Lời Dẫn Nhập: Thể theo lời đề nghị của một Cô Giáo ngoài bảy mươi đang hướng dẫn sinh viên Công Giáo vào đời tại Hà Nội, nhắm góp phần nhỏ bé của mình cho ngày Quốc Tế của Phụ Nữ, 08.3, tôi mạo muội viết bài với tựa đề đã nêu. Thiết nghĩ nội dung có thể hữu ích tùy hoàn cảnh cho nhiều bà mẹ Việt Nam nói chung và cách riêng cho Kitô hữu. Vậy, tôi kính gởi đến quý vị Độc Giả bài viết làm món quà tinh thần trong ngày vừa nêu.(Đaminh Phan văn Phước)
Ngày nay, khoa học càng tiến bộ, con người càng tìm cách chối bỏ Thiên Chúa. Cuộc sống vật chất của gia đình càng nâng cao thì thảm trạng ly thân, ly dị càng phổ biến, đảo lộn trật tự xã hội, luân lý, đạo đức và văn hóa con người.
Trước đây, nước Pháp là quốc gia gương mẫu cho toàn thế giới: Đất nước quý phái, hùng mạnh, nguy nga phồn thịnh, là miền đất hứa có nhiều hiền triết, nhà bác học, vĩ nhân và văn thi sĩ, và cũng là nơi mà đức tin Công Giáo đã bám rễ rất sâu nên nước này đã được gọi là ''Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo''. Nhưng, bây giờ, theo lời thú nhận của Monique Santucci, nước Pháp đã băng hoại, sa đọa, thuần phong mỹ tục và văn hóa đang bị lung lay, chìm dần vào bóng tối để trở thành ''vương quốc của tội lỗi và sự dữ.'' Còn tại Đức, sinh nhật thứ 18 là ngày giải phóng các cô cậu thoát ra khỏi ''địa ngục gia đình''! Cha mẹ không được quyền can thiệp vào sinh hoạt tính dục và việc lập gia đình của con mình. Rất nhiều cặp lấy nhau, năm hay mười năm sau, vẫn chưa làm hôn thú để, sau này, có lỡ bỏ nhau, cũng khỏi mất công ra tòa, tốn tiền ly dị.
Ngày trước, các cụ bảo: ''Nhân bất học, bất tri lý.'' Còn ngày nay, càng học nhiều như Jean Paul Sartre, mà lại càng trở thành u minh vì ông ta bảo: ''Thượng Đế đã chết rồi!'' Còn các cường quốc và siêu cường quốc khác là những ổ tội ác. Các nhà khoa học thì chạy đua sản xuất vũ khí giết người, thuốc ngừa thai, phá thai, trợ tử. .. Kỹ nghệ phim ảnh thì càng ngày càng tạo ra nhiều cảnh máu chảy lai láng, súng nổ, khủng bố... Sòng bạc, tiệm nhảy về đêm mọc lên ở khắp nơi. Phim ''đồi trụy'' trên mạng càng phổ biến. Cho nên cảnh sát, tòa án, nhà lao. .. cũng bận rộn hơn trước nhiều.
Trước thảm họa đổ nát của gia đình, các bậc phụ huynh nghĩ gì? Đặc biệt là các bà mẹ có bổn phận và trách nhiệm thế nào trong việc đề phòng, ngăn chặn và giải quyết vấn đề ly thân và ly dị vốn là tiền đề của những thảm họa khác?
Blaise Pascal bảo rằng phá hủy một nguyên tử thì dễ hơn dẹp bỏ một định kiến. Cho nên việc chữa trị căn bệnh ly thân và ly dị đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, nhận định nhắm đưa ra những biện pháp hữu hiệu vì sức công phá của căn bệnh ấy vô cùng khốc liệt. Thế giới đang bị đầu độc bởi trào lưu vô luân, vô thần và hiện sinh. Gia đình là nền tảng của xã hội, lại bị xem là hỏa ngục như Jean Paul Sartre quan niệm: ''Địa ngục là người khác!'' Nếu vậy thì ông ta cũng là địa ngục của đấng sinh thành, thầy cô, người yêu, vợ con, anh em, họ hàng, bạn hữu của ông ta! Còn người đã nên vợ, nên chồng, không còn là uyên ương nữa thì bảo gia đình là lao tù, gọi những ''kẻ'' rục rịch bước lên xe hoa là đồ khùng điên vì, đang sống an nhàn, thanh thản, bỗng dưng tự ký cho mình bản án khổ sai chung thân! Trong tác phẩm ''Les quinze joies de mariage'' (Mười lăm niềm vui hôn nhân) là tựa đề châm biếm, khôi hài, người sắp lập gia đình được ví như con cá đang hưởng tự do giữa trời, nước mênh mông, chợt thấy cái nơm có nhiều con cá khác đã bị quyến rũ bởi mồi giả thơm ngon, vậy mà vẫn chui đầu vào trong đó! Nhưng than ôi, làm sao thoát ra khỏi nơi ấy được nữa? Đâu ngờ bên trong chỉ toàn là đau khổ, buồn sầu!
Ông Théophraste, bạn chí thân của triết gia Aristote, đã từng khuyên đàn ông chớ dại dột lấy vợ mà hóa thành nô lệ. Ông Juvénal thì gởi thư trách bạn: ''Sao? Cậu tính lấy vợ để nó đè đầu, cỡi cổ cậu à? Nếu cậu muốn chết thì tớ có mấy sợ dây cho cậu thắt cổ, có cửa sổ mở sẵn cho cậu gieo mình xuống vực thẳm! Và còn chiếc cầu rất gần đằng kia kìa!''
Hóa ra, gia đình là cái vòng luẩn quẩn cho những ai còn thấy mình bị trói buộc vì một lý do nào đó. Đến lúc tức nước, vỡ bờ thì phải ly thân, ly dị! Thậm chí có những người tự vận hay trở thành sát nhân. Nhưng, xét cho cùng, nạn nhân của việc ly dị, ly thân và tự vận là người khao khát yêu, được yêu và được sống như ý! Phải chăng câu nói của Thánh Phaolô: ''Tôi không làm điều tôi muốn. Ngược lại, tôi làm điều tôi ghét.'' là lời ngài vừa thú tội, vừa cảm thông những người không ưa tội mà vẫn phạm tội?
Như vậy, trước thảm trạng ly thân, ly dị, vai trò của người mẹ là phải giúp đỡ chồng con làm điều tốt mà họ muốn và tránh làm điều xấu mà họ đâu có ưa. Trước hết, các bà phải nghiên cứu thật kỹ các đối tượng (chồng, con trai, con gái). Sau khi đã nắm được cái tẩy của họ, mình mới có thể ngăn ngừa hoặc giúp giải quyết vấn đề. Đồng thời các bà phải tự kiểm thảo, tra vấn lương tâm. Ấy là hành động phản tỉnh vì ''biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng.'' Hơn nữa, có soi gương mới thấy mặt mình trong gương. Chuyện các ông phê bình các bà thì nhiều vô kể. Nhưng, trong khuôn khổ bài này, thiết tưởng cần nêu lên ''khát vọng'' của đàn ông, hay nói cách khác, phải nêu rõ điều tối quan trọng mà các ''phu quân'' đang trông chờ từ các ''phu nhân'' của họ. Đó là ''vợ ngoan làm quan cho chồng; sống nhờ bạn, sang nhờ vợ.''
Thật vậy, đức khôn ngoan là bửu bối, vừa là thành lũy kiên cố bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hầu hết các bà mẹ Việt Nam là những tấm gương chung thủy sáng ngời. Đó là đức tính nổi bật của nền văn hóa Việt Nam mà các bà đã tiếp thu để rồi gìn giữ, trau dồi, phát huy và lưu truyền cho tới ngày nay và mai sau.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ
Không những chung thủy, các bà mẹ Việt Nam lại còn trung hậu, đảm đang, vị tha, tận tụy, chân tình, yêu thương chồng con nồng nàn. Các bà thường dạy con: ''Cái nết đánh chết cái đẹp. Học ăn, học nói, học nói, học mở.'' Nhiều bà biết chàng rể của mình mang tính dèo bòng, sợ có ngày vợ chồng chúng nó sẽ đưa nhau ra tòa ly dị. Các bà cũng đau lòng theo con gái, nhưng tính sao bây giờ? Chỉ có cách duy nhất là khuyên con mình ráng chấp nhận tình đời bạc bẽo và sống nêu gương là người vợ chung tình, đại lượng. Có như thế thì hy vọng rằng ''thằng rể'' sẽ có lúc hồi tâm, tỉnh ngộ. Thà vậy còn hơn là ly dị. Các bà không muốn thêm dầu vào lửa vì ''một sự nhịn là chín sự lành; nhẹ nhàng thì chàng lắng nghe. Chim mỏi cánh bay, quay về tổ ấm.''
Đó cũng là trường hợp ''cải tà, quy chánh'' của ông Juvénal là người đã từng có thành kiến với các bà. Chính ông ta đã ân hận, thú lỗi như sau: ''Dẫu sao đi nữa, họ vẫn chung thủy và trong trắng hơn đàn ông!'' Các bà không muốn to chuyện thành rầy rà, xích mích, làm cả nhà buồn lây, lại thêm xấu hổ với hàng xóm. Cho nên các bà chủ trương ''vỗ nhẹ hơn là tát tai; dây mềm buộc chặt; lấy nhu thắng cương'' để tránh cái cảnh ''cơm không lành, canh không ngọt.'' Các bà chỉ mong cho con cái sung sướng nhìn mái ấm gia đình mà bắt chước, mà ''thuận hòa vi quý'' với nhau.
Bên cạnh những tấm gương cao quý của các bà mẹ Việt Nam, chúng ta còn được Chúa ban cho những người mẹ Công Giáo tuyệt vời. Họ là những người nữ nhân đức thành Giêrusalem biết noi gương đức tin-cậy-mến của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana: ''Con ơi, nhà này hết rượu!'', tức là gia đình cần có ơn Chúa! Các bà quan niệm gia đình là một Hội Thánh nhỏ nên thường giải thích cho con cái hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là Thánh, mà còn bao gồm tất cả những người tội lỗi trong lòng Hội Thánh bởi vì họ cũng là đối tượng của Sứ Mạng Cứu Rỗi. Phải thánh hóa ''Người Nhà'' trước thì mới mong thánh hóa được ''Người Ngoài''! Nếu trần gian ô trọc này sạch bóng tội lỗi thì chương trình cứu chuộc đã … khóa sổ lâu rồi!
Yêu thương cũng còn có nghĩa là tha thứ không chỉ bảy lần, mà tới bảy mươi lần bảy như Lời Chúa dạy. Mười Điều Răn của Thiên Chúa chỉ quy thành một điểm: Tình thương! Hãy thánh hóa gia đình bằng Tình Yêu Thương vì gia đình là huyền nhiệm của Thiên Chúa: Sáng Tạo, Nhập Thể, Nhập Thế, Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh với Ngài. Nếu không xác tín được điều này thì việc xây dựng gia đình chẳng khác gì việc làm nhà trên cát! Nếu tất cả các gia đình Công Giáo không có nền móng vững chắc là Tình Yêu và Tha Thứ thì Giáo Hội sẽ bị lung lay!
Những cử chỉ trìu mến, săn sóc nhau, tuy nhỏ, nhưng vẫn chứng tỏ được tình yêu: Một ly nước lạnh cho chồng, kèm theo nụ cười dễ thương; Người vợ nhờ chồng ngắm nghía chiếc áo mà mình đang mặc để đi dự tiệc cưới tối nay. Với ông chồng đam mê sách vở, chuyện viết lách hay nhiệt tình giúp đỡ người khác mà lại ít quan tâm đến sở thích của vợ mình thì bà vợ có thể nói câu gì đó thật dễ thương nhắm tạo cơ hội cho chồng để ý cưng mình hơn. Chẳng hạn: ''Để làm gương cho con về tình nghĩa vợ chồng mình, cha mẹ, anh nên nói với con ngày mai là sinh nhật của em dù con đã biết rồi.'' Nghe vợ khôn ngoan, thật lòng, không ''giữ kẻ'' như thế thì người chồng nào mà lại không chịu làm một cái gì đó để cho vợ và con hài lòng chẳng những trong ngày ấy, mà có thể mỗi ngày nhiều việc khác để vun xới tình lứa đôi và tình phụ-mẫu tử. Ông Vincent de Beauvais cũng quan niệm thật dễ thương về hôn nhân thế này: ''Vợ chồng không phải là chủ, tớ, chẳng phải là nô tỳ, nhưng là bạn đời.'' Thật vậy, Lời Chúa trong Kinh Thánh gọi vợ chồng là một thân xác. Người Việt thì dùng các chữ ''mình ơi, nhà tôi''.
Buổi tối đọc kinh trong gia đình cũng là cách thánh hóa vợ chồng, con cái. Đó là giây phút lắng đọng, tin yêu và gần gũi. Các bà cố gắng giúp chồng con bỏ thói đọc kinh rề rề như đọc điếu văn, hay có lúc lại ào ào như tràng súng liên thanh, nhưng hời hợt như nước đổ đầu vịt, làm chồng và nhất là con cái cảm thấy như bị tra tấn, căng thẳng vì ngồi đó mà không hiệp thông, chẳng hiệp nhất được với nhau trong lời kinh nguyện. Thế rồi, họ tìm cách trốn lánh đọc kinh, cầu nguyện chung vốn là thời gian giao hòa cần thiết cho mỗi một gia đình Công Giáo.
Vì sợ cảnh: ''Giả vờ cam kết trên môi! Sau khi được vợ, anh thôi nhà thờ!'', các bà mẹ cho con cái đi học khóa dự bị hôn nhân, học nghề, học chữ, và khuyến khích con cái tham gia hội đoàn, công tác tông đồ, làm giáo lý viên, nhất là thăm viếng các gia đình đang gặp thử thách, sóng gió. Đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp con cái trở thành chứng nhân của Tin Mừng cho mọi người.
Nếu con cái đòi ly thân, ly dị thì các bà đóng vai luật sư hòa giải: Ngoài Giới Răn của Chúa là yêu thương, không được phân ly, các bà nên hướng dẫn con mình hành động đúng với Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô và cho chúng biết rằng Chúa đã không khắt khe với người đàn bà phạm tội ngoại tình. Chúa biết ''bút sa thì gà chết'' nên Ngài chỉ viết gì đó trên đất, rồi bảo: ''Ta không kết tội con. Con hãy về nhà và đừng phạm tội nữa.'' Người đàn bà đã run sợ, biết hối lỗi thì Chúa nỡ lòng nào mà nặng lời với bà ta! Chúa cũng dạy bài học tha thứ: ''Con người đến, không phải để kết tội trần gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu rỗi.'', hoặc: ''Ai thấy mình sạch tội thì cứ ném đá người đàn bà ấy trước đi.''
Sau khi thuyết phục con cái như trên, các bà mẹ nhẹ nhàng kết luận: ''Nếu con của má thấy mình chưa hề phạm tội thì cứ việc vác chiếu ra tòa mà xin ly dị, ly thân.'' Còn đối với những cặp vợ chồng muốn ly dị, ly thân vì những khó khăn vật chất dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu, các bà còn kiêm luôn vai trò của nhà tâm lý giáo dục: ''Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!'' Mẹ Maria đã đồng công với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse thì ngày ngày đổ mồ hôi để nuôi sống Thánh Gia Thất. Ngài đã từng lê chân mệt mỏi đi tìm chỗ trọ qua đêm cho Mẹ Maria trong lúc sắp sinh Chúa Cứu Thế. Cùng đường, Ngài phải đưa Mẹ chui vào chuồng lừa, mong được chút hơi ấm của loài vật giữa đêm khuya. Rồi các Ngài xấc bấc xang bang bế Chúa chạy trốn vua Herôdê. Khi Chúa lên mười hai, các Ngài phải quên ăn, bỏ ngủ mà chạy kiếm Chúa để rồi gặp Ngài đang giảng giải Kinh Thánh cho các luật sĩ trong Đền Thờ.
''Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng không vinh quang.'' Đừng quá lãng mạng hay thêu hoa dệt gấm và thi vị hóa cuộc đời và tình yêu theo ước mơ riêng tư để rồi rơi tõm vào ảo tưởng như ''Bà Bovary'', tác phẩm hiện thưc của Flaubert! Yêu là chọn lựa, dấn thân và chấp nhận như người Pháp nói: ''Tình yêu là tất cả những gì xảy ra giữa hai người yêu nhau.'' Nói như thế xong, người mẹ kết luận: ''Đau khổ là những đóa hoa tươi làm lễ vật hiến tế mình.'' như Chúa Giêsu đã tự hiến tế trên đồi tử nạn vì ''Ai muốn theo Ta thì vác Thập Giá mà theo Ta.''
Con cái biết vâng lời, người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm, như vừa trút được gánh nặng đè lên cõi lòng. Từ nay, bà không phải thẹn với lương tâm vì bà đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc và hàn gắn hạnh phúc cho con cái mình trước viễn cảnh tối tăm của rạn nứt, đổ vỡ.
Không ai dám vỗ ngực khoe rằng mình có thể dàn xếp thảm cảnh ly thân, ly dị. Những chồng sách cao ngất ''Học Làm Người'', những bức thư tình hay nhất thế giới cũng không bằng tấm lòng của người mẹ khuyên dạy con làm gương cho thế hệ mai sau. Người Pháp nói: ''Kỳ quan / kỳ công lớn nhất của Ông Trời vẫn là trái tim của người mẹ.'' Người mẹ ''không chồng'' hay ''có chồng'' đều mong cho con mình đừng đau khổ trong cuộc sống lứa đôi.
Xin các bà Mẹ Việt Nam noi gương thủy chung trong Việt Đạo qua tiền nhân. Chúa Thánh Linh luôn hành động trong các bà mẹ Công Giáo bởi vì các bà đã nhận lãnh nhiều Bí Tích. Chỉ còn vấn đề là các bà có SỐNG ĐẠO bằng Ơn Khôn ngoan của Thánh Linh hay không! Cúi xin Ngài giúp các bà chung thủy như Mẹ Maria đã thủy chung với Ngài vì Mẹ đã nói với Sứ Thần: ''Xin thành sự nơi tôi theo lời Sứ Thần.'' Cúi xin Ngài cũng thương đến tất cả các bà mẹ khác bởi vì họ là cô giáo đầu tiên của con mình khi chúng còn là thai nhi trong bụng mẹ.
Ngày nay, khoa học càng tiến bộ, con người càng tìm cách chối bỏ Thiên Chúa. Cuộc sống vật chất của gia đình càng nâng cao thì thảm trạng ly thân, ly dị càng phổ biến, đảo lộn trật tự xã hội, luân lý, đạo đức và văn hóa con người.
Trước đây, nước Pháp là quốc gia gương mẫu cho toàn thế giới: Đất nước quý phái, hùng mạnh, nguy nga phồn thịnh, là miền đất hứa có nhiều hiền triết, nhà bác học, vĩ nhân và văn thi sĩ, và cũng là nơi mà đức tin Công Giáo đã bám rễ rất sâu nên nước này đã được gọi là ''Trưởng Nữ của Giáo Hội Công Giáo''. Nhưng, bây giờ, theo lời thú nhận của Monique Santucci, nước Pháp đã băng hoại, sa đọa, thuần phong mỹ tục và văn hóa đang bị lung lay, chìm dần vào bóng tối để trở thành ''vương quốc của tội lỗi và sự dữ.'' Còn tại Đức, sinh nhật thứ 18 là ngày giải phóng các cô cậu thoát ra khỏi ''địa ngục gia đình''! Cha mẹ không được quyền can thiệp vào sinh hoạt tính dục và việc lập gia đình của con mình. Rất nhiều cặp lấy nhau, năm hay mười năm sau, vẫn chưa làm hôn thú để, sau này, có lỡ bỏ nhau, cũng khỏi mất công ra tòa, tốn tiền ly dị.
Ngày trước, các cụ bảo: ''Nhân bất học, bất tri lý.'' Còn ngày nay, càng học nhiều như Jean Paul Sartre, mà lại càng trở thành u minh vì ông ta bảo: ''Thượng Đế đã chết rồi!'' Còn các cường quốc và siêu cường quốc khác là những ổ tội ác. Các nhà khoa học thì chạy đua sản xuất vũ khí giết người, thuốc ngừa thai, phá thai, trợ tử. .. Kỹ nghệ phim ảnh thì càng ngày càng tạo ra nhiều cảnh máu chảy lai láng, súng nổ, khủng bố... Sòng bạc, tiệm nhảy về đêm mọc lên ở khắp nơi. Phim ''đồi trụy'' trên mạng càng phổ biến. Cho nên cảnh sát, tòa án, nhà lao. .. cũng bận rộn hơn trước nhiều.
Trước thảm họa đổ nát của gia đình, các bậc phụ huynh nghĩ gì? Đặc biệt là các bà mẹ có bổn phận và trách nhiệm thế nào trong việc đề phòng, ngăn chặn và giải quyết vấn đề ly thân và ly dị vốn là tiền đề của những thảm họa khác?
Blaise Pascal bảo rằng phá hủy một nguyên tử thì dễ hơn dẹp bỏ một định kiến. Cho nên việc chữa trị căn bệnh ly thân và ly dị đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, nhận định nhắm đưa ra những biện pháp hữu hiệu vì sức công phá của căn bệnh ấy vô cùng khốc liệt. Thế giới đang bị đầu độc bởi trào lưu vô luân, vô thần và hiện sinh. Gia đình là nền tảng của xã hội, lại bị xem là hỏa ngục như Jean Paul Sartre quan niệm: ''Địa ngục là người khác!'' Nếu vậy thì ông ta cũng là địa ngục của đấng sinh thành, thầy cô, người yêu, vợ con, anh em, họ hàng, bạn hữu của ông ta! Còn người đã nên vợ, nên chồng, không còn là uyên ương nữa thì bảo gia đình là lao tù, gọi những ''kẻ'' rục rịch bước lên xe hoa là đồ khùng điên vì, đang sống an nhàn, thanh thản, bỗng dưng tự ký cho mình bản án khổ sai chung thân! Trong tác phẩm ''Les quinze joies de mariage'' (Mười lăm niềm vui hôn nhân) là tựa đề châm biếm, khôi hài, người sắp lập gia đình được ví như con cá đang hưởng tự do giữa trời, nước mênh mông, chợt thấy cái nơm có nhiều con cá khác đã bị quyến rũ bởi mồi giả thơm ngon, vậy mà vẫn chui đầu vào trong đó! Nhưng than ôi, làm sao thoát ra khỏi nơi ấy được nữa? Đâu ngờ bên trong chỉ toàn là đau khổ, buồn sầu!
Ông Théophraste, bạn chí thân của triết gia Aristote, đã từng khuyên đàn ông chớ dại dột lấy vợ mà hóa thành nô lệ. Ông Juvénal thì gởi thư trách bạn: ''Sao? Cậu tính lấy vợ để nó đè đầu, cỡi cổ cậu à? Nếu cậu muốn chết thì tớ có mấy sợ dây cho cậu thắt cổ, có cửa sổ mở sẵn cho cậu gieo mình xuống vực thẳm! Và còn chiếc cầu rất gần đằng kia kìa!''
Hóa ra, gia đình là cái vòng luẩn quẩn cho những ai còn thấy mình bị trói buộc vì một lý do nào đó. Đến lúc tức nước, vỡ bờ thì phải ly thân, ly dị! Thậm chí có những người tự vận hay trở thành sát nhân. Nhưng, xét cho cùng, nạn nhân của việc ly dị, ly thân và tự vận là người khao khát yêu, được yêu và được sống như ý! Phải chăng câu nói của Thánh Phaolô: ''Tôi không làm điều tôi muốn. Ngược lại, tôi làm điều tôi ghét.'' là lời ngài vừa thú tội, vừa cảm thông những người không ưa tội mà vẫn phạm tội?
Như vậy, trước thảm trạng ly thân, ly dị, vai trò của người mẹ là phải giúp đỡ chồng con làm điều tốt mà họ muốn và tránh làm điều xấu mà họ đâu có ưa. Trước hết, các bà phải nghiên cứu thật kỹ các đối tượng (chồng, con trai, con gái). Sau khi đã nắm được cái tẩy của họ, mình mới có thể ngăn ngừa hoặc giúp giải quyết vấn đề. Đồng thời các bà phải tự kiểm thảo, tra vấn lương tâm. Ấy là hành động phản tỉnh vì ''biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng.'' Hơn nữa, có soi gương mới thấy mặt mình trong gương. Chuyện các ông phê bình các bà thì nhiều vô kể. Nhưng, trong khuôn khổ bài này, thiết tưởng cần nêu lên ''khát vọng'' của đàn ông, hay nói cách khác, phải nêu rõ điều tối quan trọng mà các ''phu quân'' đang trông chờ từ các ''phu nhân'' của họ. Đó là ''vợ ngoan làm quan cho chồng; sống nhờ bạn, sang nhờ vợ.''
Thật vậy, đức khôn ngoan là bửu bối, vừa là thành lũy kiên cố bảo vệ hạnh phúc gia đình. Hầu hết các bà mẹ Việt Nam là những tấm gương chung thủy sáng ngời. Đó là đức tính nổi bật của nền văn hóa Việt Nam mà các bà đã tiếp thu để rồi gìn giữ, trau dồi, phát huy và lưu truyền cho tới ngày nay và mai sau.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ
Không những chung thủy, các bà mẹ Việt Nam lại còn trung hậu, đảm đang, vị tha, tận tụy, chân tình, yêu thương chồng con nồng nàn. Các bà thường dạy con: ''Cái nết đánh chết cái đẹp. Học ăn, học nói, học nói, học mở.'' Nhiều bà biết chàng rể của mình mang tính dèo bòng, sợ có ngày vợ chồng chúng nó sẽ đưa nhau ra tòa ly dị. Các bà cũng đau lòng theo con gái, nhưng tính sao bây giờ? Chỉ có cách duy nhất là khuyên con mình ráng chấp nhận tình đời bạc bẽo và sống nêu gương là người vợ chung tình, đại lượng. Có như thế thì hy vọng rằng ''thằng rể'' sẽ có lúc hồi tâm, tỉnh ngộ. Thà vậy còn hơn là ly dị. Các bà không muốn thêm dầu vào lửa vì ''một sự nhịn là chín sự lành; nhẹ nhàng thì chàng lắng nghe. Chim mỏi cánh bay, quay về tổ ấm.''
Đó cũng là trường hợp ''cải tà, quy chánh'' của ông Juvénal là người đã từng có thành kiến với các bà. Chính ông ta đã ân hận, thú lỗi như sau: ''Dẫu sao đi nữa, họ vẫn chung thủy và trong trắng hơn đàn ông!'' Các bà không muốn to chuyện thành rầy rà, xích mích, làm cả nhà buồn lây, lại thêm xấu hổ với hàng xóm. Cho nên các bà chủ trương ''vỗ nhẹ hơn là tát tai; dây mềm buộc chặt; lấy nhu thắng cương'' để tránh cái cảnh ''cơm không lành, canh không ngọt.'' Các bà chỉ mong cho con cái sung sướng nhìn mái ấm gia đình mà bắt chước, mà ''thuận hòa vi quý'' với nhau.
Bên cạnh những tấm gương cao quý của các bà mẹ Việt Nam, chúng ta còn được Chúa ban cho những người mẹ Công Giáo tuyệt vời. Họ là những người nữ nhân đức thành Giêrusalem biết noi gương đức tin-cậy-mến của Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana: ''Con ơi, nhà này hết rượu!'', tức là gia đình cần có ơn Chúa! Các bà quan niệm gia đình là một Hội Thánh nhỏ nên thường giải thích cho con cái hiểu rằng Hội Thánh không chỉ là Thánh, mà còn bao gồm tất cả những người tội lỗi trong lòng Hội Thánh bởi vì họ cũng là đối tượng của Sứ Mạng Cứu Rỗi. Phải thánh hóa ''Người Nhà'' trước thì mới mong thánh hóa được ''Người Ngoài''! Nếu trần gian ô trọc này sạch bóng tội lỗi thì chương trình cứu chuộc đã … khóa sổ lâu rồi!
Yêu thương cũng còn có nghĩa là tha thứ không chỉ bảy lần, mà tới bảy mươi lần bảy như Lời Chúa dạy. Mười Điều Răn của Thiên Chúa chỉ quy thành một điểm: Tình thương! Hãy thánh hóa gia đình bằng Tình Yêu Thương vì gia đình là huyền nhiệm của Thiên Chúa: Sáng Tạo, Nhập Thể, Nhập Thế, Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh với Ngài. Nếu không xác tín được điều này thì việc xây dựng gia đình chẳng khác gì việc làm nhà trên cát! Nếu tất cả các gia đình Công Giáo không có nền móng vững chắc là Tình Yêu và Tha Thứ thì Giáo Hội sẽ bị lung lay!
Những cử chỉ trìu mến, săn sóc nhau, tuy nhỏ, nhưng vẫn chứng tỏ được tình yêu: Một ly nước lạnh cho chồng, kèm theo nụ cười dễ thương; Người vợ nhờ chồng ngắm nghía chiếc áo mà mình đang mặc để đi dự tiệc cưới tối nay. Với ông chồng đam mê sách vở, chuyện viết lách hay nhiệt tình giúp đỡ người khác mà lại ít quan tâm đến sở thích của vợ mình thì bà vợ có thể nói câu gì đó thật dễ thương nhắm tạo cơ hội cho chồng để ý cưng mình hơn. Chẳng hạn: ''Để làm gương cho con về tình nghĩa vợ chồng mình, cha mẹ, anh nên nói với con ngày mai là sinh nhật của em dù con đã biết rồi.'' Nghe vợ khôn ngoan, thật lòng, không ''giữ kẻ'' như thế thì người chồng nào mà lại không chịu làm một cái gì đó để cho vợ và con hài lòng chẳng những trong ngày ấy, mà có thể mỗi ngày nhiều việc khác để vun xới tình lứa đôi và tình phụ-mẫu tử. Ông Vincent de Beauvais cũng quan niệm thật dễ thương về hôn nhân thế này: ''Vợ chồng không phải là chủ, tớ, chẳng phải là nô tỳ, nhưng là bạn đời.'' Thật vậy, Lời Chúa trong Kinh Thánh gọi vợ chồng là một thân xác. Người Việt thì dùng các chữ ''mình ơi, nhà tôi''.
Buổi tối đọc kinh trong gia đình cũng là cách thánh hóa vợ chồng, con cái. Đó là giây phút lắng đọng, tin yêu và gần gũi. Các bà cố gắng giúp chồng con bỏ thói đọc kinh rề rề như đọc điếu văn, hay có lúc lại ào ào như tràng súng liên thanh, nhưng hời hợt như nước đổ đầu vịt, làm chồng và nhất là con cái cảm thấy như bị tra tấn, căng thẳng vì ngồi đó mà không hiệp thông, chẳng hiệp nhất được với nhau trong lời kinh nguyện. Thế rồi, họ tìm cách trốn lánh đọc kinh, cầu nguyện chung vốn là thời gian giao hòa cần thiết cho mỗi một gia đình Công Giáo.
Vì sợ cảnh: ''Giả vờ cam kết trên môi! Sau khi được vợ, anh thôi nhà thờ!'', các bà mẹ cho con cái đi học khóa dự bị hôn nhân, học nghề, học chữ, và khuyến khích con cái tham gia hội đoàn, công tác tông đồ, làm giáo lý viên, nhất là thăm viếng các gia đình đang gặp thử thách, sóng gió. Đó là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp con cái trở thành chứng nhân của Tin Mừng cho mọi người.
Nếu con cái đòi ly thân, ly dị thì các bà đóng vai luật sư hòa giải: Ngoài Giới Răn của Chúa là yêu thương, không được phân ly, các bà nên hướng dẫn con mình hành động đúng với Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô và cho chúng biết rằng Chúa đã không khắt khe với người đàn bà phạm tội ngoại tình. Chúa biết ''bút sa thì gà chết'' nên Ngài chỉ viết gì đó trên đất, rồi bảo: ''Ta không kết tội con. Con hãy về nhà và đừng phạm tội nữa.'' Người đàn bà đã run sợ, biết hối lỗi thì Chúa nỡ lòng nào mà nặng lời với bà ta! Chúa cũng dạy bài học tha thứ: ''Con người đến, không phải để kết tội trần gian, nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu rỗi.'', hoặc: ''Ai thấy mình sạch tội thì cứ ném đá người đàn bà ấy trước đi.''
Sau khi thuyết phục con cái như trên, các bà mẹ nhẹ nhàng kết luận: ''Nếu con của má thấy mình chưa hề phạm tội thì cứ việc vác chiếu ra tòa mà xin ly dị, ly thân.'' Còn đối với những cặp vợ chồng muốn ly dị, ly thân vì những khó khăn vật chất dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu, các bà còn kiêm luôn vai trò của nhà tâm lý giáo dục: ''Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai!'' Mẹ Maria đã đồng công với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Còn Thánh Giuse thì ngày ngày đổ mồ hôi để nuôi sống Thánh Gia Thất. Ngài đã từng lê chân mệt mỏi đi tìm chỗ trọ qua đêm cho Mẹ Maria trong lúc sắp sinh Chúa Cứu Thế. Cùng đường, Ngài phải đưa Mẹ chui vào chuồng lừa, mong được chút hơi ấm của loài vật giữa đêm khuya. Rồi các Ngài xấc bấc xang bang bế Chúa chạy trốn vua Herôdê. Khi Chúa lên mười hai, các Ngài phải quên ăn, bỏ ngủ mà chạy kiếm Chúa để rồi gặp Ngài đang giảng giải Kinh Thánh cho các luật sĩ trong Đền Thờ.
''Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng không vinh quang.'' Đừng quá lãng mạng hay thêu hoa dệt gấm và thi vị hóa cuộc đời và tình yêu theo ước mơ riêng tư để rồi rơi tõm vào ảo tưởng như ''Bà Bovary'', tác phẩm hiện thưc của Flaubert! Yêu là chọn lựa, dấn thân và chấp nhận như người Pháp nói: ''Tình yêu là tất cả những gì xảy ra giữa hai người yêu nhau.'' Nói như thế xong, người mẹ kết luận: ''Đau khổ là những đóa hoa tươi làm lễ vật hiến tế mình.'' như Chúa Giêsu đã tự hiến tế trên đồi tử nạn vì ''Ai muốn theo Ta thì vác Thập Giá mà theo Ta.''
Con cái biết vâng lời, người mẹ cảm thấy nhẹ nhõm, như vừa trút được gánh nặng đè lên cõi lòng. Từ nay, bà không phải thẹn với lương tâm vì bà đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc và hàn gắn hạnh phúc cho con cái mình trước viễn cảnh tối tăm của rạn nứt, đổ vỡ.
Không ai dám vỗ ngực khoe rằng mình có thể dàn xếp thảm cảnh ly thân, ly dị. Những chồng sách cao ngất ''Học Làm Người'', những bức thư tình hay nhất thế giới cũng không bằng tấm lòng của người mẹ khuyên dạy con làm gương cho thế hệ mai sau. Người Pháp nói: ''Kỳ quan / kỳ công lớn nhất của Ông Trời vẫn là trái tim của người mẹ.'' Người mẹ ''không chồng'' hay ''có chồng'' đều mong cho con mình đừng đau khổ trong cuộc sống lứa đôi.
Xin các bà Mẹ Việt Nam noi gương thủy chung trong Việt Đạo qua tiền nhân. Chúa Thánh Linh luôn hành động trong các bà mẹ Công Giáo bởi vì các bà đã nhận lãnh nhiều Bí Tích. Chỉ còn vấn đề là các bà có SỐNG ĐẠO bằng Ơn Khôn ngoan của Thánh Linh hay không! Cúi xin Ngài giúp các bà chung thủy như Mẹ Maria đã thủy chung với Ngài vì Mẹ đã nói với Sứ Thần: ''Xin thành sự nơi tôi theo lời Sứ Thần.'' Cúi xin Ngài cũng thương đến tất cả các bà mẹ khác bởi vì họ là cô giáo đầu tiên của con mình khi chúng còn là thai nhi trong bụng mẹ.