Giám chức Vatican: Việc Tân Phúc Âm hoá mới không chỉ dành cho châu Âu

Hội nghị đề cao lời mời gọi của Chúa Giêsu để đem an ủi cho người đau khổ

Đức TGM Salvatore Fisichella
ROMA – Có một viễn cảnh toàn cầu cho việc Tân Phúc Âm hoá mới, - giám chức Vatican đứng đầu Hội đồng Tân Phúc Âm hoá mới nói. Tuy nhiên viễn cảnh này tái kích thích đức tin hơn ở châu Âu.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội đồng Toà thánh Cổ vũ việc Tân Phúc Âm hoá mới, nói như thế trong phần kết thúc cuộc hội thảo "châu Âu và việc Tân Phúc Âm hoá mới", được tổ chức ngày 22-11ở Roma.

Hội nghị được đồng tổ chức bởi Hội đồng của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu (CCEE) và Hội đồng Toà thánh Cổ vũ việc Tân Phúc Âm hoá mới, để kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra các nỗ lực thống nhất của các Giám mục châu Âu.

Đức Tổng Giám mục Fisichella giải thích rằng việc Tân Phúc Âm hoá mới là cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân chủng học, đạo đức và xã hội, vốn được gây ra bởi sự bỏ quên Thiên Chúa.

Theo giám chức Vatican, sự nhiệt tình của một đức tin bao gồm lý trí là chìa khóa cho một sự tái sinh trong chân lý và tự do của toàn thế giới.

Tình yêu đầu tiên

Về sự liên kết này, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Toà thánh, nhấn mạnh rằng đối với "những người được rửa tội mà đức tin bị dập tắt và những ai không thực hành sống đạo nữa, Tin Mừng phải được công bố với nhiệt huyết mới, các phương pháp mới và cách diễn đạt mới".

Đức Hồng Y Bertone nói đã đến lúc cần tái khám phá "tình yêu đầu tiên", vốn được "phản ánh trong tình yêu bao la, mà Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta, bằng cách ban tặng cho chúng ta Người Con của Ngài”, bởi vì "tình yêu đầu tiên " này là sức mạnh tác động trái tim và các bước đi của rất nhiều nhà truyền giáo mới: cá nhân, gia đình, cộng đồng, các phong trào giáo hội.

Đức Hồng Y Péter Erdõ, chủ tịch Hội đồng của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu (CCEE), nói rằng mặc dù có vẻ tình trạng thế tục hóa chiếm ưu thế, "nhưng thông qua tín lý, nghệ thuật, và phụng vụ, Giáo Hội cung cấp cho thế giới một cái nhìn vào Mầu nhiệm của Chúa có khả năng mở trái tim và lý trí con người".

Và Ngài nói thêm: "Việc Tân Phúc Âm hoá luôn luôn và nhất thiết đi qua đức ái được sống hàng ngày", bởi vì đức ái "là một dấu hiệu của sự hiện diện và tình yêu của Chúa Kitô".

"Trong lời mời gọi việc Tân Phúc Âm hoá mới", Đức Hồng Y Erdõ kết luận, "các Kitô hữu được thách thức bởi Chúa Giêsu và Giáo Hội, và cũng bởi tiếng kêu của những người đi tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời của họ, để cam kết mang lại sự an ủi nâng đỡ cho những ai đang đau khổ trong linh hồn và thể xác”. (Zenit.org 23-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa