Sứ vụ của Thiên Chúa hay việc sai đi của Thiên Chúa (Missio Dei) là một hạn từ thần học Kitô Giáo. Hạn từ này càng ngày càng nổi tiếng từ hậu bán thế kỷ 20 trở đi. Nhiều người cho là do nhà truyền giáo học người Đức Karl Hartenstein sáng chế. Dù sao, nó được Hội Nghị tại Willingen năm 1954 của Hội Đồng Truyền Giáo Quốc Tế sử dụng và được nhà thần học Georg Vicedom của Giáo Hội Luthêrô khai triển.
Nhưng người đem lại cho nó một mô tả xúc tích chính là David Bosch thuộc Giáo Hội Cải Cách khi ông này quả quyết: “truyền giáo chủ yếu không phải là một sinh hoạt của giáo hội, nhưng là một thuộc tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là một Thiên Chúa sai đi” (Transforming Mission, Maryknoll: Orbis Books, 1991, 389–390). Cùng trong đường hướng này, Jurgen Moltmann viết: “không phải giáo hội có sứ vụ cứu rỗi phải chu toàn trong thế giới; nó là sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần qua Chúa Cha, một sứ vụ có bao gồm giáo hội” (The Church in the Power of the Spirit: A Contribution to Messianic Ecclesiology, London: SCM Press, 1977, 64).
Từ đó, có một sự thay đổi nhẹ nhàng nhưng cương quyết hướng tới cái hiểu truyền giáo như sứ vụ của Thiên Chúa. Trong các thế kỷ trước đây, truyền giáo được hiểu theo nhiều nghĩa khác thế. Đôi khi được hiểu chủ yếu theo nghĩa cứu chuộc (soteriological) tức cứu chuộc các cá nhân khỏi trầm luân đời đời. Hay theo nghĩa văn hóa: dẫn đưa người ở phương Đông và phương Nam vào các ơn phúc và đặc ân của Kitô Giáo Phương Tây. Khi khác lại theo nghĩa giáo hội: để mở rộng Giáo Hội hay một hệ phái nào đó. Có khi cũng theo nghĩa lịch sử cứu rỗi: hiểu như một diễn trình nhờ đó thế giới, do từ từ biến đổi hay do một biến động lớn, sẽ biến đổi thành Vương Quốc Thiên Chúa.
Người ta cho rằng với các lối hiểu trên, mối liên hệ nội tai qua lại giữa Kitô học, cứu thế học và học lý Ba Ngôi, rất quan trọng đối với giáo hội sơ khai, đã từ từ nhường chỗ cho một trong các cách giải thích khác nhau về tín lý ơn thánh.
Từ hậu bán thế kỷ 20, người ta hiểu truyền giáo được dẫn khởi từ chính bản tính Thiên Chúa, và được đặt trong ngữ cảnh học lý Thiên Chúa Ba Ngôi, chứ không phải giáo hội học hay cứu thế học. Học lý cổ điển về sứ vụ của Thiên Chúa hiểu như Chúa Cha sai Chúa Con, và Chúa Cha cùng Chúa Con sai Chúa Thánh Thần được mở rộng để bao gồm một “chuyển động” khác tức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần sai giáo hội vào thế gian.
Với cái hiểu trên, sứ vụ truyền giáo của chúng ta tự nó sẽ không có sự sống: chỉ ở trong tay Thiên Chúa sai đi nó mới thực sự được gọi là sứ vụ. Và điều này nữa: sáng kiến truyền giáo phát xuất từ một mình Thiên Chúa.
Thành thử truyền giáo được nhìn như một chuyển động từ Thiên Chúa tới thế gian; giáo hội được coi như một dụng cụ để thi hành sự sai đi này. Có giáo hội vì có sai đi, chứ không ngược lại. Tham dự vào việc sai đi là tham dự vào chuyển động yêu thương của Thiên Chúa hướng tới dân Người, vì Thiên Chúa là nền tảng của việc sai tình yêu đi.
Như Darell Guder nói nhân danh The Gospel and Our Culture Network, chúng ta bắt đầu thấy ra rằng giáo hội của Chúa Giêsu Kitô không phải là mục đích hay mục tiêu của tin mừng, mà đúng hơn chỉ là một dụng cụ và nhân chứng... Chính sứ vụ của Thiên Chúa đã kêu gọi và sai chúng ta, giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, đi để trở thành một giáo hội truyền giáo trong các xã hội của chúng ta, trong các nền văn hóa trong đó chúng ta hiện diện (Missional Church: A Vision for the Sending of the Church in North America, Grand Rapids, MI: Eerdmans Publishing, 1998, 4-5).
Chính trong ngữ cảnh trên, Paulo Suess, nhà thần học Công Giáo người Đức, nhưng sinh hoạt ở Ba Tây và là nhà sáng lập ra ngành học hậu đại học về truyền giáo tại đây, trong International Review of Mission, Vol. XCII, n. 367, tháng Mười năm 2003 có bài viết tựa là “Missio Dei and the Project of Jesus: The Poor and the “Other” as Mediators of the Kingdom of and Protagonists of the Churches” (Sứ Vụ Thiên Chúa và Dự Án Giêsu: Người Nghèo và “Người Khác” như Những Người Trung Gian của Nước Trời và Những Người Chủ Đạo của Giáo Hội), một bài vốn nguyên ủy viết cho Hội Nghị Willingen.
Trong phần nhập đề, sau khi nói đến cảnh bới rác của dân nghèo ở Asunción, Paraguay mà ông được chứng kiến nhân tham dự hội nghị đại kết Châu Mỹ La Tinh lần thứ tư về “teologia india”, tháng Năm năm 2002, và việc hàng giáo phẩm ở đây giữ một khoảng cách tín lý với đống rác ấy, tác giả tự hỏi: “liệu ý niệm thần học missio Dei, nói đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian, có được thông truyền một cách có ý nghĩa trong những cảnh tượng bạo lực như thế này không?
Theo ông, Châu Mỹ La Tinh có 500 năm lịch sử giáo hội nhưng lịch sử này chưa bao giờ ăn khớp với lịch sử nhân bản đã có từ 30 hay 40 ngàn năm của lục địa này. Ông cho rằng, đối với thần học Châu Mỹ La Tinh, thực hành luôn đóng vai trò quan trọng hơn là việc đào sâu vào ngôn từ hơn nhằm biện minh hay tái dựng nhưng cuốc xẻng đào xới bị gẫy hết khi gặp nền đất đầy sỏi đá của thực tại. Liệu trong bối cảnh này, ý niệm missio Deicó còn tác dụng gì không? Cụ thể hơn, làm thế nào biến các chủ đề của missio Deithành tin mừng cho người nghèo và “người khác”?
Theo Suess, ý niệm missio Deigiả thiết một lịch sử suy niệm lâu dài về mầu nhiệm Ba Ngôi. Ngay cả bây giờ, điều này cũng vẫn đưa chúng ta vào một mê hồn trận các hạn từ phức tạp về sự sống nội thẳm (processiones, phát sinh) và hoạt động bên ngoài (missiones, sai đi) của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đến mức nào thì các missiones (sai đi) này có thể được dùng như các loại suy cho điều ngày nay ta gọi là truyền giáo hay bản chất truyền giáo của giáo hội? Liệu missio Dei có gì liên quan đến các cơ sở và hoa trái của niềm hy vọng mà chúng ta có thể giải thích (1 Pr. 3:15) không?
Đối với Kitô hữu, mô hình missio Deithoạt đầu nói về sự hiện diện và, cùng một lúc, sự siêu việt của Thiên Chúa. Không tạo vật nào đã được nhìn thấy Thiên Chúa (Ga 5:37; 6:46). Việc sai Chúa Giêsu đi chính là vì việc Người được nhìn thấy, chứng từ có thế giá của Người (Ga 3:11). Sự căng thẳng giữa tính siêu việt của Thiên Chúa một đàng và đàng kia sự hiện diện của Người trong thế giới khiến chúng ta lưu ý đến vấn đề làm trung gian cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Missio Deilà ý niệm thần học giúp ta nói đến cả hai, cả sự hiện diện lẫn tính siêu việt của Thiên Chúa.
Các vay mượn văn hóa dùng để giải thích missio Deiphát xuất từ xa, đúng thế, nhưng đối với chúng ta, truyền giáo mà không dính líu gì tới missio Deichắc chắn chỉ còn là một sứ vụ giải phóng đạo đức – xã hội ngắn hạn. Ngược lại, một truyền giáo chỉ biết trừng trừng dán mắt vào sự thật trong sứ điệp cứu rỗi của nó mà thôi kết cục sẽ sa vào chủ nghĩa cực đoan.
Các Kitô hữu tìm cơ sở cho việc truyền giáo được họ hiểu như một sứ vụ hy vọng và yêu thương trong đức tin, trong Thiên Chúa, Đấng khôn rò. Vị Thiên Chúa yêu thương này không thể mãi mãi ở một mình và khép kín nhưng phải tự hiến mình trong tương quan. Vị Thiên Chúa khôn rò và siêu việt này để lại các dấu vết hữu hình không những trong tạo thế mà, đối với các Kitô hữu, trên hết, trong việc mạc khải và nhập thể của Ngôi Lời. Chúng ta lần rở lại các dấu vết này của Thiên Chúa khi tìm cơ sở cho việc truyền giáo và việc hợp pháp hóa nó một cách hợp bối cảnh và phổ quát. Chúng ta đi lại nẻo đường mạc khải truyền khẩu và văn bản cả mạc khải bằng các dấu chỉ không lời (non-verbal) nữa cho tới khi vươn tới cơ sở vô hình của nó. Khởi đi từ con đường cứu rỗi chuyên biệt có tính Kitô Giáo, như đã được cung hiến cho nhân loại qua việc nhập thể của Ngôi Lời nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cố gắng công bố lượng nhân từ của Thiên Chúa cho mọi hữu thể nhân bản. Lịch sử cứu rỗi địa phương tạo thành cái khung cho sự cứu rỗi phổ quát. Tính phổ quát này cần phải được chấp nhận vì, nếu không, cứu rỗi sẽ trở thành chuyện của số ít người được ưu đãi và may mắn.
Missio Deidứt khoát cho thấy việc sai đi và hiện diện phổ quát của Thiên Chúa. Nó cho thấy một hình thức hiện diện đặc thù của Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi dưới hình thức pneuma (thần khí) và logos (lời) nhập thể. Nền tảng vô hình của missio Deitrong thần học được mô tả bằng thuật ngữ “ba ngôi nội tại” (immanent trinity). “Ba ngôi nội tại” phối hợp điều thần học gọi là sự phát sinh (processiones) nội tại của thần khí (pneuma) do “sự thở hơi” ("spiration") của Chúa Cha và Chúa Con, và sự phát sinh của lời do việc "sinh ra” ("procreation") bởi Chúa Cha. Những cuộc phát sinh của lời và thần khí này, trong suy tư thần học hiểu là do tình yêu nơi Thiên Chúa giả định đòi hỏi, sau đó đã được mô tả chính xác hơn như là “thông truyền” (communication) và "tương quan" (relationship). Cơ sở vô hình của “Ba Ngôi nội tại” trùng hợp với các hậu quả hữu hình của “Ba Ngôi nhiệm cục (lịch sử cứu rỗi)” (nhập thể, thập giá/phục sinh và sai Chúa Thánh Thần xuống) mà chúng ta gọi là missio Dei. Điều đó giải thích tại sao thần học cổ điển coi missio Deilà đỉnh điểm của các mầu nhiệm quan trọng nhất của đức tin và là việc tiếp tục theo lối loại suy các phát sinh vốn đã bắt đầu “trước khi thế gian được tạo thành” (Ga 17:24).
Sự hiện diện của Thiên Chúa
Missio Deitrước nhất chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa do việc sai lời và thần khí đi. Việc sai lời đi vào bản tính thực sự nhân loại của Chúa Giêsu thành Nadarét được tiếp nối với sự sai Chúa Thánh Thần xuống thế gian và giáo hội. Việc sai Chúa Thánh Thần đi cũng xẩy ra với mỗi con người cá thể. Việc cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi trong các hữu thể nhân bản đã được tha thứ là một trong các mục tiêu của missio Dei(Ga 14:23); việc này, tuy thế, không được hiểu như một việc đặc thù hóa sự hiện diện và hành động cứu rỗi của Thiên Chúa. “Việc sai đi” và “việc cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi” luôn có nghĩa sự hiện diện toàn diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa Cha không ở đâu đó “đàng sau” thần khí được sai đi và ngôi lời nhập thể, do đó, chịu mất căn tính, như chữ ẩn dụ “sai đi” có thể gợi ý, như thể người nhận bài sai và sứ giả khác với người sai. Thiên Chúa được mạc khải qua Chúa Con như người sai lời và thần khí đi và đồng thời như lời và thần khí. Trong cách hiểu thông thường của chúng ta, sứ vụ và sai đi luôn liên hệ tới việc thay đổi nơi chốn. Với missio Dei, câu truyện không như thế. Việc ngôi lời và thần khí đến trong thế gian nhỏ bé của chúng ta, xét theo vũ trụ học, không hề làm cho Thiên Chúa hay “một phần của Thiên Chúa” (lời và thần khí) khiếm diện “ở một nơi khác nào đó” nhưng chỉ có thể hiểu như một biểu hiện đặc biệt của Thiên Chúa duy nhất và hiện diện khắp nơi trong các điều kiện lịch sử và nhân học mà thôi.
Luôn luôn là Thiên Chúa duy nhất ba ngôi, Đấng đến với chúng ta trong nhiều hình thức khác nhau của cho đi và sự sống thần linh như thần khí và lời, như Chúa Thánh Thần và Chúa Con, và là Thiên Chúa từ muôn đời tới muôn đời, trong khi vẫn là Thiên Chúa xa cách và mầu nhiệm vô cùng. Thiên Chúa không phải chỉ là người sai. Nơi Chúa Con và thần khí, Thiên Chúa đồng thời là người được sai đi. “Bất cứ ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14:9). Hai vị có một sự đồng nhất trong việc rao giảng (kerygmatic identity): "Chúa Cha, Đấng sai Ta, chính Người đã ban cho Ta lệnh truyền phải nói gì và phải tuyên bố gì” (Ga 12:49).
Vì Thiên Chúa duy nhất cũng là Thiên Chúa ba ngôi, nên sứ vụ của Thiên Chúa, tức missio Dei, cũng chỉ luôn được hiểu nhờ loại suy. Thiên Chúa không sai các phần hay các phái viên của Ba Ngôi đi. Sứ vụ của Thiên Chúa, trong căn bản, chỉ là một dấu hiệu của sự hiện diện toàn diện của Người giữa chúng ta. Nói cách khác, Thiên Chúa không đến với những hữu thể nhân bản vô thần thánh qua việc sai đi... Do đó, truyền giáo là truyền bá đức tin chứ không phải truyền bá Thiên Chúa. Truyền giáo chỉ công bố phương cách chuyên biệt của Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện. Nếu ta cũng coi giáo hội có tính “truyền giáo từ trong bản chất” (Ad gentes, 2), và ta hiểu bản chất này đến nỗi trong giáo hội không còn hoạt động hay sự công bố nào mà không có tính truyền giáo, cả ad intra (đối nội) lẫn ad extra (đối ngoại), thì sự phân biệt giữa lịch sử giáo hội và lịch sử truyền giáo sẽ không còn nữa. Thâm hậu hóa đức tin tại “các nước truyền thống theo Kitô Giáo” cũng là một hình thức truyền bá đức tin. Lịch sử giáo hội luôn luôn là lịch sử truyền giáo, và lịch sử truyền giáo là lịch sử giáo hội. Nên không hề có “các xứ truyền giáo” hiểu theo nghĩa ngược với các xứ không truyền giáo...
Truyền giáo của giáo hội là truyền giáo qua việc thành lập các cộng đồng. Các giáo hội và cộng đồng nào hiểu rõ Kitô Giáo là gì đều là những giáo hội và cộng đồng truyền giáo, và việc sai đi các thành viên của họ chỉ là một hình thức đặc biệt của đặc tính truyền giáo. Điều này cũng áp dụng vào đời sống các dòng tu. Theo chân Chúa Giêsu, sống như anh chị em trong cộng đồng và trong sự nghèo khó theo tin mừng là các dấu chỉ tinh thần truyền giáo của mọi hội dòng (Xem John Paul II, Vita consacrata, No. 72, 1996). Trong lịch sử thế giới, lịch sử giáo hội và lịch sử truyền giáo, missio Deichỉ có thể được công bố trong tư cách môn đệ. Nó là sự tiếp nối lịch sử của mặc khải Thiên Chúa ba ngôi, mà sự tự đổ mình ra bằng lời và dấu chỉ luôn diễn ra bên trong và bên ngoài các giáo hội như những định chế: “Như Cha đã sai Con vào thế gian thế nào, con cũng sai chúng vào thế gian như vậy” (Ga 17:18).
Thực hành hàng ngày của Giáo Hội không luôn dành chỗ cho missio Dei. Ngay trong giáo hội, chúng ta cũng phải lưu ý tới sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa. Muốn thế, ta được kêu gọi tạm ngưng mọi lề thói hàng ngày của định chế, cùng với mọi mong ước có được các giải pháp ma thuật và công trình làm ăn nói chung. Các tín hữu cũng luôn luôn phải đương đầu với việc thiếu lòng tin (Mc 9:24). Việc Thiên Chúa tự phát biểu luôn diễn ra dưới hình thức tự đổ mình ra đầy hàm hồ (xem K. Rahner, Grundkurs des glaubens. Einführung in den Begriff des Christentums, 5th ed. Freiburg i. Br., Herder, 1977, p. 222). Việc phúc âm hóa và công bố truyền giáo, do đó, luôn được ngỏ cả với giáo hội chúng ta lẫn những người ở bên ngoài giáo hội này. Giáo hội mà bản tính chủ yếu có tinh thần truyền giáo luôn tự phúc âm hóa mình cùng một lúc (Evangelii nuntiandi, 15). Mọi thầy cô dạy Thánh Kinh cũng đều là học trò của vương quốc Thiên Chúa (Mt 13:52). Và lời kêu gọi thống hối, vốn là một phần của việc công bố rằng nước Thiên Chúa đã gần kề, luôn giả thiết vị giảng thuyết và giáo hội phải thống hối trước.
Kỳ sau: Kế hoạch của Thiên Chúa
Nhưng người đem lại cho nó một mô tả xúc tích chính là David Bosch thuộc Giáo Hội Cải Cách khi ông này quả quyết: “truyền giáo chủ yếu không phải là một sinh hoạt của giáo hội, nhưng là một thuộc tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là một Thiên Chúa sai đi” (Transforming Mission, Maryknoll: Orbis Books, 1991, 389–390). Cùng trong đường hướng này, Jurgen Moltmann viết: “không phải giáo hội có sứ vụ cứu rỗi phải chu toàn trong thế giới; nó là sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần qua Chúa Cha, một sứ vụ có bao gồm giáo hội” (The Church in the Power of the Spirit: A Contribution to Messianic Ecclesiology, London: SCM Press, 1977, 64).
Từ đó, có một sự thay đổi nhẹ nhàng nhưng cương quyết hướng tới cái hiểu truyền giáo như sứ vụ của Thiên Chúa. Trong các thế kỷ trước đây, truyền giáo được hiểu theo nhiều nghĩa khác thế. Đôi khi được hiểu chủ yếu theo nghĩa cứu chuộc (soteriological) tức cứu chuộc các cá nhân khỏi trầm luân đời đời. Hay theo nghĩa văn hóa: dẫn đưa người ở phương Đông và phương Nam vào các ơn phúc và đặc ân của Kitô Giáo Phương Tây. Khi khác lại theo nghĩa giáo hội: để mở rộng Giáo Hội hay một hệ phái nào đó. Có khi cũng theo nghĩa lịch sử cứu rỗi: hiểu như một diễn trình nhờ đó thế giới, do từ từ biến đổi hay do một biến động lớn, sẽ biến đổi thành Vương Quốc Thiên Chúa.
Người ta cho rằng với các lối hiểu trên, mối liên hệ nội tai qua lại giữa Kitô học, cứu thế học và học lý Ba Ngôi, rất quan trọng đối với giáo hội sơ khai, đã từ từ nhường chỗ cho một trong các cách giải thích khác nhau về tín lý ơn thánh.
Từ hậu bán thế kỷ 20, người ta hiểu truyền giáo được dẫn khởi từ chính bản tính Thiên Chúa, và được đặt trong ngữ cảnh học lý Thiên Chúa Ba Ngôi, chứ không phải giáo hội học hay cứu thế học. Học lý cổ điển về sứ vụ của Thiên Chúa hiểu như Chúa Cha sai Chúa Con, và Chúa Cha cùng Chúa Con sai Chúa Thánh Thần được mở rộng để bao gồm một “chuyển động” khác tức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần sai giáo hội vào thế gian.
Với cái hiểu trên, sứ vụ truyền giáo của chúng ta tự nó sẽ không có sự sống: chỉ ở trong tay Thiên Chúa sai đi nó mới thực sự được gọi là sứ vụ. Và điều này nữa: sáng kiến truyền giáo phát xuất từ một mình Thiên Chúa.
Thành thử truyền giáo được nhìn như một chuyển động từ Thiên Chúa tới thế gian; giáo hội được coi như một dụng cụ để thi hành sự sai đi này. Có giáo hội vì có sai đi, chứ không ngược lại. Tham dự vào việc sai đi là tham dự vào chuyển động yêu thương của Thiên Chúa hướng tới dân Người, vì Thiên Chúa là nền tảng của việc sai tình yêu đi.
Như Darell Guder nói nhân danh The Gospel and Our Culture Network, chúng ta bắt đầu thấy ra rằng giáo hội của Chúa Giêsu Kitô không phải là mục đích hay mục tiêu của tin mừng, mà đúng hơn chỉ là một dụng cụ và nhân chứng... Chính sứ vụ của Thiên Chúa đã kêu gọi và sai chúng ta, giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, đi để trở thành một giáo hội truyền giáo trong các xã hội của chúng ta, trong các nền văn hóa trong đó chúng ta hiện diện (Missional Church: A Vision for the Sending of the Church in North America, Grand Rapids, MI: Eerdmans Publishing, 1998, 4-5).
Chính trong ngữ cảnh trên, Paulo Suess, nhà thần học Công Giáo người Đức, nhưng sinh hoạt ở Ba Tây và là nhà sáng lập ra ngành học hậu đại học về truyền giáo tại đây, trong International Review of Mission, Vol. XCII, n. 367, tháng Mười năm 2003 có bài viết tựa là “Missio Dei and the Project of Jesus: The Poor and the “Other” as Mediators of the Kingdom of and Protagonists of the Churches” (Sứ Vụ Thiên Chúa và Dự Án Giêsu: Người Nghèo và “Người Khác” như Những Người Trung Gian của Nước Trời và Những Người Chủ Đạo của Giáo Hội), một bài vốn nguyên ủy viết cho Hội Nghị Willingen.
Trong phần nhập đề, sau khi nói đến cảnh bới rác của dân nghèo ở Asunción, Paraguay mà ông được chứng kiến nhân tham dự hội nghị đại kết Châu Mỹ La Tinh lần thứ tư về “teologia india”, tháng Năm năm 2002, và việc hàng giáo phẩm ở đây giữ một khoảng cách tín lý với đống rác ấy, tác giả tự hỏi: “liệu ý niệm thần học missio Dei, nói đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế gian, có được thông truyền một cách có ý nghĩa trong những cảnh tượng bạo lực như thế này không?
Theo ông, Châu Mỹ La Tinh có 500 năm lịch sử giáo hội nhưng lịch sử này chưa bao giờ ăn khớp với lịch sử nhân bản đã có từ 30 hay 40 ngàn năm của lục địa này. Ông cho rằng, đối với thần học Châu Mỹ La Tinh, thực hành luôn đóng vai trò quan trọng hơn là việc đào sâu vào ngôn từ hơn nhằm biện minh hay tái dựng nhưng cuốc xẻng đào xới bị gẫy hết khi gặp nền đất đầy sỏi đá của thực tại. Liệu trong bối cảnh này, ý niệm missio Deicó còn tác dụng gì không? Cụ thể hơn, làm thế nào biến các chủ đề của missio Deithành tin mừng cho người nghèo và “người khác”?
Theo Suess, ý niệm missio Deigiả thiết một lịch sử suy niệm lâu dài về mầu nhiệm Ba Ngôi. Ngay cả bây giờ, điều này cũng vẫn đưa chúng ta vào một mê hồn trận các hạn từ phức tạp về sự sống nội thẳm (processiones, phát sinh) và hoạt động bên ngoài (missiones, sai đi) của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đến mức nào thì các missiones (sai đi) này có thể được dùng như các loại suy cho điều ngày nay ta gọi là truyền giáo hay bản chất truyền giáo của giáo hội? Liệu missio Dei có gì liên quan đến các cơ sở và hoa trái của niềm hy vọng mà chúng ta có thể giải thích (1 Pr. 3:15) không?
Đối với Kitô hữu, mô hình missio Deithoạt đầu nói về sự hiện diện và, cùng một lúc, sự siêu việt của Thiên Chúa. Không tạo vật nào đã được nhìn thấy Thiên Chúa (Ga 5:37; 6:46). Việc sai Chúa Giêsu đi chính là vì việc Người được nhìn thấy, chứng từ có thế giá của Người (Ga 3:11). Sự căng thẳng giữa tính siêu việt của Thiên Chúa một đàng và đàng kia sự hiện diện của Người trong thế giới khiến chúng ta lưu ý đến vấn đề làm trung gian cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Missio Deilà ý niệm thần học giúp ta nói đến cả hai, cả sự hiện diện lẫn tính siêu việt của Thiên Chúa.
Các vay mượn văn hóa dùng để giải thích missio Deiphát xuất từ xa, đúng thế, nhưng đối với chúng ta, truyền giáo mà không dính líu gì tới missio Deichắc chắn chỉ còn là một sứ vụ giải phóng đạo đức – xã hội ngắn hạn. Ngược lại, một truyền giáo chỉ biết trừng trừng dán mắt vào sự thật trong sứ điệp cứu rỗi của nó mà thôi kết cục sẽ sa vào chủ nghĩa cực đoan.
Các Kitô hữu tìm cơ sở cho việc truyền giáo được họ hiểu như một sứ vụ hy vọng và yêu thương trong đức tin, trong Thiên Chúa, Đấng khôn rò. Vị Thiên Chúa yêu thương này không thể mãi mãi ở một mình và khép kín nhưng phải tự hiến mình trong tương quan. Vị Thiên Chúa khôn rò và siêu việt này để lại các dấu vết hữu hình không những trong tạo thế mà, đối với các Kitô hữu, trên hết, trong việc mạc khải và nhập thể của Ngôi Lời. Chúng ta lần rở lại các dấu vết này của Thiên Chúa khi tìm cơ sở cho việc truyền giáo và việc hợp pháp hóa nó một cách hợp bối cảnh và phổ quát. Chúng ta đi lại nẻo đường mạc khải truyền khẩu và văn bản cả mạc khải bằng các dấu chỉ không lời (non-verbal) nữa cho tới khi vươn tới cơ sở vô hình của nó. Khởi đi từ con đường cứu rỗi chuyên biệt có tính Kitô Giáo, như đã được cung hiến cho nhân loại qua việc nhập thể của Ngôi Lời nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cố gắng công bố lượng nhân từ của Thiên Chúa cho mọi hữu thể nhân bản. Lịch sử cứu rỗi địa phương tạo thành cái khung cho sự cứu rỗi phổ quát. Tính phổ quát này cần phải được chấp nhận vì, nếu không, cứu rỗi sẽ trở thành chuyện của số ít người được ưu đãi và may mắn.
Missio Deidứt khoát cho thấy việc sai đi và hiện diện phổ quát của Thiên Chúa. Nó cho thấy một hình thức hiện diện đặc thù của Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi dưới hình thức pneuma (thần khí) và logos (lời) nhập thể. Nền tảng vô hình của missio Deitrong thần học được mô tả bằng thuật ngữ “ba ngôi nội tại” (immanent trinity). “Ba ngôi nội tại” phối hợp điều thần học gọi là sự phát sinh (processiones) nội tại của thần khí (pneuma) do “sự thở hơi” ("spiration") của Chúa Cha và Chúa Con, và sự phát sinh của lời do việc "sinh ra” ("procreation") bởi Chúa Cha. Những cuộc phát sinh của lời và thần khí này, trong suy tư thần học hiểu là do tình yêu nơi Thiên Chúa giả định đòi hỏi, sau đó đã được mô tả chính xác hơn như là “thông truyền” (communication) và "tương quan" (relationship). Cơ sở vô hình của “Ba Ngôi nội tại” trùng hợp với các hậu quả hữu hình của “Ba Ngôi nhiệm cục (lịch sử cứu rỗi)” (nhập thể, thập giá/phục sinh và sai Chúa Thánh Thần xuống) mà chúng ta gọi là missio Dei. Điều đó giải thích tại sao thần học cổ điển coi missio Deilà đỉnh điểm của các mầu nhiệm quan trọng nhất của đức tin và là việc tiếp tục theo lối loại suy các phát sinh vốn đã bắt đầu “trước khi thế gian được tạo thành” (Ga 17:24).
Sự hiện diện của Thiên Chúa
Missio Deitrước nhất chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa do việc sai lời và thần khí đi. Việc sai lời đi vào bản tính thực sự nhân loại của Chúa Giêsu thành Nadarét được tiếp nối với sự sai Chúa Thánh Thần xuống thế gian và giáo hội. Việc sai Chúa Thánh Thần đi cũng xẩy ra với mỗi con người cá thể. Việc cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi trong các hữu thể nhân bản đã được tha thứ là một trong các mục tiêu của missio Dei(Ga 14:23); việc này, tuy thế, không được hiểu như một việc đặc thù hóa sự hiện diện và hành động cứu rỗi của Thiên Chúa. “Việc sai đi” và “việc cư ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi” luôn có nghĩa sự hiện diện toàn diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa Cha không ở đâu đó “đàng sau” thần khí được sai đi và ngôi lời nhập thể, do đó, chịu mất căn tính, như chữ ẩn dụ “sai đi” có thể gợi ý, như thể người nhận bài sai và sứ giả khác với người sai. Thiên Chúa được mạc khải qua Chúa Con như người sai lời và thần khí đi và đồng thời như lời và thần khí. Trong cách hiểu thông thường của chúng ta, sứ vụ và sai đi luôn liên hệ tới việc thay đổi nơi chốn. Với missio Dei, câu truyện không như thế. Việc ngôi lời và thần khí đến trong thế gian nhỏ bé của chúng ta, xét theo vũ trụ học, không hề làm cho Thiên Chúa hay “một phần của Thiên Chúa” (lời và thần khí) khiếm diện “ở một nơi khác nào đó” nhưng chỉ có thể hiểu như một biểu hiện đặc biệt của Thiên Chúa duy nhất và hiện diện khắp nơi trong các điều kiện lịch sử và nhân học mà thôi.
Luôn luôn là Thiên Chúa duy nhất ba ngôi, Đấng đến với chúng ta trong nhiều hình thức khác nhau của cho đi và sự sống thần linh như thần khí và lời, như Chúa Thánh Thần và Chúa Con, và là Thiên Chúa từ muôn đời tới muôn đời, trong khi vẫn là Thiên Chúa xa cách và mầu nhiệm vô cùng. Thiên Chúa không phải chỉ là người sai. Nơi Chúa Con và thần khí, Thiên Chúa đồng thời là người được sai đi. “Bất cứ ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14:9). Hai vị có một sự đồng nhất trong việc rao giảng (kerygmatic identity): "Chúa Cha, Đấng sai Ta, chính Người đã ban cho Ta lệnh truyền phải nói gì và phải tuyên bố gì” (Ga 12:49).
Vì Thiên Chúa duy nhất cũng là Thiên Chúa ba ngôi, nên sứ vụ của Thiên Chúa, tức missio Dei, cũng chỉ luôn được hiểu nhờ loại suy. Thiên Chúa không sai các phần hay các phái viên của Ba Ngôi đi. Sứ vụ của Thiên Chúa, trong căn bản, chỉ là một dấu hiệu của sự hiện diện toàn diện của Người giữa chúng ta. Nói cách khác, Thiên Chúa không đến với những hữu thể nhân bản vô thần thánh qua việc sai đi... Do đó, truyền giáo là truyền bá đức tin chứ không phải truyền bá Thiên Chúa. Truyền giáo chỉ công bố phương cách chuyên biệt của Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện. Nếu ta cũng coi giáo hội có tính “truyền giáo từ trong bản chất” (Ad gentes, 2), và ta hiểu bản chất này đến nỗi trong giáo hội không còn hoạt động hay sự công bố nào mà không có tính truyền giáo, cả ad intra (đối nội) lẫn ad extra (đối ngoại), thì sự phân biệt giữa lịch sử giáo hội và lịch sử truyền giáo sẽ không còn nữa. Thâm hậu hóa đức tin tại “các nước truyền thống theo Kitô Giáo” cũng là một hình thức truyền bá đức tin. Lịch sử giáo hội luôn luôn là lịch sử truyền giáo, và lịch sử truyền giáo là lịch sử giáo hội. Nên không hề có “các xứ truyền giáo” hiểu theo nghĩa ngược với các xứ không truyền giáo...
Truyền giáo của giáo hội là truyền giáo qua việc thành lập các cộng đồng. Các giáo hội và cộng đồng nào hiểu rõ Kitô Giáo là gì đều là những giáo hội và cộng đồng truyền giáo, và việc sai đi các thành viên của họ chỉ là một hình thức đặc biệt của đặc tính truyền giáo. Điều này cũng áp dụng vào đời sống các dòng tu. Theo chân Chúa Giêsu, sống như anh chị em trong cộng đồng và trong sự nghèo khó theo tin mừng là các dấu chỉ tinh thần truyền giáo của mọi hội dòng (Xem John Paul II, Vita consacrata, No. 72, 1996). Trong lịch sử thế giới, lịch sử giáo hội và lịch sử truyền giáo, missio Deichỉ có thể được công bố trong tư cách môn đệ. Nó là sự tiếp nối lịch sử của mặc khải Thiên Chúa ba ngôi, mà sự tự đổ mình ra bằng lời và dấu chỉ luôn diễn ra bên trong và bên ngoài các giáo hội như những định chế: “Như Cha đã sai Con vào thế gian thế nào, con cũng sai chúng vào thế gian như vậy” (Ga 17:18).
Thực hành hàng ngày của Giáo Hội không luôn dành chỗ cho missio Dei. Ngay trong giáo hội, chúng ta cũng phải lưu ý tới sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa. Muốn thế, ta được kêu gọi tạm ngưng mọi lề thói hàng ngày của định chế, cùng với mọi mong ước có được các giải pháp ma thuật và công trình làm ăn nói chung. Các tín hữu cũng luôn luôn phải đương đầu với việc thiếu lòng tin (Mc 9:24). Việc Thiên Chúa tự phát biểu luôn diễn ra dưới hình thức tự đổ mình ra đầy hàm hồ (xem K. Rahner, Grundkurs des glaubens. Einführung in den Begriff des Christentums, 5th ed. Freiburg i. Br., Herder, 1977, p. 222). Việc phúc âm hóa và công bố truyền giáo, do đó, luôn được ngỏ cả với giáo hội chúng ta lẫn những người ở bên ngoài giáo hội này. Giáo hội mà bản tính chủ yếu có tinh thần truyền giáo luôn tự phúc âm hóa mình cùng một lúc (Evangelii nuntiandi, 15). Mọi thầy cô dạy Thánh Kinh cũng đều là học trò của vương quốc Thiên Chúa (Mt 13:52). Và lời kêu gọi thống hối, vốn là một phần của việc công bố rằng nước Thiên Chúa đã gần kề, luôn giả thiết vị giảng thuyết và giáo hội phải thống hối trước.
Kỳ sau: Kế hoạch của Thiên Chúa