Cuộc bầu cử quốc hội đang diễn ra ở Serbia với việc nhiều nhà phân tích cho rằng đây là bước ngoặt cho sự sống còn của nền dân chủ mong manh ở đây.
Khối dân chủ, từng lật đổ tổng thống Milosevic ba năm trước, đã mâu thuẫn và tách khỏi nhau.
Các thăm dò dự đoán là đảng lớn nhất trong quốc hội sắp tới sẽ là đảng Cấp tiến Serbia mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Nhưng mặc dù đảng này có thể dành tới 25% phiếu, cũng có thể những người dân chủ sẽ lập liên minh sau khi kết quả bầu cử đã có.
Hai hoặc ba đảng có thể liên minh với nhau, mang xu hướng thân Tây phương.
Đảng đứng thứ hai về uy tín, theo thăm dò, là đảng Dân chủ Serbia do Vojislav Kostunica dẫn đầu. Ông này, năm 2000, đã là tổng thống thay cho ông Milosevic.
Ông Kostunica đã mâu thuẫn với đảng của cựu thủ tướng Zoran Djindjic, người bị ám sát hồi tháng Ba.
Đảng Dân chủ của ông Djindjic đang đứng thứ tư trong các cuộc thăm dò.
Lo về chủ nghĩa dân tộc
Nhiều người cho rằng kinh tế yếu kém đã giúp tăng sự ủng hộ cho đảng Cấp tiến - dẫn đầu bởi nghi phạm chiến tranh Vojislav Seselj.
Đảng này hứa cải thiện lương bổng, lương hưu, giảm chi phí cuộc sống - những chính sách thu hút người dân đang trong cơn nghèo túng.
Phóng viên BBC Matthew Price tại Belgrade nói một số người Serbia thật sự lo ngại chủ nghĩa quốc gia sẽ quay lại.
Nhưng Tomislav Nikolic, một lãnh đạo của đảng Cấp tiến, trấn an là những ngày chiến chinh đã qua rồi.
Dù vậy, ông thừa nhận quan hệ với các nước láng giềng có thể lạnh nhạt đi nếu đảng của ông nắm quyền.
Ông Nikolic đang tạm dẫn dắt đảng Cấp tiến trong cuộc tranh cử vì lý do ông Seselj đang phải hầu tòa ở Hague.
Bản thân ông Milosevic cũng có thể được bầu với tư cách chủ tịch đảng Xã hội. BBC)
Khối dân chủ, từng lật đổ tổng thống Milosevic ba năm trước, đã mâu thuẫn và tách khỏi nhau.
Các thăm dò dự đoán là đảng lớn nhất trong quốc hội sắp tới sẽ là đảng Cấp tiến Serbia mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Nhưng mặc dù đảng này có thể dành tới 25% phiếu, cũng có thể những người dân chủ sẽ lập liên minh sau khi kết quả bầu cử đã có.
Hai hoặc ba đảng có thể liên minh với nhau, mang xu hướng thân Tây phương.
Đảng đứng thứ hai về uy tín, theo thăm dò, là đảng Dân chủ Serbia do Vojislav Kostunica dẫn đầu. Ông này, năm 2000, đã là tổng thống thay cho ông Milosevic.
Ông Kostunica đã mâu thuẫn với đảng của cựu thủ tướng Zoran Djindjic, người bị ám sát hồi tháng Ba.
Đảng Dân chủ của ông Djindjic đang đứng thứ tư trong các cuộc thăm dò.
Lo về chủ nghĩa dân tộc
Nhiều người cho rằng kinh tế yếu kém đã giúp tăng sự ủng hộ cho đảng Cấp tiến - dẫn đầu bởi nghi phạm chiến tranh Vojislav Seselj.
Đảng này hứa cải thiện lương bổng, lương hưu, giảm chi phí cuộc sống - những chính sách thu hút người dân đang trong cơn nghèo túng.
Phóng viên BBC Matthew Price tại Belgrade nói một số người Serbia thật sự lo ngại chủ nghĩa quốc gia sẽ quay lại.
Nhưng Tomislav Nikolic, một lãnh đạo của đảng Cấp tiến, trấn an là những ngày chiến chinh đã qua rồi.
Dù vậy, ông thừa nhận quan hệ với các nước láng giềng có thể lạnh nhạt đi nếu đảng của ông nắm quyền.
Ông Nikolic đang tạm dẫn dắt đảng Cấp tiến trong cuộc tranh cử vì lý do ông Seselj đang phải hầu tòa ở Hague.
Bản thân ông Milosevic cũng có thể được bầu với tư cách chủ tịch đảng Xã hội. BBC)