Quan niệm của hội đồng Giám mục Hoa kỳ với người di trú và tỵ nạn
Trong thời gian gần đây, một vấn đề khá nóng bỏng và tế nhị mà cả hai ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà cũng như Dân chủ đều không muốn hoặc không dám đề cập tới một cách thẳng thắn là: nên đối xử thế nào với ngưòi di cư và tỵ nạn? vấn đề nóng bỏng này đã được các vị giám mục Hoa kỳ bàn thảo và đưa ra quyết định chung từ hơn một năm qua, một quyết định được coi là mang tính cách Kitô giáo và nhân bản. Nơi đây, chúng ta nên nhìn nhận những sự kiện khác biệt trong việc cho phép và đón nhận người di cư và tị nạn vào xứ sở này:
A. Nhóm chủ trương nên cứng rắn với người di cư và tỵ nạn.
Nhóm chủ trương cứng rắn với người di cư và tỵ nạn chủ trương rằng những người di cư là những người đa số đi tìm đời sống kinh tế tốt đẹp hơn. Họ coi Hoa kỳ như một thiên đàng nơi trần thế mà các dân nghèo trên thế giới luôn mơ ước! Đây là một số lš luận mà nhóm này đưa ra nhằm ngăn cản việc tiếp nhận người tỵ nạn vào Hoa Kỳ:
Người di cư và tỵ nạn:
B1. Về phương diện tái chánh
Theo số thống kê thì người di cư và tỵ nạn chỉ được hưởng một phần trợ cấp rất nhỏ và rất hạn chế về thời gian trợ giúp tài chánh. Có đến hơn 75% người di trú và tỵ nạn không nhận trợ cấp sau 18 tháng đầu. Nhiều gia đình bảo trợ người thân sang mà lo liệu hoàn toàn về cả tài chánh cũng như tinh thần.
người di dân và tỵ nạn phải làm những công việc mà người bản xứ không muốn làm. Con số thành công "đè đầu đè cổ" người bản xứ không được coi là nhiều. Trừ một vài sắc dân Á Châu cần cù, nhẫn nại như Đại Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa và Việt nam, đa số những sắc dân Châu Mỹ La tinh thường làm những nghề ít tiền. Như vậy, họ đã giúp để dành cho nước Hoa kỳ này rất nhiều tiền.
không chỉ người tỵ nạn nghèo đến với xứ sở này, có nhiều người tỵ nạn giầu -như từ Hồng Kông- chẳng hạn. Họ qua Mỹ để lánh nạn cộng sản Hoa Lục chứ không vì trốn chạy kinh tế.
B2. Về phương diện tinh thần
Dựa trên thánh kinh, trên nhân bản, tình bác ái, Hội đồng giám mục Hoa kỳ, trong tài liệu Strangers No Longer" đã đưa ra 5 tiêu chuẩn sau để thẩm định vai trò và chỗ đứng trong khi tiếp nhận ngườI di cư và tỵ nạn:
Trong thời gian gần đây, một vấn đề khá nóng bỏng và tế nhị mà cả hai ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà cũng như Dân chủ đều không muốn hoặc không dám đề cập tới một cách thẳng thắn là: nên đối xử thế nào với ngưòi di cư và tỵ nạn? vấn đề nóng bỏng này đã được các vị giám mục Hoa kỳ bàn thảo và đưa ra quyết định chung từ hơn một năm qua, một quyết định được coi là mang tính cách Kitô giáo và nhân bản. Nơi đây, chúng ta nên nhìn nhận những sự kiện khác biệt trong việc cho phép và đón nhận người di cư và tị nạn vào xứ sở này:
A. Nhóm chủ trương nên cứng rắn với người di cư và tỵ nạn.
Nhóm chủ trương cứng rắn với người di cư và tỵ nạn chủ trương rằng những người di cư là những người đa số đi tìm đời sống kinh tế tốt đẹp hơn. Họ coi Hoa kỳ như một thiên đàng nơi trần thế mà các dân nghèo trên thế giới luôn mơ ước! Đây là một số lš luận mà nhóm này đưa ra nhằm ngăn cản việc tiếp nhận người tỵ nạn vào Hoa Kỳ:
Người di cư và tỵ nạn:
- 1. lấy đi các công việc của người Hoa Kỳ
- 2. ăn không ngồi rồi, chờ nhận tiền thất nghiệp
- 3. chỉ qua Hoa kỳ một thời gian ngắn nhưng mau mắn có nhà cao, cửa rộng, xe hơi đẹp, chứng tỏ việc làm lương cao.
- 4. không thích hội nhập vào đời sống mới khiến cho văn minh và văn hoá xứ này thụt lùi.
- 5. dễ thành những người mất bình thường vì bị lạc lõng trong nền văn hoá mới
- 6. dễ trở thành trộm cướp, băng đảng nơi các sắc dân thiểu số.
- 7. chú tâm nhiều đến quốc gia cũ mà không cố sức chịu xây dựng quốc gia mới
- 8. nhiều sắc dân còn đóng góp cho đám khủng bố.
- 9. đưa ra những thói quen và phong tục ngược với truyền thống sẵn có của dân tộc này
- 10. vì là những sắc dân đến sau, họ có khuynh hướng thụ hưởng hơn là khai phá như những sắc dân đến đây lúc ban đầu
B1. Về phương diện tái chánh
Theo số thống kê thì người di cư và tỵ nạn chỉ được hưởng một phần trợ cấp rất nhỏ và rất hạn chế về thời gian trợ giúp tài chánh. Có đến hơn 75% người di trú và tỵ nạn không nhận trợ cấp sau 18 tháng đầu. Nhiều gia đình bảo trợ người thân sang mà lo liệu hoàn toàn về cả tài chánh cũng như tinh thần.
người di dân và tỵ nạn phải làm những công việc mà người bản xứ không muốn làm. Con số thành công "đè đầu đè cổ" người bản xứ không được coi là nhiều. Trừ một vài sắc dân Á Châu cần cù, nhẫn nại như Đại Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa và Việt nam, đa số những sắc dân Châu Mỹ La tinh thường làm những nghề ít tiền. Như vậy, họ đã giúp để dành cho nước Hoa kỳ này rất nhiều tiền.
không chỉ người tỵ nạn nghèo đến với xứ sở này, có nhiều người tỵ nạn giầu -như từ Hồng Kông- chẳng hạn. Họ qua Mỹ để lánh nạn cộng sản Hoa Lục chứ không vì trốn chạy kinh tế.
B2. Về phương diện tinh thần
- Quốc gia này thu thập tinh hoa của nhiều nhân tài tỵ nạn và di cư trên thế giới đến nỗi người ta sợ rằng "chất xám" từ các quốc gia nghèo sẽ tiếp tục chẩy vào đất nước này.
- Người mới đến (di cư và tỵ nạn) mang lại phẩm chất cao cho các giá trị truyền thống bị lãng quên, thí dụ như gía trị của đời sống gia đình, của hiếu nghĩa, của sự kính trọng người cao tuổi
- Người mới đến cho mọi người thấy đâu thực sự là giá trị của đa chủng quốc như Hoa Kỳ (Hợp chúng quốc) vẫn tự hào.
- Người Hoa kỳ có thể hưởng dùng các thức ăn, thưởng thức các trò chơi, giải trí, hiểu biết các phong tục, tập quán của rất nhiều quốc gia ngay tại xứ sở của mình.
- Người mới đến đề cao các giá trị thiêng liêng, tôn giáo, sự tin tưởng vào đấng tối cao.
- Các thói quen, tập tục công giáo và tôn giáo như sùng kính Đức Mẹ Maria, lần hạt mân côi, các hình thức biểu dương đức tin, được nhắc nhở, phát triển.
- Một số sắc dân như Việt nam, Phi luật tân, Ba lan cung cấp ơn gọi cho người bản xứ
- Các hình thức vừa thiêng liêng, vừa tôn giáo như Zen, Yoga giúp cho đời sống người bản xứ thêm cân bằng.
- Cần ghi nhận điểm đáng buồn này là một số người di dân và tỵ nạn có khuynh hướng chỉ nhìn thấy vấn đề và nhu cầu của mình hoặc của nhóm mình. Nếu họ phải bỏ nước ra đi vì không thể sống được hoặc vì bị bách hại bởi một chế độ độc tài nào đó, thì chỉ lý do này mới được coi là có giá trị; còn các lý do khác của những nhóm khác, vào thời điểm khác sẽ bị coi nhẹ, nếu không muốn nói là bị coi thường.
Dựa trên thánh kinh, trên nhân bản, tình bác ái, Hội đồng giám mục Hoa kỳ, trong tài liệu Strangers No Longer" đã đưa ra 5 tiêu chuẩn sau để thẩm định vai trò và chỗ đứng trong khi tiếp nhận ngườI di cư và tỵ nạn:
- Mọi người đều có quyền tìm cơ hội sống tại quê hương của mình. Số 34 ghi nhận: Mọi người đều có quyền đi tìm ngay tại quê hương của mình những cơ hội về kinh tế, chính trị và xã hội nhằm giúp sống xứng đáng với nhân phẩm con người và tài năng Chúa ban. Với chiều kích đó, con người cần có việc làm xứng hợp, tiền công xứng đáng với việc làm.
- Mọi người có quyền di cư để lo lắng cho bản thân và gia đình. Số 35 ghi nhận: Giáo hội nhìn nhận rằng mọi của cải trên trái đất thuộc về mọi ngưòi. Khi cá nhân không thể tìm được việc làm tại quê hương bản quán của mình để trợ giúp chính mình và gia đình, họ có quyền đi tìm việc làm tại chỗ khác để sống còn. Các cường quốc nên tìm phương tiện giúp cá nhân thi hành quyền này.
- Cường quốc có quyền bảo vệ và kiểm soát lãnh thổ. Giáo hội nhìn nhận quyền của các cường quốc bảo lệ lãnh tổ của mình, nhưng phản đối lập luận muốn bảo vệ lãnh thổ chỉ vì mục đích bảo vê của cải. Các quốc gia giầu có về kinh tế, khi có nhiều khả năng bảo vệ và lo lắng cho công dân của mình, có trách nhiệm nặng nề hơn giúp điều hoà làn sóng di cư
- Người tỵ nạn và di cư cần được bảo vệ cách xứng hợp. Số 37 "Những người chạy trốn vì chiến tranh và bị bách hại cần được cộng đồng thế giới bảo vệ. Ít nhất, những người này có quyền tỵ nạn mà không bị tù đày. Họ có quyền khiếu nại đến những người có thẩm quyền cứu xét
- Nhân quyền và giá trị con người của những di dân không hội đủ giấy tờ hợp lệ cần được tôn trọng.Dù cho những di dân này tình trạng giấy tờ ra sao, các người di cư, như mọi người khác, vẫn được hưởng những giá trị nhân bản. Thường thường, những người này hay bị luật pháp từ các quốc gia mà họ đi cũng như đến trừng phạt. Các chính quyền cẩn tôn trọng những quyền căn bản của con người nơi các người di cư dân không hội đủ giấy tờ hợp lệ này.