Thủ tướng Ranil Wickramasinghe được phe ủng hộ tiếp đón tại phi trường Colombo
Thủ tướng Sri Lanka đã trở về nước, và nói sẽ thách thức Tổng thống, người đã đình chỉ Quốc Hội và sa thải ba bộ trưởng trong chính phủ của ông khi ông đi vắng.
Giữa quang cảnh hỗn loạn tại sân bay Colombo, ông Ranil Wickramasinghe nói các hành động của Tổng thống đã làm nguy hại đến tiến trình hòa bình với nhóm nổi dậy Hổ Tamil.
Tổng thống Chandrika Kumaratunga đã cáo buộc chính phủ có quá nhiều nhượng bộ cho phe nổi dậy.
Bà Kumaratunga dự kiến sẽ có bài diễn văn trước toàn quốc vào lúc 14h30GMT hôm nay.
Ngay sau khi ông Wickramasinghe trở về, các quan chức Sri Lanka nói người ta đã bãi bỏ tình trạng 10 ngày khẩn cấp - vốn được tuyên bố hôm thứ Tư, một ngày sau khi Quốc hội bị đình chỉ.
Họ cho biết tình trạng này sẽ được thay thế bằng các qui đinh an ninh nghiêm nhặt.
Hàng ngàn người ủng hộ ông Ranil đã tới để chào mừng ông trở về sau chuyến công du tới Hoa Kỳ.
"Chúng tôi phải đảm bảo rằng Quốc hội sẽ được triệu tập ngay lập tức để cho tiến trình hòa bình tiếp tục", Thủ tướng nói.
Ông nói với những người ủng hộ rằng quá trình hòa bình đã gặp "rủi ro" vì các sự kiện xảy ra tại Sri Lanka trong tuần, và ưu tiên của ông sẽ là đưa tiến trình hòa bình này trở lại "với các cuộc thảo luận với mọi bên tại Sri Lanka".
Ông Wickramasinghe nói Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush, đã thông báo với chính phủ của ông về tình hình tại Sri Lanka.
Rất nhiều người sợ rằng cuộc đối đầu giữa Thủ tướng và Tổng thống có nghĩa là sẽ có một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài, mà cuối cùng có thể làm nguy hại tới tiến trình hòa bình với nhóm nổi dậy Hổ Tamil.
Phóng viên BBC, Frances Harrison, tại Colombo nói rằng với việc Quốc hội bị ngừng lại hai tuần, có những lo sợ rằng cuộc đối đầu chính trị này có thể sẽ biến thành bạo lực trên đường phố.
Cũng chưa rõ ông Wickramasinghe đang có những sự lựa chọn nào. Ông sẽ không thể điều hành nếu không có những bộ chủ chốt, và sẽ rất khó có thể thách thức Tổng thống với điều kiện như thế.
Tuy nhiên, nếu bà Kumaratunga thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền lực này thì bà có thể cũng sẽ phải đương đầu với những sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, vốn bày tỏ quan ngại về tương lai của tiến trình hòa bình Sri Lanka, phóng viên BBC cho biết. (BBC)
Thủ tướng Sri Lanka đã trở về nước, và nói sẽ thách thức Tổng thống, người đã đình chỉ Quốc Hội và sa thải ba bộ trưởng trong chính phủ của ông khi ông đi vắng.
Giữa quang cảnh hỗn loạn tại sân bay Colombo, ông Ranil Wickramasinghe nói các hành động của Tổng thống đã làm nguy hại đến tiến trình hòa bình với nhóm nổi dậy Hổ Tamil.
Tổng thống Chandrika Kumaratunga đã cáo buộc chính phủ có quá nhiều nhượng bộ cho phe nổi dậy.
Bà Kumaratunga dự kiến sẽ có bài diễn văn trước toàn quốc vào lúc 14h30GMT hôm nay.
Ngay sau khi ông Wickramasinghe trở về, các quan chức Sri Lanka nói người ta đã bãi bỏ tình trạng 10 ngày khẩn cấp - vốn được tuyên bố hôm thứ Tư, một ngày sau khi Quốc hội bị đình chỉ.
Họ cho biết tình trạng này sẽ được thay thế bằng các qui đinh an ninh nghiêm nhặt.
Hàng ngàn người ủng hộ ông Ranil đã tới để chào mừng ông trở về sau chuyến công du tới Hoa Kỳ.
"Chúng tôi phải đảm bảo rằng Quốc hội sẽ được triệu tập ngay lập tức để cho tiến trình hòa bình tiếp tục", Thủ tướng nói.
Ông nói với những người ủng hộ rằng quá trình hòa bình đã gặp "rủi ro" vì các sự kiện xảy ra tại Sri Lanka trong tuần, và ưu tiên của ông sẽ là đưa tiến trình hòa bình này trở lại "với các cuộc thảo luận với mọi bên tại Sri Lanka".
Ông Wickramasinghe nói Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush, đã thông báo với chính phủ của ông về tình hình tại Sri Lanka.
Rất nhiều người sợ rằng cuộc đối đầu giữa Thủ tướng và Tổng thống có nghĩa là sẽ có một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài, mà cuối cùng có thể làm nguy hại tới tiến trình hòa bình với nhóm nổi dậy Hổ Tamil.
Phóng viên BBC, Frances Harrison, tại Colombo nói rằng với việc Quốc hội bị ngừng lại hai tuần, có những lo sợ rằng cuộc đối đầu chính trị này có thể sẽ biến thành bạo lực trên đường phố.
Cũng chưa rõ ông Wickramasinghe đang có những sự lựa chọn nào. Ông sẽ không thể điều hành nếu không có những bộ chủ chốt, và sẽ rất khó có thể thách thức Tổng thống với điều kiện như thế.
Tuy nhiên, nếu bà Kumaratunga thắng lợi trong cuộc tranh giành quyền lực này thì bà có thể cũng sẽ phải đương đầu với những sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, vốn bày tỏ quan ngại về tương lai của tiến trình hòa bình Sri Lanka, phóng viên BBC cho biết. (BBC)