GX Nghi Lộc, GP Vinh khát khao Công lý Hòa bình trong ánh nến nguyện cầu
Sự thật và Công lý luôn là khát khao mà những con người chân chính hướng đến. Đối với người Công giáo, điều đó lại càng cần thiết và sống động. Khi những bất công, những áp bức đang lan tràn và ngày càng khủng khiếp, thì Công lý, Hòa bình như một mục đích để con người xả thân và sống thiện hảo hơn – cho mình và cho đồng loại. Sự áp bức dân lành vô tội không phải là điều chỉ diễn ra ở thời đại này.
Xem hình cầu nguyện
Chúng ta biết rằng, nửa cuối thế kỉ XIX là thời kì dầu sôi lửa bỏng, đau thương khủng khiếp bậc nhất của người Công giáo Việt Nam. Tưởng có lúc phải lụi tàn, không hi vọng sống còn vì những cuộc bách hại tôn giáo liên miên, đầy tính dã man tàn bạo do vua quan nhà Nguyễn và giới sĩ phu Văn Thân lúc bấy giờ chủ trương. Khắp các thôn làng thuộc Thanh - Nghệ - Tĩnh, cuộc bách hại lại thêm phần dữ dội. Những giáo dân từ mọi nẻo đã chạy về một vùng đất với tên gọi đơn sơ là “làng Nghi” và sau này có tên giáo xứ Nghi Lộc để lánh nạn, tìm chốn nương thân.
Theo các tài liệu còn lưu giữ được và theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, những năm dưới thời vua Tự Đức là thời kì đau thương nhất của giáo xứ này. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), một cuộc thiêu sát kinh hoàng do các sĩ phu Văn Thân đã nổ ra tại đây. Một họ đạo với số giáo dân chưa quá 200 người lúc bấy giờ đã có đến 77 vị ngã xuống vì Đức tin.
Những nỗi đau lịch sử ấy có lẽ không cần phải khơi gợi lại. Bởi tự nó đã nói lên sự bạo tàn, vô nhân tính của giới cầm quyền ngày trước. Tự nó đã nói lên nỗi đau đớn, tủi nhục của những người tin Chúa. Một thời kì lịch sử đã qua, để mỗi khi nhớ lại chúng ta không khỏi rùng mình kinh hãi. Máu của người Công giáo Việt Nam phải đổ ra quá nhiều cho một lí tưởng, một lẽ sống.
Dòng máu tử đạo đổ ra đã vun trồng nên những hoa thơm quả ngọt. Những hồng phúc cha ông xưa để lại cho cháu con bây giờ như sợi chỉ thắm nối dài những ân lộc tuôn đổ từ Trời. Sự thật, công lý, hòa bình là khát khao, là lý tưởng của mỗi chúng ta.
Trong đêm thứ Hai, ngày 1.8.2011, tại giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn những người quá cố, cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa đã giúp đỡ giáo xứ trong việc kiến thiết các cơ sở vật chất, các phong trào đoàn thể... và nhất là cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình – một truyền thống tốt đẹp mà Nghi Lộc luôn đề cao trong dòng lịch sử của mình. Thánh lễ được Ca đoàn Cecilia tổ chức tại nghĩa trang giáo xứ.
Đoàn con cái quây quần bên Cha xứ Jos. Nguyễn Đăng Điền, hiệp ý cùng Mẹ hiền Giáo hội, cùng những anh chị em chung một niềm tin để dâng lên Thiên Chúa tấm lòng thảo kính khiêm cung. Dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu thành tâm cho Công lý và Hòa bình được tỏa lan trên lãnh thổ này. Vì Chúa là Ánh sáng Thế gian.
Thánh lễ diễn ra trong một khung cảnh thật thiêng liêng xúc động. Bên những nấm mộ của người đã nằm xuống, là anh chị em của tôi, của bạn, từng ánh nến sáng lung linh đang bừng tỏa xua tan bóng tối. Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian. Đốt cháy tan niềm đau, xóa bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời...
Cũng thật trùng hợp, cùng thời điểm này cách đây hai năm, khi biến cố Tam Tòa đang hồi nóng bỏng, tại xứ Nghi Lộc cũng đã diễn ra thánh lễ hiệp thông cùng giáo dân Tam Tòa vô tội. Vẫn còn đó nỗi đau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Đồng Chiêm, Cồn Dầu... dù nó đã lắng dịu đi nếu xét về tính thời sự, nhưng đã bao giờ chúng ta thôi thổn thức?
Chúng ta cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, cũng là cầu nguyện cho những người anh hùng của chúng ta đang xả thân vì lý tưởng đó. Dù cùng tôn giáo hay khác tôn giáo, họ đều là những con người đáng trọng. Nỗi đau, nỗi oan khiên mà họ phải chịu, cũng là nỗi đau của chính chúng ta. Nỗi đau của những người muốn sống một cuộc đời hiên ngang và đáng sống.
Chúng ta cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm của Giáo hội, để các ngài luôn kiên vững trong mọi hoàn cảnh, để các ngài là những bậc chủ chăn đích thực, biết sống vì đoàn chiên và sống cho đoàn chiên. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta...
Kết thúc thánh lễ và giờ cầu nguyện, lời Kinh Hòa Bình vang lên thật xúc động và hào hùng. Ước mong một tương lai đầy tươi sáng với nền tảng công lý và hòa bình đích thực sẽ đến với dân tộc này, với nước non này...
GX Nghi Lộc, 02.08.2011
Thiên Khải Đường
Sự thật và Công lý luôn là khát khao mà những con người chân chính hướng đến. Đối với người Công giáo, điều đó lại càng cần thiết và sống động. Khi những bất công, những áp bức đang lan tràn và ngày càng khủng khiếp, thì Công lý, Hòa bình như một mục đích để con người xả thân và sống thiện hảo hơn – cho mình và cho đồng loại. Sự áp bức dân lành vô tội không phải là điều chỉ diễn ra ở thời đại này.
Xem hình cầu nguyện
Chúng ta biết rằng, nửa cuối thế kỉ XIX là thời kì dầu sôi lửa bỏng, đau thương khủng khiếp bậc nhất của người Công giáo Việt Nam. Tưởng có lúc phải lụi tàn, không hi vọng sống còn vì những cuộc bách hại tôn giáo liên miên, đầy tính dã man tàn bạo do vua quan nhà Nguyễn và giới sĩ phu Văn Thân lúc bấy giờ chủ trương. Khắp các thôn làng thuộc Thanh - Nghệ - Tĩnh, cuộc bách hại lại thêm phần dữ dội. Những giáo dân từ mọi nẻo đã chạy về một vùng đất với tên gọi đơn sơ là “làng Nghi” và sau này có tên giáo xứ Nghi Lộc để lánh nạn, tìm chốn nương thân.
Theo các tài liệu còn lưu giữ được và theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, những năm dưới thời vua Tự Đức là thời kì đau thương nhất của giáo xứ này. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), một cuộc thiêu sát kinh hoàng do các sĩ phu Văn Thân đã nổ ra tại đây. Một họ đạo với số giáo dân chưa quá 200 người lúc bấy giờ đã có đến 77 vị ngã xuống vì Đức tin.
Những nỗi đau lịch sử ấy có lẽ không cần phải khơi gợi lại. Bởi tự nó đã nói lên sự bạo tàn, vô nhân tính của giới cầm quyền ngày trước. Tự nó đã nói lên nỗi đau đớn, tủi nhục của những người tin Chúa. Một thời kì lịch sử đã qua, để mỗi khi nhớ lại chúng ta không khỏi rùng mình kinh hãi. Máu của người Công giáo Việt Nam phải đổ ra quá nhiều cho một lí tưởng, một lẽ sống.
Dòng máu tử đạo đổ ra đã vun trồng nên những hoa thơm quả ngọt. Những hồng phúc cha ông xưa để lại cho cháu con bây giờ như sợi chỉ thắm nối dài những ân lộc tuôn đổ từ Trời. Sự thật, công lý, hòa bình là khát khao, là lý tưởng của mỗi chúng ta.
Trong đêm thứ Hai, ngày 1.8.2011, tại giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn những người quá cố, cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa đã giúp đỡ giáo xứ trong việc kiến thiết các cơ sở vật chất, các phong trào đoàn thể... và nhất là cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình – một truyền thống tốt đẹp mà Nghi Lộc luôn đề cao trong dòng lịch sử của mình. Thánh lễ được Ca đoàn Cecilia tổ chức tại nghĩa trang giáo xứ.
Đoàn con cái quây quần bên Cha xứ Jos. Nguyễn Đăng Điền, hiệp ý cùng Mẹ hiền Giáo hội, cùng những anh chị em chung một niềm tin để dâng lên Thiên Chúa tấm lòng thảo kính khiêm cung. Dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu thành tâm cho Công lý và Hòa bình được tỏa lan trên lãnh thổ này. Vì Chúa là Ánh sáng Thế gian.
Thánh lễ diễn ra trong một khung cảnh thật thiêng liêng xúc động. Bên những nấm mộ của người đã nằm xuống, là anh chị em của tôi, của bạn, từng ánh nến sáng lung linh đang bừng tỏa xua tan bóng tối. Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian. Đốt cháy tan niềm đau, xóa bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời...
Cũng thật trùng hợp, cùng thời điểm này cách đây hai năm, khi biến cố Tam Tòa đang hồi nóng bỏng, tại xứ Nghi Lộc cũng đã diễn ra thánh lễ hiệp thông cùng giáo dân Tam Tòa vô tội. Vẫn còn đó nỗi đau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Đồng Chiêm, Cồn Dầu... dù nó đã lắng dịu đi nếu xét về tính thời sự, nhưng đã bao giờ chúng ta thôi thổn thức?
Chúng ta cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, cũng là cầu nguyện cho những người anh hùng của chúng ta đang xả thân vì lý tưởng đó. Dù cùng tôn giáo hay khác tôn giáo, họ đều là những con người đáng trọng. Nỗi đau, nỗi oan khiên mà họ phải chịu, cũng là nỗi đau của chính chúng ta. Nỗi đau của những người muốn sống một cuộc đời hiên ngang và đáng sống.
Chúng ta cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm của Giáo hội, để các ngài luôn kiên vững trong mọi hoàn cảnh, để các ngài là những bậc chủ chăn đích thực, biết sống vì đoàn chiên và sống cho đoàn chiên. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta...
Kết thúc thánh lễ và giờ cầu nguyện, lời Kinh Hòa Bình vang lên thật xúc động và hào hùng. Ước mong một tương lai đầy tươi sáng với nền tảng công lý và hòa bình đích thực sẽ đến với dân tộc này, với nước non này...
GX Nghi Lộc, 02.08.2011
Thiên Khải Đường