Trung quốc cho biết sẽ tăng thuế đánh vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và đang nghiên cứu kế hoạch này.
Lời cảnh báo này được đưa ra sau quyết định của Hoa Kỳ muốn giới hạn lượng hàng nhập khẩu của Trung quốc với các mặt hàng như áo lót phụ nữ, áo len và áo ngủ.
Lời cảnh báo của Trung quốc rằng họ có dự định tăng thuế vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ được đưa ra trong một bản tin ngắn qua hãng thông tấn Tân hoa xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung quốc.
Trong tin này không nhắc gì tới cuộc tranh cãi mới đây nhất giữa hai nước về thương mại, trong đó Hoa Kỹ sẽ áp dụng quota, tức hạn ngạch nhập khẩu từ Trung quốc đối với mặt hàng áo lót phụ nữ và áo ngủ.
Thay vào đó, Thứ trưởng bộ Thương mại Trung quốc gắn đe dọa này với việc áp dụng thuế quan đánh vào mặt hàng nhập khẩu thép từ cách đây 18 tháng mà Tổ chức thương mại thế giới mới đây nói rằng như vậy là bất hợp pháp.
Trước đó báo China Daily cáo buộc chính phủ Mỹ là đã cố giành điểm chính trị bằng cách ve vuốt ngành công nghiệp dệt may của Mỹ ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào sang năm.
Ngành công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ thì nói rằng hàng nhập khẩu của Trung quốc chịu một phần trách nhiệm về tình trạng mất mát hơn 300 ngàn công ăn việc làm trong vòng hai năm qua.
Người ta cho rằng tình trạng thăng dư thương mại của Trung quốc sang Mỹ có thể lên tới mức kỷ lục là 120 tỷ đô la trong năm nay.
Chính phủ Trung quốc cáo buộc chính phủ Mỹ là có chính sách bảo hộ thiển cận nhằm ve vuốt ngành công nghiệp dệt may của họ.
Vụ cãi cọ này chỉ đe dọa một phần nhỏ trong toàn bộ thương mại dệt may giữa hai nước, đó là chính phủ Mỹ chưa tìm cách hướng mũi kéo nhắm vào lượng xuất khẩu khổng lồ mặt hàng áo sơ mi của Trung quốc sang Mỹ.
Tuy nhiên dệt may chỉ là một phần của một cuộc chiến rộng lớn hơn về tình trạng thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung quốc.
Kinh tế và chính trị
Ông Andy Rothman, người đứng đầu CLSA Thị trường Châu Á, Thái bình dương tại Thượng Hải, cho biết những vấn đề kinh tế và thương mại là hoàn toàn riêng biệt.
Theo ông Rothman, về mặt kinh tế, rõ ràng chuyện thâm thủng mậu dịch là điều dễ hiểu đối với Hoa Kỳ vì nếu hãng Walmart mua tới 12 tỷ đô la các mặt hàng rẻ tiền của Trung quốc, thì điều đó sẽ tốt cho người tiêu dùng Mỹ.
Và ông Rothman cũng cho rằng rất rõ ràng là con số công ăn việc làm trong các ngành sản xuất tại Hoa Kỳ giảm xuống chẳng có liên quan gì tới hàng nhập khẩu từ Trung quốc hay từ những nơi khác cả.
Nhưng theo ông Rothman thì đó là một vấn đề chính trị vì có nhiều chính trị gia tại Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc đổ lỗi cho hàng nhập khẩu từ Trung quốc làm giảm công ăn việc làm cho các ngành sản xuất tại Hoa Kỳ.
Và ông Rothman cho rằng sau cuộc chiến Iraq, thì đây có lẽ là vấn đề có tiềm năng nhất trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống vào lúc này.
Do vậy trong khi cuộc vận động tranh cử Tổng thống đang trở nên gay gắt hơn thì Trung quốc lo sợ rằng sự vụ mới nhất này mới chỉ là bắt đầu trên chặng đường gập ghềnh trong vài tháng tới trong quan hệ thương mại giữa hai nước lớn. (BBC)
Lời cảnh báo này được đưa ra sau quyết định của Hoa Kỳ muốn giới hạn lượng hàng nhập khẩu của Trung quốc với các mặt hàng như áo lót phụ nữ, áo len và áo ngủ.
Lời cảnh báo của Trung quốc rằng họ có dự định tăng thuế vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ được đưa ra trong một bản tin ngắn qua hãng thông tấn Tân hoa xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung quốc.
Trong tin này không nhắc gì tới cuộc tranh cãi mới đây nhất giữa hai nước về thương mại, trong đó Hoa Kỹ sẽ áp dụng quota, tức hạn ngạch nhập khẩu từ Trung quốc đối với mặt hàng áo lót phụ nữ và áo ngủ.
Thay vào đó, Thứ trưởng bộ Thương mại Trung quốc gắn đe dọa này với việc áp dụng thuế quan đánh vào mặt hàng nhập khẩu thép từ cách đây 18 tháng mà Tổ chức thương mại thế giới mới đây nói rằng như vậy là bất hợp pháp.
Trước đó báo China Daily cáo buộc chính phủ Mỹ là đã cố giành điểm chính trị bằng cách ve vuốt ngành công nghiệp dệt may của Mỹ ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào sang năm.
Ngành công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ thì nói rằng hàng nhập khẩu của Trung quốc chịu một phần trách nhiệm về tình trạng mất mát hơn 300 ngàn công ăn việc làm trong vòng hai năm qua.
Người ta cho rằng tình trạng thăng dư thương mại của Trung quốc sang Mỹ có thể lên tới mức kỷ lục là 120 tỷ đô la trong năm nay.
Chính phủ Trung quốc cáo buộc chính phủ Mỹ là có chính sách bảo hộ thiển cận nhằm ve vuốt ngành công nghiệp dệt may của họ.
Vụ cãi cọ này chỉ đe dọa một phần nhỏ trong toàn bộ thương mại dệt may giữa hai nước, đó là chính phủ Mỹ chưa tìm cách hướng mũi kéo nhắm vào lượng xuất khẩu khổng lồ mặt hàng áo sơ mi của Trung quốc sang Mỹ.
Tuy nhiên dệt may chỉ là một phần của một cuộc chiến rộng lớn hơn về tình trạng thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung quốc.
Kinh tế và chính trị
Ông Andy Rothman, người đứng đầu CLSA Thị trường Châu Á, Thái bình dương tại Thượng Hải, cho biết những vấn đề kinh tế và thương mại là hoàn toàn riêng biệt.
Theo ông Rothman, về mặt kinh tế, rõ ràng chuyện thâm thủng mậu dịch là điều dễ hiểu đối với Hoa Kỳ vì nếu hãng Walmart mua tới 12 tỷ đô la các mặt hàng rẻ tiền của Trung quốc, thì điều đó sẽ tốt cho người tiêu dùng Mỹ.
Và ông Rothman cũng cho rằng rất rõ ràng là con số công ăn việc làm trong các ngành sản xuất tại Hoa Kỳ giảm xuống chẳng có liên quan gì tới hàng nhập khẩu từ Trung quốc hay từ những nơi khác cả.
Nhưng theo ông Rothman thì đó là một vấn đề chính trị vì có nhiều chính trị gia tại Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc đổ lỗi cho hàng nhập khẩu từ Trung quốc làm giảm công ăn việc làm cho các ngành sản xuất tại Hoa Kỳ.
Và ông Rothman cho rằng sau cuộc chiến Iraq, thì đây có lẽ là vấn đề có tiềm năng nhất trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống vào lúc này.
Do vậy trong khi cuộc vận động tranh cử Tổng thống đang trở nên gay gắt hơn thì Trung quốc lo sợ rằng sự vụ mới nhất này mới chỉ là bắt đầu trên chặng đường gập ghềnh trong vài tháng tới trong quan hệ thương mại giữa hai nước lớn. (BBC)