốm. Có rượu nếp nữa.
Các món ăn khác thì có: bún, bún thang, chả viên, dưa, chạo, gỏi, ăn gỏi, kho cá, kho thịt, cá khô, cua óp, mắm hay nục nạc, măng, nem, nộm, riêu, bún riêu, cá sống, sứa, tương, thịt nướng và yến sào (món ăn đế vương). Có mật mía và cũng có mật ong.
Cũng ghi trầu cau, têm trầu, nước cốt trầu, hộp trầu, bình vôi; thuốc lào, điếu, hút thuốc, ống điếu, có rượu và có chè (uống nước trà tàu).
Trái cây. Từ điển ghi: bưởi, bí, bí ngô, bvải, chuối, chuối thanh tiêu, cam, cam thảo, chanh, chu biên (?), dưa gang, dưa chuột, dưa bọ; dừa, cây dừa, trái dừa, dừa non, sọ dừa, vỏ dừa; trái dom, trái đào, trái giâu, gấc, dưa hấu, trái hồng, hồng ngâm, thựu lựu, mận, màng tang (xoài ?), me, mè (vừng), mít, nhót, đậu nành, nhãn, trái roi, ruối, san chà (sơn trà ?), cam sành, sen, sim, sung, táo, trám, thị, cây vả, vú vang. Thêm vào đó có: củ ráy, khoai lang, củ lang, khoai từ, củ từ, sắn. Có: mồ coen, mồ hòn (bồ hòn), mồ nâu (củ nâu), trái tlòi (mangue).
Về các thứ rau thì có: rau cần, rau lốt, rau giừa, rau mùi tui, mướp, rau nghể, nghệ, rau ngổ, rau ngót, rau răm, rau thơm, diếp, cải, sam, gền. Có: tỏi, hành, hẹ, gừng, riềng, nhưng không thấy ghi ớt.
Về thủy sản thì có: cá blích, cá buôi, cà cuống, cá chuối, cá dóng, cá hồng, cá mleu (nheo), cá móm, cá mốp, cua, gạch cua, cái hầu, hến, cá hẽo, cá giếc, cá bờn lơn, cái lươn, cá rám, cá sộp, cá sủ, cá thiểu, cá lưỡi trâu, cá trích, cá trê, cá trôi, tôm, tép, tôm càng, ốc, cái ba ba, sứa, sò...
Về gia thú chúng tôi không nói tới, chỉ ghi sáu giống vật gọi là lục súc gồm có bò, trâu, ngựa, dê, chó, chiên. Còn về gà thì Từ điển ghi: gà sống, gà mái, gà chọi, gà nòi, gà thiến, gà gáy cầm giờ cầm canh. Từ điển cắt nghĩa: én là một loại chim mà tổ của nó ăn rất ngon; yến sào là tổ chim nhỏ rất ngon để ăn.
Nhân tiện cùng một lần nhắc tới yến sào thì cũng ghi thêm trầm hương, hương kì nam, quế là ba thổ sản rất quí của Đàng Trong.
Về thú tiêu khiển thì có chọi gà, đánh cờ, đánh cù, thả diều giấy, đánh dồi, đánh bạc, đánh đáo, đánh đu, đi cà kheo, đốt pháo, đốt thăng thiên, đốt ống pháo, đánh qườn, đô vật. Từ điển cho biết có những thú chơi, thú làng, thú chợ: thú ở đây có nghĩa là thói.
Một thú thanh tao hơn cả, có lẽ là thú bắt vè, "đối đáp lại như tiếng vọng những câu thơ người khác ca ngâm", đây cũng là một trong những xuất xứ của ca dao ngạn ngữ. Dĩ nhiên có: hát, truyện hát vì có con hát, truyện hát như kịch hát ngày nay vì thời đó không thịnh hành kịch nói, truyện hát tức kịch hát ngày nay. Không thấy ghi tuồng chèo, chỉ ghi xẩm.
Về các dụng cụ dùng trong nhà trong một xã hội có thể là 99% nông dân, thì thấy khá nhiều: cối xay, rê thóc, rê gạo, đấu, bị, đòn gánh, gáo, gầu (tát nước), dần (gạo), chiếu, chiếu gon, hái, nồi hông, cái khoan, cây liêm, liềm, lồng bàn, lồng đèn, cái mác, cái mâm, mẹt, mỏ cối, nong, nắp hòm, hộp, nứa, nỏ, nồi hai, nồi ba..., niêu, nộm, nơm, dủi, bồ nhìn, nơm, cái nơm, nón, phẩn (để nấu rượu), thớt, thuổng, thùng, thúng, quang gánh, quạt vả, rá, rế, rìu, rổ, rọ, rớ bắt cá, rựa, te (bắt cá), vò, xích chó, xiên nướng thịt, xiết (đánh cá) hay dủi...
Về cách ăn mặc thì cũng khá đơn giản, chúng ta thấy ghi có: áo bầu tay, áo cộc, áo dài, áo đan (đơn), áo lót, áo kép, áo mền, áo nâu, áo ró (thứ vỏ cây), áo rum (hoa đỏ), áo the, áo tơi, áo trễ (trễ vai). Hẳn có áo lụa vì nói tới lụa và tơ kén, tơ tằm. Không thấy ghi quần mà có ghi khố. Nhưng có xống (quần), xống ngô, xống đần bà.
Về nhà ở không có gì ghi chú, Từ điển viết rà, dà, nhà như thể ba cách đọc hay cách nói về nhà. Có một chi tiết hi hữu là lỗ lầu, tức một "cái lỗ trong nhà dùng để của cải lúc hỏa hoạn". Nói lầu tức nhà sang trọng giầu có, còn nhà bình dân thì nghèo nàn, làm gì có của để giữ khi cháy nhà.
Về cách ăn nói, trong Khái luận Đắc Lộ đã giải nghĩa phải xưng hô thế nào cho đúng phép lịch sự, phép xã giao ở một nước theo Khổng giáo lấy chữ lễ làm đầu. Cho nên ông bàn giải khá cẩn thận về cách nói nhất là với những kẻ quyền quí mà ông lui tới, cả ở Kẻ Chợ Đàng Ngoài cả ở phủ chúa Đàng Trong. Đó là những lời mở đầu như: tâu bvua vạn tuế, dọng chúa muôn năm, thân đức ông muôn tuổi, bạch đức thày, tôi chiềng ông, chiềng thày: "thân ông, tâu bvua, dọng chúa, bạch thày, chiềng ông".
Vì là một nước trọng chữ nghĩa thánh hiền, cho nên muốn tỏ ra mình cũng hay chữ nghĩa, cũng biết một vài câu kinh sách, nhất là giáo sĩ tự xưng là Tây
dương sĩ hay Tây sĩ (như ở bên Tàu Ricci đã dùng) thì cũng nên trưng ra một vài thí dụ: sinh kí tử qui, hữu sinh hữu tử, thqêi iữn điahphữu t,,ttiên phù địa tải, tạo thiên lập địa, thiên sinh nhin nhin sinh thiên, thông thiên địa nhin bviết nhu, sinh tử bất kì.
Về thuốc nam Đắc Lộ viết trong Hành trình một chương ca tụng thuốc dân tộc và nói mấy chi tiết về ngành thuốc rất hay. Xem ra ông chịu thuốc nam hơn thuốc tây. Trong Từ điển, ông chỉ viết sơ qua: thuốc, thuốc the, thuốc hiệu, thầy thuốc, sắc thuốc, bã thuốc, phải thuốc, thuốc mát dạ, thuốc mạch. Không thấy nói tới châm cứu, cũng như Borri rất mê thuốc nam mà cũng không đề cập tới châm cứu (để cho các nhà lịch sử ngành châm cứu ở Việt Nam để ý), tuy có chích, có chích giác. Đắc Lộ nói tới một lương y mà người ta thờ đó là Phạm Nham "một thày thuốc Trung Hoa mà người ta thờ kính cách mê tín". Thực ra đây là Nguyễn Bá Linh, người Trung Hoa lai Việt Nam, rất giỏi về pháp thuật, sau bị tội thông dâm nơi cung phi nhà vua, nên bị bắt chém nơi quê mẹ ở Hải Dương.
Có một liều thuốc dân tộc Đắc Lộ đã học được, đó là thuốc chống say sóng biển. "Mổ bụng con cn ớb ểấ. "ấổ bon áoc nátlon lấy mấy con cá co ắc chút hồ tiêu và ăn trước khi bước xuống thuyền. Thế là tức khắc dạ dầy cứng cát khoẻ mạnh, đi biển không sợ say sóng" (Hành Trình và Truyền Giáo, q.2 ch.14). Thật là một liều thuốc nên mách bảo cho các thuyền nhân boat people ngày nay.