Chúa Nhật 3MC, Năm A
Mùa chay muốngiúp chúng ta canh tân ơn gọi làm con Chúa và chuẩn bị các tân tòng đón nhận ơntái sinh. Phụng vụ Chúa nhật III Mùa chay hôm nay đã chọn các bài đọc để làmcông việc trên. Đặc biệt bài sách Xuất Hành và bài Tin Mừng đã trực tiếp gợinhớ đến Nước Rửa tội. Chúng ta cùng suy nghĩ về nước trong Cựu Ước nơi Tân Ước.
Mộttrong những yếu tố cần thiết nhất cho đời sống con người chính là nước. Sự chếtsẽ xuất hiện ở nơi khô cằn. Hầu như mọi nền văn hóa, văn minh của nhân loại đềulấy nước là biểu tượng chỉ những gì cần thiết cho cuộc sống tinh thần. ChúaGiêsu trong câu chuyện đối thoại với người phụ nữ Samaria ở giếng Giacóp cũngđi từ nước tự nhiên đến mạch nước sự sống vĩnh cửu, từ sự khát nước tự nhiên đãkhơi lên niềm khao khát thiêng liêng để làm cho người phụ nữ và cả dân làng củachị tin vào Người.
CựuƯớc có rất nhiều bản văn nói đến nước. Bởi vì Dân Chúa đã từng sống lâu nămtrong hoang địa, và ngay cả đất chảy sữa mật mà Chúa hứa ban cho Dân cũng nằmtrong vùng cát đá và khô cạn. Trong bối cảnh đó, nước dễ trở thành một chủ đềthường gặp trong suy nghĩ của Dân Thánh. Bài sách Xuất Hành hôm nay là một vídụ. Tuy không phải là bản văn hay nhất nói về nước, nhưng cũng là một trongnhững bài quan trọng hướng chúng ta về nguồn nước ân sủng từ nơi Đức GiêsuKitô.
Trongkhoảng thời gian 40 năm vượt qua sa mạc, dân Do Thái đã phải trải qua rất nhiềuthử thách. Thiếu nước là một trong những thử thách khắc nghiệt nhất. Ngày ấydân chúng khát nước. Họ đang ở giữa sa mạc, nên họ cằn nhằn Môsê, người đã lãnhđạo họ ra khỏi đất nô lệ. Thay vì khẩn cầu nài xin một ơn cần thiết. Ngược lại,họ bực tức, trách móc và còn định ném đá Môsê vì ông đã giải thoát họ khỏi đấtAi Cập. Chịu trách nhiệm trước nỗi bất hạnh thiếu nước và bị dân chúng đe dọagiết chết, Môsê đã khẩn cầu Chúa. Ông được Chúa sai dùng gậy đập lên tảng đá ởHoreb, một mạch nước dồi dào chảy ra để dân chúng giải khát thỏa thuê. Câuchuyện Môsê đập vào tảng đá để có nước chảy ra cho dân uống, đưa chúng ta nghĩtới Đức Giêsu Kitô là Môsê mới sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai đến vớiNgười. Mà bài Tin Mừng Ga 4, 5-42 hôm nay đã ghi lại cách thi vị và đầy tìnhngười cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp.
Cuộcgặp gỡ này, xét bên ngoài có lẽ là một cuộc gặp gỡ bình thường không mong đợigì hơn, ngay cả đó cũng là cuộc gặp gỡ khó xảy ra vì sự đố kỵ giữa người DoThái và người Samaria.Thế nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ thật kỳ diệu, một cuộc gặp gỡ nảy sinh đứctin. Từ một người xa lạ, thậm chí là một người Do Thái, người phụ nữ được Chúamạc khải cho biết người còn lớn hơn Tổ Phụ Giacóp, rồi vị Tiên tri cuối cùng làĐấng Messia và những người Samaria cùng với người phụ nữ đã tuyên xưng Người làĐấng Cứu Độ trần gian. Từ một người đang khát xin nước uống, người ta đã nhậnra Đấng có thể ban thứ nước uống vào không còn khát nữa. Một tiến trình nhận raChúa Giêsu khởi đi từ những sự kiện bình thường hằng ngày. Trong trình thuậtnày, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dẫn dắt người đối thoại đi từ những sự kiện thựctế tiến tới chân lý đức tin. Từ giếng nước đến mạch nước Hằng Sống.
Câuchuyện về cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria đưa tới kết quả là Chúa mạc khải vềchính Người là Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu đã mời gọi niềm tin dần dần nơi người phụnữ. Khởi đầu là một lữ khách vô danh để rồi từ từ đưa chị và cuối cùng là cảdân làng tin vào Người, chính là nguồn nước sự sống vĩnh hằng mà toàn thể nhânloại khao khát chờ mong. Với Kitô hữu hôm nay, đón nhận ơn Cứu Độ phải từ trongcuộc sống của mình. Vì tin để sống, để gặp gỡ Chúa và đón nhận sự sống, tìnhyêu của Người. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô ca ngợi và khẳng địnhniềm cậy trông của Kitô hữu hoàn toàn được đặt trên nền tảng chắc chắn nơi tìnhyêu thương của Thiên Chúa dành cho mọi người. Xin Chúa cho chúng con luôn biếtkhao khát, tìm kiếm và sống các mầu nhiệm đức tin trong cuộc sống hằng ngày.Xin cho những người còn đang sống trong cảnh nghèo đói vật chất cũng như tinhthần và chân lý, luôn có được sự trợ giúp cần thiết từ những người chung quanh.
Mùa chay muốngiúp chúng ta canh tân ơn gọi làm con Chúa và chuẩn bị các tân tòng đón nhận ơntái sinh. Phụng vụ Chúa nhật III Mùa chay hôm nay đã chọn các bài đọc để làmcông việc trên. Đặc biệt bài sách Xuất Hành và bài Tin Mừng đã trực tiếp gợinhớ đến Nước Rửa tội. Chúng ta cùng suy nghĩ về nước trong Cựu Ước nơi Tân Ước.
Mộttrong những yếu tố cần thiết nhất cho đời sống con người chính là nước. Sự chếtsẽ xuất hiện ở nơi khô cằn. Hầu như mọi nền văn hóa, văn minh của nhân loại đềulấy nước là biểu tượng chỉ những gì cần thiết cho cuộc sống tinh thần. ChúaGiêsu trong câu chuyện đối thoại với người phụ nữ Samaria ở giếng Giacóp cũngđi từ nước tự nhiên đến mạch nước sự sống vĩnh cửu, từ sự khát nước tự nhiên đãkhơi lên niềm khao khát thiêng liêng để làm cho người phụ nữ và cả dân làng củachị tin vào Người.
CựuƯớc có rất nhiều bản văn nói đến nước. Bởi vì Dân Chúa đã từng sống lâu nămtrong hoang địa, và ngay cả đất chảy sữa mật mà Chúa hứa ban cho Dân cũng nằmtrong vùng cát đá và khô cạn. Trong bối cảnh đó, nước dễ trở thành một chủ đềthường gặp trong suy nghĩ của Dân Thánh. Bài sách Xuất Hành hôm nay là một vídụ. Tuy không phải là bản văn hay nhất nói về nước, nhưng cũng là một trongnhững bài quan trọng hướng chúng ta về nguồn nước ân sủng từ nơi Đức GiêsuKitô.
Trongkhoảng thời gian 40 năm vượt qua sa mạc, dân Do Thái đã phải trải qua rất nhiềuthử thách. Thiếu nước là một trong những thử thách khắc nghiệt nhất. Ngày ấydân chúng khát nước. Họ đang ở giữa sa mạc, nên họ cằn nhằn Môsê, người đã lãnhđạo họ ra khỏi đất nô lệ. Thay vì khẩn cầu nài xin một ơn cần thiết. Ngược lại,họ bực tức, trách móc và còn định ném đá Môsê vì ông đã giải thoát họ khỏi đấtAi Cập. Chịu trách nhiệm trước nỗi bất hạnh thiếu nước và bị dân chúng đe dọagiết chết, Môsê đã khẩn cầu Chúa. Ông được Chúa sai dùng gậy đập lên tảng đá ởHoreb, một mạch nước dồi dào chảy ra để dân chúng giải khát thỏa thuê. Câuchuyện Môsê đập vào tảng đá để có nước chảy ra cho dân uống, đưa chúng ta nghĩtới Đức Giêsu Kitô là Môsê mới sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai đến vớiNgười. Mà bài Tin Mừng Ga 4, 5-42 hôm nay đã ghi lại cách thi vị và đầy tìnhngười cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp.
Cuộcgặp gỡ này, xét bên ngoài có lẽ là một cuộc gặp gỡ bình thường không mong đợigì hơn, ngay cả đó cũng là cuộc gặp gỡ khó xảy ra vì sự đố kỵ giữa người DoThái và người Samaria.Thế nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ thật kỳ diệu, một cuộc gặp gỡ nảy sinh đứctin. Từ một người xa lạ, thậm chí là một người Do Thái, người phụ nữ được Chúamạc khải cho biết người còn lớn hơn Tổ Phụ Giacóp, rồi vị Tiên tri cuối cùng làĐấng Messia và những người Samaria cùng với người phụ nữ đã tuyên xưng Người làĐấng Cứu Độ trần gian. Từ một người đang khát xin nước uống, người ta đã nhậnra Đấng có thể ban thứ nước uống vào không còn khát nữa. Một tiến trình nhận raChúa Giêsu khởi đi từ những sự kiện bình thường hằng ngày. Trong trình thuậtnày, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dẫn dắt người đối thoại đi từ những sự kiện thựctế tiến tới chân lý đức tin. Từ giếng nước đến mạch nước Hằng Sống.
Câuchuyện về cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria đưa tới kết quả là Chúa mạc khải vềchính Người là Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu đã mời gọi niềm tin dần dần nơi người phụnữ. Khởi đầu là một lữ khách vô danh để rồi từ từ đưa chị và cuối cùng là cảdân làng tin vào Người, chính là nguồn nước sự sống vĩnh hằng mà toàn thể nhânloại khao khát chờ mong. Với Kitô hữu hôm nay, đón nhận ơn Cứu Độ phải từ trongcuộc sống của mình. Vì tin để sống, để gặp gỡ Chúa và đón nhận sự sống, tìnhyêu của Người. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô ca ngợi và khẳng địnhniềm cậy trông của Kitô hữu hoàn toàn được đặt trên nền tảng chắc chắn nơi tìnhyêu thương của Thiên Chúa dành cho mọi người. Xin Chúa cho chúng con luôn biếtkhao khát, tìm kiếm và sống các mầu nhiệm đức tin trong cuộc sống hằng ngày.Xin cho những người còn đang sống trong cảnh nghèo đói vật chất cũng như tinhthần và chân lý, luôn có được sự trợ giúp cần thiết từ những người chung quanh.