Bài suy gẫm của Đức Gioan Phaolô II về Thiên Chúa, Jerusalem và hôn nhân
VATICAN (Zenit.org).- Đây là bản dịch bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần 18/6, mà ngài dành để suy gẫm về một bài thánh thi từ Sách Isaia (61:10; 62:4-5).
* * *
1. Bài Thánh thi kỳ diệu trong Phụng vụ Kinh Sáng vừa mới được công bố đề nghị cho chúng ta, bắt đầu như một kinh Magnificat: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao” (Isaia 61:10 ). Văn bản được xen vào trong phần thứ ba của Sách Tiên tri Isaia, một đoạn mà các học giả xác định niên đại cho một thời kỳ sau này, khi Israel trở về từ cuộc lưu đày Babylon (thế kỷ thứ 6 Trước Công Nguyên), tiếp tục cuộc sống của mình như một dân tự do trong phần đất của cha ông và tái kiến thiết Jerusalem và đền thờ. Như chúng ta sẽ thấy không phải ngẫu nhiên mà Thành Thánh là trọng tâm của thánh thi và là chân trời được mở ra một cách rực rỡ và đầy hy vọng.
2. Tiên tri bắt đầu bài ca của mình bằng cách miêu tả dân được tái sinh mặc những y phục lộng lẫy, như một đôi vợ chồng, sẵn sàng cho ngày trọng đại cử hành lễ cưới (x. c.10). Liền sau đó, một biểu tượng khác được gợi lên, sự diễn tả sự sống, niềm vui và sự mới mẻ: như lúc cỏ non đâm chồi (x. c.11).
Các Tiên tri qui chiếu về hình ảnh chồi non, bằng nhiều cách khác nhau, để diễn tả vua cứu thế (x. Isaia 11:1, 53:2; Jeremiah 25:5; Zechariah 3:8; 6:12). Đấng Cứu thế là chồi non sai quả đổi mới thế giới, và tiên tri nói rõ ý nghĩa sâu xa của sức sống này: “Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính” (Isaia 61:11), nhờ đó Thành Thánh sẽ biến thành một vuờn hoa công chính, nghĩa là, vườn hoa đầy lòng trung và chân lý, đầy luật pháp và tình yêu. Như tiên tri đã nói trước một cách vắn gọn, “Người sẽ gọi thành lũy Người là “Ơn Cứu Độ” và cửa thành là “Lời Ngợi Khen” (Isaia 60:18).
3. Tiên tri tiếp tục cất tiếng mình lên cách sinh động: Bài ca không ngừng và ra sức diễn tả sự tái sinh của Jerusalem, trước thành một đời mới sắp mở ra (Isaia 62:1). Thành được mô tả như là một cô dâu sắp cử hành lễ cưới của mình.
Việc biểu trưng vợ chồng, xuất hiện cách sinh động trong đoạn này (x. cc.4-5), là một trong những hình ảnh hùng mạnh được xử dụng trong Kinh Thánh để tán dương dây ràn buộc của sự thân tình và giao ước tình yêu hiện hữu giữa Chúa và Dân Ưu tuyển. Vẻ đẹp của nó bao hàm “ơn cứu độ,” “sự công chính.” và “vinh quang” (x. cc.1-2). Nó sẽ kỳ diệu đến nổi có khả năng thành “một ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay Đức Chúa” ( x. c 3).Yếu tố quyết định sẽ là sự thay đổi tên, như xảy ra trong ngày chúng ta khi một thanh nữ lấy chồng. Việc nhận lãnh một “tên mới” (x. c.2) xem ra hầu như mặc lấy một căn tính mới, tức là đảm trách một sứ vụ, thay đổi triệt để sự sống của mình (x. St 32: 25-33).
4.Tên mới ám chỉ đến cô dâu thành Jerusalem, dành cho toàn dân Chúa, được minh họa trong sự trái ngược mà Tiên tri phân biệt rõ: “Chẳng ai còn réo tên ngươi ‘Đồ bị ruồng bỏ,’ hay là Xứ sở ngươi hết bị tiếng là ‘Phận bạc duyên đơn.’ Nhưng ngươi được gọi:’Ái khanh lòng Ta hỡi,’ và Xứ sở ngươi nức tiếng là ‘Duyên thắm chỉ hồng.’ Vì người sẽ được Đức Chúa đem lòng sũng ái, và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi” (Isaia 62:4). Những tên chỉ đến hoàn cảnh trước kia bị bỏ rơi và bị tang hoang, nghĩa là sự phá hủy của thành do quyền lực người Babylons và thảm cảnh lưu đày, bây giờ được thay thế bằng những từ tái sinh và bằng những từ tình yêu và nhân hậu, liên hoan và hạnh phúc.Tới điểm này mọi chú ý tập trung về chàng rễ. Và hãy xem sự kinh ngạc cả thể: chính Chúa đặt cho Zion cái tên hôn nhân mới. Lạ lùng hơn hết là lời tuyên bố cuối cùng, tiếp nối chủ đề bài ca tình yêu mà dân chúng đã xướng lên: “Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về; Và như cô dâu là niềm vui cho chú rễ, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ” (c.5).
5. Bài ca không còn hát nữa trong hôn nhân giữa vua và hoàng hậu, nhưng cử hành đến tình yêu sâu xa kết hợp mãi mãi giữa Thiên Chúa và Jerusalem. Trong cô dâu trần thế, là quốc gia thánh, Chúa gặp được một hạnh phúc như thế người chồng tìm được hạnh phục trong người vợ yêu của mình. Thiên Chúa xa cách và siêu việt, đấng phán xét công minh, bây giờ được thay thế bằng Thiên Chúa gần gũi và yêu say mê. Sự biểu trưng hôn nhân này sẽ được xử dụng trong Tân Ước (x.Eph 5: 21-32) và sẽ được tiếp nối trở lại và được quảng diễn do các Giáo phụ. Ví dụ, Thánh Ambroisio nhắc chúng ta nhớ rằng từ viễn ảnh này, “chàng rễ là Chúa Kitô, cô dâu là Giáo hội, vợ là do tình yêu, trinh nữ là do sự vẹn sạch tinh tuyền” ( Esposizione del Vangelo secondo Luca: Opere esegetiche”[ Trần bày Tin Mừng theo thánh Luca: những Công trình Chú Giải] X/II, Milan-Rome, 1978, p. 289).Và Ngài tiếp tục, trong một tác phẩm khác: “Giáo hội thật đẹp. Đó là lý do tại sao Lời Chúa phán bảo Giáo hội:’Bạn tình ơi, toàn thân nàng xinh đẹp; nơi nàng chẳng một chút vết nhơ. (Diễm ca 4: 7), bởi vì sự lỗi bị nhận chìm... Do lòng ao ước đến một tình yêu quá mãnh liệt, do vẻ đẹp của trang phục và duyên dáng của Giáo hội, đó là lý do tại sao mà Chúa Giêsu đưa ra những điều đó cho những ai đã được thanh tẩy không còn vết nhơ hay khiếm khuyết nào- khi nói với Giáo hội: “Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh’ (Diễm ca 8:6), nghĩa là: linh hồn tôi, bạn được trang điểm, bạn hoàn toàn đẹp, không gì thiếu nơi bạn! ‘Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh,’ ngõ hầu đức tin của bạn sẽ chiếu sáng qua đó trong sự viên mãn của bí tích. Những công trình của bạn cũng sẽ chiếu sáng và chỉ rõ hình ảnh Thiên Chúa, mà bạn được dựng nên theo hình ảnh đó” (Những Mầu nhiệm, nn.49.41: “Opere Dogmatiche” [Những tác phẩm Tín lý), III, Milan-Rome, 1982, pp. 156-157).
Cuối buổi triều yết,Đức Thánh Cha nói tóm như sau bằng tiếng Anh:
Anh chị em thân mến,Thánh thi hôm nay, trích từ sách Tiên tri Isaia, cử hành sự tái sinh và đổi mới Jerusalem, được mô tả như một Nàng Dâu chuẩn bị đám cưới. Trong Kinh Thánh hình ảnh hôn nhân này gợi lại giao ước tình yêu giữa Chúa và Dân Người, giao ước đó mang lại niềm vui và hy vọng cho tương lai. Tân Ước tiếp tục hình ảnh này để diễn tả tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội, cô Dâu của Người, được tinh luyện khỏi tội, nên thánh thiện và sáng chói với niềm vui cứu độ.
Tôi gởi lời chào nồng ấm cho tất cả những người hành hương và những người nói tiếng Anh hiện diện hôm nay trong buổi Triều yết này, gồm những người đến từ England,Sierra Leone, Canada và Hoa Kỳ. Tôi cám ơn các ca đoàn dâng lời ngợi khen Chúa trong tiếng hát. Cách riêng, tôi chào nhiều nhóm sinh viên hiện diện. Tôi vui mừng cầu xin những ân huệ khôn ngoan, vui mừng, và hoà bình của Chúa Thánh Thần xuống trên tất cả mọi người.
VATICAN (Zenit.org).- Đây là bản dịch bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần 18/6, mà ngài dành để suy gẫm về một bài thánh thi từ Sách Isaia (61:10; 62:4-5).
* * *
1. Bài Thánh thi kỳ diệu trong Phụng vụ Kinh Sáng vừa mới được công bố đề nghị cho chúng ta, bắt đầu như một kinh Magnificat: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao” (Isaia 61:10 ). Văn bản được xen vào trong phần thứ ba của Sách Tiên tri Isaia, một đoạn mà các học giả xác định niên đại cho một thời kỳ sau này, khi Israel trở về từ cuộc lưu đày Babylon (thế kỷ thứ 6 Trước Công Nguyên), tiếp tục cuộc sống của mình như một dân tự do trong phần đất của cha ông và tái kiến thiết Jerusalem và đền thờ. Như chúng ta sẽ thấy không phải ngẫu nhiên mà Thành Thánh là trọng tâm của thánh thi và là chân trời được mở ra một cách rực rỡ và đầy hy vọng.
2. Tiên tri bắt đầu bài ca của mình bằng cách miêu tả dân được tái sinh mặc những y phục lộng lẫy, như một đôi vợ chồng, sẵn sàng cho ngày trọng đại cử hành lễ cưới (x. c.10). Liền sau đó, một biểu tượng khác được gợi lên, sự diễn tả sự sống, niềm vui và sự mới mẻ: như lúc cỏ non đâm chồi (x. c.11).
Các Tiên tri qui chiếu về hình ảnh chồi non, bằng nhiều cách khác nhau, để diễn tả vua cứu thế (x. Isaia 11:1, 53:2; Jeremiah 25:5; Zechariah 3:8; 6:12). Đấng Cứu thế là chồi non sai quả đổi mới thế giới, và tiên tri nói rõ ý nghĩa sâu xa của sức sống này: “Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính” (Isaia 61:11), nhờ đó Thành Thánh sẽ biến thành một vuờn hoa công chính, nghĩa là, vườn hoa đầy lòng trung và chân lý, đầy luật pháp và tình yêu. Như tiên tri đã nói trước một cách vắn gọn, “Người sẽ gọi thành lũy Người là “Ơn Cứu Độ” và cửa thành là “Lời Ngợi Khen” (Isaia 60:18).
3. Tiên tri tiếp tục cất tiếng mình lên cách sinh động: Bài ca không ngừng và ra sức diễn tả sự tái sinh của Jerusalem, trước thành một đời mới sắp mở ra (Isaia 62:1). Thành được mô tả như là một cô dâu sắp cử hành lễ cưới của mình.
Việc biểu trưng vợ chồng, xuất hiện cách sinh động trong đoạn này (x. cc.4-5), là một trong những hình ảnh hùng mạnh được xử dụng trong Kinh Thánh để tán dương dây ràn buộc của sự thân tình và giao ước tình yêu hiện hữu giữa Chúa và Dân Ưu tuyển. Vẻ đẹp của nó bao hàm “ơn cứu độ,” “sự công chính.” và “vinh quang” (x. cc.1-2). Nó sẽ kỳ diệu đến nổi có khả năng thành “một ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay Đức Chúa” ( x. c 3).Yếu tố quyết định sẽ là sự thay đổi tên, như xảy ra trong ngày chúng ta khi một thanh nữ lấy chồng. Việc nhận lãnh một “tên mới” (x. c.2) xem ra hầu như mặc lấy một căn tính mới, tức là đảm trách một sứ vụ, thay đổi triệt để sự sống của mình (x. St 32: 25-33).
4.Tên mới ám chỉ đến cô dâu thành Jerusalem, dành cho toàn dân Chúa, được minh họa trong sự trái ngược mà Tiên tri phân biệt rõ: “Chẳng ai còn réo tên ngươi ‘Đồ bị ruồng bỏ,’ hay là Xứ sở ngươi hết bị tiếng là ‘Phận bạc duyên đơn.’ Nhưng ngươi được gọi:’Ái khanh lòng Ta hỡi,’ và Xứ sở ngươi nức tiếng là ‘Duyên thắm chỉ hồng.’ Vì người sẽ được Đức Chúa đem lòng sũng ái, và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi” (Isaia 62:4). Những tên chỉ đến hoàn cảnh trước kia bị bỏ rơi và bị tang hoang, nghĩa là sự phá hủy của thành do quyền lực người Babylons và thảm cảnh lưu đày, bây giờ được thay thế bằng những từ tái sinh và bằng những từ tình yêu và nhân hậu, liên hoan và hạnh phúc.Tới điểm này mọi chú ý tập trung về chàng rễ. Và hãy xem sự kinh ngạc cả thể: chính Chúa đặt cho Zion cái tên hôn nhân mới. Lạ lùng hơn hết là lời tuyên bố cuối cùng, tiếp nối chủ đề bài ca tình yêu mà dân chúng đã xướng lên: “Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về; Và như cô dâu là niềm vui cho chú rễ, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ” (c.5).
5. Bài ca không còn hát nữa trong hôn nhân giữa vua và hoàng hậu, nhưng cử hành đến tình yêu sâu xa kết hợp mãi mãi giữa Thiên Chúa và Jerusalem. Trong cô dâu trần thế, là quốc gia thánh, Chúa gặp được một hạnh phúc như thế người chồng tìm được hạnh phục trong người vợ yêu của mình. Thiên Chúa xa cách và siêu việt, đấng phán xét công minh, bây giờ được thay thế bằng Thiên Chúa gần gũi và yêu say mê. Sự biểu trưng hôn nhân này sẽ được xử dụng trong Tân Ước (x.Eph 5: 21-32) và sẽ được tiếp nối trở lại và được quảng diễn do các Giáo phụ. Ví dụ, Thánh Ambroisio nhắc chúng ta nhớ rằng từ viễn ảnh này, “chàng rễ là Chúa Kitô, cô dâu là Giáo hội, vợ là do tình yêu, trinh nữ là do sự vẹn sạch tinh tuyền” ( Esposizione del Vangelo secondo Luca: Opere esegetiche”[ Trần bày Tin Mừng theo thánh Luca: những Công trình Chú Giải] X/II, Milan-Rome, 1978, p. 289).Và Ngài tiếp tục, trong một tác phẩm khác: “Giáo hội thật đẹp. Đó là lý do tại sao Lời Chúa phán bảo Giáo hội:’Bạn tình ơi, toàn thân nàng xinh đẹp; nơi nàng chẳng một chút vết nhơ. (Diễm ca 4: 7), bởi vì sự lỗi bị nhận chìm... Do lòng ao ước đến một tình yêu quá mãnh liệt, do vẻ đẹp của trang phục và duyên dáng của Giáo hội, đó là lý do tại sao mà Chúa Giêsu đưa ra những điều đó cho những ai đã được thanh tẩy không còn vết nhơ hay khiếm khuyết nào- khi nói với Giáo hội: “Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh’ (Diễm ca 8:6), nghĩa là: linh hồn tôi, bạn được trang điểm, bạn hoàn toàn đẹp, không gì thiếu nơi bạn! ‘Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh,’ ngõ hầu đức tin của bạn sẽ chiếu sáng qua đó trong sự viên mãn của bí tích. Những công trình của bạn cũng sẽ chiếu sáng và chỉ rõ hình ảnh Thiên Chúa, mà bạn được dựng nên theo hình ảnh đó” (Những Mầu nhiệm, nn.49.41: “Opere Dogmatiche” [Những tác phẩm Tín lý), III, Milan-Rome, 1982, pp. 156-157).
Cuối buổi triều yết,Đức Thánh Cha nói tóm như sau bằng tiếng Anh:
Anh chị em thân mến,Thánh thi hôm nay, trích từ sách Tiên tri Isaia, cử hành sự tái sinh và đổi mới Jerusalem, được mô tả như một Nàng Dâu chuẩn bị đám cưới. Trong Kinh Thánh hình ảnh hôn nhân này gợi lại giao ước tình yêu giữa Chúa và Dân Người, giao ước đó mang lại niềm vui và hy vọng cho tương lai. Tân Ước tiếp tục hình ảnh này để diễn tả tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội, cô Dâu của Người, được tinh luyện khỏi tội, nên thánh thiện và sáng chói với niềm vui cứu độ.
Tôi gởi lời chào nồng ấm cho tất cả những người hành hương và những người nói tiếng Anh hiện diện hôm nay trong buổi Triều yết này, gồm những người đến từ England,Sierra Leone, Canada và Hoa Kỳ. Tôi cám ơn các ca đoàn dâng lời ngợi khen Chúa trong tiếng hát. Cách riêng, tôi chào nhiều nhóm sinh viên hiện diện. Tôi vui mừng cầu xin những ân huệ khôn ngoan, vui mừng, và hoà bình của Chúa Thánh Thần xuống trên tất cả mọi người.