BELGRADE - Ông Sljivancanin bị cảnh sát bắt sau mười giờ đối đầu bên ngoài căn nhà ở Belgrade tiếp theo các vụ xô xát với những người ủng hộ viên cựu đại tá quân đội Nam Tư.
Trong các vụ xô xát, xe ô tô bị đập nát và cảnh sát phải dùng hơi cay và lựu đạn để giải tán đám đông.
Veselin Sljivancanin bị cáo buộc tham gia vụ tàn sát hơn 200 dân thường ở miền đông Croatia năm 1991.
Ông đã lẩn trốn kể từ khi tổng thống Slobodan Milosevic bị lật đổ ba năm trước.
Ông Sljivancanin từng đe dọa tự sát thay vì nộp mình, nhưng có tin nói vợ ông tuyên bố cuối cùng ông đã "tự nguyện đầu hàng".
Căng thẳng
Hàng trăm người ủng hộ ông Sljivancanin đã tấn công cảnh sát.
Cảnh sát cơ động được gọi đến để giải tán đám đông.
Theo một thông tín viên đài BBC tại Belgrade, đây là vụ lộn lộn lớn nhất trên đường phố Belgrade trong nhiều năm qua.
Vụ bắt giữ diễn ra trước thời hạn chót 15-6 mà quốc hội Mỹ đặt ra, yêu cầu nhà chức trách Serbia chứng minh họ hợp tác với tòa án tại Hague để đổi lại viện trợ kinh tế trị giá 110 triệu đôla.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức cao cấp của Mỹ tuần trước thúc giục Belgrade tìm ra ông Sljivancanin, cảnh cáo rằng sẽ khó thông qua viện trợ nếu không bắt giữ ông này.
Sau vụ bắt giữ mới nhất này, hiện chỉ còn hai nhân vật bị xem là kẻ trốn tránh cao cấp nhất vì tội ác chiến tranh ở Nam Tư cũ: cựu tổng thống của người Serbia Bosnia Radovan Karadzic và tư lệnh Ratko Mladic. (bbc)
Trong các vụ xô xát, xe ô tô bị đập nát và cảnh sát phải dùng hơi cay và lựu đạn để giải tán đám đông.
Veselin Sljivancanin bị cáo buộc tham gia vụ tàn sát hơn 200 dân thường ở miền đông Croatia năm 1991.
Ông đã lẩn trốn kể từ khi tổng thống Slobodan Milosevic bị lật đổ ba năm trước.
Ông Sljivancanin từng đe dọa tự sát thay vì nộp mình, nhưng có tin nói vợ ông tuyên bố cuối cùng ông đã "tự nguyện đầu hàng".
Căng thẳng
Hàng trăm người ủng hộ ông Sljivancanin đã tấn công cảnh sát.
Cảnh sát cơ động được gọi đến để giải tán đám đông.
Theo một thông tín viên đài BBC tại Belgrade, đây là vụ lộn lộn lớn nhất trên đường phố Belgrade trong nhiều năm qua.
Vụ bắt giữ diễn ra trước thời hạn chót 15-6 mà quốc hội Mỹ đặt ra, yêu cầu nhà chức trách Serbia chứng minh họ hợp tác với tòa án tại Hague để đổi lại viện trợ kinh tế trị giá 110 triệu đôla.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức cao cấp của Mỹ tuần trước thúc giục Belgrade tìm ra ông Sljivancanin, cảnh cáo rằng sẽ khó thông qua viện trợ nếu không bắt giữ ông này.
Sau vụ bắt giữ mới nhất này, hiện chỉ còn hai nhân vật bị xem là kẻ trốn tránh cao cấp nhất vì tội ác chiến tranh ở Nam Tư cũ: cựu tổng thống của người Serbia Bosnia Radovan Karadzic và tư lệnh Ratko Mladic. (bbc)