Người dân Nhật Bản đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn, nơi đó có hàng ngàn thân xác trôi dạt, nơi đó đã tồn đọng bao giọt nước mắt tan thương, và chưa dừng lại ở đó, họ đang phải đối mặt với những hệ lũy khó lường khác nữa. Nhưng chính nơi đó đã để lại và thấy rõ những mảnh vụn- tấm bánh được bẻ ra và trao ban một cách có hiệu quả đáng khâm phục.
Hẳn không ít người còn nhớ câu chuyện được tường thuật của một viên chức người việt, kể về một đứa bé 9 tuổi. Giữa cơn hoạn nạn khốn cùng nhưng lại có những tâm hồn mang đậm tính giáo dục, đã làm không ít bao người phải rơi lễ khi biết được cử chỉ cao đẹp của một “ ý thức tầm cỡ”.
“ Còn nhiều người đói hơn con chú ạh”!
Đó là câu nói gắn liền với hành động của một “ý thức tầm cỡ”. Tôi tạm dùng cụm từ trên để dễ bề so sánh cho điều tôi dẫn chứng sau.
Tháng 10 năm 2010, khúc ruột Miền Trung- Việt Nam đã phải oằn mình chống đỡ một trận lụt được ví như trận Đại hồng Thủy, với con số thống kê số người chết hàng trăm người chứ không phải như các báo đưa tin chỉ có 86 người, thiệt hại về tài chính thì không lường hết chứ không phải chỉ vài tỷ đồng, chưa nói đến là ảnh hưởng của thể lý và tinh thần. Bởi chẳng biết đến khi nào người dân vùng lũ, trẻ em nơi ấy có thể lấy lại được nụ cười. Thế nhưng hãy nhìn xem người ta cư xử với người nghèo như thế nào?
Một đoàn cứu trợ không được tiếp cận người dân, bị Phó Chủ Tịch đuổi thẳng tay với lý do là chưa được phép của chính quyền địa phương đã xảy ra tại xã Quảng Văn, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Rồi một vụ mất hàng cứu trợ ngay trong môi trường giáo dục tại trường tiểu học Long Giang, xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh, như là một chuyện phiếm phu, khi Thầy giáo đang cầm mớ chìa khóa, nhưng lại kêu mất hàng cứu trợ chỉ trong một đêm, sự việc rồi học sinh vùng lũ vẫn được kê danh sách là đã nhận được máy tính, máy in, sách bút. Nhưng đáp lại lời cám ơn với công ty hảo tâm là “hàng đã mất, chìa khóa Thầy vẫn giữ ”(sic). Đau thương hơn nữa, người ta nhẫn tâm để cho người già, trẻ em chết rét khi những cánh quần áo biến thành giẻ lau, quần áo cứu trợ tung bay lơ lửng trải dài từ khu chợ, sân ga, tới quảng trường Hồ Chí Minh và ngay trước mặt tiền những ngôi nhà cao tầng nằm giữa Thành Phố Vinh. Người dân lấy làm phẫn nỗ trước những cử chỉ tàn nhẫn, vô tâm, thiếu trách nhiệm trên của những chức danh.
Hồi còn nhỏ, tôi đã thuộc làu bài ca đến trường, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng khi lớn lên thì xem ra những ông Thầy giáo kia, bà Chủ tịch nọ chưa bằng đứa trẻ 9 tuổi dám nhường phần ăn của mình trong cơn hoạn nạn, vì em luôn ý thức được còn nhiều người đói hơn mình. Người ta càng khâm phục đứa bé ấy bao nhiêu, thì người ta càng phẫn nộ cho những tri thức giởm bấy nhiêu. Tình yêu thương con người đã bị tha hóa một cách tàn nhận đến như vậy đấy! Và hình như người ta đã quá quen thuộc với sự vô cảm của người nghèo đói trong con hoạn nạn.
Mùa chay là lúc thuận tiện nhất để mỗi tín hữu chúng ta thể hiện giới luật yêu thương. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ yêu thương, tha thứ trong những ngày chay thánh, sau đó thì lại thôi. Không phải vậy, giáo hội kêu mời chúng ta hãy quay trở về với một tấm lòng thành, hãy ăn năn sám hối, bám vào tiếng kêu mời của con Thiên Chúa để hoán cải từ tâm, và đó là dịp thuận tiện nhất. Quy lại thì giáo hội mong đợi người tín hữu chúng ta xoay chuyển lại cái tham sân si của mình. Tấm bánh bẻ ra là sự hiệp thông và chia sẻ mà giáo hội luôn kêu mời mỗi người chúng ta hãy sẵn lòng thực thi để cho muôn người được hưởng dùng, việc bẻ ra tấm bánh không nhất thiết phụ thuộc vào một cá nhân hay tập thể nào đó, mà đó là trách nhiệm và lương tri của mọi người. Tấm bánh được bẻ ra hay đúc lại là sự góp công và ý thức của toàn xã hội không phân biệt tầng lớp.
Bốn mươi ngày chay tĩnh đã bước sang một phần hai chặng đường, lời kêu mời hãy ăn năn sám hối vẫn còn vang vọng, quanh ta vẫn còn đó những tấm gương xấu gương lành, nhưng sự khép lại của một đời người sẽ là cái gì! Thân phận con người thật yếu đuối, đôi lúc chúng ta muốn vượt qua những chước cám dỗ nhưng lại làm không được, nhưng với ơn Chúa giúp, những người có lương tri và những người luôn tin vào Tin Mừng sẽ vượt thắng tất cả.
Hẳn không ít người còn nhớ câu chuyện được tường thuật của một viên chức người việt, kể về một đứa bé 9 tuổi. Giữa cơn hoạn nạn khốn cùng nhưng lại có những tâm hồn mang đậm tính giáo dục, đã làm không ít bao người phải rơi lễ khi biết được cử chỉ cao đẹp của một “ ý thức tầm cỡ”.
“ Còn nhiều người đói hơn con chú ạh”!
Đó là câu nói gắn liền với hành động của một “ý thức tầm cỡ”. Tôi tạm dùng cụm từ trên để dễ bề so sánh cho điều tôi dẫn chứng sau.
Tháng 10 năm 2010, khúc ruột Miền Trung- Việt Nam đã phải oằn mình chống đỡ một trận lụt được ví như trận Đại hồng Thủy, với con số thống kê số người chết hàng trăm người chứ không phải như các báo đưa tin chỉ có 86 người, thiệt hại về tài chính thì không lường hết chứ không phải chỉ vài tỷ đồng, chưa nói đến là ảnh hưởng của thể lý và tinh thần. Bởi chẳng biết đến khi nào người dân vùng lũ, trẻ em nơi ấy có thể lấy lại được nụ cười. Thế nhưng hãy nhìn xem người ta cư xử với người nghèo như thế nào?
Một đoàn cứu trợ không được tiếp cận người dân, bị Phó Chủ Tịch đuổi thẳng tay với lý do là chưa được phép của chính quyền địa phương đã xảy ra tại xã Quảng Văn, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Rồi một vụ mất hàng cứu trợ ngay trong môi trường giáo dục tại trường tiểu học Long Giang, xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh, như là một chuyện phiếm phu, khi Thầy giáo đang cầm mớ chìa khóa, nhưng lại kêu mất hàng cứu trợ chỉ trong một đêm, sự việc rồi học sinh vùng lũ vẫn được kê danh sách là đã nhận được máy tính, máy in, sách bút. Nhưng đáp lại lời cám ơn với công ty hảo tâm là “hàng đã mất, chìa khóa Thầy vẫn giữ ”(sic). Đau thương hơn nữa, người ta nhẫn tâm để cho người già, trẻ em chết rét khi những cánh quần áo biến thành giẻ lau, quần áo cứu trợ tung bay lơ lửng trải dài từ khu chợ, sân ga, tới quảng trường Hồ Chí Minh và ngay trước mặt tiền những ngôi nhà cao tầng nằm giữa Thành Phố Vinh. Người dân lấy làm phẫn nỗ trước những cử chỉ tàn nhẫn, vô tâm, thiếu trách nhiệm trên của những chức danh.
Hồi còn nhỏ, tôi đã thuộc làu bài ca đến trường, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng khi lớn lên thì xem ra những ông Thầy giáo kia, bà Chủ tịch nọ chưa bằng đứa trẻ 9 tuổi dám nhường phần ăn của mình trong cơn hoạn nạn, vì em luôn ý thức được còn nhiều người đói hơn mình. Người ta càng khâm phục đứa bé ấy bao nhiêu, thì người ta càng phẫn nộ cho những tri thức giởm bấy nhiêu. Tình yêu thương con người đã bị tha hóa một cách tàn nhận đến như vậy đấy! Và hình như người ta đã quá quen thuộc với sự vô cảm của người nghèo đói trong con hoạn nạn.
Mùa chay là lúc thuận tiện nhất để mỗi tín hữu chúng ta thể hiện giới luật yêu thương. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ yêu thương, tha thứ trong những ngày chay thánh, sau đó thì lại thôi. Không phải vậy, giáo hội kêu mời chúng ta hãy quay trở về với một tấm lòng thành, hãy ăn năn sám hối, bám vào tiếng kêu mời của con Thiên Chúa để hoán cải từ tâm, và đó là dịp thuận tiện nhất. Quy lại thì giáo hội mong đợi người tín hữu chúng ta xoay chuyển lại cái tham sân si của mình. Tấm bánh bẻ ra là sự hiệp thông và chia sẻ mà giáo hội luôn kêu mời mỗi người chúng ta hãy sẵn lòng thực thi để cho muôn người được hưởng dùng, việc bẻ ra tấm bánh không nhất thiết phụ thuộc vào một cá nhân hay tập thể nào đó, mà đó là trách nhiệm và lương tri của mọi người. Tấm bánh được bẻ ra hay đúc lại là sự góp công và ý thức của toàn xã hội không phân biệt tầng lớp.
Bốn mươi ngày chay tĩnh đã bước sang một phần hai chặng đường, lời kêu mời hãy ăn năn sám hối vẫn còn vang vọng, quanh ta vẫn còn đó những tấm gương xấu gương lành, nhưng sự khép lại của một đời người sẽ là cái gì! Thân phận con người thật yếu đuối, đôi lúc chúng ta muốn vượt qua những chước cám dỗ nhưng lại làm không được, nhưng với ơn Chúa giúp, những người có lương tri và những người luôn tin vào Tin Mừng sẽ vượt thắng tất cả.