Giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) và lịch sử nước Việt Nam: Một số nhân vật lịch sử

6. Công chúa Ngọc Đỉnh


Khi chúng tôi nói về bà Minh Đức Vương Thái Phi, thì chúng tôi đã dựa vào nhiều đoạn văn Đắc Lộ viết về bà này và nửa giòng ghi trong gia phả Nguyễn Phúc Khê, ông này được nói nhiều Hàng trình của Đắc Lộ, chúng tôi bàn giải về công việc của ông cũng dựa vào một số bản văn của Đắc Lộ và một đoạn trích trong Thực lục nói về ông trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh, mà cũng chỉ có một đoạn thôi. Tới công chúa Ngọc Đỉnh thì tuyệt nhiên, Đắc Lộ không cho biết gì hết.

Khi Đắc Lộ lên thăm giáo dân ở vùng lũy Trường Dục hay lũy Thầy ông viết:

"Sau khi rảo khắp trung tâm đất nước này, cuối cùng tôi tới tỉnh Quảng Bình, ở sát biên giới Đàng Ngoài có lũy kiên cố chia đôi hai nước. Người Đàng Ngoài thường dồn hết lực lượng để chiếm, nhưng đều vô hiệu. Tôi đến thành phố chính của tỉnh và đem lễ vật đến tặng quan trấn. Ông rất niềm nở đón tiếp tôi. Ông nói rất thành thạo về các mầu nhiệm đạo ta, làm cho tôi tưởng xưa kia ông là giáo dân, điều mà không bao giờ ông thú nhận" (Đắc Lộ, Hành Trình, 9.2 ch.27).

Đó là năm 1644. Chúng tôi xin trưng thêm một đoạn Saccano viết năm 1647 khi xảy ra việc bắt ba giáo dân và chính quan trấn thủ Quảng Bình là người được nhà chúa cho đứng ra xử tử. Saccano viết:

"Quan trấn thủ là Kitô hữu, nhưng chỉ có tên mà thôi, ông không sao ngăn cản được, cũng không sao cứu người vô tội thoát án tử hình, bởi vì khi ông định, hoặc là lẩn tránh, hoặc ít ra kéo dài việc thi hành bản án chúa ban ra, thì một viên quan thuộc phái nhà nho nài nẵng đòi chúa quyết định truyền thi hành án tử ngay, thế là ông buộc mình phải cho thi hành". Còn về sách đạo thì ông truyền không được đốt bằng cách nào khác, mà phải treo lên trên không, ông nói: "Vì là sách đạo Thiên Chúa, nên không được phép để cho chạm tới đất" (3).

Tìm về Thực lục năm 1623 thấy nói tới một sự việc như sau:

"Lấy Nguyễn Phúc Kiều (vốn họ Nguyễn, cho theo quốc tính, sau đổi là (hệ tính) Nguyễn Cửu) làm cai đội, coi đội mã cơ. Kiều từ Đông đô đem mật thư của Ngọc Tú về dâng. Chúa rất mừng, đặt trao cho chức ấy, rồi gả công chúa Ngọc Đỉnh cho".

Việc gả công chúa cho Nguyễn Phúc Kiều đã là dấu hiệu tin tưởng và quí mến, nhưng tới năm 1633, Nguyễn Phúc Nguyên còn trao cho Kiều chức trấn thủ Quảng Bình. Thực lục viết:

"Mùa Thu tháng 8, triệu trấn thủ Quảng Bình là Hoàng tử Tuấn về, cho Nguyễn Phúc Kiều thay".

Thế là ở hai ngọn đầu đất nước, nhà chúa đặt hai chàng rể thân tín: Nguyễn Phúc Vinh ở Phú Yên và Nguyễn Phúc Kiều ở Quảng Bình.

Nếu Thực lục chỉ ghi danh tánh Nguyễn Phúc Vinh lấy công chúa Ngọc Liên và làm trấn thủ Phú Yên có một lần, thì sử nhà Nguyễn nói về Nguyễn Phúc Kiều khá nhiều, bởi vì ông này là một tướng giỏi đương đầu với quân nhà Trịnh ở Đàng Ngoài đánh vào.

Thời Nguyễn Phúc Lan, Thực lục còn ghi chiến công của Nguyễn Phúc Kiều năm 1640 và 1648, năm ông chúa này mất. Như vậy thời kì Đắc Lộ tới Quảng Bình thì ông trấn thủ ở đây là ai nếu không phải là Nguyễn Phúc Kiều và khi xảy ra vụ án xử tử hai Kitô hữu, Autinh và Alexis năm 1647, theo lời tường thuật của giáo sĩ Saccano, thì quan trấn thủ cũng là Nguyễn Phúc Kiều, "một Kitô hữu, nhưng chỉ có tên mà thôi", theo Saccano.

Dầu sao, ông quan này cũng có thiện chí cứu các nạn nhân mà không được. Ông cố trì hoãn nhưng rồi cũng thi h thành công trong vinh trọng các sách đ

Có một chi tiết khtrọng cần phải nói ở chắc chắnết chắc chắn cuộc tử hình được diễn ra ở tại tỉnh Quảng Bình và do ông trấn thủ Quảnga ở tại tỉnh Quảng Bình và do ông trấn thủ Quảng Bình thi hành, đó là điều Saccano viết rất rõ ràng:

"Lệnh thi hành bản án được trao cho quan trấn thủ Quảng Bình, hơn nữa ông cũng được lệnh bắt các Kitô hữu và cho một hình phạt làm gương, tùy ông xét xử". "L'ordre de faire exécuter tout cela, fut donné au Gouverneur de Quanbinch et d'abondant lui fut commandé, qu'autant qu'il attraperait de Chrétiens, il en fit une punition exemplaire selon qu'il jugerait" (Metelle Saccano, Relation, Paris 1653, p.97).

Thế nhưng còn một chi tiết độc nhất làm cho chúng ta có thể phỏng đoán - và phỏng đoán mà thôi - đó là chi tiết người can đảm dám táo bạo đem chiếu điều trải trước mặt hai người sắp bị chém đầu. Saccano viết: "Các tử đạo của chúng ta bị đưa tới nơi hành hình, lương dân và binh lính cùng các nhân viên tòa án đứng một bên, còn một bên là các Kitô hữu. Cả đàn ông và cả đàn bà, làm thành một hàng rào rộng lớn. Có một Bà Kitô hữu tỏ lòng bác ái và can đảm ở chốn hành hình rộng lớn này: Bà tiến đến gần các tù nhân, trải chiếu cho các vị quì lên trên, để cho máu không thấm xuống đất và mặc dầu các vị khiêm nhường hết sức từ chối danh dự này, nhưng cuối cùng các vị phải thua sức mạnh của lòng thương mến: Bà không sợ sắc lệnh chúa mà viên lục sự vừa mới công bố: Hết những ai bị bắt tin theo đạo người Bồ thì bị chém đầu".

Phải chăng đây là bà công chúa Ngọc Đỉnh, phu nhân Nguyễn Phúc Kiều, trấn thủ Quảng Bình. Chỉ có một người tầm vóc như bà, mới dám ra mắt công khai trong việc này mà không sợ bị liên lụy.

Nếu Đắc Lộ nói nhiều về bà Minh Đức, về bà công chúa Ngọc Liên thì về công chúa Ngọc Đỉnh phu nhân Nguyễn Phúc Kiều, Đắc Lộ cũng như Saccano, đều không nói gì tới. Người tới giải chiếu cho các tử đạo quì, cũng theo giả thuyết, phỏng đoán, có thể là Ngọc Đỉnh chăng? Và chúng tôi không dám nói gì thêm.

Còn về Nguyễn Phúc Kiều thì Thực lục cho biết năm 1648 "trấn thủ Nguyễn Phúc Kiều xin giữ lũy Trường Dục để làm kế cố thủ". Năm 1652 vào thời Nguyễn Phúc Tần, Kiều được lệnh bỏ thuốc độc cho Thị Thừa chết đi. Năm 1655 trong một trận chiến, Kiều đưa quân lên làm tiên phong. Trận kéo dài và năm 1656 ông tử trận. Thực lục viết:

"Kiều bị thương rồi chết (tặng là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Tả quân đô đốc phủ tả đô đốc Nghĩa quận công, lập đền thờ ở xã Dương Xuân, cấp cho tự phu 50 người".

Cũng nên biết, khi Nguyễn Phúc Khê mất thì được tôn là "Tường quận công", còn Kiều thì được tặng chức như Khê đó là "Nghĩa quận công".