BELGRADE - Dân chúng Belgrade tụ tập trong đêm qua để đặt hoa và thắp nến gần tòa nhà chính phủ nơi ông Zoran Djindjic bị ám sát. Ông bị kẻ lạ mặt bắn trúng và chết trong bệnh viện một giờ sau đó.
Serbia vẫn được đặt trong tình trạng khẩn cấp và cảnh sát có thêm quyền để chận soát những ai tình nghi. Truyền thông chỉ được phép đưa tin giới hạn về cái chết của ông Djindjic.
Chính phủ Serbia nay cho biết họ tin rằng một băng đảng tội phạm đã đứng đằng sau vụ ám sát, và băng đảng này, theo lời chính phủ, do một cựu chỉ huy cảnh sát đặc biệt cầm đầu.
Thủ tướng Zoran Djindjic chết đi để lại một khoảng trống nguy hiểm về quyền lực ở Belgrade. Ông không có ai thay thế ngay được, và nhiều nơi trên thế giới lo ngại vụ ám sát ông thủ tướng có chủ trương cải tổ có thể gây tác động xấu cho tiến trình chuyển đổi dân chủ tế nhị của Serbia.
Thân thế sự nghiệp
Ông Zoran Djindjic lên cầm quyền vào tháng 10 năm 2000. Vào lúc đó, làn sóng phẫn nộ của dân chúng đã được thiết lập trên khắp phần lãnh thổ mà khi ấy còn gọi là Nam Tư.
Ông Zoran Djindjic là lãnh tụ Ðảng Dân chủ đối lập, mạnh thế nhưng không được ủng hộ rộng rãi. Trong quá khứ, ông và các lãnh tụ đối lập khác đã không đoàn kết được. Hậu quả là các cuộc chống đối bài Milosevic đã bị tan rã.
Nhưng sau đó ông Djindjic đã thoả thuận nhường chỗ cho ứng cử viên có thể đoàn kết đưọc phe đối lập, đó là ông Vojislav Kostunica, lãnh tụ của đảng theo chủ thuyết dân tộc ôn hoà nhưng nhỏ bé.
Ông Djindjic có nhiều kẻ thù, kể cả những người chủ trương dân tộc quá khích. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giao nộp ông Slobodan Milosevic cho Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở La Haye.
Một số người ở Serbia căm thù ông Djindjic vì quyền lợi của họ bị ảnh hưởng khi ông liên tục đẩy mạnh chính sách cải tổ trong một nước đầy tham nhũng và hoạt động tội phạm. (bbc)
Serbia vẫn được đặt trong tình trạng khẩn cấp và cảnh sát có thêm quyền để chận soát những ai tình nghi. Truyền thông chỉ được phép đưa tin giới hạn về cái chết của ông Djindjic.
Chính phủ Serbia nay cho biết họ tin rằng một băng đảng tội phạm đã đứng đằng sau vụ ám sát, và băng đảng này, theo lời chính phủ, do một cựu chỉ huy cảnh sát đặc biệt cầm đầu.
Thủ tướng Zoran Djindjic chết đi để lại một khoảng trống nguy hiểm về quyền lực ở Belgrade. Ông không có ai thay thế ngay được, và nhiều nơi trên thế giới lo ngại vụ ám sát ông thủ tướng có chủ trương cải tổ có thể gây tác động xấu cho tiến trình chuyển đổi dân chủ tế nhị của Serbia.
Thân thế sự nghiệp
Ông Zoran Djindjic lên cầm quyền vào tháng 10 năm 2000. Vào lúc đó, làn sóng phẫn nộ của dân chúng đã được thiết lập trên khắp phần lãnh thổ mà khi ấy còn gọi là Nam Tư.
Ông Zoran Djindjic là lãnh tụ Ðảng Dân chủ đối lập, mạnh thế nhưng không được ủng hộ rộng rãi. Trong quá khứ, ông và các lãnh tụ đối lập khác đã không đoàn kết được. Hậu quả là các cuộc chống đối bài Milosevic đã bị tan rã.
Nhưng sau đó ông Djindjic đã thoả thuận nhường chỗ cho ứng cử viên có thể đoàn kết đưọc phe đối lập, đó là ông Vojislav Kostunica, lãnh tụ của đảng theo chủ thuyết dân tộc ôn hoà nhưng nhỏ bé.
Ông Djindjic có nhiều kẻ thù, kể cả những người chủ trương dân tộc quá khích. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giao nộp ông Slobodan Milosevic cho Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh ở La Haye.
Một số người ở Serbia căm thù ông Djindjic vì quyền lợi của họ bị ảnh hưởng khi ông liên tục đẩy mạnh chính sách cải tổ trong một nước đầy tham nhũng và hoạt động tội phạm. (bbc)