Phụ lục I: Các tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu
1. Vô Nhiễm Thai
Sau đây là lời công bố tín điều được Đức Giáo Hoàng Piô IX xác định vào ngày 8 tháng 12 năm 1854:
“Ta tuyên bố, công bố và xác định rằng: tín lý theo đó Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, từ giây phút đầu tiên được tượng thai, nhờ ơn thánh đặc biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng và dự ứng công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, là tín lý được Thiên Chúa mạc khải và, do đó, phải được mọi tín hữu tin một cách chắc chắn và mãi mãi” (Sắc chỉ Ineffabilis Deus; Denzinger 2803).
Đọc công bố trên, ta cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- ở đây, học lý Vô Nhiễm Thai là chủ đề của một định nghĩa long trọng và nhận được tư cách một học lý “được Thiên Chúa mạc khải”. Tuy nhiên, trong lời giải thích của mình, chính Đức Piô IX nhấn mạnh tới tính liên tục của nó với đức tin của Giáo Hội được phát biểu trong các ngày lễ phụng vụ và giáo huấn các giáo phụ và một số vị giáo hoàng. Hơn nữa, dù có nhắc tới một số đoạn văn Thánh Kinh (St 3:15; Lc 1:28 và 1:42), nhưng ngài không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh. Tuy nhiên, ngài nhìn nhận rằng học lý này “theo phán quyết của các giáo phụ, đã được ghi trong Sách Thánh”.
- chính công thức định nghĩa không sử dụng thuật ngữ “Vô Nhiễm Thai”. Công thức này cũng không xác định “giây phút đầu tiên” của việc tượng thai; chỉ xác định rằng từ “giây phút đầu tiên”, Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ.
- một thế kỷ sau định nghĩa của Đức Piô IX, Công Đồng Vatican II đã đề cập tới mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai bằng những lời lẽ ít “Latinh” hơn và mang nhiều dấu ấn của ngôn ngữ truyền thống Phương Đông hơn:
“Không có gì lạ, nếu các Thánh Giáo Phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Ðấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai, Ðức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là "Ðấng đầy ân phúc" (x. Lc 1:28)” (Lumen Gentium, số 56).
2. Mông Triệu
Trong Tông Hiến Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII, đã xác định tín điều Mông Triệu như sau:
“Do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, do thẩm quyền của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền riêng của ta, ta công bố, tuyên bố và ấn định thành tín điều do Thiên Chúa mạc khải rằng: Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, là Đức Maria trọn đời đồng trinh, khi chấm dứt cuộc sống trần gian, được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” (Denzinger 3903).
Ở đây, một lần nữa, ta nên lưu ý mấy điều sau đây:
- Đoạn đầu câu định nghĩa có ám chỉ tới tín điều vô ngộ của đức giáo hoàng được công bố năm 1870.
- Lời định nghĩa trên gợi ta nhớ tới mối liên kết giữa Mông Triệu và các mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai, Mẹ Thiên Chúa, và Trọn Đời Đồng Trinh.
- Sự khác nhau giữa các hạn từ “được triệu” (động từ thể thụ động) và các hạn từ được dùng trong Kinh Tin Kính để nói về việc “lên trời” của Chúa Kitô cho ta thấy rằng không nên lẫn lộn việc mông triệu của Đức Trinh Nữ với việc thăng thiên của Chúa Kitô.
- Các lời sau cùng “được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” không có ý nói tới việc thay đổi nơi chốn, mà đúng hơn nói tới việc biến đổi thân xác Đức Maria và việc toàn diện hữu thể ngài bước vào tình trạng “vinh quang” trong đó, ngài được kết hợp với thân xác vinh hiển của Con mình.
- Khi trình bày tín điều này, Đức Piô XII không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh nhưng nại tới Thánh Kinh qua ngả Thánh Truyền và dưới ánh sáng mối dây liên kết Đức Maria với Con của ngài.
- Công Đồng Vatican II, khi nhắc lại tín diều của Đức Piô XII, đã càng nhấn mạnh hơn nữa tới sợi dây liên kết đời đời giữa Con Trai vinh hiển và mẹ Người là Đức Maria:
“Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Ðức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Ðấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (Lumen Gentium, số 59).
Phụ lục II: Các kinh có nhắc đến Đức Maria trong một số Giáo Hội Thệ Phản
1. Trong Hiệp Thông Anh Giáo
a. Trích từ Kinh Tiền Tụng các lễ kính Đức Maria:
“Và nay, chúng con tạ ơn Cha, vì khi chọn Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria làm mẹ Con của Cha, Cha đã hiển dương những người bé nhỏ và thấp hèn. Thiên thần của Cha đã chào kính ngài là người có phúc cao; cùng với mọi thế hệ, chúng con xưng tụng ngài là đấng diễm phúc và cùng với ngài, chúng con hân hoan và chúc tụng thánh danh Cha”
b. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Maria:
“Lạy Thiên Chúa, Đấng đã triệu về với Chúa Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, người mẹ của Con Chúa, xin cho chúng con được dự phần với ngài vào vinh quang trong vương quốc đời đời của Chúa, vì cả chúng con nữa cũng đã được máu Chúa Kitô cứu chuộc”.
2. Trong Các Giáo Hội Luthêrô tại Pháp (Phụng vụ Chúa Nhật và các ngày lễ, tháng 2 năm 1983)
a. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Trinh Nữ
(a) Lễ Truyền Tin (25 tháng 3 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, qua lời thiên thần Gabrien, Chúa đã cho chúng con hay sự nhập thể của Con Chúa. Xin đổ tràn ơn thánh Chúa xuống tâm hồn chúng con để, khi theo chân Người trong đau khổ và cái chết của Người, chúng con cũng được hưởng sự vinh quang của phục sinh nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”.
(b) Lễ Thăm Viếng (2 tháng 7 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Thiên Chúa, là Cha chúng con, qua Chúa Thánh Thần, Chúa đã dẫn dắt Trinh Nữ Maria tới với Bà Êlisabét để họ cùng nhau hân hoan chào đón việc xuống thế của Con Cha. Xin Cha cũng điều hướng bước chân của chúng con để chúng con đem đến cho thế gian niềm vui của Đấng đã trở nên khó nghèo vì chúng con, là Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”
b. Kinh tiền tụng Mùa Vọng
“Lạy Cha rất thánh, là Thiên Chúa vĩnh cửu và toàn năng, thật là phải đạo và tốt đẹp, được luôn luôn và từ khắp nơi vinh danh Cha và dâng lên Cha lời cảm tạ của chúng con, qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Chính Người là Đấng mọi tiên tri đã ca ngợi; Đức Trinh Nữ Maria đã yêu thương chờ đợi, và Thánh Gioan Tẩy Giả đã công bố sự xuất hiện và tỏ lộ sự hiện diện; chính Người đã ban cho chúng con niềm vui được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh để khi Người đến, Người có thể thấy chúng con đang chờ đợi trong cầu nguyện và tràn đầy niềm vui”.
c. Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng
“Chúc tụng Chúa nhờ đấng có phúc hơn mọi phụ nữ; chúc tụng Chúa vì ngài đã tin; chúc tụng Chúa đã để nữ tì Chúa mở lòng ra chào đón lời Chúa và cưu mang Đấng đã tạo dựng nên thế giới; chúc tụng Chúa vì nhờ ngài, Con Chúa đã có thể mặc lấy xác phàm của chúng con và dâng lên của lễ duy nhất hữu hiệu: ‘Này đây, Con đến để làm theo Ý Cha’” (Lời nguyện Phụng Vụ Chúa Nhật, Lutheran Domestic Mission, 1991).
d. Kinh tưởng niệm (anamnesis), Lễ Giáng Sinh
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cử hành việc xuất hiện của Con Cha. Giống Đức Maria, chúng con tưởng niệm trong tâm hồn chúng con việc Người sinh ra. Chúng con tưởng nhớ các lời Người nói, các việc Người làm, cuộc thống khổ và thập giá của Người. Sự sống hiện nay của Người là niềm vui của chúng con và việc Người trở lại là niềm hy vọng của chúng con. Nhân danh Người, chúng con dám nguyện rằng: Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
3. Các Kinh của Giáo Hội Cải Cách
a. Phụng vụ của Giáo Hội Cải Cách Pháp (1996)
“Lạy Cha, Cha là Đấng đã mặt đối mặt nói với Môsê,
Là đấng đã làm cho các tiên tri vui mừng và khóc lóc,
Là Đấng đã phát sinh ra các thánh vịnh nơi dân Cha và thỏ thẻ sự khôn ngoan của phương châm cho họ.
Cha, Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã đặt Kinh Magnificat vào môi miệng Đức Maria và lời tuyên xưng Chúa Kitô trên môi miệng Thánh Phêrô,
Cha là Đấng đã thốt Lời Cha thành lời nhân bản trong đời sống Con Cha: nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm các lời này thành sinh động vào lúc này; xin cho chúng trở thành Lời Cha cho chúng con. Amen”
b. Kinh Bữa Tiệc Ly
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con tạ ơn Cha: từ nguyên thủy, nhờ Lời của Cha và hơi thở của Thần Trí Cha, Cha đã làm cho thế giới và những huy hoàng của nó hiện hữu. Cha đã tạo nên con người giống hình ảnh Cha và ký giao ước với họ; Cha đã chọn một dân tộc cho riêng Cha để qua họ, mọi dân tộc trên thế giới được chúc phúc.
“Nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm cho Con Cha được Trinh Nữ Maria sinh hạ; Người đã trở nên người anh của chúng con và đã sống cuộc sống yêu thương Cha cho tới chết trên thập giá. Nhờ quyền lực của Thần Trí Cha, Cha đã làm Người trỗi dậy từ cõi chết; Cha đã đặt Người làm đầu Giáo Hội và là Cứu Chúa của thế gian…” (Phụng Vụ thực nghiệm “Cam” của Giáo Hội Cải Cách Pháp, 1982).
c. Các thánh ca của Giáo Hội Cải Cách Pháp: Số 171: Tôi Tán Tụng Thiên Chúa (Magnificat)
1. Tôi tán tụng Thiên Chúa và hân hoan ca hát,
Vì Cứu Chúa đã cúi xuống phận mỏng dòn tôi;
Người đã đoái xem để từ nay
mọi người sẽ mãi mãi khen nữ tì Người có phúc.
2. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.
Danh Người là thánh! Tình yêu Người thiên thu vạn đại.
Cánh tay quyền năng của Người luôn hành động
Cho những ai thực hiện thánh ý Người.
3. Người phá tan suy nghĩ của kẻ kiêu căng
Hạ những kẻ hợm hĩnh khỏi bệ vàng;
Người nâng người nghèo dậy và nuôi sống họ;
Kẻ giầu, Người đuổi khỏi tay không.
4. Đối với Israel, Thiên Chúa luôn yêu thương trìu mến;
Trung thành với lời hứa, Người luôn trợ giúp họ;
Với Ápraham và miêu duệ,
Thiên Chúa mãi mãi là Cứu Chúa đến tận cùng (Arc en Ciel và Nos Coeurs te chantent, Tháng 7, 1994)
d. Trích Kinh Nguyện Thánh Thể, Tiệc Cưới Cana
Lạy Chúa, đơn thành và tín thác biết bao là lời Đức Maria biểu lộ!
- Chỉ một vài lời đủ cho Chúa thấy tình thế làm ngài lo âu: “họ hết rượu rồi”.
- Chỉ một vài lời đủ cho gia nhân hiểu sự tín thác của ngài: “hãy làm bất cứ điều gì Người bảo anh em”.
Ấy thế mà chúng con lại lải nhải trong lời cầu nguyện của chúng con, không nhìn thấy dấu chỉ Chúa hiện diện nào.
Này đây, chúng con đang được mời dự bữa ăn của Chúa, nhưng chúng con biết được gì về sự sống của Chúa trong mẩu bánh này và trong chén rượu này?
Chúng con biết được gì về ơn thánh Chúa dành cho chúng con ?
Xin sai Thần Khí Chúa xuống
- để chúng con nhìn thấy Chúa hiện diện tại tâm điểm bữa ăn này
- để chúng con nghe thấy lời Chúa vang vọng trong Tin Mừng
- để chúng con nhận ra mình và máu Chúa trong bánh và rượu này… (Mục sự Antoine Nouis, La Galette et le cruche, Nhà Xuất Bản Réveil, 1993).
Phụ Lục III: Danh sách các vị hợp soạn tác phẩm này trong các năm 1991-1997
Linh Mục Jean-Noel Aletti|Mục Sư Guy Lasserre
Mục Sư Francois Altermath|Linh Mục Pierre Lathuilière
Linh Mục René Beaupère|Linh Mục Marie Leblanc
Mục Sư André Benoit|Mục Sư Michel Leplay
Mục Sư Alain Blancy|Mục Sư Louis Lévrier
Mục Sư Daniel Bourguet|Linh Mục Robert Liotard
Mục Sư Marc Chambron|Linh Mục Guy Lourmande
Linh Mục Bruno Chenu|Mục Sư Alain Massini
Linh Mục Henri Denis|Mục Sư Alain Martin
Linh Mục Michel Fédou|Mục Sư Willy-René Nussbaume
Mục Sư Flemming Fleinert-Jensen|Mục Sư Jacques-Noel Pérès
Mục Sư Michel Freychet|Linh Mục René Remise
Mục Sư Daniel Fricker|Mục Sư Antoine Reymond
Linh Mục Paul Gay|Linh Mục Bernard Sesboué
Linh Mục Claude Gerest|Linh Mục Damien Sicard
Linh Mục Étienne Goutagny|Mục Sư Jean Tartier
Linh Mục Pierre Gressot|Mục Sư Danis Vatinel
Mục Sư Gottfried Hammann|Mục Sư Jean-Marc Viollet
Linh Mục Joseph Hoffmann|Linh Mục Pierre Vuichard
Linh Mục Maurice Jourjon|Mục Sư Gaston Westphal
1. Vô Nhiễm Thai
Sau đây là lời công bố tín điều được Đức Giáo Hoàng Piô IX xác định vào ngày 8 tháng 12 năm 1854:
“Ta tuyên bố, công bố và xác định rằng: tín lý theo đó Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, từ giây phút đầu tiên được tượng thai, nhờ ơn thánh đặc biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng và dự ứng công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, là tín lý được Thiên Chúa mạc khải và, do đó, phải được mọi tín hữu tin một cách chắc chắn và mãi mãi” (Sắc chỉ Ineffabilis Deus; Denzinger 2803).
Đọc công bố trên, ta cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- ở đây, học lý Vô Nhiễm Thai là chủ đề của một định nghĩa long trọng và nhận được tư cách một học lý “được Thiên Chúa mạc khải”. Tuy nhiên, trong lời giải thích của mình, chính Đức Piô IX nhấn mạnh tới tính liên tục của nó với đức tin của Giáo Hội được phát biểu trong các ngày lễ phụng vụ và giáo huấn các giáo phụ và một số vị giáo hoàng. Hơn nữa, dù có nhắc tới một số đoạn văn Thánh Kinh (St 3:15; Lc 1:28 và 1:42), nhưng ngài không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh. Tuy nhiên, ngài nhìn nhận rằng học lý này “theo phán quyết của các giáo phụ, đã được ghi trong Sách Thánh”.
- chính công thức định nghĩa không sử dụng thuật ngữ “Vô Nhiễm Thai”. Công thức này cũng không xác định “giây phút đầu tiên” của việc tượng thai; chỉ xác định rằng từ “giây phút đầu tiên”, Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ.
- một thế kỷ sau định nghĩa của Đức Piô IX, Công Đồng Vatican II đã đề cập tới mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai bằng những lời lẽ ít “Latinh” hơn và mang nhiều dấu ấn của ngôn ngữ truyền thống Phương Đông hơn:
“Không có gì lạ, nếu các Thánh Giáo Phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Ðấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai, Ðức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là "Ðấng đầy ân phúc" (x. Lc 1:28)” (Lumen Gentium, số 56).
2. Mông Triệu
Trong Tông Hiến Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII, đã xác định tín điều Mông Triệu như sau:
“Do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, do thẩm quyền của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền riêng của ta, ta công bố, tuyên bố và ấn định thành tín điều do Thiên Chúa mạc khải rằng: Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, là Đức Maria trọn đời đồng trinh, khi chấm dứt cuộc sống trần gian, được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” (Denzinger 3903).
Ở đây, một lần nữa, ta nên lưu ý mấy điều sau đây:
- Đoạn đầu câu định nghĩa có ám chỉ tới tín điều vô ngộ của đức giáo hoàng được công bố năm 1870.
- Lời định nghĩa trên gợi ta nhớ tới mối liên kết giữa Mông Triệu và các mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai, Mẹ Thiên Chúa, và Trọn Đời Đồng Trinh.
- Sự khác nhau giữa các hạn từ “được triệu” (động từ thể thụ động) và các hạn từ được dùng trong Kinh Tin Kính để nói về việc “lên trời” của Chúa Kitô cho ta thấy rằng không nên lẫn lộn việc mông triệu của Đức Trinh Nữ với việc thăng thiên của Chúa Kitô.
- Các lời sau cùng “được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” không có ý nói tới việc thay đổi nơi chốn, mà đúng hơn nói tới việc biến đổi thân xác Đức Maria và việc toàn diện hữu thể ngài bước vào tình trạng “vinh quang” trong đó, ngài được kết hợp với thân xác vinh hiển của Con mình.
- Khi trình bày tín điều này, Đức Piô XII không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh nhưng nại tới Thánh Kinh qua ngả Thánh Truyền và dưới ánh sáng mối dây liên kết Đức Maria với Con của ngài.
- Công Đồng Vatican II, khi nhắc lại tín diều của Đức Piô XII, đã càng nhấn mạnh hơn nữa tới sợi dây liên kết đời đời giữa Con Trai vinh hiển và mẹ Người là Đức Maria:
“Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Ðức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Ðấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (Lumen Gentium, số 59).
Phụ lục II: Các kinh có nhắc đến Đức Maria trong một số Giáo Hội Thệ Phản
1. Trong Hiệp Thông Anh Giáo
a. Trích từ Kinh Tiền Tụng các lễ kính Đức Maria:
“Và nay, chúng con tạ ơn Cha, vì khi chọn Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria làm mẹ Con của Cha, Cha đã hiển dương những người bé nhỏ và thấp hèn. Thiên thần của Cha đã chào kính ngài là người có phúc cao; cùng với mọi thế hệ, chúng con xưng tụng ngài là đấng diễm phúc và cùng với ngài, chúng con hân hoan và chúc tụng thánh danh Cha”
b. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Maria:
“Lạy Thiên Chúa, Đấng đã triệu về với Chúa Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, người mẹ của Con Chúa, xin cho chúng con được dự phần với ngài vào vinh quang trong vương quốc đời đời của Chúa, vì cả chúng con nữa cũng đã được máu Chúa Kitô cứu chuộc”.
2. Trong Các Giáo Hội Luthêrô tại Pháp (Phụng vụ Chúa Nhật và các ngày lễ, tháng 2 năm 1983)
a. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Trinh Nữ
(a) Lễ Truyền Tin (25 tháng 3 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, qua lời thiên thần Gabrien, Chúa đã cho chúng con hay sự nhập thể của Con Chúa. Xin đổ tràn ơn thánh Chúa xuống tâm hồn chúng con để, khi theo chân Người trong đau khổ và cái chết của Người, chúng con cũng được hưởng sự vinh quang của phục sinh nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”.
(b) Lễ Thăm Viếng (2 tháng 7 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Thiên Chúa, là Cha chúng con, qua Chúa Thánh Thần, Chúa đã dẫn dắt Trinh Nữ Maria tới với Bà Êlisabét để họ cùng nhau hân hoan chào đón việc xuống thế của Con Cha. Xin Cha cũng điều hướng bước chân của chúng con để chúng con đem đến cho thế gian niềm vui của Đấng đã trở nên khó nghèo vì chúng con, là Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”
b. Kinh tiền tụng Mùa Vọng
“Lạy Cha rất thánh, là Thiên Chúa vĩnh cửu và toàn năng, thật là phải đạo và tốt đẹp, được luôn luôn và từ khắp nơi vinh danh Cha và dâng lên Cha lời cảm tạ của chúng con, qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Chính Người là Đấng mọi tiên tri đã ca ngợi; Đức Trinh Nữ Maria đã yêu thương chờ đợi, và Thánh Gioan Tẩy Giả đã công bố sự xuất hiện và tỏ lộ sự hiện diện; chính Người đã ban cho chúng con niềm vui được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh để khi Người đến, Người có thể thấy chúng con đang chờ đợi trong cầu nguyện và tràn đầy niềm vui”.
c. Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng
“Chúc tụng Chúa nhờ đấng có phúc hơn mọi phụ nữ; chúc tụng Chúa vì ngài đã tin; chúc tụng Chúa đã để nữ tì Chúa mở lòng ra chào đón lời Chúa và cưu mang Đấng đã tạo dựng nên thế giới; chúc tụng Chúa vì nhờ ngài, Con Chúa đã có thể mặc lấy xác phàm của chúng con và dâng lên của lễ duy nhất hữu hiệu: ‘Này đây, Con đến để làm theo Ý Cha’” (Lời nguyện Phụng Vụ Chúa Nhật, Lutheran Domestic Mission, 1991).
d. Kinh tưởng niệm (anamnesis), Lễ Giáng Sinh
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cử hành việc xuất hiện của Con Cha. Giống Đức Maria, chúng con tưởng niệm trong tâm hồn chúng con việc Người sinh ra. Chúng con tưởng nhớ các lời Người nói, các việc Người làm, cuộc thống khổ và thập giá của Người. Sự sống hiện nay của Người là niềm vui của chúng con và việc Người trở lại là niềm hy vọng của chúng con. Nhân danh Người, chúng con dám nguyện rằng: Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
3. Các Kinh của Giáo Hội Cải Cách
a. Phụng vụ của Giáo Hội Cải Cách Pháp (1996)
“Lạy Cha, Cha là Đấng đã mặt đối mặt nói với Môsê,
Là đấng đã làm cho các tiên tri vui mừng và khóc lóc,
Là Đấng đã phát sinh ra các thánh vịnh nơi dân Cha và thỏ thẻ sự khôn ngoan của phương châm cho họ.
Cha, Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã đặt Kinh Magnificat vào môi miệng Đức Maria và lời tuyên xưng Chúa Kitô trên môi miệng Thánh Phêrô,
Cha là Đấng đã thốt Lời Cha thành lời nhân bản trong đời sống Con Cha: nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm các lời này thành sinh động vào lúc này; xin cho chúng trở thành Lời Cha cho chúng con. Amen”
b. Kinh Bữa Tiệc Ly
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con tạ ơn Cha: từ nguyên thủy, nhờ Lời của Cha và hơi thở của Thần Trí Cha, Cha đã làm cho thế giới và những huy hoàng của nó hiện hữu. Cha đã tạo nên con người giống hình ảnh Cha và ký giao ước với họ; Cha đã chọn một dân tộc cho riêng Cha để qua họ, mọi dân tộc trên thế giới được chúc phúc.
“Nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm cho Con Cha được Trinh Nữ Maria sinh hạ; Người đã trở nên người anh của chúng con và đã sống cuộc sống yêu thương Cha cho tới chết trên thập giá. Nhờ quyền lực của Thần Trí Cha, Cha đã làm Người trỗi dậy từ cõi chết; Cha đã đặt Người làm đầu Giáo Hội và là Cứu Chúa của thế gian…” (Phụng Vụ thực nghiệm “Cam” của Giáo Hội Cải Cách Pháp, 1982).
c. Các thánh ca của Giáo Hội Cải Cách Pháp: Số 171: Tôi Tán Tụng Thiên Chúa (Magnificat)
1. Tôi tán tụng Thiên Chúa và hân hoan ca hát,
Vì Cứu Chúa đã cúi xuống phận mỏng dòn tôi;
Người đã đoái xem để từ nay
mọi người sẽ mãi mãi khen nữ tì Người có phúc.
2. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.
Danh Người là thánh! Tình yêu Người thiên thu vạn đại.
Cánh tay quyền năng của Người luôn hành động
Cho những ai thực hiện thánh ý Người.
3. Người phá tan suy nghĩ của kẻ kiêu căng
Hạ những kẻ hợm hĩnh khỏi bệ vàng;
Người nâng người nghèo dậy và nuôi sống họ;
Kẻ giầu, Người đuổi khỏi tay không.
4. Đối với Israel, Thiên Chúa luôn yêu thương trìu mến;
Trung thành với lời hứa, Người luôn trợ giúp họ;
Với Ápraham và miêu duệ,
Thiên Chúa mãi mãi là Cứu Chúa đến tận cùng (Arc en Ciel và Nos Coeurs te chantent, Tháng 7, 1994)
d. Trích Kinh Nguyện Thánh Thể, Tiệc Cưới Cana
Lạy Chúa, đơn thành và tín thác biết bao là lời Đức Maria biểu lộ!
- Chỉ một vài lời đủ cho Chúa thấy tình thế làm ngài lo âu: “họ hết rượu rồi”.
- Chỉ một vài lời đủ cho gia nhân hiểu sự tín thác của ngài: “hãy làm bất cứ điều gì Người bảo anh em”.
Ấy thế mà chúng con lại lải nhải trong lời cầu nguyện của chúng con, không nhìn thấy dấu chỉ Chúa hiện diện nào.
Này đây, chúng con đang được mời dự bữa ăn của Chúa, nhưng chúng con biết được gì về sự sống của Chúa trong mẩu bánh này và trong chén rượu này?
Chúng con biết được gì về ơn thánh Chúa dành cho chúng con ?
Xin sai Thần Khí Chúa xuống
- để chúng con nhìn thấy Chúa hiện diện tại tâm điểm bữa ăn này
- để chúng con nghe thấy lời Chúa vang vọng trong Tin Mừng
- để chúng con nhận ra mình và máu Chúa trong bánh và rượu này… (Mục sự Antoine Nouis, La Galette et le cruche, Nhà Xuất Bản Réveil, 1993).
Phụ Lục III: Danh sách các vị hợp soạn tác phẩm này trong các năm 1991-1997
Linh Mục Jean-Noel Aletti|Mục Sư Guy Lasserre
Mục Sư Francois Altermath|Linh Mục Pierre Lathuilière
Linh Mục René Beaupère|Linh Mục Marie Leblanc
Mục Sư André Benoit|Mục Sư Michel Leplay
Mục Sư Alain Blancy|Mục Sư Louis Lévrier
Mục Sư Daniel Bourguet|Linh Mục Robert Liotard
Mục Sư Marc Chambron|Linh Mục Guy Lourmande
Linh Mục Bruno Chenu|Mục Sư Alain Massini
Linh Mục Henri Denis|Mục Sư Alain Martin
Linh Mục Michel Fédou|Mục Sư Willy-René Nussbaume
Mục Sư Flemming Fleinert-Jensen|Mục Sư Jacques-Noel Pérès
Mục Sư Michel Freychet|Linh Mục René Remise
Mục Sư Daniel Fricker|Mục Sư Antoine Reymond
Linh Mục Paul Gay|Linh Mục Bernard Sesboué
Linh Mục Claude Gerest|Linh Mục Damien Sicard
Linh Mục Étienne Goutagny|Mục Sư Jean Tartier
Linh Mục Pierre Gressot|Mục Sư Danis Vatinel
Mục Sư Gottfried Hammann|Mục Sư Jean-Marc Viollet
Linh Mục Joseph Hoffmann|Linh Mục Pierre Vuichard
Linh Mục Maurice Jourjon|Mục Sư Gaston Westphal