Giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) và lịch sử nước Việt Nam: Một số nhân vật lịch sử

5. Công chúa Ngọc Liên


Cũng như khi nói về bà Minh Đức Vương Thái Phi, Đắc Lộ chỉ gọi bà Maria, thì khi nói tới công chúa Ngọc Liên ông cũng chỉ gọi là Maria hoặc Maria Madelena mà thôi. Với bà này, chúng tôi được biết thêm một người trong hoàng tộc đã theo công giáo.

Đắc Lộ gặp bà khi đi thăm các giáo dân ở tỉnh Phú Yên năm 1641 mà ông gọi là bà Maria Madalêna, vợ ông trấn thủ Phú Yên. Có vậy thôi. đây Bà đã mở bệnh xá để chữa và chứa trọ các bệnh nhân, có cả người cùi. Có lần, nhân vụ bắt bớ và phá nhà thờ, ông cho biết người ta cũng không nể bà Madalêna "có họ với chúa". "Có họ với chúa" nhưng liên hệ họ hàng như thế nào thì không ai biết. Vào thời kì này là thời Nguyễn Phúc Lan (1635-1648). Năm 1644, có thể là trấn thủ Phú Yên đã đổi về Quảng Nam, hoặc về hưu trí nơi đây và nếu có giữ một chức vụ gì đó thì cũng chỉ như cố vấn mà thôi. Đắc Lộ viết trong Tường Trình về Đàng Trong:

"Viên quan trấn thủ năm ngoái cai trị tỉnh Phú Yên có bà vợ rất nhân đức, bà này có thể sánh về nhiệt tình và đạo hạnh với bất cứ bà lớn nhân đức nhất nào khác bên trời Âu của chúng ta. Bà liên tục mong cho chồng bà trở lại đạo. Năm nay ông được bổ nhiệm làm trấn thủ tỉnh Quảng Nam, nơi có những Kitô hữu tiên khởi của cả nước Annam và ở đây ông đã theo ý bà cho xây cất một nhà thờ ở ngay cạnh tư dinh, để các Kitô hữu hội nhau vào các ngày lễ và ngày chủ nhật, chính ông cũng thỉnh thoảng đến thờ phượng Thiên Chúa".

Thực ra trong bản Pháp văn ông dùng chung chữ "gouverneur" là quan cai trị, cho nên và chắc chắn ông không phải làm quan trấn thủ, như chúng tôi vừa nói ở trên. Ông quan cựu trấn thủ Phú Yên này rất hiểu biết đạo và để cho bà vợ theo, nhưng phần ông, ông không theo. Đã có lần Đắc Lộ lăm le và làm phép rửa tội cho ông, nhưng tới phút cuối cùng, ông lại từ chối. Có ba lí do, một là ông còn vướng mắc nhiều thê thiếp, hai là ông thuộc hàng tướng tá, mỗi lần ra quân đều phải cúng tế thần và ba là (hay không nói ra) ông ngại triều đình và sợ dư luận. Bà Madalêna rất thất vọng vì bà tin rằng bà đã thuyết phục được chồng và Đắc Lộ đã giảng giải ngành ngọn về giáo lí cho ông hiểu (2).

Khi thày giảng Anrê bị bắt và bị điệu ra tòa, Đắc Lộ đã muốn cậy nhờ ông can thiệp. Đắc Lộ viết:

"Sau khi đã vận động hết sức với quan tòa mà không được việc gì thì chúng tôi nhờ trung gian quan cựu trấn thủ có bà vợ là Kitô hữu, nhưng ông này tỏ ra sợ sệt, không muốn dính dấp vào vụ này, để mặc cho quan tòa thừa hành lệnh từ phủ đưa tới, ông còn thêm là ông sợ chúa cho chặt đầu ông vì vợ ông là Kitô hữu".

Câu nói Đắc Lộ thường dùng để chỉ viên quan này là "quan trấn thủ có bà vợ là Kitô hữu". Dầu sao, cũng có lần người ta nể bà trấn thủ mà tránh được một phần tai hại. Đắc Lộ viết: "Khi quan tòa ra lệnh cho triệt hạ các nhà thờ ở Qui Nhơn, Bến Đá và Quảng Ngãi, các Kitô hữu ở vùng thứ nhất đã vận động rất khéo, nhờ trung gian bà vợ quan trấn thủ, một nữ giáo dân cũ, nên nhà thờ của họ chỉ bị phá có một nửa".

Sống trong một chế độ căng thẳng vì ghét đạo mà một người đàn bà, cho là vợ quan lớn, dám đương đầu công khai tỏ mình là Kitô hữu thì hẳn bà phải có uy thế với triều đình lắm. Can đảm hẳn có thừa, nhưng cũng phải có một nương tựa đó là "có họ hàng với chúa Nguyễn Phúc Lan". Nhưng họ hàng thế nào thì Đắc Lộ không biết. Khi tàu các nữ tu Clarít dạt vào bến Đà Nẵng, như đã nói ở trên, thì bà tận tình đến săn sóc. Đắc Lộ viết:

"Hơn tất cả các bà khác trong xứ, bà Maria Mađalêna, vợ quan trấn, tỏ ra rất trọng quí các "thánh nữ", tên người ta gọi như vậy. Mỗi ngày bà gửi một món quà mới để tặng, đến thăm thường xuyên và cho con gái một của bà đến với các nữ tu trong mấy ngày. Cô này chừng 13 xuân xanh, đã đem lòng quí mến các nữ tu và khâm phục nhân đức đến nỗi đã quyết định đi theo. Và người ta phải vất vả lắm mới làm cho cô đổi ý định đi theo qua Phi Luật Tân cùng với các nữ tu".

Hình như cô gái độc nhất nói đây là con nuôi, chứ không phải con đẻ.

Còn Đắc Lộ sau khi được gặp các tuyên úy chiếc tàu chở các nữ tu thì về trú trọ nơi nhà bà vợ cựu trấn thủ Phú Yên, lúc này đã đổi về Quảng Nam. Vì trong các lời lẽ của Đắc Lộ có nhắc tới quan trấn thủ Phú Yên nên kể từ cha Cadière cho tới Phạm Đình Khiêm, các người nghiên cứu lịch sử Giáo hội đã nghĩ ngay đến mấy bản văn trong bộ sử nhà Nguyễn, Thực lục tiền biên. Theo Thực lục thì tỉnh Phú Yên mới được đặt làm phủ Phú Yên cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào năm 1611. Nguyễn Hoàng sai Văn Phong làm lưu thủ đất này vì có công đánh chiếm được của Chiêm Thành. Tới thời Nguyễn Phúc Nguyên năm 1629, Văn Phong làm phản xui dân Chiêm Thành vào hùa với mình. Vì thế Nguyễn Phúc Nguyên truất phế Văn Phong và đặt con rể lên thay. Thực lục viết:

"Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh (con trưởng Mạc Cảnh Huống, lấy công chúa Ngọc Liên, cho theo quốc tính, sau đổi làm hệ tính Nguyễn Hữu) đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên. (Khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên), vì có công ấy đặc biệt cho dùng ấn tín".

Như vậy ông trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh có công dẹp được ngụy quân cựu trấn thủ Văn Phong, lại là rể Nguyễn Phúc Nguyên vì lấy công chúa Ngọc Liên. Việc được dùng ấn tín cũng là dấu hiệu được tín nhiệm nơi nhà chúa. Có thể Nguyễn Phúc Vinh giữ chức trấn thủ Phú Yên mãi cho tới năm 1644 mới đi hưu trí về ở tỉnh Quảng Nam. Sử không nói gì hơn. Nguyễn Phúc Nguyên mất năm 1635 và tới Nguyễn Phúc Lan, hẳn cũng chưa có sự thay đổi lớn mãi cho tới những năm 1644-1645 này.

Thế là chúng ta có thể và có chứng cớ (tuy mong manh) cho rằng bà Maria Madalêna hay Madalêna, vợ trấn thủ Phú Yên, người có họ hàng với chúa là công chúa Ngọc Liên, con Nguyễn Phúc Nguyên, và ông trấn thủ (Phú Yên) có bà vợ là Kitô hữu rất có thể và hẳn chắc chắn là Nguyễn Phúc Vinh nói trong Thực lục. Vì nói phải có sách, mách phải có chứng, nên cha Cadière cũng mới chỉ đưa ra "giả thuyết" mà thôi. Bây giờ với Phạm Đình Khiêm chúng tôi thấy điều này là khá chắc chắn.

Về công chúa Ngọc Liên thì một tài liệu sau này cho biết vào cuối năm 1663, bà bị bắt cùng với một số đông giáo dân tỉnh Quảng Nam. Trong số 100 người, tất cả đều chối đạo trừ 5 phụ nữ trong đó có bà Maria, 4 người là thường dân thì bị voi dày, còn bà vì thuộc huyết thống nhà chúa nên người ta nhốt bà để cho bà chết đói chết k"ác.oBb hhutđđợi căế ghyt hà chịồ ưìcknám

ngày, nhưng rồi vì khát quá bà đã xin gặp quan trấn và bà đã chối đạo. Được inbn yãgcáố âạ. ấĐ ợs uik ổàv iáo dâncr t Nầá ghrồi bà (cùng một số người vì yếu đuối đã chối đạo) đi evreuil. Lần đầu tiên cha từ chối cố ý cho bà biết tội rất nặng của bà. Nhưng mấy ngày sau, trước khi cha bị trục xuất và ra đi thì cha đã giải tội cho bà và cho bà rước lễ.

Đó là vào năm 1665 đầu tháng 3. Trong bản văn viết vào thời kì này, các giáo sĩ vẫn dùng những từ ngữ rất tôn trọng để chỉ "bà Maria" này. Có một bản văn viết bằng tiếng Pháp mà ghi rõ bằng tiếng Việt là "Bà Maria" quả phụ một quan lớn (grand mandarin). Ngoài ra người ta gọi bà là "La maitresse qui s'appelait Ba Maria", "la maitresse fort vénérable". Rồi sau không biết bà mất vào năm nào và mất trong những hoàn cảnh nào.