III. Điều thứ ba: Đức Maria trong hiệp thông các thánh
Điều thứ ba của Kinh Tin Kính đề cập tới Chúa Thánh Thần và giáo hội. Giáo hội được Thiên Chúa sinh ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần qua hồng ân Chúa Thánh Thần được ban xuống. Khi các môn đệ tụ họp tại căn phòng trên lầu, chờ đợi giây phút khai trương này trong cầu nguyện, Đức Maria đã hiện diện giữa cộng đoàn Giêrusalem nhỏ bé này gồm chừng một trăm hai mươi anh em (Cv 1:14-15).
1. Hiệp thông các thánh
Hiệp thông các thánh đặt tâm điểm ở Chúa Giêsu Kitô. Dưới thẩm quyền của Người, giáo hội đem các tín hữu mọi thời lại với nhau, những người từng được ơn thánh của Người thánh hóa. Như thế, hiệp thông này tạo nên sự hợp nhất của nhiệm thể Người cả trên trời lẫn dưới đất, cả giáo hội chiến đấu lẫn giáo hội chiến thắng. Các giáo hội này hợp nhất một cách mầu nhiệm bất chấp các chia cách trong thời gian và trong không gian cũng như sự phân cách bởi cái chết. Vì những ai tin đều đã “từ sự chết bước qua sự sống” (xem Ga 5:24; 1Ga 3:14) hay nói như Thánh Phaolô, “cả sự chết lẫn sự sống… cũng không phân cách họ khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:38-39).
Hiệp thông các thánh được cảm nghiệm trong phụng vụ (12); mà phụng vụ thì luôn vượt trên thời gian và không gian để kết hợp việc cử hành của cộng đoàn dưới đất với việc ngợi ca trường cửu của cộng đoàn trên trời (13). Đặc biệt nhất, chính trong lúc tưởng niệm thánh thể Chúa Kitô, trong đó, giáo hội dâng lời tạ ơn và ca ngợi lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, cộng đoàn cầu nguyện đã nối kết việc nhớ đến các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả Aben, Ápraham, Melkixêđê (14), với các người đàn ông và đàn bà ngày nay đang làm chứng và chết cho đức tin của họ. Bằng lời ca ngợi hơn là buồn bã, những cá nhân này cử hành việc họ đồng hình với “các đau đớn của Chúa Kitô” (Pl 3:10-11) trong khi chờ mong sự phục sinh mà người "trưởng tử” giữa họ từng trải nghiệm (Rm 8:29).
Sự chăm chú của ta vào chiều kích phụng vụ của hiệp thông các thánh đem chúng ta lại rất gần với các Giáo Hội Chính Thống, vì đối với các giáo hội này, phụng vụ là thước đo lòng sùng kính Đức Maria. Và quả thế, cách tốt nhất nắm được nền thần học thánh mẫu của Chính Thống Giáo, chính là nhờ tranh ảnh và các bản văn phụng vụ chứ không hẳn các bài giảng, các khảo luận hay các tín điều.
Trong hiệp thông các thánh, giữa đoàn người vô danh “không ai đếm được” (Kh 7:9), ta cũng tưởng niệm các “lực sĩ” của đức tin (xem 1Cor 9:26); đối với ta, họ là những người chạy trước và là khuôn mẫu để ta chạy theo, đó là các chứng tá của hai giao ước, các tử đạo và hiển tu (15), và trong số các vị này, người gần gũi Chúa Giêsu nhất trong huyết nhục, chính là Trinh Nữ Maria.
2. Từ Giáo Hội chưa bị phân rẽ tới các giáo hội tín phái
Việc dành cho Đức Maria một chỗ trong hiệp thông các thánh là kết quả của một khai triển khá dài. Ngài không dành được chỗ đứng ưu tiên này trong giáo hội sơ khai là giáo hội chỉ chuyên chú tới việc tuyên xưng Chúa Kitô là nguồn mọi chứng tá và là vị tử đạo trước nhất của mọi vị tử đạo. Giáo hội này cũng tôn kính Stêphanô như là người đầu hết đã “trả lại cho Chúa Kitô dòng máu Người đã đổ ra cho chúng ta”.
Bản văn có ý nghĩa nhất của Giáo Hội chưa bị phân rẽ nhắc đến vị trí của Đức Maria trong hiệp thông các thánh chắc chắn là bộ Lễ Qui Rôma, mà phần chính được biết là của Thánh Ambrosiô. Bộ Lễ Qui này đặt “Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô” ở đầu mọi đấng thánh được tưởng niệm. Bộ lễ qui này chính là nguồn phát sinh ra lễ qui Thánh Lễ của Giáo Hội Phương Tây (16).
Trước khi tôn kính Đức Maria như người thứ nhất trong hiệp thông các thánh, việc sùng kính của dân Chúa đối với các tôi tớ gương mẫu của Người đã được dành cho các Kitô hữu không tử đạo nhưng “đã chết trên giường của họ”. Đó là những vị như Anatasiô, Martinô, Ambrôsiô, Monica, Augustinô, và Grêgôriô Cả.
Như thế, Đức Maria được tôn kính trước nhất như một trinh nữ và là khuôn mẫu của các trinh nữ sống đời tận hiến. Việc này xẩy ra là nhờ lòng nhiệt thành của các nữ tu do sự khuyến khích của các giám mục, nhất là hai thánh Anatasiô và Ambrôsiô. Sau khi đứng đầu đoàn ngũ này, đoàn ngũ mà ngài dẫn tới với Chúa Kitô, Đức Maria trở thành người đầu hết của mọi vị thánh.
Diễn trình khai triển có tính lịch sử trên đây chỉ có nghĩa khi vị trí ưu tiên của Đức Maria không bị hiểu là biệt loại, đứng ngoài. Ngày nay, các lời cầu nguyện khác, không kém chân thực như các lời cầu nguyện của Giáo Hội Công Giáo Rôma, có thể sử dụng nhiều vị trí ưu tiên khác, một cách hoàn toàn hợp pháp.
Cũng có thể nhận xét một cách thích đáng rằng bên ngoài phụng vụ, người Công Giáo cũng thực hành một loạt các việc sùng kính nhằm dành vị trí ưu tiên cho các thánh nam nữ khác, ngoài Đức Maria. Dù sự phổ thông của các việc sùng kính này có lẽ hơi quá đáng và thường dựa vào dã sử, nhưng rõ ràng là Đức Maria không phủ mờ “cột mây mênh mông các nhân chứng”, như lòng sùng kính đối với các thánh Martinô, Bonifaxiô, Patrick, Phanxicô Assissi, và nhiều vị khác.
Thực ra, không phải chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có hiện tượng phổ thông về lòng sùng kính các thánh. Trong các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách, người ta cũng thấy có lòng sùng kính đối với đoàn ngũ đông đảo không kém các chứng tá này, dù không được gọi như thế: từ John Huss và Marie Durand, tới Dietrich Bonhoeffer và Martin Luther King, v.v…
Về phần mình, các Giáo Hội Chính Thống cũng tôn kính nhiều thánh nhân như Maria Scobtsova, Seraphim thành Sarov, và Silouane, và đã phong hiển thánh cho các vị này. Nhưng rõ ràng là các giáo hội này dành một chỗ hết sức trổi vượt trong hiệp thông các thánh cho Đức Maria. Chỗ đứng không bị thách thức này được dành cho ngài chỉ vì một lý do đơn giản: ngài là hình ảnh của giáo hội và là mẹ các tín hữu. Do định nghĩa, ngài là đấng đứng đầu những người được Chúa Kitô tuyên bố là “phúc thật” vì họ biết “lắng nghe lời Chúa và tuân theo nó” (Lc 11:28; xem thêm 8:21). Người ta thấy rõ sự ưu việt của ngài nơi sự kiện này: trong hàng ngũ nhân loại, chỉ có ngài được xưng tụng là panagia, “đấng thánh trong mọi sự” hay “đấng thánh thiện nhất”.
Kết luận
Ta đã cùng Đức Maria lược qua 3 điều của Kinh Tin Kính. Ta đã tháp tùng ngài trên hành trình của ngài từ một cô thiếu nữ Do Thái thấp hèn của Nadarét tới địa vị trổi vượt của ngài trong hiệp thông các thánh, một địa vị ngài có được vì ngài là đấng được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Mêxia.
Trong kinh Magnificat của mình, Đức Maria ca ngợi chức phận độc nhất của mình: ngài là nữ tì hèn mọn của Chúa, người mà Thiên Chúa, thánh thiện thay danh Người!, đã làm cho nhiều điều kỳ diệu; ngài thấy ngài được muôn thế hệ xưng tụng là “Người Có Phúc Lạ”, vì đã tin vào lời hứa từng ngỏ với Ápraham. Do kết quả lời Xin Vâng của ngài đối với sứ điệp của thiên thần, ngài trở thành mẹ của Chúa mình. Dù là mẹ và là người có phúc lạ, Đức Maria vẫn không quên cả nguồn gốc riêng của ngài lẫn sự cao cả của Đấng sẽ lấy nhục huyết của mình, và là Đấng siêu việt mọi giới hạn của thời gian và không gian trong tư cách “ánh sáng muôn dân” và “vinh quang Israel”.
(Hết phần I)
Ghi chú
(12) Tuy không loại trừ các hình thức thờ phượng khác, ở đây dùng chữ “phụng vụ” để chủ yếu chỉ nghi thức hay việc thờ phượng trong Thánh Lễ (lời và bí tích); việc này hầu như đồng nhất trong mọi nghi lễ và tín phái.
(13) Xem phụng vụ vĩ đại trên thiên quốc trong Khải Huyền 4-5.
(14) Xem Lễ Qui Rôma trong phụng vụ Rôma.
(15) Hình ảnh cuộc đua trong Thư Do Thái 12:1-2 nói tới sự trợ giúp của những người đã chết: các vị vẫn bao quanh ta, để biểu lộ sự quan tâm và trợ giúp của các vị đối với cuộc chiến đấu mà ta đang vẫn còn phải chịu đựng. Các chứng nhân này không hề cạnh tranh, theo bất cứ nghĩa nào, với vai trò độc nhất của Chúa Kitô, Đấng vừa là khởi điểm vừa là đích đến của cuộc đua.
(16) Kinh Communicantes (Hiệp cùng hội thánh) có từ thế kỷ thứ 6. Thánh Ambrôsiô Thành Milan là chứng tá cho một bản văn mà cho tới thời ngài, Kinh Communicantes vẫn chưa là một thành phần (De sacramentis 4.21-29; SC 25bis [Paris, 1961] 114-16). Nhưng trong các bài giáo lý của ngài, thánh nhân có nhắc tới Trinh Nữ Maria trong ngữ cảnh Thánh Thể khi ngài so sánh việc dâng tiến bánh rượu của Menkixêđê với việc dâng tiến của Chúa Giêsu (4.12; tr.109).
Điều thứ ba của Kinh Tin Kính đề cập tới Chúa Thánh Thần và giáo hội. Giáo hội được Thiên Chúa sinh ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần qua hồng ân Chúa Thánh Thần được ban xuống. Khi các môn đệ tụ họp tại căn phòng trên lầu, chờ đợi giây phút khai trương này trong cầu nguyện, Đức Maria đã hiện diện giữa cộng đoàn Giêrusalem nhỏ bé này gồm chừng một trăm hai mươi anh em (Cv 1:14-15).
1. Hiệp thông các thánh
Hiệp thông các thánh đặt tâm điểm ở Chúa Giêsu Kitô. Dưới thẩm quyền của Người, giáo hội đem các tín hữu mọi thời lại với nhau, những người từng được ơn thánh của Người thánh hóa. Như thế, hiệp thông này tạo nên sự hợp nhất của nhiệm thể Người cả trên trời lẫn dưới đất, cả giáo hội chiến đấu lẫn giáo hội chiến thắng. Các giáo hội này hợp nhất một cách mầu nhiệm bất chấp các chia cách trong thời gian và trong không gian cũng như sự phân cách bởi cái chết. Vì những ai tin đều đã “từ sự chết bước qua sự sống” (xem Ga 5:24; 1Ga 3:14) hay nói như Thánh Phaolô, “cả sự chết lẫn sự sống… cũng không phân cách họ khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:38-39).
Hiệp thông các thánh được cảm nghiệm trong phụng vụ (12); mà phụng vụ thì luôn vượt trên thời gian và không gian để kết hợp việc cử hành của cộng đoàn dưới đất với việc ngợi ca trường cửu của cộng đoàn trên trời (13). Đặc biệt nhất, chính trong lúc tưởng niệm thánh thể Chúa Kitô, trong đó, giáo hội dâng lời tạ ơn và ca ngợi lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, cộng đoàn cầu nguyện đã nối kết việc nhớ đến các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả Aben, Ápraham, Melkixêđê (14), với các người đàn ông và đàn bà ngày nay đang làm chứng và chết cho đức tin của họ. Bằng lời ca ngợi hơn là buồn bã, những cá nhân này cử hành việc họ đồng hình với “các đau đớn của Chúa Kitô” (Pl 3:10-11) trong khi chờ mong sự phục sinh mà người "trưởng tử” giữa họ từng trải nghiệm (Rm 8:29).
Sự chăm chú của ta vào chiều kích phụng vụ của hiệp thông các thánh đem chúng ta lại rất gần với các Giáo Hội Chính Thống, vì đối với các giáo hội này, phụng vụ là thước đo lòng sùng kính Đức Maria. Và quả thế, cách tốt nhất nắm được nền thần học thánh mẫu của Chính Thống Giáo, chính là nhờ tranh ảnh và các bản văn phụng vụ chứ không hẳn các bài giảng, các khảo luận hay các tín điều.
Trong hiệp thông các thánh, giữa đoàn người vô danh “không ai đếm được” (Kh 7:9), ta cũng tưởng niệm các “lực sĩ” của đức tin (xem 1Cor 9:26); đối với ta, họ là những người chạy trước và là khuôn mẫu để ta chạy theo, đó là các chứng tá của hai giao ước, các tử đạo và hiển tu (15), và trong số các vị này, người gần gũi Chúa Giêsu nhất trong huyết nhục, chính là Trinh Nữ Maria.
2. Từ Giáo Hội chưa bị phân rẽ tới các giáo hội tín phái
Việc dành cho Đức Maria một chỗ trong hiệp thông các thánh là kết quả của một khai triển khá dài. Ngài không dành được chỗ đứng ưu tiên này trong giáo hội sơ khai là giáo hội chỉ chuyên chú tới việc tuyên xưng Chúa Kitô là nguồn mọi chứng tá và là vị tử đạo trước nhất của mọi vị tử đạo. Giáo hội này cũng tôn kính Stêphanô như là người đầu hết đã “trả lại cho Chúa Kitô dòng máu Người đã đổ ra cho chúng ta”.
Bản văn có ý nghĩa nhất của Giáo Hội chưa bị phân rẽ nhắc đến vị trí của Đức Maria trong hiệp thông các thánh chắc chắn là bộ Lễ Qui Rôma, mà phần chính được biết là của Thánh Ambrosiô. Bộ Lễ Qui này đặt “Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô” ở đầu mọi đấng thánh được tưởng niệm. Bộ lễ qui này chính là nguồn phát sinh ra lễ qui Thánh Lễ của Giáo Hội Phương Tây (16).
Trước khi tôn kính Đức Maria như người thứ nhất trong hiệp thông các thánh, việc sùng kính của dân Chúa đối với các tôi tớ gương mẫu của Người đã được dành cho các Kitô hữu không tử đạo nhưng “đã chết trên giường của họ”. Đó là những vị như Anatasiô, Martinô, Ambrôsiô, Monica, Augustinô, và Grêgôriô Cả.
Như thế, Đức Maria được tôn kính trước nhất như một trinh nữ và là khuôn mẫu của các trinh nữ sống đời tận hiến. Việc này xẩy ra là nhờ lòng nhiệt thành của các nữ tu do sự khuyến khích của các giám mục, nhất là hai thánh Anatasiô và Ambrôsiô. Sau khi đứng đầu đoàn ngũ này, đoàn ngũ mà ngài dẫn tới với Chúa Kitô, Đức Maria trở thành người đầu hết của mọi vị thánh.
Diễn trình khai triển có tính lịch sử trên đây chỉ có nghĩa khi vị trí ưu tiên của Đức Maria không bị hiểu là biệt loại, đứng ngoài. Ngày nay, các lời cầu nguyện khác, không kém chân thực như các lời cầu nguyện của Giáo Hội Công Giáo Rôma, có thể sử dụng nhiều vị trí ưu tiên khác, một cách hoàn toàn hợp pháp.
Cũng có thể nhận xét một cách thích đáng rằng bên ngoài phụng vụ, người Công Giáo cũng thực hành một loạt các việc sùng kính nhằm dành vị trí ưu tiên cho các thánh nam nữ khác, ngoài Đức Maria. Dù sự phổ thông của các việc sùng kính này có lẽ hơi quá đáng và thường dựa vào dã sử, nhưng rõ ràng là Đức Maria không phủ mờ “cột mây mênh mông các nhân chứng”, như lòng sùng kính đối với các thánh Martinô, Bonifaxiô, Patrick, Phanxicô Assissi, và nhiều vị khác.
Thực ra, không phải chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có hiện tượng phổ thông về lòng sùng kính các thánh. Trong các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách, người ta cũng thấy có lòng sùng kính đối với đoàn ngũ đông đảo không kém các chứng tá này, dù không được gọi như thế: từ John Huss và Marie Durand, tới Dietrich Bonhoeffer và Martin Luther King, v.v…
Về phần mình, các Giáo Hội Chính Thống cũng tôn kính nhiều thánh nhân như Maria Scobtsova, Seraphim thành Sarov, và Silouane, và đã phong hiển thánh cho các vị này. Nhưng rõ ràng là các giáo hội này dành một chỗ hết sức trổi vượt trong hiệp thông các thánh cho Đức Maria. Chỗ đứng không bị thách thức này được dành cho ngài chỉ vì một lý do đơn giản: ngài là hình ảnh của giáo hội và là mẹ các tín hữu. Do định nghĩa, ngài là đấng đứng đầu những người được Chúa Kitô tuyên bố là “phúc thật” vì họ biết “lắng nghe lời Chúa và tuân theo nó” (Lc 11:28; xem thêm 8:21). Người ta thấy rõ sự ưu việt của ngài nơi sự kiện này: trong hàng ngũ nhân loại, chỉ có ngài được xưng tụng là panagia, “đấng thánh trong mọi sự” hay “đấng thánh thiện nhất”.
Kết luận
Ta đã cùng Đức Maria lược qua 3 điều của Kinh Tin Kính. Ta đã tháp tùng ngài trên hành trình của ngài từ một cô thiếu nữ Do Thái thấp hèn của Nadarét tới địa vị trổi vượt của ngài trong hiệp thông các thánh, một địa vị ngài có được vì ngài là đấng được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Mêxia.
Trong kinh Magnificat của mình, Đức Maria ca ngợi chức phận độc nhất của mình: ngài là nữ tì hèn mọn của Chúa, người mà Thiên Chúa, thánh thiện thay danh Người!, đã làm cho nhiều điều kỳ diệu; ngài thấy ngài được muôn thế hệ xưng tụng là “Người Có Phúc Lạ”, vì đã tin vào lời hứa từng ngỏ với Ápraham. Do kết quả lời Xin Vâng của ngài đối với sứ điệp của thiên thần, ngài trở thành mẹ của Chúa mình. Dù là mẹ và là người có phúc lạ, Đức Maria vẫn không quên cả nguồn gốc riêng của ngài lẫn sự cao cả của Đấng sẽ lấy nhục huyết của mình, và là Đấng siêu việt mọi giới hạn của thời gian và không gian trong tư cách “ánh sáng muôn dân” và “vinh quang Israel”.
(Hết phần I)
Ghi chú
(12) Tuy không loại trừ các hình thức thờ phượng khác, ở đây dùng chữ “phụng vụ” để chủ yếu chỉ nghi thức hay việc thờ phượng trong Thánh Lễ (lời và bí tích); việc này hầu như đồng nhất trong mọi nghi lễ và tín phái.
(13) Xem phụng vụ vĩ đại trên thiên quốc trong Khải Huyền 4-5.
(14) Xem Lễ Qui Rôma trong phụng vụ Rôma.
(15) Hình ảnh cuộc đua trong Thư Do Thái 12:1-2 nói tới sự trợ giúp của những người đã chết: các vị vẫn bao quanh ta, để biểu lộ sự quan tâm và trợ giúp của các vị đối với cuộc chiến đấu mà ta đang vẫn còn phải chịu đựng. Các chứng nhân này không hề cạnh tranh, theo bất cứ nghĩa nào, với vai trò độc nhất của Chúa Kitô, Đấng vừa là khởi điểm vừa là đích đến của cuộc đua.
(16) Kinh Communicantes (Hiệp cùng hội thánh) có từ thế kỷ thứ 6. Thánh Ambrôsiô Thành Milan là chứng tá cho một bản văn mà cho tới thời ngài, Kinh Communicantes vẫn chưa là một thành phần (De sacramentis 4.21-29; SC 25bis [Paris, 1961] 114-16). Nhưng trong các bài giáo lý của ngài, thánh nhân có nhắc tới Trinh Nữ Maria trong ngữ cảnh Thánh Thể khi ngài so sánh việc dâng tiến bánh rượu của Menkixêđê với việc dâng tiến của Chúa Giêsu (4.12; tr.109).