Thánh lễ ngày Mồng Hai Tết
Mt 15, 1 – 6
Cầu cho Ông Bà Tổ tiên Cha Mẹ
Giáo Hội bao giờ cũng vậy, luôn dành ngày mồng hai tết để kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Chúng ta biết ơn Giáo Hội vì Giáo Hội là người Mẹ luôn quan tâm, dạy bảo, nhắc nhở các con cái của mình :” Hãy biết ơn.Hãy hiếu thảo.Hãy tôn kính ông bà, tổ tiên, cha mẹ “. Một trong mười thập điều của điều răn Chúa là “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Đây là giới răn thứ bốn trong mười giới răn Chúa truyền dạy.
Hiếu thảo là nét đẹp truyền thống, tuyệt vời của văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta. Ngay từ ngàn xưa, cha ông, tổ tiên chúng ta đã dạy con cháu phải hiếu đễ với những người trên, đặc biệt những vị sinh thành.Dân tộc Việt Nam luôn có những nét đẹp ấn tượng mà nhiều nước không có được, chẳng hạn về hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, thì gia đình Việt Nam quả thực có chỗ đứng tuyệt vời trên thế giới. Chúa Giêsu đã chọn một gia đình có cha, có mẹ để sinh ra. Chúa chọn gia đình để nêu gương cho mọi gia đình về đời sống gia đình trong đó các nhân đức : thánh thiện, đạo đức, yêu thương, hiếu thảo là những nét siêu vời gia đình Thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse chiếu rọi cho mọi gia đình noi gương bắt chước. Giáo Hội Việt Nam luôn nhắc nhở mọi Kitô hữu phải hiếu thảo, kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ khi mùa xuân về. Sở dĩ Giáo Hội nhắc nhớ mọi Kitô hữu phải sống, thực hành điều răn thứ tư trong mười điều răn của Chúa là “ Thảo Kính Cha Mẹ “. Bởi vì, theo tập tục, truyền thống của người Việt Nam : “ Ngày Tết là ngày con cái ở khắp nơi trở về đoàn tụ với gia đình, quây quần xung quanh bên cha mẹ, tỏ lòng hiếu thảo, để nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà, đặc biệt cha mẹ, Đấng sinh thành, dưỡng dục con cái, để yêu thương, xin lỗi, làm hòa, và cầu chúc cho cha mẹ được an khang, sống lâu. Trong ngay thời kỳ tiểu học, nhà trường đã dạy 24 gương hiếu để các học sinh cảm nghiệm lòng hiếu đễ của nhiều người, nhờ đó, các em học sinh noi gương, học tập và bắt chước các gương hiếu ấy mà hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên, ông bà.
Lật giở kho tàng chuyện cổ, ca dao, tục ngữ Việt Nam chúng ta bắt gặp nhiều câu chuyện, nhiều câu thơ nói lên công lao của cha mẹ chẳng hạn câu ca dao :” Công cha như núi Thái Sơn.Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha.Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con “. Thánh Phaolô đã làm cho điều răn thứ bốn thêm rõ nét hơn khi Ngài viết :” Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa “ ( Ep 6, 1-3 ).
Thảo kính cha mẹ, tổ tiên, ông bà có nghĩa :” Con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ, nhớ mà ghi tâm.Đèn soi trong chốn tối tăm, ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân “ ( Cn 6, 20.23abc ).
Vâng, thảo hiếu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên không có nghĩa là con cái cho tiền, cho bạc, cho cao lương mỹ vị, hay xây nhà xây cửa to lớn, hoành tráng cho cha mẹ, hay kể ra những thành công trong cuộc đời, điều đó cũng cần nhưng vẫn chưa phải là chính yếu. Thảo hiếu đối với cha mẹ là thăm hỏi, nâng đỡ, an ủi cha mẹ, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ trong những sự chỉ bảo tốt của cha mẹ và đặc biệt là biết lắng nghe, tuân theo lời dạy dỗ của cha mẹ theo ý của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, nhân dịp đầu năm mới, chúng con đã được dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô. Chớ gì nguồn sinh lực thần linh này giúp chúng con ngày nay sống sao cho tròn chữ hiếu đối với tổ tiên và ông bà cha mẹ, để mai sau được cùng các ngài vui hưởng phúc trường sinh ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ ).
Mt 15, 1 – 6
Cầu cho Ông Bà Tổ tiên Cha Mẹ
Giáo Hội bao giờ cũng vậy, luôn dành ngày mồng hai tết để kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Chúng ta biết ơn Giáo Hội vì Giáo Hội là người Mẹ luôn quan tâm, dạy bảo, nhắc nhở các con cái của mình :” Hãy biết ơn.Hãy hiếu thảo.Hãy tôn kính ông bà, tổ tiên, cha mẹ “. Một trong mười thập điều của điều răn Chúa là “ Hãy thảo kính cha mẹ “. Đây là giới răn thứ bốn trong mười giới răn Chúa truyền dạy.
Hiếu thảo là nét đẹp truyền thống, tuyệt vời của văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta. Ngay từ ngàn xưa, cha ông, tổ tiên chúng ta đã dạy con cháu phải hiếu đễ với những người trên, đặc biệt những vị sinh thành.Dân tộc Việt Nam luôn có những nét đẹp ấn tượng mà nhiều nước không có được, chẳng hạn về hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, thì gia đình Việt Nam quả thực có chỗ đứng tuyệt vời trên thế giới. Chúa Giêsu đã chọn một gia đình có cha, có mẹ để sinh ra. Chúa chọn gia đình để nêu gương cho mọi gia đình về đời sống gia đình trong đó các nhân đức : thánh thiện, đạo đức, yêu thương, hiếu thảo là những nét siêu vời gia đình Thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse chiếu rọi cho mọi gia đình noi gương bắt chước. Giáo Hội Việt Nam luôn nhắc nhở mọi Kitô hữu phải hiếu thảo, kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ khi mùa xuân về. Sở dĩ Giáo Hội nhắc nhớ mọi Kitô hữu phải sống, thực hành điều răn thứ tư trong mười điều răn của Chúa là “ Thảo Kính Cha Mẹ “. Bởi vì, theo tập tục, truyền thống của người Việt Nam : “ Ngày Tết là ngày con cái ở khắp nơi trở về đoàn tụ với gia đình, quây quần xung quanh bên cha mẹ, tỏ lòng hiếu thảo, để nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà, đặc biệt cha mẹ, Đấng sinh thành, dưỡng dục con cái, để yêu thương, xin lỗi, làm hòa, và cầu chúc cho cha mẹ được an khang, sống lâu. Trong ngay thời kỳ tiểu học, nhà trường đã dạy 24 gương hiếu để các học sinh cảm nghiệm lòng hiếu đễ của nhiều người, nhờ đó, các em học sinh noi gương, học tập và bắt chước các gương hiếu ấy mà hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên, ông bà.
Lật giở kho tàng chuyện cổ, ca dao, tục ngữ Việt Nam chúng ta bắt gặp nhiều câu chuyện, nhiều câu thơ nói lên công lao của cha mẹ chẳng hạn câu ca dao :” Công cha như núi Thái Sơn.Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha.Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con “. Thánh Phaolô đã làm cho điều răn thứ bốn thêm rõ nét hơn khi Ngài viết :” Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa “ ( Ep 6, 1-3 ).
Thảo kính cha mẹ, tổ tiên, ông bà có nghĩa :” Con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ, nhớ mà ghi tâm.Đèn soi trong chốn tối tăm, ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân “ ( Cn 6, 20.23abc ).
Vâng, thảo hiếu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên không có nghĩa là con cái cho tiền, cho bạc, cho cao lương mỹ vị, hay xây nhà xây cửa to lớn, hoành tráng cho cha mẹ, hay kể ra những thành công trong cuộc đời, điều đó cũng cần nhưng vẫn chưa phải là chính yếu. Thảo hiếu đối với cha mẹ là thăm hỏi, nâng đỡ, an ủi cha mẹ, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ trong những sự chỉ bảo tốt của cha mẹ và đặc biệt là biết lắng nghe, tuân theo lời dạy dỗ của cha mẹ theo ý của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, nhân dịp đầu năm mới, chúng con đã được dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô. Chớ gì nguồn sinh lực thần linh này giúp chúng con ngày nay sống sao cho tròn chữ hiếu đối với tổ tiên và ông bà cha mẹ, để mai sau được cùng các ngài vui hưởng phúc trường sinh ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ ).