Bên Lề Chuyến Đức Thánh Cha Viếng Mỹ (2)
Nhân chuyến Đức Thánh Cha thăm Mỹ, thử tìm hiểu xem các báo đời đã tường trình gì về cuộc viếng thăm lịch sử này.
Qùa Sinh Nhật
Hôm qua, họ, người cha và đứa con trai, tới Tòa Đại Sứ Vatican trên Đại Lộ Massachusetts NW rất sớm, hy vọng được thấy, được đụng tới và nếu có thể được trao đổi đôi lời với Đức Giáo Hòang Bênêđíctô.
Đây là món quà sinh nhật ông Paul Henkels tặng cho đứa con kế là James, lên 11 vào đúng ngày Đức Bênêđíctô mừng siêu thọ 81 tuổi. Cha con Henkels không tiếc bất cứ chi phí nào miễn là được gặp Đức Thánh Cha: 2000 dollars vé máy bay đưa ông và con trai từ Vancouver, tiểu bang Washington, qua đây.
Lúc 10 giờ 08, Đức Bênêđíctô băng qua chiếc cửa kép Tòa Đại Sứ. Một toán thiếu niên và người lớn nhích lên phía trước. Ông Henkels đẩy con về phía rào cản của cảnh sát, và ở đó, con trai ông đã nắm được bàn tay Đức Giáo Hoàng.
Cái nắm bắt chỉ kéo dài trong mấy giây nhưng cha con ông Henkels cho hay nó xứng đáng hơn chuyến bay xuyên qua Nước Mỹ. James bảo “Thật tuyệt” còn cha cậu thì rạng rỡ hết khuôn mặt.
Nhiều người không được diễm phúc ấy, nhưng hạnh phúc của họ chẳng vì vậy mà thua kém chút nào.
Tờ Washington Post viết tiếp: Dọc Đại Lộ Massachusetts từng tốp người đứng đợi nhưng trên đại lộ Pensylvania, có chỗ xếp hàng dầy từ 15 đến 20 lớp người. Các nhân viên văn phòng từ cửa sổ nhìn ra, người khác leo lên các ghế công viên hay các dàn xây dựng để nhìn cho rõ. Nhiều người có mặt cả mấy tiếng trước buổi trưa là giờ Đức Bênêđíctô khởi sự từ Tòa Bạch Ốc trở lại Tòa Đại Sứ trên một lộ trình dài ba dặm.
Một nhóm giáo dân Texas đứng ở giao điểm Đường 18 và Đại Lộ Pensylvania NW hô to “Hallelujah!”, họ trang bị đủ thứ “khí cụ” thiêng liêng: đàn ghi-ta, trống lớn, trống con, Thánh Kinh và cây Thánh Giá cao bẩy bộ.
Một nhóm 150 giáo dân gốc Nam Mỹ bay từ Houston tới đây vào sớm Thứ Tư. Sau khi chợp mắt được mấy tiếng trên sàn phòng thể dục một trường Công Giáo, họ vội qua Đại Lộ Pensylvania để có chỗ tốt. Dù chẳng được Đức Giáo Hoàng ngó ngàng hay vẫy chào, họ cho hay, cảm thức phiêu lưu đã làm cho chuyến đi thật đáng đồng tiền bát gạo. Ông Paul Merino, 50 tuổi, cho hay: “Đã lên đường đi hành hương, bạn đâu biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện gì cũng có thể xẩy ra hết”. Ông cho hay, ông và vợ ông đã cảm nghiệm được một phép lạ rồi vì đã được một mạnh thường quân trong giáo hội kiếm cho được một vé để tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ tế vào ngày hôm nay, một chuyện đâu dễ gì mà có được. Ông Merino hỏi “Nhờ đâu chúng tôi được vé đó? Chính là nhờ ơn Chúa”. Nhưng Oscar Zavala nghe thế, chỉ bật cười. Ông bảo: “Thôi đi ông ơi, chỉ là nhờ ông tội lỗi thì có. Chỉ ai cần thì mới có thôi đó ông ạ”. Cạnh đó, Nancy Lim, một viên chức của Ngân hàng Thế Giới đứng cạnh một nhóm dân Thủ Đô thuộc đủ thứ nghề nghiệp: những người canh cửa mặc đồng phục, các kế toán viên và luật sư mặc đồ bộ sậm và sinh viên đại học mặc đồng phục Đại Học George Washington. Lim cho hay cô thấy như bị lịch sử thúc bách cô phải rời bàn giấy và cả các nhân chứng nữa trong chốc lát. Cô nói: “quả là một sự kiện có một không hai trong đời được thấy Đức Giáo Hoàng”. Cô nói thêm rằng chỉ cần được thoáng thấy ngài cũng khiến cô “cảm thấy gần ngài và Giáo Hội hơn”.
Đây đó cũng có những biểu ngữ nói ngược lại cảm thức chung. Nhưng biểu thức hân hoan vượt xa hơn nhiều. Cha Kevin Kelly, một linh mục ở New Brunswick, N.J., cho hay: nhìn thấy Đức Giáo Hoàng chỉ là một phần của lý do khiến ngài lái xe tới Đại Học Công Giáo, nơi hàng trăm người đang đứng đợi ở bên ngoài trong khi các ban nhạc trình diễn vui nhộn. Ngài cho hay: “Đây là một chứng tá công khai cho cả nước thấy niềm vui và lòng mong ước của chúng ta muốn đến với nhau như một dân tộc đức tin”.
Amy và Joe Kline lái xe từ Boonsboro, Maryland, vào thành phố trước khi đi xe điện ngầm và cuốc bộ tới Đại Lộ Massachusetts để đứng phía bên ngoài Tòa Đại Sứ Vatican với hai con nhỏ.
Chuyến đi dài thật đấy, nhưng vợ chồng ông Kline cho hay không còn lựa chọn nào khác. Amy, 35 tuổi, bảo: “như thể, vâng đúng thế, chúng tôi phải thấy ngài”. Amy vốn đặt tên cho đứa con trai 3 tuổi là John Paul theo tên của Đức Giao Phaolô II vì em sinh ra sau khi Đức Cố Giáo Hoàng qua đời ít bữa. Bà hy vọng đặt tên cho con trai thứ hai là Benedict, nhưng bị chồng làm cụt hứng: một con trai đặt tên theo đức giáo hoàng là đủ rồi. Bà cho hay: “ông ấy lo thằng con có thể bị chế diễu vì tên ấy. Nhưng quả chúng tôi thương Đức Bênêđíctô cũng bằng chúng tôi thương Đức Giaon Phaolô II vậy” ( William Wan và Daniela Deane, Washington Post, 17 tháng Tư)
Nghị Trình
Trước đó, ngày 16 tháng Tư, tờ Washington Post lược qua nghị trình làm việc của Đức Bênêđíctô trên đất Mỹ. Đại cương, ngài sẽ cử hành hai Thánh Lễ nơi công cộng, đọc diễn văn trước Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo tôn giáo và thăm Ground Zero.
Dù cuộc viếng thăm này bị giới hạn về địa dư, nhưng sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề từ chiến tranh Iraq, tới di trú, khủng hoảng lạm dụng tình dục, đến giáo dục Công Giáo tại Mỹ qua 11 bài diễn văn công khai và nhiều cuộc thăm viếng tư. Nghị trình tổng quát của chuyến đi được chính ngài tiết lộ cho các phóng viên trên chiếc máy bay từ Rome qua đây, chiếc máy bay được mệnh danh là Chủ Chăn Một, là đem khích lệ và chú tâm tới cho các cuộc tranh đấu của Giáo Hội Công Giáo Mỹ, cho các di dân và gia đình họ và cho điều được ngài coi là nền tảng tôn giáo của nhân quyền.
Về vấn đề di trú tại Mỹ, Đức Bênêđíctô cho rằng ngài coi việc cách ly gia đình là khía cạnh nghiêm trọng hơn hết. Ngài bảo: “Việc ấy thực sự nguy hiểm cho cấu trúc xã hội, luân lý và nhân bản”.
Theo ngài, giải pháp căn bản là giải quyết các vấn đề kinh tế và nhân dụng từng buộc nhiều người phải vào Mỹ. Ngài hứa sẽ nói chuyện với Tổng Thống Bush để làm sao “Có đủ công ăn việc làm và một cấu trúc xã hội đầy đủ để không ai cần phải di dân nữa. mọi người chúng ta phải cố gắng đạt được chỉ tiêu này”.
Về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, Đức Bênêđíctô cho hay Giáo Hội cần hành động trên ba bình diện: bình diện luật pháp, bình diện mục vụ, và bình diện trên đó các chủng viện phải được tổ chức sao cho không có các ấu dâm trong đó. Đức Thánh Cha cho hay: “tôi không nói tới đồng tính luyến ái trong lúc này mà nói tới ấu dâm… Ta phải tuyệt đối loại trừ các ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh…vì có các linh mục tốt quan trọng hơn là có nhiều linh mục”.
Các nhóm đại diện nạn nhân bị lạm dụng tình dục cho hay họ coi các nhận định của Đức Giáo Hoàng là chưa đủ. David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Sinh Tồn của Những Người Bị Các Linh Mục Lạm Dụng cho hay: “Xin lỗi và hứa hẹn cải cách là thích đáng nhưng chưa đủ. Họ đòi ngài phải dùng biện pháp kỷ luật đối với các giám mục từng bị tố cáo khỏa lấp các linh mục được người ta biết rõ lạm dụng tình dục trẻ em. (Daniel Deane, Washington Post, 16 tháng Tư).
Cầu Nguyện Với Nạn Nhân
Không biết có phải vì lời nhận định của Clohessy hay không, nhưng sau thánh lễ tại Nationals Park Stadium với 45, 000 người, Đức Bênêđíctô đích thân yêu cầu được gặp và cùng cầu nguyện với các nạn nhân từng bị các linh mục lạm dụng tình dục.
Cuộc gặp mặt dài 25 phút tại Tòa Đại Sứ Vatican đã đem lại một tập chú cực kỳ bản thân lên vấn đề đến lúc đó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc viếng thăm Washington của Đức Giáo Hoàng.
Khoảng năm nạn nhân, nay đã là những người đàn ông và đàn bà trung niên, quê ở Boston, đã được Đức Hồng Y Sean O’Malley, tổng giám mục Boston, tháp tùng vào gặp và cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y cho hay: “tôi nghĩ đó là một buổi gặp mặt tích cực, đầy hàn gắn, và cầu nguyện”. Ngài cho hay nhiều nạn nhân không cầm được nước mắt. “Quả là một kinh nghiệm đầy xúc động”. Cuộc gặp mặt này không được thông báo trước và tên các nạn nhân không được công bố.
Mỗi nạn nhân được chuyện trò riêng với Đức Giáo Hoàng trong chốc lát. Sau đó, Đức Hồng Y O’Malley đệ trình Đức Bênêđíctô danh sách hơn 1,000 người vốn là nạn nhân thuộc tổng giáo phận Boston để xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho họ.
Chương trình “All Things Considered” của Đài National Public Radio thuật lại rằng Bernie McDaid, một nạn nhân có mặt trong cuộc gặp gỡ này, đã thưa với Đức Bênêđíctô như sau: “Thưa Đức Thánh Cha, con muốn Đức Thánh Cha biết rằng Đức Thánh Cha đang có ung thư trong đoàn chiên của mình và Đức Thánh Cha cần phải chữa trị nó, con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ làm việc ấy. Đức Thánh Cha cần làm nhiều hơn”.
Trong khi đó, Gary M. Bergeron, 45 tuổi, một nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng không có mặt trong buổi gặp mặt trên, hoan nghênh cuộc gặp gỡ này. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong vòng bẩy năm, vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo đã ra công khai để nói rằng tác phong quá khứ là điều không thể chấp nhận được nữa” (Jacqueline L. Salmon, Michelle Boorstein and Alan Cooperman, Washington Post, 18-04)
Lang Thang
Thực ra, đoàn chiên của Đức Bênêđíctô tại Hoa Kỳ không phải chỉ bao gồm các nạn nhân bị một số linh mục lạm dụng tình dục. Người cũng phải chăm lo những con chiên khác trong đó, không thiếu những con đang lang thang, nhiều khi vô cùng vô định.
Trong thánh lễ với 45,000 tín hữu tại Nationals Park Stadium, vị Giáo Chủ 81 tuổi này đã rao giảng một sứ điệp nhằm nâng cao tinh thần cho đoàn chiên đang lang thang của mình, tuy vẫn nhấn mạnh đến lòng hy vọng; “Hy vọng, hy vọng cho tương lai vẫn là một phần trong đặc điểm của người Mỹ”. Đức Giáo Hoàng nói thế.
Trong thánh lễ, Angela Clare Davis, 43 tuổi, một chủ sự văn phòng từ Charlestown, Tây Virginia, người trúng được vé tham dự Thánh Lễ trong cuộc sổ số tại giáo xứ, cho hay: “Bây giờ tôi có thể chết được rồi. Vì tôi sắp được rước Thánh Thể do tay Đức Thánh Cha truyền phép”.
Các chuyên viên của Đức Giáo Hoàng cho hay Đức Bênêđíctô không thích các Thánh Lễ ở vận động trường. Nếu có thể, ngài thích thờ phượng ở nơi thánh về phương diện phụng vụ hơn. Tuy nhiên, người ta đã biến Nationals Park thành một thứ lai giống giữa đền thánh và sân banh. Buổi lễ diễn ra dọc khắp sân ngoài, với khán đài cao vút ở sân giữa và hàng giáo sĩ áo trắng ở phía phải xa xa và sân trái. Phần lớn cỏ mới được phủ trắng để bảo vệ nó khỏi hàng trăm người ngồi ghế đối diện với Đức Giáo Hoàng.
Đám đông ở yên một cách khác thường trong suốt buổi lễ. Rất ít người trong số hàng ngàn người thờ phượng di chuyển trong bài giảng của Đức Thánh Cha, một bài giảng ngài đọc bằng một thứ tiếng Anh pha giọng nặng nhưng rất chững chạc. Người ta im lặng lắng nghe cho đến hết, khi Đức Bênêđíctô bỗng nhiên chen vào một sứ điệp ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha, lập tức có tiếng hô vang “Viva! Vạn Tuế!”
Khung cảnh trước Thánh Lễ mấy tiếng cũng đã có tính cử hành rồi, không giống một buổi tranh tài quốc tế. Người ta thấy nhiều người bao quanh các quầy bán tràng hạt, bưu thiệp, áo thung với huy hiệu Đức Thánh Cha hoặc hàng chữ “Người hy vọng sống khác hẳn”, những chiếc mũ mang hàng chữ “Chúa Kitô Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta”.
Sonia Bungcayo và cháu gái là Helen Ford mua một sâu tràng hạt, một tấm thiệp cầu nguyện và nhiều băng dán (stickers) để tặng bạn bè. Họ hy vọng được một linh mục làm phép các tặng phẩm này. Bungcayo, người từ Chicago tới đây tham dự Thánh Lễ, bảo: “ông biết đó, thánh thiện quá đi. Có thể tôi chả còn dịp nào khác được gặp lại ngài. Có lẽ ngài chả trở lại Mỹ lần nữa đâu. Đây là dịp may cuối cùng của chúng tôi”
Hàng trăm người chờ để được xưng tội. 65 linh mục trong phẩm phục mầu ngà lắng nghe các hối nhân xưng thú tội lỗi, trong khi các nữ tu thuộc Dòng Tôi Tớ Chúa và Đức Mẹ ở Martara đứng giữ trật tự để mọi người vào hàng. Rob Donovan, một học sinh lớp lớn tại Gettysburg College, người tự nhận là hai năm nay chưa xưng tội, cho hay: “Đây là dịp để bạn chịu trở lại với niềm tin của bạn, và là thời điểm để tôi coi trọng đức tin của mình”.
10 giờ sáng, Thánh Lễ sắp bắt đầu, nhưng hàng chục người vẫn đứng chờ được xưng tội. (Petula Dvorak và Meg Smith, Washington Post 18-04).
Tội Phúc
Phản ứng của giới trẻ, nhất là giới sinh viên, có hơi đa dạng, phức tạp hơn. Nhiều người trẻ vẫn chưa quên được cái nồng ấm của Đức Giao Phaolô II. Matthews Gittens, 21 tuổi, một sinh viên ngành sử quê ở Boston cho hay: “Tôi không nghĩ ngài nối kết tốt với tuổi trẻ Mỹ như Đức Giao Phaolô II”.
Khi đến thăm Mỹ, Đức Gioan Phaolô II thường ôm hôn thanh thiếu niên, tiếp xúc với họ, giảng cho họ nghe và ca hát với họ. Đức Bênêđíctô cao tuổi hơn, xa cách hơn, ít trà trộn với đám đông hơn.
Tuy nhiên, các sinh viên vẫn lắng nghe ngài vì theo họ, ngài cần nói lên quan tâm của ngài đối với việc nhiều trường cao đẳng và đại học đã đánh rơi mất căn tính Công Giáo của mình. Liz Kalk, 20 tuổi, một sinh viên của Đại Học Marymount ở Arlington, cho hay: “đề cập đến chuyện đó là một việc tốt, vì khá nhiều trường Công Giáo đã đi lạc hẳn khỏi căn tính ấy mà rơi vào hình thức tương đối về văn hóa và phong hóa…”. Còn David Guillen, 18 tuổi, mới học năm đầu tại Đại Học Mount St Mary ở Emmittsburg, thì cho hay: “Ta thấy điều Đức Bênêđíctô nói đang xẩy ra trong đại học: một phân rẽ giữa điều các giáo sư nói và điều giáo huấn của Giáo Hội dạy. Ngài cố gắng giao hòa để chúng ta có cùng một trang sách như nhau”. (Daniela Deane và William Wan, Washington Post 18-04)
Trong bài diễn văn ngỏ với giới chức đại học, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ca ngợi giá trị của tự do đại học nhưng cho hay các theo đuổi bác học và tìm kiếm chân lý không được làm hại đến học lý của Giáo Hội. Ngài cho hay các cao đẳng và đại học của Giáo Hội phải “gợi lên trong thanh thiếu niên ý muốn hành động cho đức tin, khích lệ họ dấn thân vào cuộc sống của Giáo Hội”.
Ngài cũng cho hay, các học giả khoa bảng “được mời gọi tìm kiếm chân lý ở bất cứ chỗ nào mà việc phân tích thận trọng các chứng cớ dẫn qúy vị tới”. Tuy nhiên, đối với những học giả đi trệch ra ngoài giáo huấn của Giáo Hội, ngài nhấn mạnh rằng học lý Công Giáo là chủ yếu. Ngài bảo: “Bất cứ việc nại đến nguyên tắc tự do đại học nào để biện minh cho các chủ trương đi ngược lại đức tin và giáo huấn của Giáo Hội đều cản trở hay phản bội căn tính và sứ mệnh của đại học”. “Các nhà giáo và quản trị viên ở đại học hay trung học đều có nhiệm vụ và đặc ân trong việc đảm bảo để sinh viên nhận được nền học vấn về giáo thuyết và thực hành Công Giáo”.
Lần Đầu Trong 20 Năm
Bài diễn văn của Đức Bênêđíctô là bài diễn văn đầu tiên trên đất Mỹ đề cập đến vấn đề giáo dục trong 20 năm qua. Các nhà lãnh đạo ở Vatican lâu nay tỏ ra chán nản về điều họ cho là thất bại nơi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ trong việc tuân theo các giáo huấn Giáo Hội.
Người Công Giáo bảo thủ hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đưa ra một sứ điệp nghiêm khắc. Vì trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđíctô vốn được người ta biết đến như một người bảo vệ nền chính thống của giáo hội một cách chặt chẽ, từng ngăn cản khá nhiều các nhà khoa bảng bị coi là quá cấp tiến không được dạy tại các đại học Công Giáo. Và sau khi đã nhậm chức giáo hoàng rồi, ngài cũng đã tái khẳng định hình ảnh ấy bằng cách cho rằng nền giáo dục Công Giáo phải phù hợp với chân lý Công Giáo và quy luật sự sống.
Tuy nhiên sau khi nghe bài diễn văn của Đức Bênêđíctô, linh mục Thomas J. Reese, một chuyên viên kỳ cựu tại Trung Tâm Thần Học Woodstock thuộc Đại Học Georgetown cho hay các nhà thần học “hẳn phải hài lòng khi được thấy và được nghe ngài phát biểu lòng kính trọng tự do đại học của ngài. Điều ấy cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đại học”.
Cha Reese cũng cho hay: điều không kém ý nghĩa là đức giáo hoàng không kêu gọi các đại học sa thải các nhà thần học không nhất trí với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài chỉ nói rằng “tự do có thể bị những người không giảng dạy chân lý hay không giảng dạy các giáo huấn của Giáo Hội lạm dụng”.
George Weigel, thần học gia, nói rằng sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là một “nhắc nhở sắc bén rằng sinh hoạt trí thức Công Giáo phải diễn tiến bên trong các ranh giới y hệt như bất cứ sinh hoạt trí thức nào. Nghĩa là ngài muốn nói: các cao đẳng và đại học Công Giáo, khi mô phỏng xa gần các thời thượng thịnh hành trong nền văn hóa rộng lớn bên ngoài, chả lợi ích chi cho chính mình hay cho nền văn hóa rộng lớn hơn kia”.
Cuộc tranh luận về tự do đại học tại các cao đẳng và đại Công Giáo đã từng dai dẳng cả mấy thập niên qua. Năm 1999, các giám mục Mỹ buộc các thần học gia phải được giáo hội chứng nhận là họ có tư cách giảng dạy theo lề thói Công Giáo. Nhưng các nhà giáo dục không nhất trí được với nhau là nên hiểu viễn tượng Công Giáo như thế nào.
Trong bài diễn văn, Đức Bênêđíctô không phải chỉ đề cập đến tự do mà thôi. Ngài còn kêu gọi các nhà lãnh đạo giáo gội Mỹ hãy tái cam kết duy trì các trường Công Giáo “đặc biệt là trong các khu nghèo khó”. Vì, theo một phúc trình do Viện Thomas B. Fordham công bố, từ năm 1990, khoảng 1,300 trường Công Giáo đã đóng cửa. Ngay ở thủ đô Washington, áp lực tài chánh đã buộc tổng giáo phận này phải đưa ra đề nghị biến 7 trong số 28 trường Công Giáo thành các trường thuê bao thế tục (secular charter schools).
Theo Đức Bênêđíctô, các trường do Giáo Hội điều hành bao giờ cũng cung cấp được một căn bản khoa bảng vững chắc cho học sinh ở các khu nghèo nàn, kể cả các học sinh không Công Giáo. Ngài cho hay: “Ở những nơi quá nhiều lời hứa rỗng tuếch đang rù quyến người trẻ rời bỏ con đường chân lý và tự do đích thực, thì chứng tá của những con người tận hiến sống các lời khuyên của phúc âm là một món quà không thể thay thế được”. (Megan Greenwell, Washington Post 18-04)
Giây Phút Kỳ Diệu
Phần đông những người tham dự các buổi chào đón Đức Bênêđíctô, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đều cho hay họ được niềm tin, hy vọng và một cảm thức lịch sử thúc đẩy.
Kevin Schoonmaker từ Moline, Illinois, tới Washington với vợ và năm con, dù họ chỉ có 2 vé tham dự Thánh Lễ. “Ơn phúc được ở chung quanh một biến cố như thế này cũng đáng rồi”.
Luis Henriquez, 37 tuổi, ở Columbia Heights, đến đây với con gái Jennifer, 9 tuổi. Ông nói: “bố con tôi muốn thấy Đức Giáo Hoàng. Là người Công Giáo, chúng tôi tin ngài là tiếng nói của Chúa Kitô”.
Nữ Mục Sư E. Gail Anderson Holness thuộc Giáo Hội Methodist Episcopal Phi Châu, hiện là chủ tịch Hội Đồng Các Giáo Hội Vùng Đại Washington ngồi ở hàng ghế đầu. Bà cho hay đức Giáo Hoàng vượt lên trên mọi giáo phái.
Nữ tu Lawrence Marie Callahan, 70 tuổi, một tu sĩ 50 năm trong dòng, hiện là một nữ y tá làm việc tại Bệnh Viện Chúa Quan Phòng, bên cạnh các bệnh nhân nhiễm bệnh HIV, phát biểu: “Chúng tôi có mặt ở đây để mừng việc Đức Thánh Cha đến với chúng tôi, mừng sứ mệnh yêu thương và chấp nhận mọi người của ngài…”
Tommy Castiello, quê ở Bethesda, người đến đây với hai con gái, cho hay Đức Giáo Hoàng “là người thánh thiện nhất trần gian”.
Nhiều người tuyệt vọng tìm kiếm vé vào tham dự Thánh Lễ. Không thiếu những tấm bảng dơ cao “Cần một phép lạ”. Tấm khác “Từ Cali. Cần một vé”, đó là ông Trevor Rodriguez, 43 tuổi, từ Santa Monica, California.
Một nhóm giáo dân từ North Little Rock, Arkansas hô hoán “Ê, xem kìa, cờ đức giáo hoàng! Vẫy đi bọn bay, ngài ở một trong các chiếc xe đó đấy!” Và họ vẫy. Quả là Đức Giáo Hoàng thật, mình mặc áo trắng, nhưng ngài qua rất nhanh, không kịp nhìn họ. Nào có cần chi! Powell la lớn: “Đúng ngài rồi, tao thấy ngài rồi”. Cả tháng trước, đoàn người này từng tổ chức một buổi bingo lấy tiền làm chuyến đi này và vô vọng tìm cho ra những chiếc vé thơm phức để tham dự Thánh Lễ tại Nationals Park. Lúc ấy Powell thề rằng: “Chúng tôi sẽ đi gặp Đức Giáo Hoàng”. Giờ đây, quả tình họ đã thấy ngài. Có ai đó thở dài nhẹ nhõm: “Phù.. ù…ù!”. Họ lên đường chiều thứ Tư, ngủ một đêm dọc đường, bị lạc tứ tung trong đường phố Thủ Đô, mãi mới tới được nhà trọ của Nhà Thờ Công Giáo Thánh Vincent de Paul, cách vận động trường một dẫy phố. Không có vé, họ đành ở lại nhà trọ “dự’ Thánh Lễ trên màn ảnh lớn do Brother Marx Tyree xếp đặt. Khi Thánh Lễ kết thúc, họ kéo nhau ra Phố South Capitol hy vọng được thấy Đức Bênêđíctô. Và họ được thấy ngài thật, quả là hả hê và biết ơn, dù là hết hơi mệt nhoài. Rachel Powell, 25 tuổi, nói: “Chỉ cần thấy ngài cả một dẫy phố đàng kia, cũng mát mẻ quá trời rồi!” (Michael E. Ruane, Hamil R. Harris and David Fahrenthold, Washington Post, 18-04)
Nhân chuyến Đức Thánh Cha thăm Mỹ, thử tìm hiểu xem các báo đời đã tường trình gì về cuộc viếng thăm lịch sử này.
Qùa Sinh Nhật
Hôm qua, họ, người cha và đứa con trai, tới Tòa Đại Sứ Vatican trên Đại Lộ Massachusetts NW rất sớm, hy vọng được thấy, được đụng tới và nếu có thể được trao đổi đôi lời với Đức Giáo Hòang Bênêđíctô.
Đây là món quà sinh nhật ông Paul Henkels tặng cho đứa con kế là James, lên 11 vào đúng ngày Đức Bênêđíctô mừng siêu thọ 81 tuổi. Cha con Henkels không tiếc bất cứ chi phí nào miễn là được gặp Đức Thánh Cha: 2000 dollars vé máy bay đưa ông và con trai từ Vancouver, tiểu bang Washington, qua đây.
Lúc 10 giờ 08, Đức Bênêđíctô băng qua chiếc cửa kép Tòa Đại Sứ. Một toán thiếu niên và người lớn nhích lên phía trước. Ông Henkels đẩy con về phía rào cản của cảnh sát, và ở đó, con trai ông đã nắm được bàn tay Đức Giáo Hoàng.
Cái nắm bắt chỉ kéo dài trong mấy giây nhưng cha con ông Henkels cho hay nó xứng đáng hơn chuyến bay xuyên qua Nước Mỹ. James bảo “Thật tuyệt” còn cha cậu thì rạng rỡ hết khuôn mặt.
Nhiều người không được diễm phúc ấy, nhưng hạnh phúc của họ chẳng vì vậy mà thua kém chút nào.
Tờ Washington Post viết tiếp: Dọc Đại Lộ Massachusetts từng tốp người đứng đợi nhưng trên đại lộ Pensylvania, có chỗ xếp hàng dầy từ 15 đến 20 lớp người. Các nhân viên văn phòng từ cửa sổ nhìn ra, người khác leo lên các ghế công viên hay các dàn xây dựng để nhìn cho rõ. Nhiều người có mặt cả mấy tiếng trước buổi trưa là giờ Đức Bênêđíctô khởi sự từ Tòa Bạch Ốc trở lại Tòa Đại Sứ trên một lộ trình dài ba dặm.
Một nhóm giáo dân Texas đứng ở giao điểm Đường 18 và Đại Lộ Pensylvania NW hô to “Hallelujah!”, họ trang bị đủ thứ “khí cụ” thiêng liêng: đàn ghi-ta, trống lớn, trống con, Thánh Kinh và cây Thánh Giá cao bẩy bộ.
Một nhóm 150 giáo dân gốc Nam Mỹ bay từ Houston tới đây vào sớm Thứ Tư. Sau khi chợp mắt được mấy tiếng trên sàn phòng thể dục một trường Công Giáo, họ vội qua Đại Lộ Pensylvania để có chỗ tốt. Dù chẳng được Đức Giáo Hoàng ngó ngàng hay vẫy chào, họ cho hay, cảm thức phiêu lưu đã làm cho chuyến đi thật đáng đồng tiền bát gạo. Ông Paul Merino, 50 tuổi, cho hay: “Đã lên đường đi hành hương, bạn đâu biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện gì cũng có thể xẩy ra hết”. Ông cho hay, ông và vợ ông đã cảm nghiệm được một phép lạ rồi vì đã được một mạnh thường quân trong giáo hội kiếm cho được một vé để tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ tế vào ngày hôm nay, một chuyện đâu dễ gì mà có được. Ông Merino hỏi “Nhờ đâu chúng tôi được vé đó? Chính là nhờ ơn Chúa”. Nhưng Oscar Zavala nghe thế, chỉ bật cười. Ông bảo: “Thôi đi ông ơi, chỉ là nhờ ông tội lỗi thì có. Chỉ ai cần thì mới có thôi đó ông ạ”. Cạnh đó, Nancy Lim, một viên chức của Ngân hàng Thế Giới đứng cạnh một nhóm dân Thủ Đô thuộc đủ thứ nghề nghiệp: những người canh cửa mặc đồng phục, các kế toán viên và luật sư mặc đồ bộ sậm và sinh viên đại học mặc đồng phục Đại Học George Washington. Lim cho hay cô thấy như bị lịch sử thúc bách cô phải rời bàn giấy và cả các nhân chứng nữa trong chốc lát. Cô nói: “quả là một sự kiện có một không hai trong đời được thấy Đức Giáo Hoàng”. Cô nói thêm rằng chỉ cần được thoáng thấy ngài cũng khiến cô “cảm thấy gần ngài và Giáo Hội hơn”.
Đây đó cũng có những biểu ngữ nói ngược lại cảm thức chung. Nhưng biểu thức hân hoan vượt xa hơn nhiều. Cha Kevin Kelly, một linh mục ở New Brunswick, N.J., cho hay: nhìn thấy Đức Giáo Hoàng chỉ là một phần của lý do khiến ngài lái xe tới Đại Học Công Giáo, nơi hàng trăm người đang đứng đợi ở bên ngoài trong khi các ban nhạc trình diễn vui nhộn. Ngài cho hay: “Đây là một chứng tá công khai cho cả nước thấy niềm vui và lòng mong ước của chúng ta muốn đến với nhau như một dân tộc đức tin”.
Amy và Joe Kline lái xe từ Boonsboro, Maryland, vào thành phố trước khi đi xe điện ngầm và cuốc bộ tới Đại Lộ Massachusetts để đứng phía bên ngoài Tòa Đại Sứ Vatican với hai con nhỏ.
Chuyến đi dài thật đấy, nhưng vợ chồng ông Kline cho hay không còn lựa chọn nào khác. Amy, 35 tuổi, bảo: “như thể, vâng đúng thế, chúng tôi phải thấy ngài”. Amy vốn đặt tên cho đứa con trai 3 tuổi là John Paul theo tên của Đức Giao Phaolô II vì em sinh ra sau khi Đức Cố Giáo Hoàng qua đời ít bữa. Bà hy vọng đặt tên cho con trai thứ hai là Benedict, nhưng bị chồng làm cụt hứng: một con trai đặt tên theo đức giáo hoàng là đủ rồi. Bà cho hay: “ông ấy lo thằng con có thể bị chế diễu vì tên ấy. Nhưng quả chúng tôi thương Đức Bênêđíctô cũng bằng chúng tôi thương Đức Giaon Phaolô II vậy” ( William Wan và Daniela Deane, Washington Post, 17 tháng Tư)
Nghị Trình
Trước đó, ngày 16 tháng Tư, tờ Washington Post lược qua nghị trình làm việc của Đức Bênêđíctô trên đất Mỹ. Đại cương, ngài sẽ cử hành hai Thánh Lễ nơi công cộng, đọc diễn văn trước Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo tôn giáo và thăm Ground Zero.
Dù cuộc viếng thăm này bị giới hạn về địa dư, nhưng sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề từ chiến tranh Iraq, tới di trú, khủng hoảng lạm dụng tình dục, đến giáo dục Công Giáo tại Mỹ qua 11 bài diễn văn công khai và nhiều cuộc thăm viếng tư. Nghị trình tổng quát của chuyến đi được chính ngài tiết lộ cho các phóng viên trên chiếc máy bay từ Rome qua đây, chiếc máy bay được mệnh danh là Chủ Chăn Một, là đem khích lệ và chú tâm tới cho các cuộc tranh đấu của Giáo Hội Công Giáo Mỹ, cho các di dân và gia đình họ và cho điều được ngài coi là nền tảng tôn giáo của nhân quyền.
Về vấn đề di trú tại Mỹ, Đức Bênêđíctô cho rằng ngài coi việc cách ly gia đình là khía cạnh nghiêm trọng hơn hết. Ngài bảo: “Việc ấy thực sự nguy hiểm cho cấu trúc xã hội, luân lý và nhân bản”.
Theo ngài, giải pháp căn bản là giải quyết các vấn đề kinh tế và nhân dụng từng buộc nhiều người phải vào Mỹ. Ngài hứa sẽ nói chuyện với Tổng Thống Bush để làm sao “Có đủ công ăn việc làm và một cấu trúc xã hội đầy đủ để không ai cần phải di dân nữa. mọi người chúng ta phải cố gắng đạt được chỉ tiêu này”.
Về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, Đức Bênêđíctô cho hay Giáo Hội cần hành động trên ba bình diện: bình diện luật pháp, bình diện mục vụ, và bình diện trên đó các chủng viện phải được tổ chức sao cho không có các ấu dâm trong đó. Đức Thánh Cha cho hay: “tôi không nói tới đồng tính luyến ái trong lúc này mà nói tới ấu dâm… Ta phải tuyệt đối loại trừ các ấu dâm ra khỏi thừa tác vụ thánh…vì có các linh mục tốt quan trọng hơn là có nhiều linh mục”.
Các nhóm đại diện nạn nhân bị lạm dụng tình dục cho hay họ coi các nhận định của Đức Giáo Hoàng là chưa đủ. David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Sinh Tồn của Những Người Bị Các Linh Mục Lạm Dụng cho hay: “Xin lỗi và hứa hẹn cải cách là thích đáng nhưng chưa đủ. Họ đòi ngài phải dùng biện pháp kỷ luật đối với các giám mục từng bị tố cáo khỏa lấp các linh mục được người ta biết rõ lạm dụng tình dục trẻ em. (Daniel Deane, Washington Post, 16 tháng Tư).
Cầu Nguyện Với Nạn Nhân
Không biết có phải vì lời nhận định của Clohessy hay không, nhưng sau thánh lễ tại Nationals Park Stadium với 45, 000 người, Đức Bênêđíctô đích thân yêu cầu được gặp và cùng cầu nguyện với các nạn nhân từng bị các linh mục lạm dụng tình dục.
Cuộc gặp mặt dài 25 phút tại Tòa Đại Sứ Vatican đã đem lại một tập chú cực kỳ bản thân lên vấn đề đến lúc đó đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc viếng thăm Washington của Đức Giáo Hoàng.
Khoảng năm nạn nhân, nay đã là những người đàn ông và đàn bà trung niên, quê ở Boston, đã được Đức Hồng Y Sean O’Malley, tổng giám mục Boston, tháp tùng vào gặp và cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y cho hay: “tôi nghĩ đó là một buổi gặp mặt tích cực, đầy hàn gắn, và cầu nguyện”. Ngài cho hay nhiều nạn nhân không cầm được nước mắt. “Quả là một kinh nghiệm đầy xúc động”. Cuộc gặp mặt này không được thông báo trước và tên các nạn nhân không được công bố.
Mỗi nạn nhân được chuyện trò riêng với Đức Giáo Hoàng trong chốc lát. Sau đó, Đức Hồng Y O’Malley đệ trình Đức Bênêđíctô danh sách hơn 1,000 người vốn là nạn nhân thuộc tổng giáo phận Boston để xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho họ.
Chương trình “All Things Considered” của Đài National Public Radio thuật lại rằng Bernie McDaid, một nạn nhân có mặt trong cuộc gặp gỡ này, đã thưa với Đức Bênêđíctô như sau: “Thưa Đức Thánh Cha, con muốn Đức Thánh Cha biết rằng Đức Thánh Cha đang có ung thư trong đoàn chiên của mình và Đức Thánh Cha cần phải chữa trị nó, con hy vọng Đức Thánh Cha sẽ làm việc ấy. Đức Thánh Cha cần làm nhiều hơn”.
Trong khi đó, Gary M. Bergeron, 45 tuổi, một nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng không có mặt trong buổi gặp mặt trên, hoan nghênh cuộc gặp gỡ này. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên trong vòng bẩy năm, vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo đã ra công khai để nói rằng tác phong quá khứ là điều không thể chấp nhận được nữa” (Jacqueline L. Salmon, Michelle Boorstein and Alan Cooperman, Washington Post, 18-04)
Lang Thang
Thực ra, đoàn chiên của Đức Bênêđíctô tại Hoa Kỳ không phải chỉ bao gồm các nạn nhân bị một số linh mục lạm dụng tình dục. Người cũng phải chăm lo những con chiên khác trong đó, không thiếu những con đang lang thang, nhiều khi vô cùng vô định.
Trong thánh lễ với 45,000 tín hữu tại Nationals Park Stadium, vị Giáo Chủ 81 tuổi này đã rao giảng một sứ điệp nhằm nâng cao tinh thần cho đoàn chiên đang lang thang của mình, tuy vẫn nhấn mạnh đến lòng hy vọng; “Hy vọng, hy vọng cho tương lai vẫn là một phần trong đặc điểm của người Mỹ”. Đức Giáo Hoàng nói thế.
Trong thánh lễ, Angela Clare Davis, 43 tuổi, một chủ sự văn phòng từ Charlestown, Tây Virginia, người trúng được vé tham dự Thánh Lễ trong cuộc sổ số tại giáo xứ, cho hay: “Bây giờ tôi có thể chết được rồi. Vì tôi sắp được rước Thánh Thể do tay Đức Thánh Cha truyền phép”.
Các chuyên viên của Đức Giáo Hoàng cho hay Đức Bênêđíctô không thích các Thánh Lễ ở vận động trường. Nếu có thể, ngài thích thờ phượng ở nơi thánh về phương diện phụng vụ hơn. Tuy nhiên, người ta đã biến Nationals Park thành một thứ lai giống giữa đền thánh và sân banh. Buổi lễ diễn ra dọc khắp sân ngoài, với khán đài cao vút ở sân giữa và hàng giáo sĩ áo trắng ở phía phải xa xa và sân trái. Phần lớn cỏ mới được phủ trắng để bảo vệ nó khỏi hàng trăm người ngồi ghế đối diện với Đức Giáo Hoàng.
Đám đông ở yên một cách khác thường trong suốt buổi lễ. Rất ít người trong số hàng ngàn người thờ phượng di chuyển trong bài giảng của Đức Thánh Cha, một bài giảng ngài đọc bằng một thứ tiếng Anh pha giọng nặng nhưng rất chững chạc. Người ta im lặng lắng nghe cho đến hết, khi Đức Bênêđíctô bỗng nhiên chen vào một sứ điệp ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha, lập tức có tiếng hô vang “Viva! Vạn Tuế!”
Khung cảnh trước Thánh Lễ mấy tiếng cũng đã có tính cử hành rồi, không giống một buổi tranh tài quốc tế. Người ta thấy nhiều người bao quanh các quầy bán tràng hạt, bưu thiệp, áo thung với huy hiệu Đức Thánh Cha hoặc hàng chữ “Người hy vọng sống khác hẳn”, những chiếc mũ mang hàng chữ “Chúa Kitô Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta”.
Sonia Bungcayo và cháu gái là Helen Ford mua một sâu tràng hạt, một tấm thiệp cầu nguyện và nhiều băng dán (stickers) để tặng bạn bè. Họ hy vọng được một linh mục làm phép các tặng phẩm này. Bungcayo, người từ Chicago tới đây tham dự Thánh Lễ, bảo: “ông biết đó, thánh thiện quá đi. Có thể tôi chả còn dịp nào khác được gặp lại ngài. Có lẽ ngài chả trở lại Mỹ lần nữa đâu. Đây là dịp may cuối cùng của chúng tôi”
Hàng trăm người chờ để được xưng tội. 65 linh mục trong phẩm phục mầu ngà lắng nghe các hối nhân xưng thú tội lỗi, trong khi các nữ tu thuộc Dòng Tôi Tớ Chúa và Đức Mẹ ở Martara đứng giữ trật tự để mọi người vào hàng. Rob Donovan, một học sinh lớp lớn tại Gettysburg College, người tự nhận là hai năm nay chưa xưng tội, cho hay: “Đây là dịp để bạn chịu trở lại với niềm tin của bạn, và là thời điểm để tôi coi trọng đức tin của mình”.
10 giờ sáng, Thánh Lễ sắp bắt đầu, nhưng hàng chục người vẫn đứng chờ được xưng tội. (Petula Dvorak và Meg Smith, Washington Post 18-04).
Tội Phúc
Phản ứng của giới trẻ, nhất là giới sinh viên, có hơi đa dạng, phức tạp hơn. Nhiều người trẻ vẫn chưa quên được cái nồng ấm của Đức Giao Phaolô II. Matthews Gittens, 21 tuổi, một sinh viên ngành sử quê ở Boston cho hay: “Tôi không nghĩ ngài nối kết tốt với tuổi trẻ Mỹ như Đức Giao Phaolô II”.
Khi đến thăm Mỹ, Đức Gioan Phaolô II thường ôm hôn thanh thiếu niên, tiếp xúc với họ, giảng cho họ nghe và ca hát với họ. Đức Bênêđíctô cao tuổi hơn, xa cách hơn, ít trà trộn với đám đông hơn.
Tuy nhiên, các sinh viên vẫn lắng nghe ngài vì theo họ, ngài cần nói lên quan tâm của ngài đối với việc nhiều trường cao đẳng và đại học đã đánh rơi mất căn tính Công Giáo của mình. Liz Kalk, 20 tuổi, một sinh viên của Đại Học Marymount ở Arlington, cho hay: “đề cập đến chuyện đó là một việc tốt, vì khá nhiều trường Công Giáo đã đi lạc hẳn khỏi căn tính ấy mà rơi vào hình thức tương đối về văn hóa và phong hóa…”. Còn David Guillen, 18 tuổi, mới học năm đầu tại Đại Học Mount St Mary ở Emmittsburg, thì cho hay: “Ta thấy điều Đức Bênêđíctô nói đang xẩy ra trong đại học: một phân rẽ giữa điều các giáo sư nói và điều giáo huấn của Giáo Hội dạy. Ngài cố gắng giao hòa để chúng ta có cùng một trang sách như nhau”. (Daniela Deane và William Wan, Washington Post 18-04)
Trong bài diễn văn ngỏ với giới chức đại học, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI ca ngợi giá trị của tự do đại học nhưng cho hay các theo đuổi bác học và tìm kiếm chân lý không được làm hại đến học lý của Giáo Hội. Ngài cho hay các cao đẳng và đại học của Giáo Hội phải “gợi lên trong thanh thiếu niên ý muốn hành động cho đức tin, khích lệ họ dấn thân vào cuộc sống của Giáo Hội”.
Ngài cũng cho hay, các học giả khoa bảng “được mời gọi tìm kiếm chân lý ở bất cứ chỗ nào mà việc phân tích thận trọng các chứng cớ dẫn qúy vị tới”. Tuy nhiên, đối với những học giả đi trệch ra ngoài giáo huấn của Giáo Hội, ngài nhấn mạnh rằng học lý Công Giáo là chủ yếu. Ngài bảo: “Bất cứ việc nại đến nguyên tắc tự do đại học nào để biện minh cho các chủ trương đi ngược lại đức tin và giáo huấn của Giáo Hội đều cản trở hay phản bội căn tính và sứ mệnh của đại học”. “Các nhà giáo và quản trị viên ở đại học hay trung học đều có nhiệm vụ và đặc ân trong việc đảm bảo để sinh viên nhận được nền học vấn về giáo thuyết và thực hành Công Giáo”.
Lần Đầu Trong 20 Năm
Bài diễn văn của Đức Bênêđíctô là bài diễn văn đầu tiên trên đất Mỹ đề cập đến vấn đề giáo dục trong 20 năm qua. Các nhà lãnh đạo ở Vatican lâu nay tỏ ra chán nản về điều họ cho là thất bại nơi nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ trong việc tuân theo các giáo huấn Giáo Hội.
Người Công Giáo bảo thủ hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đưa ra một sứ điệp nghiêm khắc. Vì trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêđíctô vốn được người ta biết đến như một người bảo vệ nền chính thống của giáo hội một cách chặt chẽ, từng ngăn cản khá nhiều các nhà khoa bảng bị coi là quá cấp tiến không được dạy tại các đại học Công Giáo. Và sau khi đã nhậm chức giáo hoàng rồi, ngài cũng đã tái khẳng định hình ảnh ấy bằng cách cho rằng nền giáo dục Công Giáo phải phù hợp với chân lý Công Giáo và quy luật sự sống.
Tuy nhiên sau khi nghe bài diễn văn của Đức Bênêđíctô, linh mục Thomas J. Reese, một chuyên viên kỳ cựu tại Trung Tâm Thần Học Woodstock thuộc Đại Học Georgetown cho hay các nhà thần học “hẳn phải hài lòng khi được thấy và được nghe ngài phát biểu lòng kính trọng tự do đại học của ngài. Điều ấy cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đại học”.
Cha Reese cũng cho hay: điều không kém ý nghĩa là đức giáo hoàng không kêu gọi các đại học sa thải các nhà thần học không nhất trí với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài chỉ nói rằng “tự do có thể bị những người không giảng dạy chân lý hay không giảng dạy các giáo huấn của Giáo Hội lạm dụng”.
George Weigel, thần học gia, nói rằng sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là một “nhắc nhở sắc bén rằng sinh hoạt trí thức Công Giáo phải diễn tiến bên trong các ranh giới y hệt như bất cứ sinh hoạt trí thức nào. Nghĩa là ngài muốn nói: các cao đẳng và đại học Công Giáo, khi mô phỏng xa gần các thời thượng thịnh hành trong nền văn hóa rộng lớn bên ngoài, chả lợi ích chi cho chính mình hay cho nền văn hóa rộng lớn hơn kia”.
Cuộc tranh luận về tự do đại học tại các cao đẳng và đại Công Giáo đã từng dai dẳng cả mấy thập niên qua. Năm 1999, các giám mục Mỹ buộc các thần học gia phải được giáo hội chứng nhận là họ có tư cách giảng dạy theo lề thói Công Giáo. Nhưng các nhà giáo dục không nhất trí được với nhau là nên hiểu viễn tượng Công Giáo như thế nào.
Trong bài diễn văn, Đức Bênêđíctô không phải chỉ đề cập đến tự do mà thôi. Ngài còn kêu gọi các nhà lãnh đạo giáo gội Mỹ hãy tái cam kết duy trì các trường Công Giáo “đặc biệt là trong các khu nghèo khó”. Vì, theo một phúc trình do Viện Thomas B. Fordham công bố, từ năm 1990, khoảng 1,300 trường Công Giáo đã đóng cửa. Ngay ở thủ đô Washington, áp lực tài chánh đã buộc tổng giáo phận này phải đưa ra đề nghị biến 7 trong số 28 trường Công Giáo thành các trường thuê bao thế tục (secular charter schools).
Theo Đức Bênêđíctô, các trường do Giáo Hội điều hành bao giờ cũng cung cấp được một căn bản khoa bảng vững chắc cho học sinh ở các khu nghèo nàn, kể cả các học sinh không Công Giáo. Ngài cho hay: “Ở những nơi quá nhiều lời hứa rỗng tuếch đang rù quyến người trẻ rời bỏ con đường chân lý và tự do đích thực, thì chứng tá của những con người tận hiến sống các lời khuyên của phúc âm là một món quà không thể thay thế được”. (Megan Greenwell, Washington Post 18-04)
Giây Phút Kỳ Diệu
Phần đông những người tham dự các buổi chào đón Đức Bênêđíctô, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đều cho hay họ được niềm tin, hy vọng và một cảm thức lịch sử thúc đẩy.
Kevin Schoonmaker từ Moline, Illinois, tới Washington với vợ và năm con, dù họ chỉ có 2 vé tham dự Thánh Lễ. “Ơn phúc được ở chung quanh một biến cố như thế này cũng đáng rồi”.
Luis Henriquez, 37 tuổi, ở Columbia Heights, đến đây với con gái Jennifer, 9 tuổi. Ông nói: “bố con tôi muốn thấy Đức Giáo Hoàng. Là người Công Giáo, chúng tôi tin ngài là tiếng nói của Chúa Kitô”.
Nữ Mục Sư E. Gail Anderson Holness thuộc Giáo Hội Methodist Episcopal Phi Châu, hiện là chủ tịch Hội Đồng Các Giáo Hội Vùng Đại Washington ngồi ở hàng ghế đầu. Bà cho hay đức Giáo Hoàng vượt lên trên mọi giáo phái.
Nữ tu Lawrence Marie Callahan, 70 tuổi, một tu sĩ 50 năm trong dòng, hiện là một nữ y tá làm việc tại Bệnh Viện Chúa Quan Phòng, bên cạnh các bệnh nhân nhiễm bệnh HIV, phát biểu: “Chúng tôi có mặt ở đây để mừng việc Đức Thánh Cha đến với chúng tôi, mừng sứ mệnh yêu thương và chấp nhận mọi người của ngài…”
Tommy Castiello, quê ở Bethesda, người đến đây với hai con gái, cho hay Đức Giáo Hoàng “là người thánh thiện nhất trần gian”.
Nhiều người tuyệt vọng tìm kiếm vé vào tham dự Thánh Lễ. Không thiếu những tấm bảng dơ cao “Cần một phép lạ”. Tấm khác “Từ Cali. Cần một vé”, đó là ông Trevor Rodriguez, 43 tuổi, từ Santa Monica, California.
Một nhóm giáo dân từ North Little Rock, Arkansas hô hoán “Ê, xem kìa, cờ đức giáo hoàng! Vẫy đi bọn bay, ngài ở một trong các chiếc xe đó đấy!” Và họ vẫy. Quả là Đức Giáo Hoàng thật, mình mặc áo trắng, nhưng ngài qua rất nhanh, không kịp nhìn họ. Nào có cần chi! Powell la lớn: “Đúng ngài rồi, tao thấy ngài rồi”. Cả tháng trước, đoàn người này từng tổ chức một buổi bingo lấy tiền làm chuyến đi này và vô vọng tìm cho ra những chiếc vé thơm phức để tham dự Thánh Lễ tại Nationals Park. Lúc ấy Powell thề rằng: “Chúng tôi sẽ đi gặp Đức Giáo Hoàng”. Giờ đây, quả tình họ đã thấy ngài. Có ai đó thở dài nhẹ nhõm: “Phù.. ù…ù!”. Họ lên đường chiều thứ Tư, ngủ một đêm dọc đường, bị lạc tứ tung trong đường phố Thủ Đô, mãi mới tới được nhà trọ của Nhà Thờ Công Giáo Thánh Vincent de Paul, cách vận động trường một dẫy phố. Không có vé, họ đành ở lại nhà trọ “dự’ Thánh Lễ trên màn ảnh lớn do Brother Marx Tyree xếp đặt. Khi Thánh Lễ kết thúc, họ kéo nhau ra Phố South Capitol hy vọng được thấy Đức Bênêđíctô. Và họ được thấy ngài thật, quả là hả hê và biết ơn, dù là hết hơi mệt nhoài. Rachel Powell, 25 tuổi, nói: “Chỉ cần thấy ngài cả một dẫy phố đàng kia, cũng mát mẻ quá trời rồi!” (Michael E. Ruane, Hamil R. Harris and David Fahrenthold, Washington Post, 18-04)