Chúa Nhật IX Thường Niên A
Qua những thiệt hại khủng khiếp do trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12-5-2008, chính Quyền Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ xem xét chất lượng các công trình xây dựng. Nhiều tòa nhà xây dựng đã lâu mà vẫn đứng vững trong khi đó nhiều công trình mới xây dựng lại bị đổ sụp tan tành. Chắc chắn có sự dối trá, gian lận trong thi công. Có thể vật liệu bị cắt xén và nhất là nền móng các công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn.
Chúa Kitô đã dùng hình ảnh xây dựng các tòa nhà để ví với việc sống lời Chúa, thực hành Lời Chúa. “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 24-27).
SỐNG HAY HÀNH ĐỘNG LÀ ĐIỂM TỚI CỦA MỌI HIỂU BIẾT:
Chúng ta vốn quen hai hạn từ thường sánh đôi: Tri – Hành. Hiểu biết để rồi sống, để rồi hành động là lẽ tất yếu để đạt mục đích nào đó. Thật là phí công nếu chỉ cố công tích lũy bao sự hiểu biết rồi để đó mà không sử dụng chúng để có một thái độ sống hay một cung cách hành động thích hợp và hữu hiệu. Thực tế xã hội cho thấy rằng chuyện các cử nhân hay tiến sĩ kinh tế ngành thương mại không biết kinh doanh buôn bán là chuyện không hiếm…Các nhà giáo dục Việt Nam đang nhận ra một trong những bất cập của chương trình giáo dục hiện nay là còn tồn tại nhiều mảng kiến thức đang được giảng dạy nhưng thiếu tính thực tiển nghĩa là không hướng đến việc thực thi trong cuộc sống. Đã từng phổ biến câu nói châm biếm: cái gì bạn không làm được thì hãy dạy nó cho nguời ta. Chẳng hạn nếu bạn thất nghiệp thì hãy mở công ty tư vấn việc làm!
Hiệu quả của hành động là một trong những tiêu chí đánh giá những tư duy, những sự hiểu biết cách thiết thực nhất. Chính vì thế mà trong các cuộc thi “ý tưởng sáng tạo”, người ta thường lấy tiêu chí là tính khả thi tức là khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tiển làm tiêu chí hàng đầu để lượng giá.
Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa là chìa khóa mở ra chân trời hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, ích gì khi chỉ nghe suông mà không sống, không đem ra thực hành. Xôi hỏng, bỏng tay. Mất cả chì lẫn cả chài. Không phải là theo chủ nghĩa duy hiệu năng bên ngoài, nhưng việc sống Lời Chúa, thực hành Lời Chúa là một tất yếu của việc mạc khải. Chúa ban Thánh chỉ, lề luật cho chúng ta là để chúng ta sống. Sau khi truyền lại cho dân các thánh chỉ của Chúa, Môsê không chỉ căn dặn dân “phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, phải mang trên trán làm phù hiệu mà đặc biệt còn “phải lo đem ra thực hành” (x.Đnl 11,18.26-28). Chúa Giêsu còn dứt khoát hơn: Không phải những ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà được vào Nước Trời cả đâu mà chỉ những ai thi hành ý muốn của Đấng ngự trên trời. Ước mong sao Kitô hữu chúng ta đừng trở thành đối tượng của lời châm biếm: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy nhìn những gì họ làm, họ sống!” Căn nhà cuộc đời nhiều Kitô hữu Việt Nam qua các mốc lịch sử như 1963 hay 1975 đã sụp đổ tan tành (bỏ đạo) là một minh chứng. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân chính thường là thiếu một quá trình sống Lời Chúa cách bền bỉ, chuyên chăm, bỏ bê việc thực thi các lề luật trong đạo mà trước hết và cụ thể là “bỏ Lễ ngày Chúa Nhật”.
THỰC THI LỀ LUẬT TRONG NIỀM TIN
Mới nghe qua lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai: “Người ta được nên công chính nhờ đức tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy” (Rm 3,28), chúng ta dễ lầm tưởng rằng có một sự mâu thuẩn nào đó với những lời Chúa Kitô ở trên. Quả thật đã có lúc, có nơi, một số anh em Tin Lành nhấn mạnh điểm này để hạ thấp vai trò các luật lệ, đặc biệt là luật của Hội Thánh. Giáo lý, các tín điều, các luật lệ của Hội Thánh là những cách thế cụ thể hóa luật Chúa, Lời mạc khải. Vẫn không loại trừ những hạn chế do điều kiện lịch sử, văn hóa khó tránh khỏi, nhưng giáo lý của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh là phương thế tốt nhất để cụ thể hóa thánh chỉ của Chúa.
Để hiểu nội hàm lời của thánh Tông đồ dân ngoại ở trên, xin được minh họa câu chuyện rất đời thường. Được bố mẹ hứa sẽ thưởng cho chiếc xe Honda nếu chăm chỉ học hành và thi đậu tú tài, chàng trai trẻ nỗ lực, gắng sức học hành và kết quả như ý. Khi nhận được chiếc xe máy thì phải chăng chàng trai tự hào vì chính do công lao học hành của mình nên có được chiếc xe máy hay là chân nhận rằng tất cả là do tình thương của bố mẹ mà mình chỉ đáp ứng tình thương ấy bằng việc làm theo lời bố mẹ dạy. Là Kitô hữu chúng ta tin nhận rằng mọi sự đều là hồng ân. Tự sức mình thì không một ai có thể chiếm được hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống đời đời. Ngay cả sự sống đời này, sự việc được làm người thì chẳng có ai phải trả công sức nào. Nếu Chúa không muốn thì chẳng có sự gì tồn tại. Tương tự như thế, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời là hồng ân nhưng không của Chúa ban và chúng ta chỉ đáp trả tình thương của Chúa bằng việc thực thi Lời Người chỉ dạy.
Xin cẩn trọng để tránh vết chân của người biệt phái mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng là thái độ tự hào về công trạng của mình. Cho dù ăn chay tuần hai lần, dâng cúng mười phần trăm hoa lợi cho Nhà Chúa, bố thí một nửa gia tài cho kẻ khó mà ỷ lại vào đó để bắt Chúa phải ân thưởng Nước Trời thì cũng là uổng công. Hiểu được điều này thì thái độ sống của Kitô hữu là luôn tích cực thực thi lời Chúa dạy trong niềm tin, tin rằng tất cả là do tình yêu nhưng không của Chúa và chúng ta chỉ làm việc phải làm mà thôi.
Không một ai muốn làm người ngu dại. Thế nhưng ta đã sống như người khôn ngoan xây nhà trên đá chưa, quả là câu hỏi thật khó trả lời chắc chắn. Lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức. Không ai muốn cảnh tình mưa sa, bão tố…đến với đời mình, thế nhưng cuộc đời con người, cá nhân cũng như tập thể xã hội khó tránh được những sóng gió dù không mong vẫn cứ đến. Chính những lúc này thì sự khôn ngoan mới rực sang nơi những người biết nghe lời Chúa và đem ra thực thi và thực thi trong niềm tin.
Qua những thiệt hại khủng khiếp do trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12-5-2008, chính Quyền Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ xem xét chất lượng các công trình xây dựng. Nhiều tòa nhà xây dựng đã lâu mà vẫn đứng vững trong khi đó nhiều công trình mới xây dựng lại bị đổ sụp tan tành. Chắc chắn có sự dối trá, gian lận trong thi công. Có thể vật liệu bị cắt xén và nhất là nền móng các công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn.
Chúa Kitô đã dùng hình ảnh xây dựng các tòa nhà để ví với việc sống lời Chúa, thực hành Lời Chúa. “Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 24-27).
SỐNG HAY HÀNH ĐỘNG LÀ ĐIỂM TỚI CỦA MỌI HIỂU BIẾT:
Chúng ta vốn quen hai hạn từ thường sánh đôi: Tri – Hành. Hiểu biết để rồi sống, để rồi hành động là lẽ tất yếu để đạt mục đích nào đó. Thật là phí công nếu chỉ cố công tích lũy bao sự hiểu biết rồi để đó mà không sử dụng chúng để có một thái độ sống hay một cung cách hành động thích hợp và hữu hiệu. Thực tế xã hội cho thấy rằng chuyện các cử nhân hay tiến sĩ kinh tế ngành thương mại không biết kinh doanh buôn bán là chuyện không hiếm…Các nhà giáo dục Việt Nam đang nhận ra một trong những bất cập của chương trình giáo dục hiện nay là còn tồn tại nhiều mảng kiến thức đang được giảng dạy nhưng thiếu tính thực tiển nghĩa là không hướng đến việc thực thi trong cuộc sống. Đã từng phổ biến câu nói châm biếm: cái gì bạn không làm được thì hãy dạy nó cho nguời ta. Chẳng hạn nếu bạn thất nghiệp thì hãy mở công ty tư vấn việc làm!
Hiệu quả của hành động là một trong những tiêu chí đánh giá những tư duy, những sự hiểu biết cách thiết thực nhất. Chính vì thế mà trong các cuộc thi “ý tưởng sáng tạo”, người ta thường lấy tiêu chí là tính khả thi tức là khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tiển làm tiêu chí hàng đầu để lượng giá.
Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa là chìa khóa mở ra chân trời hạnh phúc cho chúng ta. Thế nhưng, ích gì khi chỉ nghe suông mà không sống, không đem ra thực hành. Xôi hỏng, bỏng tay. Mất cả chì lẫn cả chài. Không phải là theo chủ nghĩa duy hiệu năng bên ngoài, nhưng việc sống Lời Chúa, thực hành Lời Chúa là một tất yếu của việc mạc khải. Chúa ban Thánh chỉ, lề luật cho chúng ta là để chúng ta sống. Sau khi truyền lại cho dân các thánh chỉ của Chúa, Môsê không chỉ căn dặn dân “phải ghi lòng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, phải mang trên trán làm phù hiệu mà đặc biệt còn “phải lo đem ra thực hành” (x.Đnl 11,18.26-28). Chúa Giêsu còn dứt khoát hơn: Không phải những ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà được vào Nước Trời cả đâu mà chỉ những ai thi hành ý muốn của Đấng ngự trên trời. Ước mong sao Kitô hữu chúng ta đừng trở thành đối tượng của lời châm biếm: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy nhìn những gì họ làm, họ sống!” Căn nhà cuộc đời nhiều Kitô hữu Việt Nam qua các mốc lịch sử như 1963 hay 1975 đã sụp đổ tan tành (bỏ đạo) là một minh chứng. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân chính thường là thiếu một quá trình sống Lời Chúa cách bền bỉ, chuyên chăm, bỏ bê việc thực thi các lề luật trong đạo mà trước hết và cụ thể là “bỏ Lễ ngày Chúa Nhật”.
THỰC THI LỀ LUẬT TRONG NIỀM TIN
Mới nghe qua lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai: “Người ta được nên công chính nhờ đức tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy” (Rm 3,28), chúng ta dễ lầm tưởng rằng có một sự mâu thuẩn nào đó với những lời Chúa Kitô ở trên. Quả thật đã có lúc, có nơi, một số anh em Tin Lành nhấn mạnh điểm này để hạ thấp vai trò các luật lệ, đặc biệt là luật của Hội Thánh. Giáo lý, các tín điều, các luật lệ của Hội Thánh là những cách thế cụ thể hóa luật Chúa, Lời mạc khải. Vẫn không loại trừ những hạn chế do điều kiện lịch sử, văn hóa khó tránh khỏi, nhưng giáo lý của Hội Thánh, luật lệ của Hội Thánh là phương thế tốt nhất để cụ thể hóa thánh chỉ của Chúa.
Để hiểu nội hàm lời của thánh Tông đồ dân ngoại ở trên, xin được minh họa câu chuyện rất đời thường. Được bố mẹ hứa sẽ thưởng cho chiếc xe Honda nếu chăm chỉ học hành và thi đậu tú tài, chàng trai trẻ nỗ lực, gắng sức học hành và kết quả như ý. Khi nhận được chiếc xe máy thì phải chăng chàng trai tự hào vì chính do công lao học hành của mình nên có được chiếc xe máy hay là chân nhận rằng tất cả là do tình thương của bố mẹ mà mình chỉ đáp ứng tình thương ấy bằng việc làm theo lời bố mẹ dạy. Là Kitô hữu chúng ta tin nhận rằng mọi sự đều là hồng ân. Tự sức mình thì không một ai có thể chiếm được hạnh phúc vĩnh cửu, sự sống đời đời. Ngay cả sự sống đời này, sự việc được làm người thì chẳng có ai phải trả công sức nào. Nếu Chúa không muốn thì chẳng có sự gì tồn tại. Tương tự như thế, sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc Nước Trời là hồng ân nhưng không của Chúa ban và chúng ta chỉ đáp trả tình thương của Chúa bằng việc thực thi Lời Người chỉ dạy.
Xin cẩn trọng để tránh vết chân của người biệt phái mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng là thái độ tự hào về công trạng của mình. Cho dù ăn chay tuần hai lần, dâng cúng mười phần trăm hoa lợi cho Nhà Chúa, bố thí một nửa gia tài cho kẻ khó mà ỷ lại vào đó để bắt Chúa phải ân thưởng Nước Trời thì cũng là uổng công. Hiểu được điều này thì thái độ sống của Kitô hữu là luôn tích cực thực thi lời Chúa dạy trong niềm tin, tin rằng tất cả là do tình yêu nhưng không của Chúa và chúng ta chỉ làm việc phải làm mà thôi.
Không một ai muốn làm người ngu dại. Thế nhưng ta đã sống như người khôn ngoan xây nhà trên đá chưa, quả là câu hỏi thật khó trả lời chắc chắn. Lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức. Không ai muốn cảnh tình mưa sa, bão tố…đến với đời mình, thế nhưng cuộc đời con người, cá nhân cũng như tập thể xã hội khó tránh được những sóng gió dù không mong vẫn cứ đến. Chính những lúc này thì sự khôn ngoan mới rực sang nơi những người biết nghe lời Chúa và đem ra thực thi và thực thi trong niềm tin.