THÁI BÌNH, Việt Nam – Các bệnh nhân phong cùi ở một trại phong lớn nhất miền bắc Việt Nam vui mừng vì nhà thờ của họ được tái thiết làm nơi dâng lễ, cầu nguyện và trú ngụ thiên tai.
Xem hình ảnh
Khoảng 1.200 người bao gồm tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, ban giám đốc trại phong, bệnh nhân, y bác sĩ và lương dân đã tham dự nghi thức cắt băng khánh thành, làm phép nhà thờ mới và Thánh lễ tạ ơn hôm mồng 4 Tết (6-2) do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ của Thái Bình chủ sự. Đồng tế với ngài có 20 linh mục và 1 phó tế (con của 1 bệnh nhân).
Ông Vinhsơn Vũ Thế Hùng, một trong số những bệnh nhân tham dự Thánh lễ trọng thể ấy, nói rằng: “Tôi tin rằng lòng thương xót Chúa đã nhận lời chúng tôi kêu xin”. Ông Hùng 65 tuổi cho biết ngôi nhà thờ cũ vì quá nhỏ bé và cũ nát, nó không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dịp lễ lớn và nó cũng có thể gây nguy hiểm cho giáo dân ngồi dự lễ vì tường đã bị nứt và mái bị dột.
“Ngôi nhà thờ cũ 75 tuổi đã hoàn thành vai trò của nó, thay vào đó là nhà thờ mới rộng lớn, xinh đẹp và chắc chắn hơn. Chúng tôi vui mừng, hạnh phúc, thêm tin tưởng vào Chúa và an tâm ngồi tham dự các lễ nghi Công Giáo diễn ra bên trong nhà thờ”, ông Hùng nói. Ông kể lại những năm trước, bệnh nhân và giáo dân phải ngồi ngoài trời lấy dù che mưa nắng và gió rét để tham dự Thánh lễ đầu năm do Đức giám mục chủ sự.
Từ năm 1993, sau khi Đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang về làm giám mục Thái Bình, ngài đã khởi xướng thói quen quy tụ mọi thành phần trong giáo phận về dâng Thánh lễ đầu xuân để cầu nguyện và an ủi các bệnh nhân tại nhà thờ giáo họ Đông Thọ vào ngày mồng 4 Tết nguyên đán hàng năm. Nhà thờ giáo họ nằm trong khu vực trại phong Văn Môn, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cách Hà Nội 115 kilômet về hướng đông nam.
Bà Maria Nguyễn Thị Tài, trùm chánh giáo họ Đông Thọ, phát biểu cuối Thánh lễ rằng: “Chúng con không thể kể hết những ơn lành trọng đại mà Thiên Chúa đã ban cho chúng con trong những năm qua. Ngôi nhà thờ mới là một trong những ơn đó. Chúng con tri ân cha xứ, các ân nhân, ban giám đốc bệnh viện phong – da liễu Văn Môn, tất cả những người đã góp công sức xây dựng nhà thờ này, kể cả những người không Công Giáo và những người nay đã qua đời.”
Bà Tài 62 tuổi, một trong những người đã từng nhiễm trùng Hansen mà nay đã khỏi bệnh, nói tiếp rằng: “Nhà thờ mới mang tước hiệu ‘Lòng Thương Xót Chúa’ như bông hoa tươi đẹp chúng con dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria. Chúng con không thể diễn tả được nỗi vui mừng của mình. Chúng con như người đang mơ khi chứng kiến tận mắt nhà thờ mới được khánh thành. Chúng con mượn Thánh Vịnh 125 mà hát lên rằng: ‘Việc Chúa làm cho ta ôi thật vị đại, ta thấy mình chan chứa một niềm vui’”.
Linh mục Giuse Mai Trần Huynh, đặc trách trại phong Văn Môn, người khởi xướng xây dựng lại nhà thờ cho giáo họ và cũng là cho các bệnh nhân phong cùi, nói rằng: “Lịch sử trại phong Văn Môn có 3 nhà thờ nằm ở 3 vị trí đông – tây – nam theo khu vực và nhóm bệnh nhân nặng nhẹ khác nhau, mỗi khu vực ấy gọi là ‘giáp’. Hiện nay một nhà thờ đã sập đổ và mất tích, chỉ còn lại 2 nhà thờ, trong đó nhà thờ Đông Thọ là nhà thờ nằm ở vị trí trung tâm, cao hơn, lớn hơn để đáp ứng cho những dịp lễ lớn trong toàn trại”.
Cha Huynh 65 tuổi, đặc trách trại phong từ năm 1992, cho biết năm 2007 ngài đã tái thiết nhà thờ Tây An làm nhà nguyện cho các bệnh nhân thường xuyên vào chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện, thỉnh thoảng cha Huynh cũng dâng Thánh lễ tại nhà thờ nhỏ này.
Nhằm lễ Lòng Thương Xót Chúa năm 2009, cha Huynh tiếp tục khởi công tái thiết nhờ thờ thứ hai là nhà thờ giáo họ Đông Thọ rộng 15 mét, dài 42 mét, cao 14 mét, một tum cao 20 mét, hai tháp chuông cao 37 mét, hai quả chuông đồng mỗi quả nặng gần 300 kilôgam. Sau gần 20 tháng thi công nay đã hoàn thành, thà thờ mới với sức chứa khoảng 1000 người, được thiết kế theo lối kiến trúc gothicque, có hai mái thượng và hai mái hạ lợp ngói, tạo sự cân đối hài hòa, nhìn từ xa giống như một con tàu đang rẽ sóng ra khơi.
Cuối nhà thờ là một sân khấu và quảng trường rộng gần 1000 mét vuông, bên cạnh có đài Đức Mẹ La Vang, thuận lợi cho những dịp dâng hoa kính Đức Mẹ hoặc giới trẻ tổ chức sinh hoạt. Xung quanh nhà thờ được bao bọc bởi đường bê-tông rộng 8 mét, với tổng diện tích 3000 mét vuông, bên cạnh có trồng hoa và cây cảnh, thuận lợi cho những dịp rước kiệu hoặc cung nghinh Thánh Thể. Đầu nhà thờ giáp gianh với khu nghĩa trang chôn cất hàng chục ngàn bệnh nhân đã qua đời.
Nghi thức cắt băng khánh thành nhà thờ Đông Thọ diễn ra ở sân cuối nhà thờ, sau đó chiếc chìa khóa nhà thờ và bức tranh nhà thờ được Đức cha Đệ trao cho cha Huynh, dấu chỉ như muốn nói rằng: Cha Huynh, người đặc trách trại phong Văn Môn, có toàn quyền dâng Thánh lễ và ban các Bí tích cho các tín hữu tại nhà thờ này.
Sau khi chúc mừng và khen ngợi cha Huynh đã có công xây dựng cùng những người cộng tác góp phần cho nhà thờ mới được hoàn thành, Đức cha Đệ cầm chiếc gậy gõ vào cửa chính nhà thờ, cửa mở ra cho ngài cùng tất cả mọi người tiến vào trong nhà thờ dâng Thánh lễ. Tiếng vỗ tay và tiếng chuông từ 2 tháp ngân vang, trong khi đó có gần 100 người nam và nữ mặc đồng phục và thổi kèn, các nhạc công này đến từ các giáo xứ lân cận.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Đệ mời gọi mọi người trở nên muối và men để làm chứng cho Chúa ngay trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách và bệnh tật của mình. Ngài cũng mời gọi các linh mục, tu sĩ và cộng đoàn hiệp dâng lễ vật bằng tiền ngay trong Thánh lễ để góp phần chia sẻ với các bệnh nhân. Mỗi người tùy tâm bỏ vào phong bì và mang lên trao cho Đức cha và cha Huynh lúc sau bài giảng. Số tiền hôm đó thu được là 16.185.000 đồng. Có nhiều người mang theo đường, bánh chưng, bánh kẹo từ nhà đến để trao cho các bệnh nhân.
Ông Đỗ Trọng Hiền, một trong những bệnh nhân, tham dự trọn vẹn các nghi thức và thánh lễ dài 2 tiếng đồng hồ cho dù ông không phải là người Công Giáo, nói rằng: “Nhà thờ Đông Thọ có vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân phong. Nó không chỉ là nơi cầu nguyện, tổ chức các dịp lễ đông người, mà còn là nơi trú ẩn vững chắc cho các bệnh nhân mỗi khi có gió bão hoặc lũ lụt”.
Ông Hiền 72 tuổi, đến từ Hải Dương, sống ở trại phong Văn Môn từ năm 1956, kể rằng, nhiều lần nước ngập lụt ngang tường các dãy nhà ở của bệnh nhân, người ta phải đưa các bệnh nhân trú tạm trong nhà thờ Đông Thọ cũ vì đó là địa điểm cao hơn mực nước ngập lụt. “Từ nay chúng tôi có nhà thờ mới, rộng lớn và vững chắc hơn, chúng tôi không còn lo sợ những dịp thiên tai hàng năm nữa”, ông nói.
Ông Hiền đã cụt hết các ngón tay và 2 cẳng chân do bệnh phong, ông ngồi trên xe ba bánh và chỉ về nhà thờ mới và nói thêm rằng: “Nơi đây sẽ thu hút nhiều người ở khắp nơi về không chỉ viếng thăm các bệnh nhân mà còn ngắm nhìn và thăm quan nhà thờ và quang cảnh xung quanh nữa. Chúng tôi sẽ có thêm nhiều người đến đây chia sẻ, nói chuyện và ban lộc vào các dịp lễ và tết.”
Một bệnh nhân khác nói: “Nhà thờ mới là niềm mơ ước của không chỉ các bệnh nhân trong giáo họ và trong trại phong, mà còn của cả những người ưu tư và quan tâm đến những người đau khổ ở trại phong có nhiều bệnh nhân nhất miền bắc này”.
Một thầy chủng sinh nói rằng: “Tân thánh đường giáo họ Đông Thọ góp thêm vẻ đẹp cho bức tranh toàn cảnh trại phong Văn Môn, xứng nơi thờ tự linh thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của những tín hữu và bệnh nhân đến đây”.
Thầy đang học lớp thần 4 của đại chủng viện Hà Nội, nói thêm rằng: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều đoàn từ thiện trong và ngoài nước đến thăm và trợ giúp các phương tiện cần thiết cho các bệnh nhân, đồng thời sẽ góp phần hoàn thiện cho nội thất nhà thờ như bàn thờ, ghế ngồi, âm thanh, ánh sáng, đàn và các đồ phụng vụ khác. Sẽ có nhiều đoàn Công giáo đến đây dâng lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân nữa”.
Cha Huynh nói chi phí xây dựng nhà thờ hết gần 5 tỉ đồng, một tổ chức có tên là “Hội bảo trợ các nữ tu Việt Nam” ở Mỹ trợ giúp 115,000 USD. Số còn lại do cha Huynh xin tài trợ của một số cá nhân và tổ chức khác. Người dân địa phương tự nguyện đóng góp công sức của mình đến làm việc tại nhà thờ, tuy nhiên cha Huynh có trả cho người thợ từ 80 đến 100.000 đồng/một ngày làm việc. Có nhiều người đến làm việc không công.
Cha Huynh còn nói ngài không gặp khó khăn nào về phía chính quyền cũng như các giấy phép xây dựng, “tôi được sự hỗ trợ đắc lực của bác sĩ giám đốc trại phong Văn Môn, ông Bùi Huy Thiện, không chỉ lo các thủ tục giấy phép mà còn chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, ông ấy còn giúp tôi mở rộng khuôn viên nhà thờ mới”.
Vị linh mục đang coi sóc 2 giáo xứ và 2 giáo họ, cho biết thêm rằng chiều thứ bảy và sáng thứ ba hàng tuần ngài dâng lễ tại nhà thờ này, chưa kể những lễ cưới hoặc lễ an táng. Tuy nhiên, trong hai tuần trước và sau ngày lễ khánh thành, ngày nào ngài cũng đến dâng lễ tại nhà thờ này để cùng với các bệnh nhân tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho họ, đồng thời cầu nguyện cho các Ân nhân.
Năm 1900, các thừa sai đã lập trại dưỡng tế gần trung tâm thủ phủ Thái Bình để chăm sóc các bệnh nhân phong cùi, năm 1954 nhà nước tiếp quản và di dời đến cạnh bờ sông Hồng và hình thành nên trại phong Văn Môn ngày nay. Hiện trong trại có gần 600 bệnh nhân, trong số đó có 312 bệnh nhân nặng đang được điều trị và chăm sóc tại chỗ. Ngoài 2 nhà thờ Công giáo và 2 linh đài Đức Mẹ, trong trại phong còn có một ngôi chùa nhỏ.
Xem hình ảnh
Khoảng 1.200 người bao gồm tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, ban giám đốc trại phong, bệnh nhân, y bác sĩ và lương dân đã tham dự nghi thức cắt băng khánh thành, làm phép nhà thờ mới và Thánh lễ tạ ơn hôm mồng 4 Tết (6-2) do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ của Thái Bình chủ sự. Đồng tế với ngài có 20 linh mục và 1 phó tế (con của 1 bệnh nhân).
Ông Vinhsơn Vũ Thế Hùng, một trong số những bệnh nhân tham dự Thánh lễ trọng thể ấy, nói rằng: “Tôi tin rằng lòng thương xót Chúa đã nhận lời chúng tôi kêu xin”. Ông Hùng 65 tuổi cho biết ngôi nhà thờ cũ vì quá nhỏ bé và cũ nát, nó không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dịp lễ lớn và nó cũng có thể gây nguy hiểm cho giáo dân ngồi dự lễ vì tường đã bị nứt và mái bị dột.
“Ngôi nhà thờ cũ 75 tuổi đã hoàn thành vai trò của nó, thay vào đó là nhà thờ mới rộng lớn, xinh đẹp và chắc chắn hơn. Chúng tôi vui mừng, hạnh phúc, thêm tin tưởng vào Chúa và an tâm ngồi tham dự các lễ nghi Công Giáo diễn ra bên trong nhà thờ”, ông Hùng nói. Ông kể lại những năm trước, bệnh nhân và giáo dân phải ngồi ngoài trời lấy dù che mưa nắng và gió rét để tham dự Thánh lễ đầu năm do Đức giám mục chủ sự.
Từ năm 1993, sau khi Đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang về làm giám mục Thái Bình, ngài đã khởi xướng thói quen quy tụ mọi thành phần trong giáo phận về dâng Thánh lễ đầu xuân để cầu nguyện và an ủi các bệnh nhân tại nhà thờ giáo họ Đông Thọ vào ngày mồng 4 Tết nguyên đán hàng năm. Nhà thờ giáo họ nằm trong khu vực trại phong Văn Môn, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cách Hà Nội 115 kilômet về hướng đông nam.
Bà Maria Nguyễn Thị Tài, trùm chánh giáo họ Đông Thọ, phát biểu cuối Thánh lễ rằng: “Chúng con không thể kể hết những ơn lành trọng đại mà Thiên Chúa đã ban cho chúng con trong những năm qua. Ngôi nhà thờ mới là một trong những ơn đó. Chúng con tri ân cha xứ, các ân nhân, ban giám đốc bệnh viện phong – da liễu Văn Môn, tất cả những người đã góp công sức xây dựng nhà thờ này, kể cả những người không Công Giáo và những người nay đã qua đời.”
Bà Tài 62 tuổi, một trong những người đã từng nhiễm trùng Hansen mà nay đã khỏi bệnh, nói tiếp rằng: “Nhà thờ mới mang tước hiệu ‘Lòng Thương Xót Chúa’ như bông hoa tươi đẹp chúng con dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria. Chúng con không thể diễn tả được nỗi vui mừng của mình. Chúng con như người đang mơ khi chứng kiến tận mắt nhà thờ mới được khánh thành. Chúng con mượn Thánh Vịnh 125 mà hát lên rằng: ‘Việc Chúa làm cho ta ôi thật vị đại, ta thấy mình chan chứa một niềm vui’”.
Linh mục Giuse Mai Trần Huynh, đặc trách trại phong Văn Môn, người khởi xướng xây dựng lại nhà thờ cho giáo họ và cũng là cho các bệnh nhân phong cùi, nói rằng: “Lịch sử trại phong Văn Môn có 3 nhà thờ nằm ở 3 vị trí đông – tây – nam theo khu vực và nhóm bệnh nhân nặng nhẹ khác nhau, mỗi khu vực ấy gọi là ‘giáp’. Hiện nay một nhà thờ đã sập đổ và mất tích, chỉ còn lại 2 nhà thờ, trong đó nhà thờ Đông Thọ là nhà thờ nằm ở vị trí trung tâm, cao hơn, lớn hơn để đáp ứng cho những dịp lễ lớn trong toàn trại”.
Cha Huynh 65 tuổi, đặc trách trại phong từ năm 1992, cho biết năm 2007 ngài đã tái thiết nhà thờ Tây An làm nhà nguyện cho các bệnh nhân thường xuyên vào chầu Mình Thánh Chúa và cầu nguyện, thỉnh thoảng cha Huynh cũng dâng Thánh lễ tại nhà thờ nhỏ này.
Nhằm lễ Lòng Thương Xót Chúa năm 2009, cha Huynh tiếp tục khởi công tái thiết nhờ thờ thứ hai là nhà thờ giáo họ Đông Thọ rộng 15 mét, dài 42 mét, cao 14 mét, một tum cao 20 mét, hai tháp chuông cao 37 mét, hai quả chuông đồng mỗi quả nặng gần 300 kilôgam. Sau gần 20 tháng thi công nay đã hoàn thành, thà thờ mới với sức chứa khoảng 1000 người, được thiết kế theo lối kiến trúc gothicque, có hai mái thượng và hai mái hạ lợp ngói, tạo sự cân đối hài hòa, nhìn từ xa giống như một con tàu đang rẽ sóng ra khơi.
Cuối nhà thờ là một sân khấu và quảng trường rộng gần 1000 mét vuông, bên cạnh có đài Đức Mẹ La Vang, thuận lợi cho những dịp dâng hoa kính Đức Mẹ hoặc giới trẻ tổ chức sinh hoạt. Xung quanh nhà thờ được bao bọc bởi đường bê-tông rộng 8 mét, với tổng diện tích 3000 mét vuông, bên cạnh có trồng hoa và cây cảnh, thuận lợi cho những dịp rước kiệu hoặc cung nghinh Thánh Thể. Đầu nhà thờ giáp gianh với khu nghĩa trang chôn cất hàng chục ngàn bệnh nhân đã qua đời.
Nghi thức cắt băng khánh thành nhà thờ Đông Thọ diễn ra ở sân cuối nhà thờ, sau đó chiếc chìa khóa nhà thờ và bức tranh nhà thờ được Đức cha Đệ trao cho cha Huynh, dấu chỉ như muốn nói rằng: Cha Huynh, người đặc trách trại phong Văn Môn, có toàn quyền dâng Thánh lễ và ban các Bí tích cho các tín hữu tại nhà thờ này.
Sau khi chúc mừng và khen ngợi cha Huynh đã có công xây dựng cùng những người cộng tác góp phần cho nhà thờ mới được hoàn thành, Đức cha Đệ cầm chiếc gậy gõ vào cửa chính nhà thờ, cửa mở ra cho ngài cùng tất cả mọi người tiến vào trong nhà thờ dâng Thánh lễ. Tiếng vỗ tay và tiếng chuông từ 2 tháp ngân vang, trong khi đó có gần 100 người nam và nữ mặc đồng phục và thổi kèn, các nhạc công này đến từ các giáo xứ lân cận.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Đệ mời gọi mọi người trở nên muối và men để làm chứng cho Chúa ngay trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách và bệnh tật của mình. Ngài cũng mời gọi các linh mục, tu sĩ và cộng đoàn hiệp dâng lễ vật bằng tiền ngay trong Thánh lễ để góp phần chia sẻ với các bệnh nhân. Mỗi người tùy tâm bỏ vào phong bì và mang lên trao cho Đức cha và cha Huynh lúc sau bài giảng. Số tiền hôm đó thu được là 16.185.000 đồng. Có nhiều người mang theo đường, bánh chưng, bánh kẹo từ nhà đến để trao cho các bệnh nhân.
Ông Đỗ Trọng Hiền, một trong những bệnh nhân, tham dự trọn vẹn các nghi thức và thánh lễ dài 2 tiếng đồng hồ cho dù ông không phải là người Công Giáo, nói rằng: “Nhà thờ Đông Thọ có vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân phong. Nó không chỉ là nơi cầu nguyện, tổ chức các dịp lễ đông người, mà còn là nơi trú ẩn vững chắc cho các bệnh nhân mỗi khi có gió bão hoặc lũ lụt”.
Ông Hiền 72 tuổi, đến từ Hải Dương, sống ở trại phong Văn Môn từ năm 1956, kể rằng, nhiều lần nước ngập lụt ngang tường các dãy nhà ở của bệnh nhân, người ta phải đưa các bệnh nhân trú tạm trong nhà thờ Đông Thọ cũ vì đó là địa điểm cao hơn mực nước ngập lụt. “Từ nay chúng tôi có nhà thờ mới, rộng lớn và vững chắc hơn, chúng tôi không còn lo sợ những dịp thiên tai hàng năm nữa”, ông nói.
Ông Hiền đã cụt hết các ngón tay và 2 cẳng chân do bệnh phong, ông ngồi trên xe ba bánh và chỉ về nhà thờ mới và nói thêm rằng: “Nơi đây sẽ thu hút nhiều người ở khắp nơi về không chỉ viếng thăm các bệnh nhân mà còn ngắm nhìn và thăm quan nhà thờ và quang cảnh xung quanh nữa. Chúng tôi sẽ có thêm nhiều người đến đây chia sẻ, nói chuyện và ban lộc vào các dịp lễ và tết.”
Một bệnh nhân khác nói: “Nhà thờ mới là niềm mơ ước của không chỉ các bệnh nhân trong giáo họ và trong trại phong, mà còn của cả những người ưu tư và quan tâm đến những người đau khổ ở trại phong có nhiều bệnh nhân nhất miền bắc này”.
Một thầy chủng sinh nói rằng: “Tân thánh đường giáo họ Đông Thọ góp thêm vẻ đẹp cho bức tranh toàn cảnh trại phong Văn Môn, xứng nơi thờ tự linh thiêng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của những tín hữu và bệnh nhân đến đây”.
Thầy đang học lớp thần 4 của đại chủng viện Hà Nội, nói thêm rằng: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều đoàn từ thiện trong và ngoài nước đến thăm và trợ giúp các phương tiện cần thiết cho các bệnh nhân, đồng thời sẽ góp phần hoàn thiện cho nội thất nhà thờ như bàn thờ, ghế ngồi, âm thanh, ánh sáng, đàn và các đồ phụng vụ khác. Sẽ có nhiều đoàn Công giáo đến đây dâng lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân nữa”.
Cha Huynh nói chi phí xây dựng nhà thờ hết gần 5 tỉ đồng, một tổ chức có tên là “Hội bảo trợ các nữ tu Việt Nam” ở Mỹ trợ giúp 115,000 USD. Số còn lại do cha Huynh xin tài trợ của một số cá nhân và tổ chức khác. Người dân địa phương tự nguyện đóng góp công sức của mình đến làm việc tại nhà thờ, tuy nhiên cha Huynh có trả cho người thợ từ 80 đến 100.000 đồng/một ngày làm việc. Có nhiều người đến làm việc không công.
Cha Huynh còn nói ngài không gặp khó khăn nào về phía chính quyền cũng như các giấy phép xây dựng, “tôi được sự hỗ trợ đắc lực của bác sĩ giám đốc trại phong Văn Môn, ông Bùi Huy Thiện, không chỉ lo các thủ tục giấy phép mà còn chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công, ông ấy còn giúp tôi mở rộng khuôn viên nhà thờ mới”.
Vị linh mục đang coi sóc 2 giáo xứ và 2 giáo họ, cho biết thêm rằng chiều thứ bảy và sáng thứ ba hàng tuần ngài dâng lễ tại nhà thờ này, chưa kể những lễ cưới hoặc lễ an táng. Tuy nhiên, trong hai tuần trước và sau ngày lễ khánh thành, ngày nào ngài cũng đến dâng lễ tại nhà thờ này để cùng với các bệnh nhân tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho họ, đồng thời cầu nguyện cho các Ân nhân.
Năm 1900, các thừa sai đã lập trại dưỡng tế gần trung tâm thủ phủ Thái Bình để chăm sóc các bệnh nhân phong cùi, năm 1954 nhà nước tiếp quản và di dời đến cạnh bờ sông Hồng và hình thành nên trại phong Văn Môn ngày nay. Hiện trong trại có gần 600 bệnh nhân, trong số đó có 312 bệnh nhân nặng đang được điều trị và chăm sóc tại chỗ. Ngoài 2 nhà thờ Công giáo và 2 linh đài Đức Mẹ, trong trại phong còn có một ngôi chùa nhỏ.