CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (8)
Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài (x. St 2,2) và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15) và giao đôi vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khắc phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28) … Cho phép thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên là đặt muôn loài dưới chân con người” (Tv 8,5-7).
Lao động nằm trong tình trạng nguyên thuỷ con người và đã có trước khi con người phạm tội nên nó không phải là một hình phạt hay một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi Ađam và Eva phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm ‘ăn trái cây biết lành biết dữ’ (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Tổ tiên chúng ta phạm tội chính là do cám dỗ này: ‘Ngươi sẽ trở thành Chúa’ (St 3,5).
Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4).
Đó là Lời Thiên Chúa đã dạy và chúng ta được thấu hiểu hơn nhờ Giáo hội đã trình bày trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 6 có tựa đề ‘Lao động của con người’. Bởi thế, người dân đem lao động của mình để trao đổi lấy đồng ‘tiền lương’ từ chủ phương tiện sản xuất ‘để chống lại sự nghèo đói. Giữa hai giới đó, Nhà nước quan phòng (État-providence), bằng luật lệ, quy định sự điều hòa nền kinh tế và an ninh xã hội.
Đến thời điểm phải tái ủy nhiệm quyền điều khiển quốc gia mà mình sở hữu, cử tri Pháp chuẩn bị dùng lá phiếu để chọn mặt gởi vàng để Nhà Nước biết phục vụ Công ích và Công bằng xã hội hầu Đất Nước được thịnh vượng hơn.
I.- QUỐC NẠN THẤT NGHIỆP.
Các số liệu thống kê thất nghiệp Bộ Lao động cho biết, đến cuối tháng 02. 2012, có 2,887 triệu người ghi tên tại Sở Tìm Việc (tạm dịch từ chữ Pôle Emploi) loại A (tức năng động tìm một việc làm với hợp đồng vô thời hạn). Tuy nhiên, nếu tính tất cả những người đang tìm việc khác (huấn nghiệp, làm việc ngắn hạn,…), tổng số thất nghiệp lên đến 4,278 triệu. Đó là những con số chính thức, chưa kể khoảng 1,5 triệu người khác, hết nhận bồi thường bảo hiểm thất nghiệp, đã từ chối ghi danh.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đương nhiệm, số người không thể thực thi quyền lao động của mình đã tăng khoảng 1,2 triệu (tức tăng trung bình khoảng 6% mỗi năm). Biết rằng trong thời gian nước Pháp đã chịu những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế từ năm 2008, nhưng nếu Chánh phủ đã có những biện pháp đồng bộ hơn thì đã có thể giảm thiểu số người mất việc. Nếu đã có những quyết định đúng trong kỷ nghệ, nền kinh tế quốc gia đã không bị mất 400.000 việc làm trong năm năm qua.
Chánh phủ đã dành những quyền ưu tiên tài chính cho các ngân hàng, nhưng việc cho các xí nghiệp vay vẫn bị làm khó làm thiếu vốn lưu động. Các công ty xe hơi, tuy được công quỹ trợ giúp, vẫn sa thải công nhân hay di chuyển cơ xưởng đi nước khác, nơi có giá lao động (và góp an ninh xã hội) thấp hơn. Do đó, cách đây 5 năm, người ta hy vọng, đến 2012, bách phân thất nghiệp chỉ là 5% số người trong tuổi làm việc. Con số thật cuối năm 2007 là 7,80% và đến tháng 12.2011 đã là 9,40%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OCDE, Organisation de coopération et de développement économiques) tiên đoán đến cuối 2012, tỷ lêỉ này sẽ là 10,40% trong khi Viện Quan sát Pháp thời cơ kinh tế (Observatoire français de conjoncture économique, OFCE) nghĩ rằng sẽ lên đến 10,70% số người trong tuổi làm việc.
Do đó, vừa có tính cách ‘mị dân’ vừa để tránh tình trạng đáng buồn đó, ứng cử viên hứa tuyển dụng 710.000 người làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm với dự trù ngân sách 9,8 tỷ euros. Khi đó, phải đề cập đến vấn đề khiếm hụt công.
II. KHIẾM HỤT CÔNG.
Khiếm hụt của một ngân quỹ là khi nào số chi do quỹ đó trả cao hơn số nó thu vào. Khiếm hụt Công (Déficit public), bao gồm khiếm hụt của những ngân sách quốc gia, các công quyền địa phương và các quỹ an ninh xã hội.
Ngày 07.02.1992, Tổng thống François Mitterand, đại diện nước Pháp, ký Hiệp ước Maastricht, ấn định việc thành lập Euro, đồng tiền chung Âu châu. Trong đó, quy định nền kinh tế và tài chính các quốc gia gia nhập phải hội đủ 5 điều kiện, trong đó, có 2 điểm chính là Khiếm hụt Công phải dưới 3% tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp) và Nợ công (dette publique) phải dưới 60% TSLNĐ. Ngày 01.01.1999, Euro được khai sinh trong sổ sách và ngày 01.01.2002, Euro tiền mặt có hiệu lực thanh toán.
Sau đó, các nước thành viên vẫn vi phạm 2 điều kiện này, kể cả hai quốc gia kinh tế hàng đầu khu vực Euro là Đức và Pháp. Do đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Âu châu ngày 22.03.2005, Đức và Pháp yêu cầu các nước thành viên khác ký ‘Thỏa ước Bình ổn Kinh tế và Phát triển (Pacte de stabilité et de croissance) để cam kết không vi phạm hai quy định trên.
Thời gian qua, để đối phó cuộc khủng hoảng kinh tài từ năm, khiếm hụt công được đào sâu do Chính phủ dùng công quỹ để tài trợ các xí nghiệp trong khi giới này, lợi dụng khó khăn tạm thời, đẩy các cộng sự viên mình vào thảm trạng thất nghiệp hầu bảo tồn cổ tức trả cho các nhà tư bản. Các quỹ an ninh xã hội bị thất thu vì số người lao động giảm bớt. Số bách phân khiếm hụt này năm 2009 đã là 7,9% và sang năm 2010 là 7,9%, rồi vào năm 2011 giảm còn 5,2% (mục tiêu Luật Tài chính là 5,70%. Ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy, qua đài phát thanh Europe 1, cám ơn đồng bào đã chấp nhận ‘thắt lưng buộc bụng’ để làm giảm thâm hụt ngân sách 22 tỷ euro.
Liên hiệp Âu châu đã họp thượng đỉnh ngày 08 và 09.12.2011 tại Bruxelles để đồng thuận ‘tăng cường kỷ luật ngân sách’. Theo đó, ngân sách các quốc gia thành viên phải được thông qua bởi Ủy ban Âu châu và nếu bị vi phạm mức khiếm hụt 3% TSLNĐ sẽ bị trừng phạt ‘tự động’. Các điều này đã được thống nhất trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ngày 30.01.2012. ‘Thỏa hiệp bình ổn, hợp tác và điều hành trong Liên hiệp kinh tế và tài chính’ (Traité pour la stabilité, la coordination et la gouvernance dans l'Union économique et monétaire) được các nước ký tháng 03.2012.
III. NỢ CÔNG.
Như tại gia đình chúng ta, những người trong nhà tiêu pha nhiều hơn số tiền mình kiếm được thì phải đi vay để xài. Quốc gia cũng vậy khi nhà nước, do chúng ta ủy quyền, gây khiếm hụt công thì phải đi vay để thanh toán chi phí hay trả lương công chức, quân nhân… Nợ công nước Pháp là tổng số nợ các chính quyền công quyền trung ương và địa phương, các quỹ an ninh xã hội, xí nghiệp công cùng những cam kết tài chính.
Nợ công Pháp năm 1995 chỉ là 663,50 tỷ euros, tức 55,5% TSLNĐ, nên Pháp được gia nhập vào Khu vực Euro. Sau đó, bách phân đó tăng dần : cuối năm 2007, nợ công đã là 1.211,60 tỷ euros, tức 64,20% TSLNĐ và cuối tháng 09.2011 đã lên đến 1.688,90 tỷ euros, tức 85,30% TSLNĐ. Nợ công tiếp tục tăng từ 87,4% năm 2012 và 87,3% TSLNĐ vào năm 2013. Từ tháng 09.2012, Pháp phải đi vay để trả lương cho công chức, quân nhân… Nếu các khoản nợ đến 90% TSLNĐ thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Có vay phải hoàn trả là lẽ đương nhiên, nhưng cái phải lo là tiền lời (lãi, intérêts) và sự tăng lãi suất. Thí dụ : năm 2011, Pháp vay 1.689 tỷ euros và lãi suất là 3%, thì tiền lời phải trả mỗi năm cũng đã là 50,67 tỷ euros, thứ nhì sau ngân sách Bộ Quốc gia Giáo dục. 70% nợ của Pháp vay từ các nhà đầu tư ngoại quốc và mỗi khi lãi suất tăng 1% thì phải trả thêm 3 tỷ euros. Ai ấn định lãi suất vay ?
Các nhà đầu tư cho vay với lãi suất cao hay thấp tùy mức tín nhiệm nơi người vay là con nợ tốt hay xấu về việc trả nợ. Nhưng làm sao người cho vay có thể biết nước đi vay, nên họ phải nhờ đến các cơ quan định mức tín nhiệm (agence de notation). Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan này cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn.
[Có 3 cơ quan định mức tín nhiệm chính toàn cầu có biệt danh ‘Big Three’: Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody để đánh giá nợ các công ty đường sắt, khu vực luôn gọi vốn từ tư nhân), Fitch Ratings (từ năm 1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit của Lacharrière Fimalac) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc, tháng 12.2011, đã hạ điểm nước Pháp từ AA- xuống A+ vì tăng trưởng kinh tế thấp và nợ công ngày càng tăng cao). Để xếp hạng một quốc gia hoặc công ty phải là kết quả của công tác ít nhất là 2 nhà phân tích thảo luận nội bộ với các nhà phân tích khác có kinh nghiệm, nhưng phần lớn dựa trên thông tin công cộng. Để cho điểm, cơ quan đánh giá cử một ‘phân tích viên chính’ chịu trách nhiệm để liên tục đánh giá tín dụng quốc gia hay công ty đó và nguy cơ vỡ nợ các khoản vay của nó bằng đánh giá bởi một điểm số, trong đó khoảng từ AAA+ (tốt nhất) đến D (thấp nhất).]
Tuy nhiên, những việc cho điểm cũng chỉ có tính cách tương đối. Trước khi bị Pháp bị Standard & Poor đánh mất AAA+, tức bằng điểm số với Đức, nhưng Pháp đã phải trả lãi suất 3%/năm cho tín dụng 10 năm trong khi Đức có thể vay được với lãi suất chỉ là 1,75%. Có thể Đức có một nền kinh tế tăng trưởng hơn Pháp, nước này có một cán cân thương mãi bị khiếm hụt đến 70 tỷ euros năm 2011. Sau khi bị mất ‘ba chữ A’ ngày 13.01.20125, Pháp vẫn có thể vay được với lãi suất 3%/năm.
(còn tiếp)
Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài (x. St 2,2) và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15) và giao đôi vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khắc phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28) … Cho phép thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên là đặt muôn loài dưới chân con người” (Tv 8,5-7).
Lao động nằm trong tình trạng nguyên thuỷ con người và đã có trước khi con người phạm tội nên nó không phải là một hình phạt hay một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc khi Ađam và Eva phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm ‘ăn trái cây biết lành biết dữ’ (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Tổ tiên chúng ta phạm tội chính là do cám dỗ này: ‘Ngươi sẽ trở thành Chúa’ (St 3,5).
Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4).
Đó là Lời Thiên Chúa đã dạy và chúng ta được thấu hiểu hơn nhờ Giáo hội đã trình bày trong ‘Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo Hội’ Chương 6 có tựa đề ‘Lao động của con người’. Bởi thế, người dân đem lao động của mình để trao đổi lấy đồng ‘tiền lương’ từ chủ phương tiện sản xuất ‘để chống lại sự nghèo đói. Giữa hai giới đó, Nhà nước quan phòng (État-providence), bằng luật lệ, quy định sự điều hòa nền kinh tế và an ninh xã hội.
Đến thời điểm phải tái ủy nhiệm quyền điều khiển quốc gia mà mình sở hữu, cử tri Pháp chuẩn bị dùng lá phiếu để chọn mặt gởi vàng để Nhà Nước biết phục vụ Công ích và Công bằng xã hội hầu Đất Nước được thịnh vượng hơn.
I.- QUỐC NẠN THẤT NGHIỆP.
Các số liệu thống kê thất nghiệp Bộ Lao động cho biết, đến cuối tháng 02. 2012, có 2,887 triệu người ghi tên tại Sở Tìm Việc (tạm dịch từ chữ Pôle Emploi) loại A (tức năng động tìm một việc làm với hợp đồng vô thời hạn). Tuy nhiên, nếu tính tất cả những người đang tìm việc khác (huấn nghiệp, làm việc ngắn hạn,…), tổng số thất nghiệp lên đến 4,278 triệu. Đó là những con số chính thức, chưa kể khoảng 1,5 triệu người khác, hết nhận bồi thường bảo hiểm thất nghiệp, đã từ chối ghi danh.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đương nhiệm, số người không thể thực thi quyền lao động của mình đã tăng khoảng 1,2 triệu (tức tăng trung bình khoảng 6% mỗi năm). Biết rằng trong thời gian nước Pháp đã chịu những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế từ năm 2008, nhưng nếu Chánh phủ đã có những biện pháp đồng bộ hơn thì đã có thể giảm thiểu số người mất việc. Nếu đã có những quyết định đúng trong kỷ nghệ, nền kinh tế quốc gia đã không bị mất 400.000 việc làm trong năm năm qua.
Chánh phủ đã dành những quyền ưu tiên tài chính cho các ngân hàng, nhưng việc cho các xí nghiệp vay vẫn bị làm khó làm thiếu vốn lưu động. Các công ty xe hơi, tuy được công quỹ trợ giúp, vẫn sa thải công nhân hay di chuyển cơ xưởng đi nước khác, nơi có giá lao động (và góp an ninh xã hội) thấp hơn. Do đó, cách đây 5 năm, người ta hy vọng, đến 2012, bách phân thất nghiệp chỉ là 5% số người trong tuổi làm việc. Con số thật cuối năm 2007 là 7,80% và đến tháng 12.2011 đã là 9,40%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OCDE, Organisation de coopération et de développement économiques) tiên đoán đến cuối 2012, tỷ lêỉ này sẽ là 10,40% trong khi Viện Quan sát Pháp thời cơ kinh tế (Observatoire français de conjoncture économique, OFCE) nghĩ rằng sẽ lên đến 10,70% số người trong tuổi làm việc.
Do đó, vừa có tính cách ‘mị dân’ vừa để tránh tình trạng đáng buồn đó, ứng cử viên hứa tuyển dụng 710.000 người làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm với dự trù ngân sách 9,8 tỷ euros. Khi đó, phải đề cập đến vấn đề khiếm hụt công.
II. KHIẾM HỤT CÔNG.
Khiếm hụt của một ngân quỹ là khi nào số chi do quỹ đó trả cao hơn số nó thu vào. Khiếm hụt Công (Déficit public), bao gồm khiếm hụt của những ngân sách quốc gia, các công quyền địa phương và các quỹ an ninh xã hội.
Ngày 07.02.1992, Tổng thống François Mitterand, đại diện nước Pháp, ký Hiệp ước Maastricht, ấn định việc thành lập Euro, đồng tiền chung Âu châu. Trong đó, quy định nền kinh tế và tài chính các quốc gia gia nhập phải hội đủ 5 điều kiện, trong đó, có 2 điểm chính là Khiếm hụt Công phải dưới 3% tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP (Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp) và Nợ công (dette publique) phải dưới 60% TSLNĐ. Ngày 01.01.1999, Euro được khai sinh trong sổ sách và ngày 01.01.2002, Euro tiền mặt có hiệu lực thanh toán.
Sau đó, các nước thành viên vẫn vi phạm 2 điều kiện này, kể cả hai quốc gia kinh tế hàng đầu khu vực Euro là Đức và Pháp. Do đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Âu châu ngày 22.03.2005, Đức và Pháp yêu cầu các nước thành viên khác ký ‘Thỏa ước Bình ổn Kinh tế và Phát triển (Pacte de stabilité et de croissance) để cam kết không vi phạm hai quy định trên.
Thời gian qua, để đối phó cuộc khủng hoảng kinh tài từ năm, khiếm hụt công được đào sâu do Chính phủ dùng công quỹ để tài trợ các xí nghiệp trong khi giới này, lợi dụng khó khăn tạm thời, đẩy các cộng sự viên mình vào thảm trạng thất nghiệp hầu bảo tồn cổ tức trả cho các nhà tư bản. Các quỹ an ninh xã hội bị thất thu vì số người lao động giảm bớt. Số bách phân khiếm hụt này năm 2009 đã là 7,9% và sang năm 2010 là 7,9%, rồi vào năm 2011 giảm còn 5,2% (mục tiêu Luật Tài chính là 5,70%. Ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy, qua đài phát thanh Europe 1, cám ơn đồng bào đã chấp nhận ‘thắt lưng buộc bụng’ để làm giảm thâm hụt ngân sách 22 tỷ euro.
Liên hiệp Âu châu đã họp thượng đỉnh ngày 08 và 09.12.2011 tại Bruxelles để đồng thuận ‘tăng cường kỷ luật ngân sách’. Theo đó, ngân sách các quốc gia thành viên phải được thông qua bởi Ủy ban Âu châu và nếu bị vi phạm mức khiếm hụt 3% TSLNĐ sẽ bị trừng phạt ‘tự động’. Các điều này đã được thống nhất trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ngày 30.01.2012. ‘Thỏa hiệp bình ổn, hợp tác và điều hành trong Liên hiệp kinh tế và tài chính’ (Traité pour la stabilité, la coordination et la gouvernance dans l'Union économique et monétaire) được các nước ký tháng 03.2012.
III. NỢ CÔNG.
Như tại gia đình chúng ta, những người trong nhà tiêu pha nhiều hơn số tiền mình kiếm được thì phải đi vay để xài. Quốc gia cũng vậy khi nhà nước, do chúng ta ủy quyền, gây khiếm hụt công thì phải đi vay để thanh toán chi phí hay trả lương công chức, quân nhân… Nợ công nước Pháp là tổng số nợ các chính quyền công quyền trung ương và địa phương, các quỹ an ninh xã hội, xí nghiệp công cùng những cam kết tài chính.
Nợ công Pháp năm 1995 chỉ là 663,50 tỷ euros, tức 55,5% TSLNĐ, nên Pháp được gia nhập vào Khu vực Euro. Sau đó, bách phân đó tăng dần : cuối năm 2007, nợ công đã là 1.211,60 tỷ euros, tức 64,20% TSLNĐ và cuối tháng 09.2011 đã lên đến 1.688,90 tỷ euros, tức 85,30% TSLNĐ. Nợ công tiếp tục tăng từ 87,4% năm 2012 và 87,3% TSLNĐ vào năm 2013. Từ tháng 09.2012, Pháp phải đi vay để trả lương cho công chức, quân nhân… Nếu các khoản nợ đến 90% TSLNĐ thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Có vay phải hoàn trả là lẽ đương nhiên, nhưng cái phải lo là tiền lời (lãi, intérêts) và sự tăng lãi suất. Thí dụ : năm 2011, Pháp vay 1.689 tỷ euros và lãi suất là 3%, thì tiền lời phải trả mỗi năm cũng đã là 50,67 tỷ euros, thứ nhì sau ngân sách Bộ Quốc gia Giáo dục. 70% nợ của Pháp vay từ các nhà đầu tư ngoại quốc và mỗi khi lãi suất tăng 1% thì phải trả thêm 3 tỷ euros. Ai ấn định lãi suất vay ?
Các nhà đầu tư cho vay với lãi suất cao hay thấp tùy mức tín nhiệm nơi người vay là con nợ tốt hay xấu về việc trả nợ. Nhưng làm sao người cho vay có thể biết nước đi vay, nên họ phải nhờ đến các cơ quan định mức tín nhiệm (agence de notation). Khi nền kinh tế và tài chánh một quốc gia bị xấu đi thì các cơ quan này cho điểm thấp xuống tức phải trả tiền lời/năm với bách phân cao hơn vì được coi là khả năng hoàn trái xuống thấp hơn.
[Có 3 cơ quan định mức tín nhiệm chính toàn cầu có biệt danh ‘Big Three’: Moody (được thành lập đầu tiên năm 1909 bởi John Moody để đánh giá nợ các công ty đường sắt, khu vực luôn gọi vốn từ tư nhân), Fitch Ratings (từ năm 1913, kiểm soát bởi doanh nhân người Pháp Marc Ladreit của Lacharrière Fimalac) và Standard & Poor (lập năm 1941) chiếm 90% thị phần thế giới. Thị phần còn lại được chia cơ quan nhỏ, kể cả cơ quan Dagong (Trung quốc, tháng 12.2011, đã hạ điểm nước Pháp từ AA- xuống A+ vì tăng trưởng kinh tế thấp và nợ công ngày càng tăng cao). Để xếp hạng một quốc gia hoặc công ty phải là kết quả của công tác ít nhất là 2 nhà phân tích thảo luận nội bộ với các nhà phân tích khác có kinh nghiệm, nhưng phần lớn dựa trên thông tin công cộng. Để cho điểm, cơ quan đánh giá cử một ‘phân tích viên chính’ chịu trách nhiệm để liên tục đánh giá tín dụng quốc gia hay công ty đó và nguy cơ vỡ nợ các khoản vay của nó bằng đánh giá bởi một điểm số, trong đó khoảng từ AAA+ (tốt nhất) đến D (thấp nhất).]
Tuy nhiên, những việc cho điểm cũng chỉ có tính cách tương đối. Trước khi bị Pháp bị Standard & Poor đánh mất AAA+, tức bằng điểm số với Đức, nhưng Pháp đã phải trả lãi suất 3%/năm cho tín dụng 10 năm trong khi Đức có thể vay được với lãi suất chỉ là 1,75%. Có thể Đức có một nền kinh tế tăng trưởng hơn Pháp, nước này có một cán cân thương mãi bị khiếm hụt đến 70 tỷ euros năm 2011. Sau khi bị mất ‘ba chữ A’ ngày 13.01.20125, Pháp vẫn có thể vay được với lãi suất 3%/năm.
(còn tiếp)