Trung Thành với Phaolô hay Apôlô?
Tinh thần phe nhóm đã có từ thời các cộng đoàn đầu tiên, nên trong thư gởi tín hữu Côrintô (1: 10-17), Thánh Phaolô đã lên án chuyện bè phái giữa các tín hữu, mỗi nhóm tự nhận trung thành với một đối tượng "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô." Thiên Chúa không bị chia năm sẻ bẩy như thế .Chính Chúa là nguồn mạch sự sống, Chúa là Đấng đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì chúng ta. Chúa là Đấng duy nhất người tín hữu phải trung thành và làm đẹp lòng Ngài, còn bất cứ ai cũng chỉ là phụ thuộc.
Trong Phúc Âm của Thánh Máccô (Mc 10, 35-41) chúng ta bắt gặp hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến xin với Chúa "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Việc này làm các môn đệ khác tức giận và gây ra mối bất hòa dù rằng Chúa đang ở với các ông. Thánh Phêrô cũng gặp khó khăn với các tông đồ khác khi quyết định rửa tội cho những người ngoại đầu tiên,(Cv 10:44-11:18) và có những lúc Giáo Hội đã bị các thế lực trần gian làm cho tan tác. Đã có thời kỳ (867-1049) Giáo Hội có tới ba vị Giáo Hoàng, những vị này trở thành những công cụ của các phe phái chính trị, chống đối lẫn nhau, ai cũng cho là mình là người có thẩm quyền kế vị, còn những kẻ khác là tà đạo. Xem thế thì biết con người rất khó hiệp nhất là ngần nào ?
Trong bất cứ cộng đoàn, đoàn thể nào cũng có rất nhiều khác biệt, không phải vì có những người tốt, kẻ xấu, cũng chẳng phải có lúa xen lẫn với cỏ lùng, những sự khác biệt ấy là vì Chúa dựng nên chúng ta mỗi người một cách rất đặc biệt, cho nên nỗ lực hiệp nhất với nhau là trách nhiệm của mọi người. Nếu ai cũng biết gọt dũa những góc cạnh nơi con người mình, biết lăn tròn với cái vòng tròn của hội đoàn mình thì sự hiệp nhất là việc có thể thực hiện được Tôi tin rằng bằng thành tâm muốn xây dựng tinh liên đới hiệp nhất và với ơn Chúa mọi người sẽ có thể cùng nắm tay nhau chung xây Giáo Hội Chúa giữa trần gian.
Thật ra sự khác biệt và những bất đồng là một ân sủng Chúa ban để tôi nhận ra nét độc đáo nơi mỗi người, để tôi biết cái ưu cái khuyết của mình và để tôi biết sống một cách hài hòa với những người khác. Tuy nhiên, những bất đồng ấy có thể dẫn tới sự chia rẽ nếu tôi không đề cao cảnh giác. Một chút bực bội, một chút buồn lòng, một chút gắng nhịn cứ âm ĩ ẩn hiện trong lòng và một phút nào đó khi tôi không làm chủ được mình, lúc đó tôi sẽ là nguyên nhân gây chia rẽ và cứ như vô tình có người thuộc phe này, có người thuộc nhóm khác. Có lẽ Chúa sẽ buồn lắm khi tôi đến cùng anh em với thái độ ơ hờ, với con mắt ái ngại, với nụ cười gượng ép do những bất đồng gây ra chẳng phải tại ai mà cũng chẳng phải tại tôi !
Nhớ lại thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, hình như cũng không có sự đồng thuận giữa các môn đệ về nhiều vấn đề như việc cắt bì, ăn đồ cúng, làm phép rửa cho dân ngoại...(cv 11, 1-18 ; 15, 1-19) Đó là những vấn đề dễ tạo ra sự chia rẽ, nhưng các thánh tông đồ đã lấy việc phục vụ Chúa làm chính và tìm cách hòa hợp, cùng nhau nhìn về một hướng trong yêu thương . Các Ngài đã làm gương cho chúng ta về việc bất đồng nhưng không bất hòa. Các Ngài đã đặt Chúa là trung tâm điểm của mọi khác biệt.
Nếu mọi người đến với nhau với mục đích duy nhất là làm đẹp lòng Chúa, là phục vụ Chúa qua anh chị em, và không còn ý đồ nào khác thì những bất đồng, ngay cả bất hòa cũng vẫn luôn có cách để giải quyết. Tình yêu Chúa sẽ lấp đầy những thiếu xót bất toàn nơi chúng ta. Tất cả mọi người, mọi sự việc đều là phụ thuộc duy chỉ một mình Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ, chúng ta trung thành và chúng ta luôn muốn làm đẹp lòng Ngài theo như lời Thánh Phaolô “dù còn ở trong thân xác, hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Chúa”. (c. 9).
Giuse Thẩm Nguyễn
Tinh thần phe nhóm đã có từ thời các cộng đoàn đầu tiên, nên trong thư gởi tín hữu Côrintô (1: 10-17), Thánh Phaolô đã lên án chuyện bè phái giữa các tín hữu, mỗi nhóm tự nhận trung thành với một đối tượng "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô." Thiên Chúa không bị chia năm sẻ bẩy như thế .Chính Chúa là nguồn mạch sự sống, Chúa là Đấng đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì chúng ta. Chúa là Đấng duy nhất người tín hữu phải trung thành và làm đẹp lòng Ngài, còn bất cứ ai cũng chỉ là phụ thuộc.
Trong Phúc Âm của Thánh Máccô (Mc 10, 35-41) chúng ta bắt gặp hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến xin với Chúa "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Việc này làm các môn đệ khác tức giận và gây ra mối bất hòa dù rằng Chúa đang ở với các ông. Thánh Phêrô cũng gặp khó khăn với các tông đồ khác khi quyết định rửa tội cho những người ngoại đầu tiên,(Cv 10:44-11:18) và có những lúc Giáo Hội đã bị các thế lực trần gian làm cho tan tác. Đã có thời kỳ (867-1049) Giáo Hội có tới ba vị Giáo Hoàng, những vị này trở thành những công cụ của các phe phái chính trị, chống đối lẫn nhau, ai cũng cho là mình là người có thẩm quyền kế vị, còn những kẻ khác là tà đạo. Xem thế thì biết con người rất khó hiệp nhất là ngần nào ?
Trong bất cứ cộng đoàn, đoàn thể nào cũng có rất nhiều khác biệt, không phải vì có những người tốt, kẻ xấu, cũng chẳng phải có lúa xen lẫn với cỏ lùng, những sự khác biệt ấy là vì Chúa dựng nên chúng ta mỗi người một cách rất đặc biệt, cho nên nỗ lực hiệp nhất với nhau là trách nhiệm của mọi người. Nếu ai cũng biết gọt dũa những góc cạnh nơi con người mình, biết lăn tròn với cái vòng tròn của hội đoàn mình thì sự hiệp nhất là việc có thể thực hiện được Tôi tin rằng bằng thành tâm muốn xây dựng tinh liên đới hiệp nhất và với ơn Chúa mọi người sẽ có thể cùng nắm tay nhau chung xây Giáo Hội Chúa giữa trần gian.
Thật ra sự khác biệt và những bất đồng là một ân sủng Chúa ban để tôi nhận ra nét độc đáo nơi mỗi người, để tôi biết cái ưu cái khuyết của mình và để tôi biết sống một cách hài hòa với những người khác. Tuy nhiên, những bất đồng ấy có thể dẫn tới sự chia rẽ nếu tôi không đề cao cảnh giác. Một chút bực bội, một chút buồn lòng, một chút gắng nhịn cứ âm ĩ ẩn hiện trong lòng và một phút nào đó khi tôi không làm chủ được mình, lúc đó tôi sẽ là nguyên nhân gây chia rẽ và cứ như vô tình có người thuộc phe này, có người thuộc nhóm khác. Có lẽ Chúa sẽ buồn lắm khi tôi đến cùng anh em với thái độ ơ hờ, với con mắt ái ngại, với nụ cười gượng ép do những bất đồng gây ra chẳng phải tại ai mà cũng chẳng phải tại tôi !
Nhớ lại thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, hình như cũng không có sự đồng thuận giữa các môn đệ về nhiều vấn đề như việc cắt bì, ăn đồ cúng, làm phép rửa cho dân ngoại...(cv 11, 1-18 ; 15, 1-19) Đó là những vấn đề dễ tạo ra sự chia rẽ, nhưng các thánh tông đồ đã lấy việc phục vụ Chúa làm chính và tìm cách hòa hợp, cùng nhau nhìn về một hướng trong yêu thương . Các Ngài đã làm gương cho chúng ta về việc bất đồng nhưng không bất hòa. Các Ngài đã đặt Chúa là trung tâm điểm của mọi khác biệt.
Nếu mọi người đến với nhau với mục đích duy nhất là làm đẹp lòng Chúa, là phục vụ Chúa qua anh chị em, và không còn ý đồ nào khác thì những bất đồng, ngay cả bất hòa cũng vẫn luôn có cách để giải quyết. Tình yêu Chúa sẽ lấp đầy những thiếu xót bất toàn nơi chúng ta. Tất cả mọi người, mọi sự việc đều là phụ thuộc duy chỉ một mình Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ, chúng ta trung thành và chúng ta luôn muốn làm đẹp lòng Ngài theo như lời Thánh Phaolô “dù còn ở trong thân xác, hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Chúa”. (c. 9).
Giuse Thẩm Nguyễn