Ngày 27/3, một nhóm nhà sư Tây Tạng đã bất ngờ nhào tới trước mặt một nhóm 26 ký giả ngoại quốc đang được các viên chức trong chính quyền Trung quốc dẫn đi tham quan vòng quanh Lhasa để tuyên truyền. Các nhà sư nước mắt đầm đìa nói với các ký giả nước ngoài rằng Tây Tạng không hề có tự do tôn giáo. “Đừng tin những gì họ nói. Họ lừa dối các anh – Họ toàn nói xạo”.
Hình ảnh các nhà sư trẻ nước mắt đầm đìa đã làm xúc động lương tâm nhân loại trên thế giới. Từ thành phố Dharamsala, một thành phố nhỏ thuộc Ấn Độ ở chân núi Hy Mã Lạp Sơn, nơi đặt tổng hành dinh của chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đức Dalai Lama nói với các ký giả: “Trung quốc cần phải chấp nhận một thực tại. Tôi muốn nói điều này. Bây giờ là thế kỷ 21 rồi. Những trò vờ vĩnh hay những lời xảo trá không còn tác dụng nữa”.
Trong khi đó Coca-Cola, và Samsung Electronics bày tỏ lo ngại về việc quảng cáo tại Thế Vận Hội. Tại lễ rước đuốc Thế Vận ở Hy Lạp tuần qua, những người biểu tình đã phá ngang bài diễn văn của đại diện Trung quốc và trương lên những biểu ngữ phản đối. Những hình ảnh chiếu sau đó liên quan đến việc các giới chức an ninh nhào tới đấm đá và bắt giữ những người biểu tình đã làm Coca-Cola, và Samsung Electronics lo ngại là quảng cáo của họ có nguy cơ gây tác dụng ngược. Các công ty này cho biết có 3 công ty đã tài trợ cho việc rước đuốc Thế Vận là Coca-Cola, Samsung Electronics, và Lenovo – một công ty ráp máy vi tính của Trung quốc. Mỗi công ty Coca-Cola, và Samsung Electronics đã phải bỏ ra 15 triệu Mỹ Kim.
Các cố vấn quảng cáo và các nhà khoa học chính trị bày tỏ kinh ngạc về “mạng lưới ủng hộ Tây Tạng”. Người ta thấy người Tây Tạng biểu tình ở khắp mọi nơi trên thế giới một cách rất có hệ thống và được tổ chức chặt chẽ, đánh vào những thời điểm và những hoàn cảnh hết sức nhạy cảm. Họ có mặt ở Sydney Úc Châu, ở New York trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, Washington, San Francisco Hoa Kỳ, ở Paris, ở Brussels trước nghị viện Châu Âu, ở Seoul và cả ở những nơi bất ngờ nhất như tại Thánh Địa Giêrusalem cũng có họ. Và họ toàn là những sinh viên còn rất trẻ nói tiếng Anh rất lưu loát.. Có rất nhiều điều những nhà tranh đấu Việt Nam có thể học được nơi người Tây Tạng.
Dan Parr, giám đốc Trung Tâm Á Châu – Thái Bình Dương của công ty Brand Rapport cố vấn marketing trên phạm vi toàn cầu nhận định: “Điều bắt đầu tưởng như một nhóm nhỏ của một tổ chức tầm thường không đáng quan ngại đang trở thành một mối quan tâm rất rất đáng kể. Những người đứng ra bảo trợ các hoạt động Olympic với dụng ý quảng cáo đang bày tỏ quan ngại sâu xa với chúng tôi”.
Dan Parr cho biết ở nhiều nơi, các cuộc biểu tình của người Tây Tạng đã được sự tham gia nồng nhiệt của những người địa phương, những người mà có lẽ trước đây vài tuần “không biết nước Tây Tạng ở đâu trên bản đồ thế giới”.
Đuốc thế vận sau khi đưa về Bắc Kinh sẽ được đưa đến Almaty, Kazakhstan; Istanbul; St. Petersburg, Russia; London; Paris; San Francisco; và Buenos Aires, trước khi trực chỉ Phi Châu và vùng Trung Đông. Sau đó xuyên qua Á Châu, Australia, trước khi đưa về các tỉnh của Trung quốc trong đó có Tây Tạng. Dan Parr lo lắng rằng tại khắp các nơi sẽ có những cuộc biểu tình phản đối. Đuốc càng rước đến đâu làn sóng phản đối Trung quốc sẽ lan tới đó.
Các nhà sư vừa khóc vừa trả lời các ký giả |
Các nhà sư khóc trước các ký giả |
Trong khi đó Coca-Cola, và Samsung Electronics bày tỏ lo ngại về việc quảng cáo tại Thế Vận Hội. Tại lễ rước đuốc Thế Vận ở Hy Lạp tuần qua, những người biểu tình đã phá ngang bài diễn văn của đại diện Trung quốc và trương lên những biểu ngữ phản đối. Những hình ảnh chiếu sau đó liên quan đến việc các giới chức an ninh nhào tới đấm đá và bắt giữ những người biểu tình đã làm Coca-Cola, và Samsung Electronics lo ngại là quảng cáo của họ có nguy cơ gây tác dụng ngược. Các công ty này cho biết có 3 công ty đã tài trợ cho việc rước đuốc Thế Vận là Coca-Cola, Samsung Electronics, và Lenovo – một công ty ráp máy vi tính của Trung quốc. Mỗi công ty Coca-Cola, và Samsung Electronics đã phải bỏ ra 15 triệu Mỹ Kim.
Các cố vấn quảng cáo và các nhà khoa học chính trị bày tỏ kinh ngạc về “mạng lưới ủng hộ Tây Tạng”. Người ta thấy người Tây Tạng biểu tình ở khắp mọi nơi trên thế giới một cách rất có hệ thống và được tổ chức chặt chẽ, đánh vào những thời điểm và những hoàn cảnh hết sức nhạy cảm. Họ có mặt ở Sydney Úc Châu, ở New York trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, Washington, San Francisco Hoa Kỳ, ở Paris, ở Brussels trước nghị viện Châu Âu, ở Seoul và cả ở những nơi bất ngờ nhất như tại Thánh Địa Giêrusalem cũng có họ. Và họ toàn là những sinh viên còn rất trẻ nói tiếng Anh rất lưu loát.. Có rất nhiều điều những nhà tranh đấu Việt Nam có thể học được nơi người Tây Tạng.
Dan Parr, giám đốc Trung Tâm Á Châu – Thái Bình Dương của công ty Brand Rapport cố vấn marketing trên phạm vi toàn cầu nhận định: “Điều bắt đầu tưởng như một nhóm nhỏ của một tổ chức tầm thường không đáng quan ngại đang trở thành một mối quan tâm rất rất đáng kể. Những người đứng ra bảo trợ các hoạt động Olympic với dụng ý quảng cáo đang bày tỏ quan ngại sâu xa với chúng tôi”.
Dan Parr cho biết ở nhiều nơi, các cuộc biểu tình của người Tây Tạng đã được sự tham gia nồng nhiệt của những người địa phương, những người mà có lẽ trước đây vài tuần “không biết nước Tây Tạng ở đâu trên bản đồ thế giới”.
Đuốc thế vận sau khi đưa về Bắc Kinh sẽ được đưa đến Almaty, Kazakhstan; Istanbul; St. Petersburg, Russia; London; Paris; San Francisco; và Buenos Aires, trước khi trực chỉ Phi Châu và vùng Trung Đông. Sau đó xuyên qua Á Châu, Australia, trước khi đưa về các tỉnh của Trung quốc trong đó có Tây Tạng. Dan Parr lo lắng rằng tại khắp các nơi sẽ có những cuộc biểu tình phản đối. Đuốc càng rước đến đâu làn sóng phản đối Trung quốc sẽ lan tới đó.