Tổng thống Sri Lanka tuyên bố bà cho rằng phe Hổ Tamil muốn hòa bình nhưng kèm theo là một quốc gia độc lập.

Trong phỏng vấndành cho đài BBC bà tổng thống nói chính những người trung gian Na-uy cần phải được hướng dẫn thêm về vai trò trong việc giải quyết xung đột ở Sri lanka.

Tuy nhiên, theo nhận định của phóng viên Frances Harrison đang có mặt ở Colombo thì người ta đang lo ngại cho tương lai của tiến trình hòa bình sau khi bà Tổng thống lấy lại quyền kiểm soát truyền thông và quốc phòng.

Tổng thống Chandrika Kumaratunga nói không cách chức 3 bộ trưởng trong nội các, mà chỉ lấy lại một vài chức năng của họ mà thôi.

Khi được hỏi là một chính phủ hòa hợp tất cả các đảng phái quốc gia có thể lãnh đạo đất nước như thế nào thì bà nói không có gì xấu hổ về phầ̀n mình dù hành động đó là kích động:

"Trong trường hợp này người ta có thể nói mãi nói mãi những lời sỉ nhục tôi trong các buổi họp nội các.

Phải nói là tôi đã bị hiếp đáp trong các buổi họp nội các.

Trên truyền hình thì cả đài truyền hình nhà nước cùng với đài truyền hình do người nhà của ông thủ tướng làm chủ đã hiếp đáp tôi tới mức chưa bao giờ có người đàn bà nào bị hiếp đáp như thế trên truyền hình, trừ trong phim khiêu dâm mà thôi." - bà tổng thống nói.

Bà Kumaratunga giải thích là bà ta chỉ miễn cưỡng lấy lại từ tay ông thủ tướng quyền kiểm soát quốc phòng mà thôi.

Bà nói bản hòa ước mà thủ tướng ký với phe phiến quân hồi năm ngoái là không hợp pháp vì bà không ký vào đó.

Khi được hỏi tại sao như thế mà bà lại chấp nhận công nhận bản hòa ước thì tổng thống Kumaratunga nói bà có thể ký lại.

Tuy nhiên khi nói đến nghị trình hòa bình thì bà tổng thống nhận định là bà không tin phe Hổ Tamil thực sự muốn chuyện đó:

"Tôi nghĩ là Hổ Tamil muốn hòa bình nhưng kèm theo là một quốc gia độc lập. Từ giấy tờ mà họ đã đưa ra thì đó chính là bằng chứng xác đáng." - Bà Kumaratunga nhận định.

Và bà tổng thống cũng nói chuyện phe Hổ Timil từng thử ám sát bà không ảnh hưởng gì đến quá trình đàm phán hòa bình.

Bà giải thích là không xem lãnh tụ phe phiến quân là bạn nhưng vì số phận của cả triệu người Tamil phải sống dưới sự áp bức thì bà có thể̉ chịu thỏa thuận với ông ta. (BBC)

Tổng thống Srilanka tuyên bố bà cho rằng phe Hổ Tamil muốn hòa bình nhưng kèm theo là một quốc gia độc lập.

Trong phỏng vấndành cho đài BBC bà tổng thống nói chính những người trung gian Na-uy cần phải được hướng dẫn thêm về vai trò trong việc giải quyết xung đột ở Sri lanka.

Tuy nhiên, theo nhận định của phóng viên Frances Harrison đang có mặt ở Colombo thì người ta đang lo ngại cho tương lai của tiến trình hòa bình sau khi bà Tổng thống lấy lại quyền kiểm soát truyền thông và quốc phòng.

Tổng thống Chandrika Kumaratunga nói không cách chức 3 bộ trưởng trong nội các, mà chỉ lấy lại một vài chức năng của họ mà thôi.

Khi được hỏi là một chính phủ hòa hợp tất cả các đảng phái quốc gia có thể lãnh đạo đất nước như thế nào thì bà nói không có gì xấu hổ về phầ̀n mình dù hành động đó là kích động:

"Trong trường hợp này người ta có thể nói mãi nói mãi những lời sỉ nhục tôi trong các buổi họp nội các.

Phải nói là tôi đã bị hiếp đáp trong các buổi họp nội các.

Trên truyền hình thì cả đài truyền hình nhà nước cùng với đài truyền hình do người nhà của ông thủ tướng làm chủ đã hiếp đáp tôi tới mức chưa bao giờ có người đàn bà nào bị hiếp đáp như thế trên truyền hình, trừ trong phim khiêu dâm mà thôi." - bà tổng thống nói.

Bà Kumaratunga giải thích là bà ta chỉ miễn cưỡng lấy lại từ tay ông thủ tướng quyền kiểm soát quốc phòng mà thôi.

Bà nói bản hòa ước mà thủ tướng ký với phe phiến quân hồi năm ngoái là không hợp pháp vì bà không ký vào đó.

Khi được hỏi tại sao như thế mà bà lại chấp nhận công nhận bản hòa ước thì tổng thống Kumaratunga nói bà có thể ký lại.

Tuy nhiên khi nói đến nghị trình hòa bình thì bà tổng thống nhận định là bà không tin phe Hổ Tamil thực sự muốn chuyện đó:

"Tôi nghĩ là Hổ Tamil muốn hòa bình nhưng kèm theo là một quốc gia độc lập. Từ giấy tờ mà họ đã đưa ra thì đó chính là bằng chứng xác đáng." - Bà Kumaratunga nhận định.

Và bà tổng thống cũng nói chuyện phe Hổ Timil từng thử ám sát bà không ảnh hưởng gì đến quá trình đàm phán hòa bình.

Bà giải thích là không xem lãnh tụ phe phiến quân là bạn nhưng vì số phận của cả triệu người Tamil phải sống dưới sự áp bức thì bà có thể̉ chịu thỏa thuận với ông ta. (BBC)