Tòa Thánh gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM)
Geneva - Tòa Thánh đã trở thành một quốc gia thành viên đầy đủ của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), cam kết dấn thân hỗ trợ tổ chức này và sứ mệnh của nó.
"Trên thế giới, sự di trú của những người đang tìm kiếm việc làm hoặc sống sót khỏi nạn đói, các xung đột và vi phạm nhân quyền cơ bản của họ, vẫn tiếp tục tăng", - Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nói.
Ngài nói thêm, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế là đáp ứng một cách "hiệu quả và nhân đạo".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi đọc diễn từ tại Hội đồng của Tổ chức Di Trú Quốc tế, và ca ngợi "thành tích phục vụ tuyệt vời của Tổ chức cho những người di trú", và Ngài nói rằng tư cách thành viên của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ truyền thống này.
Tòa Thánh chính thức gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) ngày 5-12. Tổ chức đang mừng 60 năm ngày thành lập, và tổ chức cuộc họp Hội đồng lần thứ 100 từ ngày 5 đến ngày 7-12 tại Geneva, qui tụ khoảng khoảng 50 Bộ trưởng chính phủ, Phó Thủ tướng và Thứ trưởng từ khắp nơi trên thế giới.
Tổng Giám mục nói, khủng hoảng kinh tế không làm giảm số lượng người rời bỏ quê hương, nhưng còn làm phức tạp thêm cuộc sống của họ,.
Tình hình hiện nay dường như đòi hỏi sự thảo luận mới về những người đang cố gắng "chạy thoát" khỏi các nước của họ băng qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, sa mạc Arizona, hoặc quá cảnh các quốc gia như Ai Cập hoặc Indonesia.
Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào chiều kích đạo đức của việc di cư.
Ngài nói: “Khi phẩm giá con người và quyền sự sống đang bị đe dọa, các giá trị này cần phải được ưu tiên".
Kinh nghiệm của các tổ chức Công Giáo ở Geneva và trên toàn thế giới "được thành lập tốt và mở rộng". Sự đáp trả của họ được quyết định bởi nhu cầu của con người, và bao trùm “tất cả mọi người", bất chấp chủng tộc hay niềm tin tôn giáo của họ.
Các tổ chức này được thúc đẩy bởi niềm tin của họ vào "phẩm giá độc nhất" của mỗi con người, và sự phục vụ của họ kết hợp sự chăm sóc chuyên nghiệp và "tình yêu quảng đại".
"Do đó, đúng là chỉ có các cơ quan công quyền thừa nhận sự đóng góp này và, trong một ý nghĩa đích thực của nền dân chủ, dành chỗ cho sự phục vụ này dựa vào lương tâm, và đến phiên mình, sự phục vụ ấy trở thành một bảo đảm tự do cho tất cả mọi người".
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) có hơn 130 quốc gia thành viên. (CNA/EWTN News 5-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Geneva - Tòa Thánh đã trở thành một quốc gia thành viên đầy đủ của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM), cam kết dấn thân hỗ trợ tổ chức này và sứ mệnh của nó.
"Trên thế giới, sự di trú của những người đang tìm kiếm việc làm hoặc sống sót khỏi nạn đói, các xung đột và vi phạm nhân quyền cơ bản của họ, vẫn tiếp tục tăng", - Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nói.
Ngài nói thêm, trách nhiệm của cộng đồng quốc tế là đáp ứng một cách "hiệu quả và nhân đạo".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi đọc diễn từ tại Hội đồng của Tổ chức Di Trú Quốc tế, và ca ngợi "thành tích phục vụ tuyệt vời của Tổ chức cho những người di trú", và Ngài nói rằng tư cách thành viên của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ truyền thống này.
Tòa Thánh chính thức gia nhập Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) ngày 5-12. Tổ chức đang mừng 60 năm ngày thành lập, và tổ chức cuộc họp Hội đồng lần thứ 100 từ ngày 5 đến ngày 7-12 tại Geneva, qui tụ khoảng khoảng 50 Bộ trưởng chính phủ, Phó Thủ tướng và Thứ trưởng từ khắp nơi trên thế giới.
Tổng Giám mục nói, khủng hoảng kinh tế không làm giảm số lượng người rời bỏ quê hương, nhưng còn làm phức tạp thêm cuộc sống của họ,.
Tình hình hiện nay dường như đòi hỏi sự thảo luận mới về những người đang cố gắng "chạy thoát" khỏi các nước của họ băng qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, sa mạc Arizona, hoặc quá cảnh các quốc gia như Ai Cập hoặc Indonesia.
Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào chiều kích đạo đức của việc di cư.
Ngài nói: “Khi phẩm giá con người và quyền sự sống đang bị đe dọa, các giá trị này cần phải được ưu tiên".
Kinh nghiệm của các tổ chức Công Giáo ở Geneva và trên toàn thế giới "được thành lập tốt và mở rộng". Sự đáp trả của họ được quyết định bởi nhu cầu của con người, và bao trùm “tất cả mọi người", bất chấp chủng tộc hay niềm tin tôn giáo của họ.
Các tổ chức này được thúc đẩy bởi niềm tin của họ vào "phẩm giá độc nhất" của mỗi con người, và sự phục vụ của họ kết hợp sự chăm sóc chuyên nghiệp và "tình yêu quảng đại".
"Do đó, đúng là chỉ có các cơ quan công quyền thừa nhận sự đóng góp này và, trong một ý nghĩa đích thực của nền dân chủ, dành chỗ cho sự phục vụ này dựa vào lương tâm, và đến phiên mình, sự phục vụ ấy trở thành một bảo đảm tự do cho tất cả mọi người".
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) có hơn 130 quốc gia thành viên. (CNA/EWTN News 5-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa