“Cây Cao Bóng Cả”, ngày hội Mừng Ngày Của Cha TGP. Sài Gòn
Xã hội hôm nay, một xã hội duy vật chất, chuộng tiêu dùng, các chuẩn mực đạo đức trong lối sống, trong tình yêu, nhất là trong đời sống gia đình đang bị xem nhẹ, ngày càng tuột dốc mà hậu quả của nó là các vấn nạn như ly dị, phá thai, sống thử trước hôn nhân, xung đột giữa cha mẹ và con cái cùng nhiều hệ lụy khác. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Ngày Của Cha, Ngày Của Mẹ thật sự là một nỗ lực đáng cổ võ, nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về trách nhiệm đạo hiếu làm con cũng như trách nhiệm giáo dục con cái của các bậc làm cha mẹ.
Hướng đến Ngày Của Cha, được mừng vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu, năm nay là ngày 19/06/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức ngày này sớm một tuần để những người con chuẩn bị nghĩa cử đạo hiếu đối với cha mình trong ngày của Cha. Chiều Chúa Nhật ngày 12/06/2011, “CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NGÀY CỦA CHA 2011” với chủ đề “Cây Cao Bóng Cả” đã được tổ chức cách trang trọng và ấn tượng, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.
Xem hình ngày hội Mừng Ngày Của Cha
Tuy 2 giờ 30 chiều chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ sáng sớm, Ban Tổ Chức cùng các thiện nguyện viên đã có mặt để hoàn thiện các công việc chuẩn bị đến tận giờ tiếp đón khách tham dự. Như thông lệ, các thành viên trong Ban Tổ Chức đã dành chút thời gian quây quần trên khán đài, cùng nắm tay dâng lời cầu nguyện cho chương trình được nhiều ơn phúc và diễn ra tốt đẹp. Sau ít phút cầu nguyện, mọi người trở về vị trí của mình, Ban Tiếp Tân đã hiện diện tại các điểm đón tiếp và hướng dẫn khách vào hội trường. Mỗi khán giả được tặng một quyển sách in màu khá đẹp mang tên “Chân Phước Gioan Phaolô II”, là tiểu sử tự kể về cuộc đời của ngài cùng tập sách nhỏ tựa đề “Tân Chân Phước Gioan Phaolô II với Giáo Hội tại Việt Nam”.
Tại tiền sảnh của hội trường là gian hàng trình bày những bức thư pháp nói về đạo hiếu làm con trong gia đình, nơi đó hai “ông Đồ” với trang phục truyền thống, sẵn sàng viết thư pháp theo yêu cầu của khán giả. Bên cạnh đó là các thiện nguyện viên vào vai các nhân tượng để thể hiện các nhân vật như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Thánh Martinô, Thánh Lộc, cùng những người cha trong xã hội với các nghề công nhân, nông dân, đánh đàn, cầu thủ, lái xe ôm. Tất cả mang lại sự thú vị, lạ mắt đối với những người vừa bước chân đến tham dự chương trình Ngày Của Cha.
Với phong cách dí dỏm, năng động vốn có, cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB., đã làm cả hội trường nhộn nhịp bằng những bài múa cử điệu nói về người cha. Trái với phút sôi động chỉ mới xuất hiện trước đó, cả hội trường im phăng phắt đế lắng đọng tâm hồn bắt đầu giờ Thánh hóa khai mạc. Cha Thiệu cùng với hai người dẫn chương trình là nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng và anh Pio X Lê Hồng Bảo đã dẫn dắt cộng đoàn có những giây phút cầu nguyện tưởng niệm thật tuyệt vời về Đức Thánh Cha Gioan và Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Đức Tân Chân Phước Gioan Phaolô II, “Một người cha đức độ và quả cảm, vì Nước Trời và vì đoàn chiên của mình, một người cha đã luôn để con dân Việt Nam trong trái tim và trong kinh nguyện của ngài”. Chúng con xin ghi khắc lời cha dặn dò: “Các con hãy dìm mình trong tình yêu Đức Kitô để sống chính sự sống của người để cho thế giới của chúng ta có thể sống dưới ánh sáng của Phúc Âm. Việt Nam luôn ở trong trái tim cha”.
Đó cũng là giây phút tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người cha khẳng định rằng “Con có một Tổ Quốc” để Việt Nam luôn hòa quyện trong dòng máu, trong từng nhịp tim của cha. Ngài cũng là người cha sống phút hiện tại khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn để cống hiến cho Giáo hội “Đường Hy Vọng”: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không chờ đợi, con muốn sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình thương. Vết chấm này nối tiếp vết chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng” (ĐHV số 977).
Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp nguyện: “Lạy Cha là chúa tể trời đất, chúng con cảm tạ Cha vì đã ban cho chúng con có một người cha mang hình ảnh và tình yêu của chính Cha trên trần gian này. Hôm nay là ngày của cha, chúng con xin Cha chúc lành và nâng đỡ những người làm cha để các ngài sống xứng đáng và hạnh phúc trong thiên chức làm cha, đồng thời trở thành cây cao bóng cả che chở đoàn con”.
Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., đã giới thiệu thành phần tham dự Ngày Của Cha, trong đó có quý khách mời đến từ các tôn giáo bạn như: Mục sư Dương Quang Vinh, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Agape Việt Nam; Mục sư Đỗ Đình Song, Phó Tổng quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo VN; Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, Chú Xứ Quan Âm tu viện, Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc Tế Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là một diễn giả quen thuộc của Chương Trình Chuyên Đề; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Về phía Công Giáo có sự hiện diện của: Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. Sài Gòn; Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh; Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Gp Xuân Lộc; Đức Ông Francesco B. Trần Văn Khả; Đức viện phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý cùng với quý linh mục, tu sĩ và khoảng 800 tham dự viên là các bậc cha mẹ và những người đến để vinh danh các bậc làm cha.
Trong lời tuyên bố lý do, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn cho hay một trong những nhiệm vụ, sứ mạng của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận là giáo dục những giá trị sống: “Khi đề cao các giá trị sống nhân bản thì đạo hiếu là một giá trị hết sức quan trọng, có thể nói là quan trọng hàng đầu”. Cha cho hay trong một tác phẩm về giáo dục con cái theo tinh thần Don Bosco có nói rằng: “Bổn phận thứ nhất của người làm cha chăm sóc cho con là phải biết yêu thương mẹ của nó và ngược lại bổn phận đầu tiên của người mẹ chăm lo cho con là phải biết yêu thương cha nó”. Ngài hy vọng rằng Ngày tôn vinh người Cha sẽ mang đến cho các tham dự viên nhiều cảm xúc thật sâu lắng, và để lại trong lòng mỗi người một cái gì đó về người cha để khi về có thể trao gởi lại cho những người ở nhà.
Phần 1 của ngày hội mang tên “Tình Cha” được bắt đầu bằng tiếng hát của ca sĩ Hoàng Quân, anh đã gởi gắm tâm tình thật sâu lắng bằng giọng ca trầm ấm qua bài hát "Khúc hát Cha Yêu", với phần minh họa sinh động của Nhóm múa Don Bosco: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn. Nhiều gian lao hy sinh cuộc đời Cha luôn mong sao được nhìn con sống yên vui, khôn lớn nên người. Từ sâu trong trái tim con cám ơn cuộc đời”. Phần minh họa diễn tả hoàn cảnh của một người cha lâm vào hoàn cảnh gà trống nuôi con khi vợ qua đời. Người cha đã vất vả mưu sinh để nuôi con ăn học, trưởng thành bằng nghề bán vé số. Và ông đã hạnh phúc trong ngày sinh nhật của mình bên cạnh con cháu.
Lòng quý mến, tri ân và nhất là lời cầu xin đặc biệt cho người cha yêu đã được những người đạt giải Cuộc thi Viết và Thuyết trình chủ đề về Cha chia sẻ (xin xem Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Cha và Các tác phẩm Viết Về Cha đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”). Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ đã tóm tắt lại tác phẩm “Cha Tôi” kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh, một người cha hiền từ, dáng cao gầy với đôi mắt nhiều suy tư, ông cố đã hiện diện trong hội trường để theo dõi người con linh mục thuyết trình về mình. Linh mục Phaolô trải lòng khi nói về cha mình: “Khi suy nghĩ về cuộc đời của cha, tôi rút ra bài học quý giá này: mặc dù cha tôi không nói và không nghe nhưng người dạy dỗ tôi rất nhiều điều trong cuộc sống”. Đó là người cha đã dạy dỗ con cái nên người qua cử ra dấu của đôi bàn tay bao năm trường và thành quả to lớn nhất là con mình đã trở thành linh mục, và cha Phaolô sẽ sớm được gởi đi du học. Đó là người cha không khỏi đau đớn khi vợ trải qua bệnh tật nghặt nghèo trong thời gian dài. Khi vợ vừa khỏi bệnh thì con gái đột ngột qua đời sau cơn bệnh nặng lúc mới 27 tuổi, ông đã dồn tình thương cho hai đứa cháu mất mẹ. Cha Phaolô đã nói lên tâm tình tạ ơn: “Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương lo lắng cho anh em chúng con. Nguyện xin Chúa ban cho cha, cho mẹ của con được bình an, nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống”.
Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh đã đã làm không ít người rơi lệ khi kể về cha mình và ngâm bài thơ “Tình Cha”. Chị cho hay cha là một y tá rất nhân hậu, sống bác ái, vị tha, chính trực, là tấm gương sáng cho con khôn lớn. Cha luôn làm việc đắc lực cho giáo xứ và luôn giúp đỡ chữa bệnh những người láng giềng khi cần dù đêm hôm khuya khoắt. Được cha khuyến khích, chị đã cùng cha dấn thân giúp cai nghiện khi Giáo Hội cần đến với ước mong làm nhẹ nỗi đau của những người làm cha mẹ muốn cứu con mình thoát khỏi ma túy. Với sự kiên nhẫn, cha còn âm thầm khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến lúc qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”; “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
Bằng sự nhí nhảnh, trẻ trung, với một chút nũng nịu, em Maria Nguyễn Bảo Thư đã đem đến cho khán phòng một cảm nghiệm mới về hình ảnh người cha trong gia đình bằng Video Clip “Ba ơi, Ba là tất cả”, với sự hiện diện của ba mẹ và em gái. Đó là lời tâm sự, cũng là lời cảm ơn mà em chưa từng nói. Đó là niềm vui vì ba và con gái có những điểm giống nhau: sinh vào tháng Hai, có thói quen viết tay trái, nhóm máu B. Em đã tự hào về ba: thủy chung với mẹ, chú trọng đến gia đình; chăm sóc con cái, không thuốc lá, rượu chè, cho con tự do lựa chọn theo đuổi ước mơ và luôn gần gũi con. Đối với em, “ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con. Con biết mình may mắn và con biết phải trân trọng may mắn này. Con tự hứa phải luôn sống thật tốt, thật có trách nhiệm để luôn là niềm tự hào của ba và của mẹ”. Em đã dành tặng bó hoa mà ban tổ chức tặng cho mình để gởi đến người ba thương yêu.
“Nhân vô thập toàn”, đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người cha chưa làm tròn trách nhiệm của mình cách này, cách khác, từ việc giáo dục con cái không đúng cách cho đến bỏ mặc gia đình và tột đỉnh là vấn nạn ly dị đã làm tan nát biết bao gia đình, để lại trong tâm hồn con trẻ không ít đau đớn. Với giọng trầm buồn, truyền cảm, em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh đã khắc khoải một nỗi niềm thắc mắc khi ba hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!”. Với tư cách là một người con, em cũng nhớ đến cha, nói lên suy nghĩ của mình mong gửi thông điệp đến những người đang và sẽ trở thành một người cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng làm tan vỡ một mái ấm gia đình, đừng để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”. Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian, ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng sau đó lại ra đi không chút luyến lưu trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con lúc trưởng thành với những câu hỏi không có lời đáp. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ, đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Qua những biến cố, em đã tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa để không phải gục ngã. Nhân có sự hiện diện của mẹ em đã nói lên tâm tình của mình: “Con hết lòng cảm ơn và tri ân những công lao và tình yêu mà mẹ đã dành cho con, vì cả một đời mẹ đã sống và hy sinh vì con”. Bó hoa tươi thắm đã được em tặng lại cho mẹ, một người mẹ gánh vác cả trách nhiệm người cha trong gia đình.
Sau những bài chia sẻ, các nhân tượng Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Thuận, Thánh Martin đã tặng hoa cho những người chia sẻ tâm tình về cha.Ban Tổ Chức đã trao những giải nhất cuộc thi viết và thuyết trình, chủ đề về Cha cho những người đoạt giải là Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh (thể loại Thơ), cha Phaolô Trương Hoàng Phong (thể loại Văn), em Maria Nguyễn Bảo Thư (thể loại Video Clip).
Đỉnh điểm của chương trình chính là bài chia sẻ “Cha ơi, Cha là ai?”, đó là bài khắc họa đậm nét về Ơn gọi và Sứ mạng của người Cha theo quan điểm Kitô giáo. Người thuyết giảng không ai khác chính là người cha quen thuộc của Trung Tâm Mục Vụ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Đức Cha bắt đầu chia sẻ với câu chuyện một linh mục kể dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” cho những trẻ bụi đời có người cha rất dữ tợn, nhậu nhẹt, say xỉn, đánh đập vợ con. Khi kể đến đoạn người con thứ trở về, vị linh mục hỏi những đứa về phản ứng người cha thế nào, những đứa trẻ đều cho rằng người cha sẽ nổi cơn thịnh nộ mà trừng phạt con, chẳng đứa trẻ nào tin: “Anh ta còn ở đằng xa, ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để, rồi mở tiệc ăn mừng”. Ngài đặt ra câu hỏi: “Những đứa trẻ bụi đời có kinh nghiệm đau buồn về cha của nó nơi trần thế như vậy, nó sẽ nghĩ sao về một Đấng Thiên Chúa được gọi là Cha, có thể đón nhận không?”
Câu chuyện thứ hai, theo nhận xét của một học giả người Nhật Bản, người Nhật có 3 nỗi sợ: sợ động đất, sợ sóng thần, sợ người cha. Trong truyền thống văn hóa của Nhật Bản người cha dạy dỗ con nghiêm khắc và con chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Ngài lại tự hỏi: “Vậy liệu đây có phải là một trong những lý do khiến người Nhật khó đón nhận niềm tin Kitô giáo, một tôn giáo giới thiệu Thiên Chúa là Cha không?”
Đức Cha lại kể về cuộc đời của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II: Chín tuổi, mất mẹ, hai năm sau người anh trai duy nhất cũng qua đời, ngài chỉ sống với cha. Đến tuổi trưởng thành thì người cha cũng được Chúa gọi về. Thưở nhỏ, Đức Thánh Cha đã từng chứng kiến cha ngài quỳ cầu nguyện rất sốt sắng giữa đêm khuya. Do ngài không sốt sắng trong việc ca đoàn, cha đã dạy bài kinh “cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”, ngài đã đọc bài kinh đó từ bé đến lớn, đến khi làm giáo hoàng. Cha ngài và bài kinh cũng là nguồn hứng để ngài viết Thông Điệp về Chúa Thánh Thần. Đức cha lại đặt câu hỏi thứ ba: “Phải chăng từ kinh nghiệm về người cha trần thế tuyệt vời như vậy, Đức Gioan Phaolô II có thể dễ dàng tiếp cận với Thiên Chúa là Cha?”
Để lý giải cho những câu hỏi, Đức Cha giải thích rằng từ góc nhìn của Kitô giáo, làm cha không chỉ là một chức năng sinh lý vì sinh ra một đứa con, không chỉ là một chức năng tâm lý, sinh con thì trưởng thành hơn mà làm cha trước hết còn là một chức năng thiêng liêng, chia sẻ chức năng làm cha của chính Thiên Chúa là Cha, đó là một ơn gọi. Ơn gọi đó hết sức cao cả, hàm chứa trách nhiệm họa lại, trình bày, diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa là Cha dành cho những đứa con của mình. Trách nhiệm đó không chỉ dành cho những người cha trong gia đình mà còn dành cho các linh mục được giáo dân gọi là cha. Từ dụ ngôn trên, Đức Cha nói đến ba khía cạnh nổi bật về tình yêu được diễn đạt trong câu chuyện Thánh Kinh đó:
Thứ nhất là một tình yêu thuần khiết, có nghĩa là yêu con vì chính hạnh phúc của con chứ không vì cái gì khác. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ hướng đến hạnh phúc của người mình yêu và vì hạnh phúc ấy mà chấp nhận hy sinh mạng sống. Có lẽ, chỉ có tình của cha mẹ dành cho con cái mới diễn đạt được tình yêu thuần khiết này.
Thứ hai là tình yêu tôn trọng tự do: Thương yêu con, nhưng cha mẹ có thể lại ép con thực hiện điều mình mơ ước, sẽ là bất hạnh cho chúng nếu không thực hiện được, và không thật sự tôn trọng tự do của con. Người cha trong câu chuyện đã đau đớn chấp nhận để con ra đi khi không thuyết phục được con, khi nó quay về thì ông vui mừng khôn xiết. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa tôn trọng con người, chấp nhận để cho con người sử dụng tự do mà phản bội chính ngài, một tình yêu tôn trọng tự do.
Thứ ba là một tình yêu bao dung: Trong câu chuyện Thánh Kinh, người con cả không bỏ nhà ra đi mà vẫn ở lại làm mọi công việc, bổn phận trong nhà rất chu đáo, đầy đủ nhưng không học nổi tình yêu bao dung của cha mà trong lòng vẫn cứ chất chứa ghen ghét, ích kỷ, hận thù, tranh chấp. Anh đã lập luận chính xác trên nền tảng của công bằng pháp lý nhưng đó không phải là lập luận của lòng thương xót, của tình yêu bao dung. Tình yêu của người cha thể hiện trong câu chuyện này mới là một tình yêu bao dung.
Để kết thúc, Đức Cha đã gợi lên đôi nét khắc họa “Cha ơi, Cha là ai?”: “Cha là họa ảnh tình yêu của Cha trên trời, tình yêu dẫn lối cho con vào đời, tình yêu mạnh mẽ nâng con đứng dậy, tình yêu nghiêm khắc dạy con đường công chính, tình yêu tha thứ khi con lầm lỡ, tình yêu bao dung lúc con sai phạm, tình yêu đau nỗi đau của con, vui niềm vui của con, tình yêu hy sinh tất cả để con được sống, được hạnh phúc và bình an. Đơn giản chỉ vì cha là cha của con. Mong sao được như vậy. Amen”.
Để thể hiện tâm tình da diết của một người con xa nhà trong Ngày của Cha, ca sĩ Khắc Dũng đã trình bày bài hát “Ngày của Cha” do chính anh sáng tác: “Ngày của cha, bên sân nhà người, giọng ai vui, đang mừng tuổi cha? Tôi chạnh lòng rưng lệ ăn năn, ngày của cha, cha một mình. Ngày của cha, tôi không về nhà, ngày của cha, tôi còn ở xa, xa lòng người hay tự lòng xa. Ngày của cha, sao chưa một lần…”
Giờ giải lao, cộng đoàn được thưởng thức những món ăn nhẹ dân dã, đồng thời cũng là lúc mọi người thích thú chụp ảnh lưu niệm với các nhân tượng, ngắm nhìn các “ông đồ” vẽ thư pháp. Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức Ngày Của Mẹ, không gian các gian hàng đã được mở rộng để tham dự viên thoải mái đi lại. Và thật thú vị với sự xuất hiện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, ngài ngạc nhiên trầm trồ về các nhân tượng và cũng vui vẻ chụp hình lưu niệm cùng các tham dự viên.
Phần 2 của ngày hội: “Chia Sẻ Cảm Nghĩ Về Cha” được bắt đầu bằng vở kịch “Chuyện Của Con” do cha Giuse Hoàng Kim Toan dàn dựng và nhóm kịch Tân Định diễn xuất đã nói lên rất nhiều điều về chuyện của con, chuyện của bố, chuyện của mẹ, chuyện của chúng ta. Vở kịch bắt đầu với tình tiết trong một lần đi hát karaoke cùng chúng bạn, người con phát hiện ba đi chơi với bồ nhí khi mẹ có việc về quê. Vì cú sốc này, không nói không rằng em đã bỏ nhà đi và đến nhà chú tá túc. Với nỗi nhớ ba và nhờ những bài hát cùng lời khuyên răn của chú, khi hay tin ba nhập viện, em đã đến với ba ngay và nhận lỗi, đồng thời ba em cũng nhận ra thiếu sót của mình.
Thông điệp mà Ngày Của Cha nhận được từ huấn từ của Đức Cha Phêrô chính là hình ảnh người cha họa lại tình yêu của Thiên Chúa Cha, hình ảnh ấy là những người làm cha trong gia đình, những người cha thiêng liêng. Chương trình “Cây Cao Bóng Cả” đã làm nghĩa cử tôn vinh những người cha đã họa lại tình yêu Thiên Chúa, đó là những ân nhân của chương trình, những người cha đã cộng tác đắc lực với Chương Trình Chuyên Đề được các con tặng những bó hoa nồng thắm trong ngày của Cha.
Nhạc phẩm “Ơn Cha” được hai ca sĩ quen thuộc Xuân Trường - Diệu Hiền trình bày một cách da diết, thể hiện tâm tình biết ơn đối với công lao cha che chở, dẫn dắt con trên đường đời: “Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng thương mến. Ơn cha như đuốc cao soi trên đường, đuốc soi tâm hồn, dẫn con tìm hướng. Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn, lòng cha tha thiết, tình cha âu yếm. Ơn cha như mái che bao năm trường, gió mưa xa gần, nắng sương không rời…”
Trong nhịp sống hôm nay, vẫn còn đó những người cha yêu thương con bằng tất cả tình yêu dành cho con. Đó là hình ảnh của một người cha thật cảm động được đề cập trong bài báo Tình Cha của tờ Tuổi Trẻ, bác Huỳnh Văn Ẩn, một người cha 71 tuổi ở Gò Vấp đã nhiều năm chăm sóc cho người con bị rối loạn chức năng vận động là anh Huỳnh Lê Võ, năm nay đã 33 tuổi. Được mời chia sẻ trong Ngày Của Cha, bác cho hay sau khi bác gái sinh anh Võ được 20 ngày thì phát hiện bất thường, đến khi khám bệnh thì biết anh bị rối loạn chức năng vận động, do đó bác phải theo dõi thường xuyên và tập dợt cho anh theo phương pháp vật lý trị liệu. Sau một thời gian tập luyện, vì mẹ bác bệnh nặng, bác phải gánh vác kinh tế gia đình nên đã gián đoạn sự tập luyện cho anh Võ. Sau khi mẹ mất và người con trai lớn có thể phụ giúp kinh tế gia đình, bác đã tập luyện trở lại cho anh. Tuy bị tai biến nhẹ lúc 68 tuổi, nhưng bác vẫn kiên trì với hy vọng anh Võ sẽ hoạt động bình thường để mai khi bác qua đời không làm khổ người con trai lớn. Hiện nay anh Võ mới chỉ đi lại được nên bác mong ước có một cơ quan y tế quốc tế nào đó có thể chữa trị cho anh. Truyền thống đạo hiếu nơi gia đình bác thật tốt đẹp, bác đã tận tình nuôi mẹ già bệnh tật, giờ anh con trai lớn tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình để lo liệu mọi vấn đề kinh tế trong gia đình.
Anh Lê Hữu Tuấn, một khán giả 40 tuổi ở Giáo xứ Hạnh Thông Tây đã chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm lo toan cho con cái của một người cha trong xã hội hiện đại. Khi biết tin mình sẽ có con, vợ chồng anh đã luôn trăn trở chuyện sinh con trai, con gái, đặt tên con. Khi con một tuổi anh đã chạy vạy để mua được mảnh đất ở thôn quê để làm mảnh vườn nhỏ trồng cây, nuôi súc vật để hàng tuần chở con về đó để dạy dỗ con yêu thế giới xung quanh. Con anh vừa trải qua kỳ thi lớp 5, vài tháng trời anh phải vật lộn với chương trình học, lo toan không biết con có bị học vẹt, có bị dạy khuôn mẫu, có bị dạy vô cảm hay không? Dù bao mệt mỏi nhưng cũng ráng dậy sớm mỗi sáng đi lễ để nêu gương đạo đức cho vợ con và sống tử tế. Thật tuyệt cho một người cha chính chắn trong xã hội hôm nay.
Bạn trẻ Song Ninh, một thí sinh đoạt giải nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Cha Tôi” trong cuộc thi Viết Về Cha đã nói lên suy nghĩ bản thân về cha mình. Em ở Quảng Ninh, hiện học ở Sài Gòn, từ nhỏ chủ yếu sống với bà nội do ba đi làm xa, tận cửa khẩu, và có thêm vợ bé ở đó. Lúc trước em rất căm ghét ba ngoại tình, nhưng khi vào học ở Sàigòn bằng tiền chu cấp của ba, mỗi lần suy nghĩ về ba thì cảm thương cho ba dù rằng những dịp gần nhau thì cha con xung khắc. Em đã hối lỗi về những suy nghĩ của mình dành cho ba mà trước đây em đã từng suy nghĩ. Em hy vọng rằng những bậc làm cha mẹ dù thấy con mình ngỗ nghịch nhưng cũng hiểu rằng trong lòng nó vẫn chất chứa tình cảm đối với cha dù không nói ra.
Em Giuse Lương Bảo Quốc chia sẻ cảm xúc và những suy nghĩ cảm nhận được từ chương trình, em cho hay đã cảm nhận được một khía cạnh mới của cuộc sống mà từ nhỏ đến giờ em chưa từng suy nghĩ và nhìn về công ơn của người cha. Em thừa nhận cha không phải là người cha hoàn hảo do hay nhậu say xỉn, la mắng vợ con. Em không trách cha nhưng gạt mọi sửa dạy của cha dành cho mình. Chương trình ngày của Cha đã làm cho em suy nghĩ rất nhiều về người cha đã 18 năm mà chưa từng suy nghĩ, và nhìn lại cuộc đời cùng những hành động mà người cha đã mang lại. Em gởi lời tri ân sâu sắc nhất về công ơn mà cha dành cho gia đình. Đồng thời em cũng cám ơn một người mà em đã gọi bằng cha 1 năm qua, và cha đã mang em đến với chương trình để tâm hồn em mở thêm một trang mới, một cái nhìn mới, suy nghĩ mới trong cõi lòng để thấu hiểu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Bên cây đàn guitar, ca sĩ Ksor Duk đã trình bày ca khúc “Đứa con của núi rừng” mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Anh đã đem lửa vào hội trường hoặc ngược lại anh đã đem khán giả đến với núi rừng hoang sơ mà thân thiết, nơi đó cũng có những người cha, người mẹ, người con, ngoài quan hệ gia tộc huyết thống còn có quan hệ với thiên nhiên. Bởi vì nói cho cùng thì thiên nhiên chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người chúng ta.
Đón Cha Về Nhà là tiết mục đấu giá hai bức tranh gây quỹ giáo dục cho Chương Trình Chuyên Đề: Bức tranh sơn dầu chân dung Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được cô Mary Theresa mua với giá 20 triệu đồng và tặng lại cho Trung Tâm Mục Vụ để treo tại Hội trường mang tên ngài. Bức tranh cát chân dung Đức Chân Phước Gioan Phaolô II của Họa sĩ Nhật Quang được chị Maria Nguyễn Thị Cúc Lan ở Giáo xứ Lộc Hưng mua với giá 15 triệu đồng.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, vị cha chung của Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã đến với Ngày Của Cha bằng cách tặng những món quà từ những người cha:
Món quà thứ nhất, ngài cho hay trong quan hệ cha con, xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, một số người cha cho rằng ngày nay con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nhưng một số người cha khác thì lập luận: “Khi con lớn khôn thì làm gì cũng phải trao đổi gợi ý với nhau, mở đường chứ không còn áp đặt nữa”. Đó là món quà ngài gởi đến cho mọi người kinh nghiệm sống của những người cha trong gia đình.
Món quà thứ hai đến từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là những lời tâm huyết nhất của ngài muốn nhắn gởi cho mọi người chúng ta, ngài đưa ra những điều kiện như thế nào để chúng ta hưởng nhận được ơn chúc lành của Chúa: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài. Lời Ngài nói trong Sách Thánh và trong bí tích Thánh Thể, trong Giáo Huấn của Giáo Hội và dấu chỉ thời đại, trong nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Ngày càng hiểu biết Chúa hơn, con càng yêu mến Ngài hơn. Ngày càng mến Chúa hơn, đời con càng phong phú hơn. Từ nơi sâu thẳm của lòng mình, Cha khẩn cầu Chúa chúc phúc cho con.”
Món quà cuối cùng, Đức Hồng Y nói rằng ngài cũng là người cha có một ngôi nhà nhưng có đến 100 gian nên phải học từ những người cha có một mái nhà, có một gian nhà, học hoài cho đầy 100 gian. Ngài cho hay có nhiều vấn đề, có những hoàn cảnh gây bất đồng, bất hòa không những trên đất nước này mà cả thế giới nữa, thí dụ vấn đề biển Đông. Trong ngôi nhà trăm gian khi người muốn thế này, kẻ muốn thế khác, ngài phải làm sao, làm cái gì, nói cái gì để trong gia đình không sức mẻ hoặc là không bị phân rẽ thêm. Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Chỉ có Thiên Chúa, cái gốc của con người, cái gốc của sự thật, cái gốc của tình yêu thì Ngài mới mở ra con đường đi đến sự hài hòa, bình an trong gia đình, trong xã hội, trên thế giới”.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ tham dự ngày hội, 7 giờ 30 tối, các tham dự viên đã nhận được nhiều điều đáng suy nghĩ về cách sống của mình trong đạo nghĩa cha con, dù trong tư cách người cha hay người con trong gia đình. Mong rằng những cộng đoàn giáo hội, sau những lễ hội tôn vinh cha mẹ, sẽ là muối men không chỉ sống và loan truyền đạo nghĩa ở đời mà còn là chứng tá Tin Mừng trong cuộc sống nhiễu nhương để Danh Cha cả sáng: “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Ep 3, 20).
Sàigòn, ngày 17 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Xã hội hôm nay, một xã hội duy vật chất, chuộng tiêu dùng, các chuẩn mực đạo đức trong lối sống, trong tình yêu, nhất là trong đời sống gia đình đang bị xem nhẹ, ngày càng tuột dốc mà hậu quả của nó là các vấn nạn như ly dị, phá thai, sống thử trước hôn nhân, xung đột giữa cha mẹ và con cái cùng nhiều hệ lụy khác. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Ngày Của Cha, Ngày Của Mẹ thật sự là một nỗ lực đáng cổ võ, nhằm mục đích nhắc nhở mọi người về trách nhiệm đạo hiếu làm con cũng như trách nhiệm giáo dục con cái của các bậc làm cha mẹ.
Hướng đến Ngày Của Cha, được mừng vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu, năm nay là ngày 19/06/2011, Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức ngày này sớm một tuần để những người con chuẩn bị nghĩa cử đạo hiếu đối với cha mình trong ngày của Cha. Chiều Chúa Nhật ngày 12/06/2011, “CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NGÀY CỦA CHA 2011” với chủ đề “Cây Cao Bóng Cả” đã được tổ chức cách trang trọng và ấn tượng, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.
Xem hình ngày hội Mừng Ngày Của Cha
Tuy 2 giờ 30 chiều chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ sáng sớm, Ban Tổ Chức cùng các thiện nguyện viên đã có mặt để hoàn thiện các công việc chuẩn bị đến tận giờ tiếp đón khách tham dự. Như thông lệ, các thành viên trong Ban Tổ Chức đã dành chút thời gian quây quần trên khán đài, cùng nắm tay dâng lời cầu nguyện cho chương trình được nhiều ơn phúc và diễn ra tốt đẹp. Sau ít phút cầu nguyện, mọi người trở về vị trí của mình, Ban Tiếp Tân đã hiện diện tại các điểm đón tiếp và hướng dẫn khách vào hội trường. Mỗi khán giả được tặng một quyển sách in màu khá đẹp mang tên “Chân Phước Gioan Phaolô II”, là tiểu sử tự kể về cuộc đời của ngài cùng tập sách nhỏ tựa đề “Tân Chân Phước Gioan Phaolô II với Giáo Hội tại Việt Nam”.
Tại tiền sảnh của hội trường là gian hàng trình bày những bức thư pháp nói về đạo hiếu làm con trong gia đình, nơi đó hai “ông Đồ” với trang phục truyền thống, sẵn sàng viết thư pháp theo yêu cầu của khán giả. Bên cạnh đó là các thiện nguyện viên vào vai các nhân tượng để thể hiện các nhân vật như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Thánh Martinô, Thánh Lộc, cùng những người cha trong xã hội với các nghề công nhân, nông dân, đánh đàn, cầu thủ, lái xe ôm. Tất cả mang lại sự thú vị, lạ mắt đối với những người vừa bước chân đến tham dự chương trình Ngày Của Cha.
Với phong cách dí dỏm, năng động vốn có, cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB., đã làm cả hội trường nhộn nhịp bằng những bài múa cử điệu nói về người cha. Trái với phút sôi động chỉ mới xuất hiện trước đó, cả hội trường im phăng phắt đế lắng đọng tâm hồn bắt đầu giờ Thánh hóa khai mạc. Cha Thiệu cùng với hai người dẫn chương trình là nhà thơ Pm Cao Huy Hoàng và anh Pio X Lê Hồng Bảo đã dẫn dắt cộng đoàn có những giây phút cầu nguyện tưởng niệm thật tuyệt vời về Đức Thánh Cha Gioan và Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Đức Tân Chân Phước Gioan Phaolô II, “Một người cha đức độ và quả cảm, vì Nước Trời và vì đoàn chiên của mình, một người cha đã luôn để con dân Việt Nam trong trái tim và trong kinh nguyện của ngài”. Chúng con xin ghi khắc lời cha dặn dò: “Các con hãy dìm mình trong tình yêu Đức Kitô để sống chính sự sống của người để cho thế giới của chúng ta có thể sống dưới ánh sáng của Phúc Âm. Việt Nam luôn ở trong trái tim cha”.
Đó cũng là giây phút tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, người cha khẳng định rằng “Con có một Tổ Quốc” để Việt Nam luôn hòa quyện trong dòng máu, trong từng nhịp tim của cha. Ngài cũng là người cha sống phút hiện tại khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn để cống hiến cho Giáo hội “Đường Hy Vọng”: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không chờ đợi, con muốn sống giây phút hiện tại cho tràn đầy tình thương. Vết chấm này nối tiếp vết chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng” (ĐHV số 977).
Sau đó, cộng đoàn cùng hiệp nguyện: “Lạy Cha là chúa tể trời đất, chúng con cảm tạ Cha vì đã ban cho chúng con có một người cha mang hình ảnh và tình yêu của chính Cha trên trần gian này. Hôm nay là ngày của cha, chúng con xin Cha chúc lành và nâng đỡ những người làm cha để các ngài sống xứng đáng và hạnh phúc trong thiên chức làm cha, đồng thời trở thành cây cao bóng cả che chở đoàn con”.
Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., đã giới thiệu thành phần tham dự Ngày Của Cha, trong đó có quý khách mời đến từ các tôn giáo bạn như: Mục sư Dương Quang Vinh, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Agape Việt Nam; Mục sư Đỗ Đình Song, Phó Tổng quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp Truyền Giáo VN; Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, Chú Xứ Quan Âm tu viện, Biên Hòa, Đồng Nai; Đại Đức Thích Quang Thạnh, Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc Tế Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là một diễn giả quen thuộc của Chương Trình Chuyên Đề; Đại Đức Thích Hoàng Tín, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Về phía Công Giáo có sự hiện diện của: Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP. Sài Gòn; Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh; Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Gp Xuân Lộc; Đức Ông Francesco B. Trần Văn Khả; Đức viện phụ Gioan Baotixita Trần Văn Chuyên, Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý cùng với quý linh mục, tu sĩ và khoảng 800 tham dự viên là các bậc cha mẹ và những người đến để vinh danh các bậc làm cha.
Trong lời tuyên bố lý do, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn cho hay một trong những nhiệm vụ, sứ mạng của Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận là giáo dục những giá trị sống: “Khi đề cao các giá trị sống nhân bản thì đạo hiếu là một giá trị hết sức quan trọng, có thể nói là quan trọng hàng đầu”. Cha cho hay trong một tác phẩm về giáo dục con cái theo tinh thần Don Bosco có nói rằng: “Bổn phận thứ nhất của người làm cha chăm sóc cho con là phải biết yêu thương mẹ của nó và ngược lại bổn phận đầu tiên của người mẹ chăm lo cho con là phải biết yêu thương cha nó”. Ngài hy vọng rằng Ngày tôn vinh người Cha sẽ mang đến cho các tham dự viên nhiều cảm xúc thật sâu lắng, và để lại trong lòng mỗi người một cái gì đó về người cha để khi về có thể trao gởi lại cho những người ở nhà.
Phần 1 của ngày hội mang tên “Tình Cha” được bắt đầu bằng tiếng hát của ca sĩ Hoàng Quân, anh đã gởi gắm tâm tình thật sâu lắng bằng giọng ca trầm ấm qua bài hát "Khúc hát Cha Yêu", với phần minh họa sinh động của Nhóm múa Don Bosco: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn. Nhiều gian lao hy sinh cuộc đời Cha luôn mong sao được nhìn con sống yên vui, khôn lớn nên người. Từ sâu trong trái tim con cám ơn cuộc đời”. Phần minh họa diễn tả hoàn cảnh của một người cha lâm vào hoàn cảnh gà trống nuôi con khi vợ qua đời. Người cha đã vất vả mưu sinh để nuôi con ăn học, trưởng thành bằng nghề bán vé số. Và ông đã hạnh phúc trong ngày sinh nhật của mình bên cạnh con cháu.
Lòng quý mến, tri ân và nhất là lời cầu xin đặc biệt cho người cha yêu đã được những người đạt giải Cuộc thi Viết và Thuyết trình chủ đề về Cha chia sẻ (xin xem Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Cha và Các tác phẩm Viết Về Cha đoạt giải cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”). Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ đã tóm tắt lại tác phẩm “Cha Tôi” kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh, một người cha hiền từ, dáng cao gầy với đôi mắt nhiều suy tư, ông cố đã hiện diện trong hội trường để theo dõi người con linh mục thuyết trình về mình. Linh mục Phaolô trải lòng khi nói về cha mình: “Khi suy nghĩ về cuộc đời của cha, tôi rút ra bài học quý giá này: mặc dù cha tôi không nói và không nghe nhưng người dạy dỗ tôi rất nhiều điều trong cuộc sống”. Đó là người cha đã dạy dỗ con cái nên người qua cử ra dấu của đôi bàn tay bao năm trường và thành quả to lớn nhất là con mình đã trở thành linh mục, và cha Phaolô sẽ sớm được gởi đi du học. Đó là người cha không khỏi đau đớn khi vợ trải qua bệnh tật nghặt nghèo trong thời gian dài. Khi vợ vừa khỏi bệnh thì con gái đột ngột qua đời sau cơn bệnh nặng lúc mới 27 tuổi, ông đã dồn tình thương cho hai đứa cháu mất mẹ. Cha Phaolô đã nói lên tâm tình tạ ơn: “Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương lo lắng cho anh em chúng con. Nguyện xin Chúa ban cho cha, cho mẹ của con được bình an, nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống”.
Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh đã đã làm không ít người rơi lệ khi kể về cha mình và ngâm bài thơ “Tình Cha”. Chị cho hay cha là một y tá rất nhân hậu, sống bác ái, vị tha, chính trực, là tấm gương sáng cho con khôn lớn. Cha luôn làm việc đắc lực cho giáo xứ và luôn giúp đỡ chữa bệnh những người láng giềng khi cần dù đêm hôm khuya khoắt. Được cha khuyến khích, chị đã cùng cha dấn thân giúp cai nghiện khi Giáo Hội cần đến với ước mong làm nhẹ nỗi đau của những người làm cha mẹ muốn cứu con mình thoát khỏi ma túy. Với sự kiên nhẫn, cha còn âm thầm khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến lúc qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”; “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
Bằng sự nhí nhảnh, trẻ trung, với một chút nũng nịu, em Maria Nguyễn Bảo Thư đã đem đến cho khán phòng một cảm nghiệm mới về hình ảnh người cha trong gia đình bằng Video Clip “Ba ơi, Ba là tất cả”, với sự hiện diện của ba mẹ và em gái. Đó là lời tâm sự, cũng là lời cảm ơn mà em chưa từng nói. Đó là niềm vui vì ba và con gái có những điểm giống nhau: sinh vào tháng Hai, có thói quen viết tay trái, nhóm máu B. Em đã tự hào về ba: thủy chung với mẹ, chú trọng đến gia đình; chăm sóc con cái, không thuốc lá, rượu chè, cho con tự do lựa chọn theo đuổi ước mơ và luôn gần gũi con. Đối với em, “ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con. Con biết mình may mắn và con biết phải trân trọng may mắn này. Con tự hứa phải luôn sống thật tốt, thật có trách nhiệm để luôn là niềm tự hào của ba và của mẹ”. Em đã dành tặng bó hoa mà ban tổ chức tặng cho mình để gởi đến người ba thương yêu.
“Nhân vô thập toàn”, đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người cha chưa làm tròn trách nhiệm của mình cách này, cách khác, từ việc giáo dục con cái không đúng cách cho đến bỏ mặc gia đình và tột đỉnh là vấn nạn ly dị đã làm tan nát biết bao gia đình, để lại trong tâm hồn con trẻ không ít đau đớn. Với giọng trầm buồn, truyền cảm, em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh đã khắc khoải một nỗi niềm thắc mắc khi ba hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!”. Với tư cách là một người con, em cũng nhớ đến cha, nói lên suy nghĩ của mình mong gửi thông điệp đến những người đang và sẽ trở thành một người cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng làm tan vỡ một mái ấm gia đình, đừng để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”. Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian, ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng sau đó lại ra đi không chút luyến lưu trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con lúc trưởng thành với những câu hỏi không có lời đáp. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ, đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Qua những biến cố, em đã tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa để không phải gục ngã. Nhân có sự hiện diện của mẹ em đã nói lên tâm tình của mình: “Con hết lòng cảm ơn và tri ân những công lao và tình yêu mà mẹ đã dành cho con, vì cả một đời mẹ đã sống và hy sinh vì con”. Bó hoa tươi thắm đã được em tặng lại cho mẹ, một người mẹ gánh vác cả trách nhiệm người cha trong gia đình.
Sau những bài chia sẻ, các nhân tượng Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Thuận, Thánh Martin đã tặng hoa cho những người chia sẻ tâm tình về cha.Ban Tổ Chức đã trao những giải nhất cuộc thi viết và thuyết trình, chủ đề về Cha cho những người đoạt giải là Chị Anna Nguyễn Thị Huỳnh (thể loại Thơ), cha Phaolô Trương Hoàng Phong (thể loại Văn), em Maria Nguyễn Bảo Thư (thể loại Video Clip).
Đỉnh điểm của chương trình chính là bài chia sẻ “Cha ơi, Cha là ai?”, đó là bài khắc họa đậm nét về Ơn gọi và Sứ mạng của người Cha theo quan điểm Kitô giáo. Người thuyết giảng không ai khác chính là người cha quen thuộc của Trung Tâm Mục Vụ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Đức Cha bắt đầu chia sẻ với câu chuyện một linh mục kể dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” cho những trẻ bụi đời có người cha rất dữ tợn, nhậu nhẹt, say xỉn, đánh đập vợ con. Khi kể đến đoạn người con thứ trở về, vị linh mục hỏi những đứa về phản ứng người cha thế nào, những đứa trẻ đều cho rằng người cha sẽ nổi cơn thịnh nộ mà trừng phạt con, chẳng đứa trẻ nào tin: “Anh ta còn ở đằng xa, ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để, rồi mở tiệc ăn mừng”. Ngài đặt ra câu hỏi: “Những đứa trẻ bụi đời có kinh nghiệm đau buồn về cha của nó nơi trần thế như vậy, nó sẽ nghĩ sao về một Đấng Thiên Chúa được gọi là Cha, có thể đón nhận không?”
Câu chuyện thứ hai, theo nhận xét của một học giả người Nhật Bản, người Nhật có 3 nỗi sợ: sợ động đất, sợ sóng thần, sợ người cha. Trong truyền thống văn hóa của Nhật Bản người cha dạy dỗ con nghiêm khắc và con chỉ biết cúi đầu lắng nghe. Ngài lại tự hỏi: “Vậy liệu đây có phải là một trong những lý do khiến người Nhật khó đón nhận niềm tin Kitô giáo, một tôn giáo giới thiệu Thiên Chúa là Cha không?”
Đức Cha lại kể về cuộc đời của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II: Chín tuổi, mất mẹ, hai năm sau người anh trai duy nhất cũng qua đời, ngài chỉ sống với cha. Đến tuổi trưởng thành thì người cha cũng được Chúa gọi về. Thưở nhỏ, Đức Thánh Cha đã từng chứng kiến cha ngài quỳ cầu nguyện rất sốt sắng giữa đêm khuya. Do ngài không sốt sắng trong việc ca đoàn, cha đã dạy bài kinh “cầu nguyện với Chúa Thánh Thần”, ngài đã đọc bài kinh đó từ bé đến lớn, đến khi làm giáo hoàng. Cha ngài và bài kinh cũng là nguồn hứng để ngài viết Thông Điệp về Chúa Thánh Thần. Đức cha lại đặt câu hỏi thứ ba: “Phải chăng từ kinh nghiệm về người cha trần thế tuyệt vời như vậy, Đức Gioan Phaolô II có thể dễ dàng tiếp cận với Thiên Chúa là Cha?”
Để lý giải cho những câu hỏi, Đức Cha giải thích rằng từ góc nhìn của Kitô giáo, làm cha không chỉ là một chức năng sinh lý vì sinh ra một đứa con, không chỉ là một chức năng tâm lý, sinh con thì trưởng thành hơn mà làm cha trước hết còn là một chức năng thiêng liêng, chia sẻ chức năng làm cha của chính Thiên Chúa là Cha, đó là một ơn gọi. Ơn gọi đó hết sức cao cả, hàm chứa trách nhiệm họa lại, trình bày, diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa là Cha dành cho những đứa con của mình. Trách nhiệm đó không chỉ dành cho những người cha trong gia đình mà còn dành cho các linh mục được giáo dân gọi là cha. Từ dụ ngôn trên, Đức Cha nói đến ba khía cạnh nổi bật về tình yêu được diễn đạt trong câu chuyện Thánh Kinh đó:
Thứ nhất là một tình yêu thuần khiết, có nghĩa là yêu con vì chính hạnh phúc của con chứ không vì cái gì khác. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ hướng đến hạnh phúc của người mình yêu và vì hạnh phúc ấy mà chấp nhận hy sinh mạng sống. Có lẽ, chỉ có tình của cha mẹ dành cho con cái mới diễn đạt được tình yêu thuần khiết này.
Thứ hai là tình yêu tôn trọng tự do: Thương yêu con, nhưng cha mẹ có thể lại ép con thực hiện điều mình mơ ước, sẽ là bất hạnh cho chúng nếu không thực hiện được, và không thật sự tôn trọng tự do của con. Người cha trong câu chuyện đã đau đớn chấp nhận để con ra đi khi không thuyết phục được con, khi nó quay về thì ông vui mừng khôn xiết. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa tôn trọng con người, chấp nhận để cho con người sử dụng tự do mà phản bội chính ngài, một tình yêu tôn trọng tự do.
Thứ ba là một tình yêu bao dung: Trong câu chuyện Thánh Kinh, người con cả không bỏ nhà ra đi mà vẫn ở lại làm mọi công việc, bổn phận trong nhà rất chu đáo, đầy đủ nhưng không học nổi tình yêu bao dung của cha mà trong lòng vẫn cứ chất chứa ghen ghét, ích kỷ, hận thù, tranh chấp. Anh đã lập luận chính xác trên nền tảng của công bằng pháp lý nhưng đó không phải là lập luận của lòng thương xót, của tình yêu bao dung. Tình yêu của người cha thể hiện trong câu chuyện này mới là một tình yêu bao dung.
Để kết thúc, Đức Cha đã gợi lên đôi nét khắc họa “Cha ơi, Cha là ai?”: “Cha là họa ảnh tình yêu của Cha trên trời, tình yêu dẫn lối cho con vào đời, tình yêu mạnh mẽ nâng con đứng dậy, tình yêu nghiêm khắc dạy con đường công chính, tình yêu tha thứ khi con lầm lỡ, tình yêu bao dung lúc con sai phạm, tình yêu đau nỗi đau của con, vui niềm vui của con, tình yêu hy sinh tất cả để con được sống, được hạnh phúc và bình an. Đơn giản chỉ vì cha là cha của con. Mong sao được như vậy. Amen”.
Để thể hiện tâm tình da diết của một người con xa nhà trong Ngày của Cha, ca sĩ Khắc Dũng đã trình bày bài hát “Ngày của Cha” do chính anh sáng tác: “Ngày của cha, bên sân nhà người, giọng ai vui, đang mừng tuổi cha? Tôi chạnh lòng rưng lệ ăn năn, ngày của cha, cha một mình. Ngày của cha, tôi không về nhà, ngày của cha, tôi còn ở xa, xa lòng người hay tự lòng xa. Ngày của cha, sao chưa một lần…”
Giờ giải lao, cộng đoàn được thưởng thức những món ăn nhẹ dân dã, đồng thời cũng là lúc mọi người thích thú chụp ảnh lưu niệm với các nhân tượng, ngắm nhìn các “ông đồ” vẽ thư pháp. Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức Ngày Của Mẹ, không gian các gian hàng đã được mở rộng để tham dự viên thoải mái đi lại. Và thật thú vị với sự xuất hiện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, ngài ngạc nhiên trầm trồ về các nhân tượng và cũng vui vẻ chụp hình lưu niệm cùng các tham dự viên.
Phần 2 của ngày hội: “Chia Sẻ Cảm Nghĩ Về Cha” được bắt đầu bằng vở kịch “Chuyện Của Con” do cha Giuse Hoàng Kim Toan dàn dựng và nhóm kịch Tân Định diễn xuất đã nói lên rất nhiều điều về chuyện của con, chuyện của bố, chuyện của mẹ, chuyện của chúng ta. Vở kịch bắt đầu với tình tiết trong một lần đi hát karaoke cùng chúng bạn, người con phát hiện ba đi chơi với bồ nhí khi mẹ có việc về quê. Vì cú sốc này, không nói không rằng em đã bỏ nhà đi và đến nhà chú tá túc. Với nỗi nhớ ba và nhờ những bài hát cùng lời khuyên răn của chú, khi hay tin ba nhập viện, em đã đến với ba ngay và nhận lỗi, đồng thời ba em cũng nhận ra thiếu sót của mình.
Thông điệp mà Ngày Của Cha nhận được từ huấn từ của Đức Cha Phêrô chính là hình ảnh người cha họa lại tình yêu của Thiên Chúa Cha, hình ảnh ấy là những người làm cha trong gia đình, những người cha thiêng liêng. Chương trình “Cây Cao Bóng Cả” đã làm nghĩa cử tôn vinh những người cha đã họa lại tình yêu Thiên Chúa, đó là những ân nhân của chương trình, những người cha đã cộng tác đắc lực với Chương Trình Chuyên Đề được các con tặng những bó hoa nồng thắm trong ngày của Cha.
Nhạc phẩm “Ơn Cha” được hai ca sĩ quen thuộc Xuân Trường - Diệu Hiền trình bày một cách da diết, thể hiện tâm tình biết ơn đối với công lao cha che chở, dẫn dắt con trên đường đời: “Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng thương mến. Ơn cha như đuốc cao soi trên đường, đuốc soi tâm hồn, dẫn con tìm hướng. Ơn cha như bóng cây xanh trên ngàn, lòng cha tha thiết, tình cha âu yếm. Ơn cha như mái che bao năm trường, gió mưa xa gần, nắng sương không rời…”
Trong nhịp sống hôm nay, vẫn còn đó những người cha yêu thương con bằng tất cả tình yêu dành cho con. Đó là hình ảnh của một người cha thật cảm động được đề cập trong bài báo Tình Cha của tờ Tuổi Trẻ, bác Huỳnh Văn Ẩn, một người cha 71 tuổi ở Gò Vấp đã nhiều năm chăm sóc cho người con bị rối loạn chức năng vận động là anh Huỳnh Lê Võ, năm nay đã 33 tuổi. Được mời chia sẻ trong Ngày Của Cha, bác cho hay sau khi bác gái sinh anh Võ được 20 ngày thì phát hiện bất thường, đến khi khám bệnh thì biết anh bị rối loạn chức năng vận động, do đó bác phải theo dõi thường xuyên và tập dợt cho anh theo phương pháp vật lý trị liệu. Sau một thời gian tập luyện, vì mẹ bác bệnh nặng, bác phải gánh vác kinh tế gia đình nên đã gián đoạn sự tập luyện cho anh Võ. Sau khi mẹ mất và người con trai lớn có thể phụ giúp kinh tế gia đình, bác đã tập luyện trở lại cho anh. Tuy bị tai biến nhẹ lúc 68 tuổi, nhưng bác vẫn kiên trì với hy vọng anh Võ sẽ hoạt động bình thường để mai khi bác qua đời không làm khổ người con trai lớn. Hiện nay anh Võ mới chỉ đi lại được nên bác mong ước có một cơ quan y tế quốc tế nào đó có thể chữa trị cho anh. Truyền thống đạo hiếu nơi gia đình bác thật tốt đẹp, bác đã tận tình nuôi mẹ già bệnh tật, giờ anh con trai lớn tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình để lo liệu mọi vấn đề kinh tế trong gia đình.
Anh Lê Hữu Tuấn, một khán giả 40 tuổi ở Giáo xứ Hạnh Thông Tây đã chia sẻ với các bạn trẻ về kinh nghiệm lo toan cho con cái của một người cha trong xã hội hiện đại. Khi biết tin mình sẽ có con, vợ chồng anh đã luôn trăn trở chuyện sinh con trai, con gái, đặt tên con. Khi con một tuổi anh đã chạy vạy để mua được mảnh đất ở thôn quê để làm mảnh vườn nhỏ trồng cây, nuôi súc vật để hàng tuần chở con về đó để dạy dỗ con yêu thế giới xung quanh. Con anh vừa trải qua kỳ thi lớp 5, vài tháng trời anh phải vật lộn với chương trình học, lo toan không biết con có bị học vẹt, có bị dạy khuôn mẫu, có bị dạy vô cảm hay không? Dù bao mệt mỏi nhưng cũng ráng dậy sớm mỗi sáng đi lễ để nêu gương đạo đức cho vợ con và sống tử tế. Thật tuyệt cho một người cha chính chắn trong xã hội hôm nay.
Bạn trẻ Song Ninh, một thí sinh đoạt giải nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Cha Tôi” trong cuộc thi Viết Về Cha đã nói lên suy nghĩ bản thân về cha mình. Em ở Quảng Ninh, hiện học ở Sài Gòn, từ nhỏ chủ yếu sống với bà nội do ba đi làm xa, tận cửa khẩu, và có thêm vợ bé ở đó. Lúc trước em rất căm ghét ba ngoại tình, nhưng khi vào học ở Sàigòn bằng tiền chu cấp của ba, mỗi lần suy nghĩ về ba thì cảm thương cho ba dù rằng những dịp gần nhau thì cha con xung khắc. Em đã hối lỗi về những suy nghĩ của mình dành cho ba mà trước đây em đã từng suy nghĩ. Em hy vọng rằng những bậc làm cha mẹ dù thấy con mình ngỗ nghịch nhưng cũng hiểu rằng trong lòng nó vẫn chất chứa tình cảm đối với cha dù không nói ra.
Em Giuse Lương Bảo Quốc chia sẻ cảm xúc và những suy nghĩ cảm nhận được từ chương trình, em cho hay đã cảm nhận được một khía cạnh mới của cuộc sống mà từ nhỏ đến giờ em chưa từng suy nghĩ và nhìn về công ơn của người cha. Em thừa nhận cha không phải là người cha hoàn hảo do hay nhậu say xỉn, la mắng vợ con. Em không trách cha nhưng gạt mọi sửa dạy của cha dành cho mình. Chương trình ngày của Cha đã làm cho em suy nghĩ rất nhiều về người cha đã 18 năm mà chưa từng suy nghĩ, và nhìn lại cuộc đời cùng những hành động mà người cha đã mang lại. Em gởi lời tri ân sâu sắc nhất về công ơn mà cha dành cho gia đình. Đồng thời em cũng cám ơn một người mà em đã gọi bằng cha 1 năm qua, và cha đã mang em đến với chương trình để tâm hồn em mở thêm một trang mới, một cái nhìn mới, suy nghĩ mới trong cõi lòng để thấu hiểu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Bên cây đàn guitar, ca sĩ Ksor Duk đã trình bày ca khúc “Đứa con của núi rừng” mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Anh đã đem lửa vào hội trường hoặc ngược lại anh đã đem khán giả đến với núi rừng hoang sơ mà thân thiết, nơi đó cũng có những người cha, người mẹ, người con, ngoài quan hệ gia tộc huyết thống còn có quan hệ với thiên nhiên. Bởi vì nói cho cùng thì thiên nhiên chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người chúng ta.
Đón Cha Về Nhà là tiết mục đấu giá hai bức tranh gây quỹ giáo dục cho Chương Trình Chuyên Đề: Bức tranh sơn dầu chân dung Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận được cô Mary Theresa mua với giá 20 triệu đồng và tặng lại cho Trung Tâm Mục Vụ để treo tại Hội trường mang tên ngài. Bức tranh cát chân dung Đức Chân Phước Gioan Phaolô II của Họa sĩ Nhật Quang được chị Maria Nguyễn Thị Cúc Lan ở Giáo xứ Lộc Hưng mua với giá 15 triệu đồng.
Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, vị cha chung của Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã đến với Ngày Của Cha bằng cách tặng những món quà từ những người cha:
Món quà thứ nhất, ngài cho hay trong quan hệ cha con, xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, một số người cha cho rằng ngày nay con đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nhưng một số người cha khác thì lập luận: “Khi con lớn khôn thì làm gì cũng phải trao đổi gợi ý với nhau, mở đường chứ không còn áp đặt nữa”. Đó là món quà ngài gởi đến cho mọi người kinh nghiệm sống của những người cha trong gia đình.
Món quà thứ hai đến từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là những lời tâm huyết nhất của ngài muốn nhắn gởi cho mọi người chúng ta, ngài đưa ra những điều kiện như thế nào để chúng ta hưởng nhận được ơn chúc lành của Chúa: “Con hãy năng gặp gỡ Chúa Giêsu và lắng nghe Lời Ngài. Lời Ngài nói trong Sách Thánh và trong bí tích Thánh Thể, trong Giáo Huấn của Giáo Hội và dấu chỉ thời đại, trong nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Ngày càng hiểu biết Chúa hơn, con càng yêu mến Ngài hơn. Ngày càng mến Chúa hơn, đời con càng phong phú hơn. Từ nơi sâu thẳm của lòng mình, Cha khẩn cầu Chúa chúc phúc cho con.”
Món quà cuối cùng, Đức Hồng Y nói rằng ngài cũng là người cha có một ngôi nhà nhưng có đến 100 gian nên phải học từ những người cha có một mái nhà, có một gian nhà, học hoài cho đầy 100 gian. Ngài cho hay có nhiều vấn đề, có những hoàn cảnh gây bất đồng, bất hòa không những trên đất nước này mà cả thế giới nữa, thí dụ vấn đề biển Đông. Trong ngôi nhà trăm gian khi người muốn thế này, kẻ muốn thế khác, ngài phải làm sao, làm cái gì, nói cái gì để trong gia đình không sức mẻ hoặc là không bị phân rẽ thêm. Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Chỉ có Thiên Chúa, cái gốc của con người, cái gốc của sự thật, cái gốc của tình yêu thì Ngài mới mở ra con đường đi đến sự hài hòa, bình an trong gia đình, trong xã hội, trên thế giới”.
Sau hơn 5 tiếng đồng hồ tham dự ngày hội, 7 giờ 30 tối, các tham dự viên đã nhận được nhiều điều đáng suy nghĩ về cách sống của mình trong đạo nghĩa cha con, dù trong tư cách người cha hay người con trong gia đình. Mong rằng những cộng đoàn giáo hội, sau những lễ hội tôn vinh cha mẹ, sẽ là muối men không chỉ sống và loan truyền đạo nghĩa ở đời mà còn là chứng tá Tin Mừng trong cuộc sống nhiễu nhương để Danh Cha cả sáng: “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới, xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Ep 3, 20).
Sàigòn, ngày 17 tháng Sáu năm 2011,
Tạ Ân Phúc