Trong buổi gặp gỡ các tham dự viên Hội Nghị Thế Giới các Phong Trào và Tân Cộng Đồng Giáo Hội ngày 22 tháng 11, Đức Phanxicô nói rằng các chia rẽ giữa các Kitô Hữu là trở ngại lớn đối với việc truyền giảng Tin Mừng. Ngài khuyến khích tín hữu vượt quá các ý kiến bản thân và tìm ra giá trị trong những điều người khác đề xuất.
Ngài cho hay: “Để thế giới tin Chúa Giêsu là Chúa, họ cần thấy các Kitô hữu hiệp thông với nhau. Ngược lại, nếu thế giới chỉ thấy chia rẽ, tranh chấp, đánh sau lưng, bất chấp vì lý do gì, làm sao chúng ta truyền giảng Tin Mừng được?”
Trích dẫn Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng “ ‘hợp nhất luôn thắng tranh chấp’ vì các anh chị em của ta luôn có giá trị hơn các thái độ bản thân của ta”.
Hiệp thông là một điều không bao giờ được quên hay làm ngơ trong việc làm của các phong trào và cộng đồng. Theo Đức Phanxicô, hiệp thông chân thực chỉ hiện hữu khi các phong trào và cộng đồng hợp nhất với Giáo Hội Phẩm Trật.
Ngài cho rằng “toàn bộ luôn lớn hơn thành phần, và thành phần chỉ có nghĩa trong tương quan với toàn bộ”. Ngài nói rằng sứ mệnh của các phong trào và cộng đồng là làm việc với nhau để đương đầu với các vấn đề chính của thời đại, như các vấn đề liên quan tới sự sóng, gia đình, hòa bình và đấu tranh chống nghèo đói.
Các tân phong trào và cộng đồng “được mời gọi phối hợp các cố gắng của họ để săn sóc những người đang bị não trạng hoàn cầu hóa làm thương tổn; não trạng này đặt tiêu thụ ở tâm điểm, phớt lờ Thiên Chúa và các giá trị vốn chủ yếu đối với sự sống”.
Ngài cho biết một điểm khác nữa là: các phong trào và cộng đồng phải luôn duy trì sự “tươi mát” của những đặc sủng chuyên biệt họ đã nhận được. Được định nghĩa một cách tổng quát là bất cứ hồng phúc tốt đẹp nào được Thiên Chúa ban cho con người, đặc sủng có thể được đổi mới bằng cách trở về với giờ phút trong đó thành viên các phong trào và cộng đồng cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa lần đầu tiên.
Đức Thánh Cha nhận định rằng “Thời gian càng qua đi, người ta càng bị cám dỗ hơn nữa muốn trở thành yên ổn, muốn trở thành cứng đơ trong những cung cách làm việc cố định, những cung cách tuy có làm ta an lòng đấy, nhưng không vì thế mà không trở thành cằn cỗi”.
Tuy việc định chế hóa các đặc sủng là điều cần thiết để chúng tiếp tục sinh tồn, nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo các người tham dự Hội Nghị đừng “tự lừa dối mình” khi nghĩ rằng một mình các cơ cấu bên ngoài đã đủ để bảo đảm việc Chúa Thánh Thần hiện diện và hành động.
Việc duy trì một ý hướng luôn đổi mới trong cuộc sống bản thân cũng như trong cuộc sống cộng đồng không phát xuất từ một số phương pháp hay công thức nào đó, mà đúng hơn, phát xuất từ “ý chí sẵn sàng đáp ứng một cách phấn khởi mới mẻ đới với lời mời gọi của Chúa”.
Chỉ với sự phấn khởi trên, các phong trào và cộng đồng mới lớn mạnh, vì một khi trở thành mục tiêu tự tại, các hình thức và các phương pháp sẽ trở thành một ý thức hệ xa rời thực tại và khép kín đối với Chúa Thánh Thần.
Theo Đức Phanxicô, “các hình thức và phương pháp cứng ngắc trên cuối cùng sẽ làm khô cứng chính các đặc sủng vốn đem lại sự sống cho chúng". Ngài khuyến khích các tham dự viên luôn luôn trở về với lực đẩy đứng phía sau đặc sủng của họ, đó là điều cần nếu họ muốn giải quyết các thách thức hiện đại.
Điểm cuối cùng được Đức Thánh Cha đem ra ánh sáng là các phong trào và cộng đồng phải tập chú cả vào việc chào đón lẫn việc đồng hành với con người thời nay, nhất là người trẻ.
Ngài nói: “Chúng ta là thành phần của một nhân loại bị thương tổn trong đó, mọi định chế giáo dục, nhất là định chế quan trọng nhất, tức gia đình, đang trải nghiệm nhiều khó khăn nghiêm trọng hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới”.
Cho nên, Đức Thánh Cha nói tiếp, trong diễn trình truyền giảng Tin Mừng, điều quan trọng là hướng dẫn và đồng hành với con người trong một diễn trình lớn lên và trưởng thành chân chính, mà không pha mình vào tự do bản thân của cá nhân.
Lời ngài: “Tiến bộ luân lý và tâm linh, một tiến bộ đang thao túng sự bất trưởng thành của cá nhân, chỉ là một thành công bề ngoài, và là một thành công nhất định sẽ thất bại". Theo ngài, đức tin đòi cách đáp trả ngược lại, tức kiên nhẫn đồng hành, biết chờ thời cơ thuận tiện đối với từng cá nhân.
Ngài bảo: kiên nhẫn “là lối yêu thương duy nhất chân thực và sẽ dẫn người khác tới mối tương quan thành thực với Chúa”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài diễn văn của ngài bằng cách tóm lược các điểm chính và khuyến khích mỗi tham dự viên không ngừng duy trì sự tươi mát của đặc sủng họ, tôn trọng tự do của mỗi cá nhân, và luôn cố gắng hiệp thông.
“Tuy nhiên, đừng quên rằng muốn đạt tới điều đó thì hồi tâm phải có tính truyền giáo: sức mạnh lướt thắng cám dỗ và bất cập phát xuất từ niềm vui công bố Tin Mừng, vốn là nền tảng của mọi đặc sủng”.
Nói với những người đang mất kiên nhẫn
Bài nói chuyện trên được Đức Phanxicô nói với các thành viên tham dự Hội Nghị Thế Giới Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng Giáo Hội, nhưng thực ra, ngài đang nói với tất cả những ai đang mất kiên nhẫn trong Giáo Hội hiện nay.
Số người này càng ngày càng gia tăng một cách đáng lo ngại, nhất là sau THĐ giám mục về gia đình vừa qua, vì bao gồm thật nhiều các vị đáng kính. Thực vậy, khi nghe những người như ký giả bảo thủ Douthat của tờ New York Times qui kết cho Đức Phanxicô “tội danh” đem Giáo Hội tới bờ vực thẳm, chỉ vì đã cho phép cuộc thảo luận có thể đụng tới tín điều hôn nhân bất khả tiêu, ta chưa lấy gì làm lo. Nhưng khi những vị đáng kính như Đức HY George, cựu TGM Chicago, người được John Allen Jr gọi là đại biểu sáng chói của trí thức Công Giáo Mỹ, cũng đứng vào hàng ngũ những người mất kiên nhẫn này, ta thấy sự lo ngại tăng lên gấp bội.
Trong cuộc phỏng vấn của John Allen Jr, một ngày trước khi chính thức về hưu, nhường chỗ cho vị thừa nhiệm, Đức HY George cho hay ngài muốn được gặp Đức Phanxicô để “hỏi cho ra lẽ” liệu Đức Giáo Hoàng có hoàn toàn hiểu được điều này: cung cách phát biểu của ngài “khiến nhiều người thắc mắc không biết ngài còn duy trì tín lý nữa hay không”. Đức HY khẳng định rằng ngài vẫn kính trọng Đức Phanxicô, “nhưng chưa có sự hiểu biết về việc 'Ngài đang làm gì ở đây vậy?' ”
Người ta tin rằng, tâm tư của vị Hồng Y nổi tiếng và có thể đang trên hành trình về nhà cha này khiến Đức Giáo Hoàng phải phá bỏ im lặng và mặc nhiên đáp lễ. Và nhân dịp này, nhắn nhủ mọi người về nghĩa hiệp thông, người khác luôn có giá trị lớn hơn mình, thành phần nhỏ hơn toàn bộ, thành phần chỉ có nghĩa trong tương quan với toàn bộ.
Ngài cho hay: “Để thế giới tin Chúa Giêsu là Chúa, họ cần thấy các Kitô hữu hiệp thông với nhau. Ngược lại, nếu thế giới chỉ thấy chia rẽ, tranh chấp, đánh sau lưng, bất chấp vì lý do gì, làm sao chúng ta truyền giảng Tin Mừng được?”
Trích dẫn Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng “ ‘hợp nhất luôn thắng tranh chấp’ vì các anh chị em của ta luôn có giá trị hơn các thái độ bản thân của ta”.
Hiệp thông là một điều không bao giờ được quên hay làm ngơ trong việc làm của các phong trào và cộng đồng. Theo Đức Phanxicô, hiệp thông chân thực chỉ hiện hữu khi các phong trào và cộng đồng hợp nhất với Giáo Hội Phẩm Trật.
Ngài cho rằng “toàn bộ luôn lớn hơn thành phần, và thành phần chỉ có nghĩa trong tương quan với toàn bộ”. Ngài nói rằng sứ mệnh của các phong trào và cộng đồng là làm việc với nhau để đương đầu với các vấn đề chính của thời đại, như các vấn đề liên quan tới sự sóng, gia đình, hòa bình và đấu tranh chống nghèo đói.
Các tân phong trào và cộng đồng “được mời gọi phối hợp các cố gắng của họ để săn sóc những người đang bị não trạng hoàn cầu hóa làm thương tổn; não trạng này đặt tiêu thụ ở tâm điểm, phớt lờ Thiên Chúa và các giá trị vốn chủ yếu đối với sự sống”.
Ngài cho biết một điểm khác nữa là: các phong trào và cộng đồng phải luôn duy trì sự “tươi mát” của những đặc sủng chuyên biệt họ đã nhận được. Được định nghĩa một cách tổng quát là bất cứ hồng phúc tốt đẹp nào được Thiên Chúa ban cho con người, đặc sủng có thể được đổi mới bằng cách trở về với giờ phút trong đó thành viên các phong trào và cộng đồng cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa lần đầu tiên.
Đức Thánh Cha nhận định rằng “Thời gian càng qua đi, người ta càng bị cám dỗ hơn nữa muốn trở thành yên ổn, muốn trở thành cứng đơ trong những cung cách làm việc cố định, những cung cách tuy có làm ta an lòng đấy, nhưng không vì thế mà không trở thành cằn cỗi”.
Tuy việc định chế hóa các đặc sủng là điều cần thiết để chúng tiếp tục sinh tồn, nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo các người tham dự Hội Nghị đừng “tự lừa dối mình” khi nghĩ rằng một mình các cơ cấu bên ngoài đã đủ để bảo đảm việc Chúa Thánh Thần hiện diện và hành động.
Việc duy trì một ý hướng luôn đổi mới trong cuộc sống bản thân cũng như trong cuộc sống cộng đồng không phát xuất từ một số phương pháp hay công thức nào đó, mà đúng hơn, phát xuất từ “ý chí sẵn sàng đáp ứng một cách phấn khởi mới mẻ đới với lời mời gọi của Chúa”.
Chỉ với sự phấn khởi trên, các phong trào và cộng đồng mới lớn mạnh, vì một khi trở thành mục tiêu tự tại, các hình thức và các phương pháp sẽ trở thành một ý thức hệ xa rời thực tại và khép kín đối với Chúa Thánh Thần.
Theo Đức Phanxicô, “các hình thức và phương pháp cứng ngắc trên cuối cùng sẽ làm khô cứng chính các đặc sủng vốn đem lại sự sống cho chúng". Ngài khuyến khích các tham dự viên luôn luôn trở về với lực đẩy đứng phía sau đặc sủng của họ, đó là điều cần nếu họ muốn giải quyết các thách thức hiện đại.
Điểm cuối cùng được Đức Thánh Cha đem ra ánh sáng là các phong trào và cộng đồng phải tập chú cả vào việc chào đón lẫn việc đồng hành với con người thời nay, nhất là người trẻ.
Ngài nói: “Chúng ta là thành phần của một nhân loại bị thương tổn trong đó, mọi định chế giáo dục, nhất là định chế quan trọng nhất, tức gia đình, đang trải nghiệm nhiều khó khăn nghiêm trọng hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới”.
Cho nên, Đức Thánh Cha nói tiếp, trong diễn trình truyền giảng Tin Mừng, điều quan trọng là hướng dẫn và đồng hành với con người trong một diễn trình lớn lên và trưởng thành chân chính, mà không pha mình vào tự do bản thân của cá nhân.
Lời ngài: “Tiến bộ luân lý và tâm linh, một tiến bộ đang thao túng sự bất trưởng thành của cá nhân, chỉ là một thành công bề ngoài, và là một thành công nhất định sẽ thất bại". Theo ngài, đức tin đòi cách đáp trả ngược lại, tức kiên nhẫn đồng hành, biết chờ thời cơ thuận tiện đối với từng cá nhân.
Ngài bảo: kiên nhẫn “là lối yêu thương duy nhất chân thực và sẽ dẫn người khác tới mối tương quan thành thực với Chúa”.
Đức Thánh Cha kết thúc bài diễn văn của ngài bằng cách tóm lược các điểm chính và khuyến khích mỗi tham dự viên không ngừng duy trì sự tươi mát của đặc sủng họ, tôn trọng tự do của mỗi cá nhân, và luôn cố gắng hiệp thông.
“Tuy nhiên, đừng quên rằng muốn đạt tới điều đó thì hồi tâm phải có tính truyền giáo: sức mạnh lướt thắng cám dỗ và bất cập phát xuất từ niềm vui công bố Tin Mừng, vốn là nền tảng của mọi đặc sủng”.
Nói với những người đang mất kiên nhẫn
Bài nói chuyện trên được Đức Phanxicô nói với các thành viên tham dự Hội Nghị Thế Giới Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng Giáo Hội, nhưng thực ra, ngài đang nói với tất cả những ai đang mất kiên nhẫn trong Giáo Hội hiện nay.
Số người này càng ngày càng gia tăng một cách đáng lo ngại, nhất là sau THĐ giám mục về gia đình vừa qua, vì bao gồm thật nhiều các vị đáng kính. Thực vậy, khi nghe những người như ký giả bảo thủ Douthat của tờ New York Times qui kết cho Đức Phanxicô “tội danh” đem Giáo Hội tới bờ vực thẳm, chỉ vì đã cho phép cuộc thảo luận có thể đụng tới tín điều hôn nhân bất khả tiêu, ta chưa lấy gì làm lo. Nhưng khi những vị đáng kính như Đức HY George, cựu TGM Chicago, người được John Allen Jr gọi là đại biểu sáng chói của trí thức Công Giáo Mỹ, cũng đứng vào hàng ngũ những người mất kiên nhẫn này, ta thấy sự lo ngại tăng lên gấp bội.
Trong cuộc phỏng vấn của John Allen Jr, một ngày trước khi chính thức về hưu, nhường chỗ cho vị thừa nhiệm, Đức HY George cho hay ngài muốn được gặp Đức Phanxicô để “hỏi cho ra lẽ” liệu Đức Giáo Hoàng có hoàn toàn hiểu được điều này: cung cách phát biểu của ngài “khiến nhiều người thắc mắc không biết ngài còn duy trì tín lý nữa hay không”. Đức HY khẳng định rằng ngài vẫn kính trọng Đức Phanxicô, “nhưng chưa có sự hiểu biết về việc 'Ngài đang làm gì ở đây vậy?' ”
Người ta tin rằng, tâm tư của vị Hồng Y nổi tiếng và có thể đang trên hành trình về nhà cha này khiến Đức Giáo Hoàng phải phá bỏ im lặng và mặc nhiên đáp lễ. Và nhân dịp này, nhắn nhủ mọi người về nghĩa hiệp thông, người khác luôn có giá trị lớn hơn mình, thành phần nhỏ hơn toàn bộ, thành phần chỉ có nghĩa trong tương quan với toàn bộ.