TT Obama tiếp đón Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc - Cộng sản Tầu phản đối
Washington, 16/7/2011 - Theo các hãng thống tấn APA và Reuter cho biết TT Obama sẽ tiếp đón nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Dalai Lama tại Tòa Bạch Ốc vào thứ bẩy, lúc 11g30 (giờ địa phương, 17g30 theo MESZ)) ngày 16/7/2011, mặc dù Bắc Kinh đã phản đối và thúc đẩy Mỹ hủy bỏ việc đón tiếp này.
Trung cộng luôn phản đối bất kỳ cuộc tiếp đón nào của một quan chức nước ngoài với Đức Dalai Lama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tầu, ông Hong Lei cho biết. Chính quyền Mỹ đã được yêu cầu thu hồi lời mời đón tiếp vị lãnh đạo Tây Tạng để tránh can thiệp vào công việc nội bộ của cộng sản Tầu, ông Hong Lei cho biết thêm.
Một việc hiếm thấy nơi đảng Dân Chủ của TT Obama là ông đã khiển trách quốc hội Mỹ không tỏ ra thiện chí tốt đối với Đức Dalai Lama.
Như thế trong vòng hơn một năm TT Obama đã đón tiếp Đức Dalai Lama hai lần tại Mỹ.
Ủng hộ sự đối thoại
Hôm thứ sáu, trong một tuyên bố của Nhà Trắng đã cho giới truyền thông biết rằng cuộc tiếp đón nhấn mạnh sự "hỗ trợ mạnh mẽ" của TT Obama cho việc "bảo tồn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng và bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng".
Tổng thống Mỹ ủng hộ một cuộc đối thoại giữa đại diện của Đức Dalai Lama và chính quyền Bắc Kinh, văn phòng Tổng Thống cho biết thêm. Cuộc tiếp đón này đã lên kế hoạch vào lúc 11g30.
Chỉ trích Quốc hội Mỹ
TT Obama trước đó đã chỉ trích Quốc hội Mỹ ở Washington vì quốc hội đã "chịu áp lực của Bắc Kinh" không dám tiếp đón vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong. Đức Dalai Lama đã đến Mỹ từ đầu tháng 7.
TT Obama đã gặp mặt Đức Dalai Lama trong năm 2010 với sự thất vọng của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo cộng sản Tầu luôn sợ hãi Đức Dalai Lama có tầm ảnh hưởng lớn trong những hoạt động tôn giáo của ngài.
Dự kiến cuộc họp này sẽ dẫn đến những căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng. Bắc Kinh luôn cáo buộc vị tu sĩ lãnh đạo người Tây Tạng là người hoạt động chính trị tạo sự ly khai của Tây Tạng tách ra Trung Cộng và đổ tội cho ngài chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn ngày càng nổi dậy ở cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn.
Một dân tộc bị đàn áp khổ đau
Quân đội cộng sản Tầu đã tiến quân vào Tây Tạng vào nămm 1950/1951. Năm 1959, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc Tây Tạng, Đức Dalai Lama và hơn 100.000 người Tây Tạng chạy trốn qua biên giới vào tỵ nạn ở Ấn Độ.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1965, Bắc Kinh xây dựng các "khu tự trị Tây Tạng", có diện tích nhỏ hơn nhiều hơn so với Tây Tạng cũ, đã được thêm vào một vài phần đất của Tầu là tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Tổ chức nhân quyền quốc tế và Đức Dalai Lama tố cáo chính quyền Bắc Kinh thực thi chính sách "diệt chủng văn hóa", bao gồm cả việc phá thai và triệt sản, ép buộc cưỡng bức di dân người Tây Tạng để phân tán và đồng hóa họ trở thành người Tầu.
Từ nhiều tháng qua, các cuộc xung đột leo thang giữa người Tây Tạng và tầng lớp lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh, qua đó nhiều tu sĩ Phật giáo đã bị bắt giữ tù đầy.
Ngày 10/3/2011, Đức Dalai Lama từ chức vị trí của mình là người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong. Lúc đó ngài nói tại Dharamsala, nơi đặt trụ sở của chính quyền Tây Tạng lưu vong: "Ngay từ những năm 1960, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lãnh đạo được bầu bởi những người mà tôi có thể bàn giao quyền lực".
Ngày 27/4/2011, vị chuyên gia luật pháp quốc tế và là giáo sư đại học Harvard, ông Lobsang Sangay, 44 tuổi, trong một cuộc bỏ phiếu của người Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala đã được chọn làm vị đại diện hợp pháp của chính phủ Tây Tạng lưu vong, kế vị Đức Dalai Lama.
Đức Dalai Lama nay đã 76 tuổi và chỉ muốn được lãnh đạo về tinh thần. Năm 1989 ngài được trao giải Nobel Hòa Bình.
Đức Dalai Lama hiện giờ đang ở Washington để tham dự một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày.
Hà Long
Trung cộng luôn phản đối bất kỳ cuộc tiếp đón nào của một quan chức nước ngoài với Đức Dalai Lama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tầu, ông Hong Lei cho biết. Chính quyền Mỹ đã được yêu cầu thu hồi lời mời đón tiếp vị lãnh đạo Tây Tạng để tránh can thiệp vào công việc nội bộ của cộng sản Tầu, ông Hong Lei cho biết thêm.
Một việc hiếm thấy nơi đảng Dân Chủ của TT Obama là ông đã khiển trách quốc hội Mỹ không tỏ ra thiện chí tốt đối với Đức Dalai Lama.
Như thế trong vòng hơn một năm TT Obama đã đón tiếp Đức Dalai Lama hai lần tại Mỹ.
Ủng hộ sự đối thoại
Hôm thứ sáu, trong một tuyên bố của Nhà Trắng đã cho giới truyền thông biết rằng cuộc tiếp đón nhấn mạnh sự "hỗ trợ mạnh mẽ" của TT Obama cho việc "bảo tồn bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng và bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng".
Tổng thống Mỹ ủng hộ một cuộc đối thoại giữa đại diện của Đức Dalai Lama và chính quyền Bắc Kinh, văn phòng Tổng Thống cho biết thêm. Cuộc tiếp đón này đã lên kế hoạch vào lúc 11g30.
Chỉ trích Quốc hội Mỹ
TT Obama trước đó đã chỉ trích Quốc hội Mỹ ở Washington vì quốc hội đã "chịu áp lực của Bắc Kinh" không dám tiếp đón vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng lưu vong. Đức Dalai Lama đã đến Mỹ từ đầu tháng 7.
TT Obama đã gặp mặt Đức Dalai Lama trong năm 2010 với sự thất vọng của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo cộng sản Tầu luôn sợ hãi Đức Dalai Lama có tầm ảnh hưởng lớn trong những hoạt động tôn giáo của ngài.
Dự kiến cuộc họp này sẽ dẫn đến những căng thẳng mới trong quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng. Bắc Kinh luôn cáo buộc vị tu sĩ lãnh đạo người Tây Tạng là người hoạt động chính trị tạo sự ly khai của Tây Tạng tách ra Trung Cộng và đổ tội cho ngài chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn ngày càng nổi dậy ở cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn.
Một dân tộc bị đàn áp khổ đau
Quân đội cộng sản Tầu đã tiến quân vào Tây Tạng vào nămm 1950/1951. Năm 1959, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc Tây Tạng, Đức Dalai Lama và hơn 100.000 người Tây Tạng chạy trốn qua biên giới vào tỵ nạn ở Ấn Độ.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1965, Bắc Kinh xây dựng các "khu tự trị Tây Tạng", có diện tích nhỏ hơn nhiều hơn so với Tây Tạng cũ, đã được thêm vào một vài phần đất của Tầu là tỉnh Thanh Hải và Tứ Xuyên.
Tổ chức nhân quyền quốc tế và Đức Dalai Lama tố cáo chính quyền Bắc Kinh thực thi chính sách "diệt chủng văn hóa", bao gồm cả việc phá thai và triệt sản, ép buộc cưỡng bức di dân người Tây Tạng để phân tán và đồng hóa họ trở thành người Tầu.
Từ nhiều tháng qua, các cuộc xung đột leo thang giữa người Tây Tạng và tầng lớp lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh, qua đó nhiều tu sĩ Phật giáo đã bị bắt giữ tù đầy.
Ngày 10/3/2011, Đức Dalai Lama từ chức vị trí của mình là người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong. Lúc đó ngài nói tại Dharamsala, nơi đặt trụ sở của chính quyền Tây Tạng lưu vong: "Ngay từ những năm 1960, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lãnh đạo được bầu bởi những người mà tôi có thể bàn giao quyền lực".
Ngày 27/4/2011, vị chuyên gia luật pháp quốc tế và là giáo sư đại học Harvard, ông Lobsang Sangay, 44 tuổi, trong một cuộc bỏ phiếu của người Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala đã được chọn làm vị đại diện hợp pháp của chính phủ Tây Tạng lưu vong, kế vị Đức Dalai Lama.
Đức Dalai Lama nay đã 76 tuổi và chỉ muốn được lãnh đạo về tinh thần. Năm 1989 ngài được trao giải Nobel Hòa Bình.
Đức Dalai Lama hiện giờ đang ở Washington để tham dự một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày.
Hà Long