Hà Nội – Hàng Bột, thứ bẩy, 03-3-2012 lúc 5h30 sáng chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình phát xuất từ nhà thờ Hàng Bột vượt qua chặng đường dài dưới trời mưa bụi ẩm ướt và hơi se lạnh, chúng tôi đến Trại Phong Văn Môn (Thái Bình) lúc 9h30. Chúng tôi đã có một chuyến đi ủy lạo với những cảm nhận quý báu khó quên.
Xem hình - (Hình ảnh: Barnabê Xuân Hòa)
Trại Phong Văn Môn là nơi nương náu của những bệnh nhân cùi, cũng là một trại Phong lớn nhất ở Miền Bắc được thành lập vào năm 1900, có những lúc số bệnh nhân lên đến 2.000 vào năm 1954. Hiện tại số bệnh nhân thường trú trên 400 người tại làng Văn Môn thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và nằm cạnh ven sông Hồng.
Thật bất ngờ! Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến các bệnh nhân phong, người thì cụt chân, cụt tay, người thì cụt cả tứ chi, thân hình co quắp, đang sống bên nhau trong niềm vui ấm áp chan hòa tình người. Thật khác với những suy nghĩ trong tiềm thức của bản thân tôi, chắc hẳn tôi sẽ thấy những vết lở loét, bẩn thỉu, không ai dám đến gần, nhưng họ không đáng sợ như tôi vẫn nghĩ về bệnh cùi. Những con người bất hạnh này đang mang trên mình căn bệnh trầm kha không một ai muốn mắc phải. Họ sống tại đây và đang được đón nhận những món quà vật chất và tinh thần từ vị Mục Tử là Cha Giuse Mai Trần Huynh rất tận tâm và nhân lành, ngài đã không ngừng nghỉ phục vụ người Phong gần 20 năm và hoàn thành nhiều công trình cho việc chung: như xây nhà cho bệnh nhân có nơi giặt giũ khô ráo cũng như ngài mới xây một nhà thờ khang trang cho các bệnh nhân Công Giáo có nơi thờ phượng xứng đáng, nhà thờ này mới được khánh thành vào dịp Xuân Tân Mão 2011. Hàng tuần cha Giuse Huynh ít nhất vào đây dâng thánh lễ 2 lần. Hôm nay, trong thánh đường này cha Giuse Huynh đã dâng thánh lễ cho đoàn chúng tôi và có sự tham dự của Bệnh Nhân Phong để cầu bình an và nhớ đến những bệnh nhân đã qua đời. Cha Huynh đang là cha xứ của giáo xứ Trà Vy và Thái Sa (nơi có Trại Phong Văn Môn).
Hôm nay chúng tôi đem đến cho các bệnh nhân những món quà vật chất và ẩm thực của Cộng Đoàn Bắc Đức do cha Paul Phạm Văn Tuấn chăm sóc và từ giáo xứ Khiết Tâm Mẹ tại Lincoln (USA) do cha Hilariô Nguyễn Hải Khánh làm chính xứ, cũng như một số bạn Thiện Nguyện ở Hà Nội qua anh Xuân Hòa, là người đại diện tổ chức cho chuyến đi ủy lạo trong Mùa Chay 2012 này. Phái đoàn chúng tôi gồm 6 Sơ và trên 30 Đệ Tử của Dòng Thánh Phaolô tháp tùng với phương châm của Mùa Chay 2012 "sống bác ái và yêu thương", thế là nhóm Đệ Tử chúng tôi thực hiện ý định: "Kẻ góp công, người góp của để tạo ra những niềm vui cho người Bệnh Phong".
Sau cuộc hành trình dài 140 km với 4 tiếng đồng hồ đi xe buýt đến Văn Môn, xe vừa tới cổng chúng tôi đã thấy cha Giuse Mai Trần Huynh đã mặc áo mưa đứng chờ đón chúng tôi. Thật xúc động khi gặp lại cha Huynh vì 2 ngày trước ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể một bên mắt tại bệnh viện Thái Bình. Chào hỏi xong chúng tôi liền chia ra nhiều nhóm nhỏ đi thăm từng bệnh nhân ngay trong phòng của họ. Mặc dù đã có trang bị giường, ghế trong mỗi phòng bệnh nhân nhưng thực sự họ còn thiếu rất nhiều đồ dùng cá nhân hằng ngày, họ vẫn mượn chung lẫn lộn của nhau, họ chưa có đầy đủ để cho cuộc sống của họ có một chút tiện nghi, kể cả những vật dụng tối thiểu cho một con người. Có lẽ họ vẫn luôn mong ước được những tấm lòng rộng mở yêu thương, đồng cảm và sẻ chia bớt đi cho họ những tủi cực và đau khổ trong bệnh tật. Qua cuộc trò chuyện với họ và lời tâm sự của cha Giuse Huynh, chúng tôi được biết những con người này đã có lúc vô cùng bi quan, tuyệt vọng, họ đã gọi cuộc đời ở nơi đây là một "cuộc sống điên dại". Được thấy tận mắt những bàn tay, bàn chân không còn đầy đủ, cơ thể không còn lành lặn như những người bình thường, chúng tôi như câm lặng. Lúc này mọi người chúng tôi nhận ra phải sống giây phút hiện tại với tất cả sức lực, tâm trí của mình để giúp đỡ các bệnh nhân, đem đến cho họ những niềm vui, tiếng cười, niềm hy vọng để sống.
Chính sự quan tâm chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm của các vị ân nhân xa gần đang đóng góp vào việc xua tan đi bầu khí ảm đạm, lạnh lẽo và dơ bẩn của Trại Phong này. Vẫn còn đấy những cơn đau cắn xé của các vết lở loét chưa lành, vẫn còn đấy những lúc phải chịu sự dằn vặt, và những khó khăn khi phải di chuyển bằng những đôi chân giả, hay phải làm việc bằng những ngón tay co quắp mất cảm giác, nhưng nụ cười vẫn đang nở trên đôi môi của họ, kể cả những khuôn mặt méo mó cũng đang cười. Trong trái tim họ đã có một ngọn lửa niềm tin vào cuộc sống - ngọn lửa đang thắp sáng cho họ những ước mơ và hy vọng. Mỗi người trong đoàn chúng tôi đều cảm thấy vui lây trên khuôn mặt và trong lòng.
Chúng tôi đã có thêm những bài học để nhìn lại chính mình trong cuộc sống tươi vui, khỏe mạnh, hạnh phúc, tưởng chừng như là tự nhiên mà có được. Hãy dùng đôi tay của chúng ta để phục vụ, để giúp đỡ, để lau các vết thương tật nguyền của bệnh nhân cùi. Hãy dùng đôi chân đến với những người đau khổ, già yếu, cô đơn để phá tan những bức tường ngăn cách. Hãy trò chuyện với những người đang mang mặc cảm để xóa đi những khoảng cách. Hãy trân trọng và nâng niu sự bình an, sức khỏe, hạnh phúc hiện tại. Qua giờ phút tiếp xúc với bệnh nhân phong, hình như chúng tôi đã có thêm nhiều nghị lực để dễ dàng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ không bao giờ than phiền, khóc lóc vì trên đời này vẫn còn những mảnh đời khổ cực hơn chúng tôi nhiều lắm.
Món quà vật chất thật là nhỏ bé chỉ bằng những cân thịt heo, bằng vài gói bánh khi phải so sánh với sự thiếu thốn trăm bề của các bệnh nhân nơi đây, tuy vậy thật là cảm động khi đi đến phòng nào chúng tôi đều nhận được những lới cám ơn rất chân thành từ các bệnh nhân, có những bàn tay không còn đủ ngón đã cố giơ nên để vẫy chào chúng tôi, những đôi chân đã không còn lành lặn vẫn cố gắng đi ra hành lang để đón tiếp chúng tôi vào thăm.
Chúng tôi cũng vui mừng khi gặp lại 2 chị em sinh đôi là Khánh – An, hai em đã bị mẹ bỏ rơi từ khi còn bé và được đưa về đây chăm sóc, với sự quan tâm chia sẻ và nâng đỡ của rất nhiều vị Ân Nhân trong đó có 2 em thiếu nhi tại vùng Bắc Đức mỗi tháng nhịn ăn quà gửi tặng cho Khánh và An. Hôm nay nhìn hai em cao lớn lên nhiều, đặc biệt là hai em đã bỏ được mặc cảm bệnh tật và rất vui vẻ hoà đồng với mọi người. Một em đã lấy xe đạp chở một người trong nhóm chúng tôi chạy quanh sân nhà thờ trong tiếng vỗ tay thán phục của mọi người xung quanh, đây cũng là chiếc xe mà 2 năm trước Cha Phaolô Tuấn đã nhờ chúng tôi mua dùm gửi tặng 2 em.
Thật tội nghiệp! Nếu ai nhìn hai chị em Khánh – An thì phải bàng hoàng, sợ hãi vì hai em rất "khác người", trông giống như các nhân vật đang sống ngoài hành tinh vậy. Bệnh tật của hai em đã làm biến dạng thân hình bé thơ trở thành: già nua, tóc rụng từng mảng, mắt đỏ ngòm, ngón tay biến dạng, lớp da sần sùi, tróc vẩy lồi lõm, một em có con mắt trái dường như đã lòi hẳn ra bên ngoài. Ôi thật xót xa cho cuộc sống bệnh tật đớn đau này và trên toàn thân thể của Khánh - An không còn giữ được một mảnh da lành lặn nào nữa!
Ước gì sẽ có thêm nhiều bàn tay và trái tim rộng mở có thể xoa dịu những nỗi đau và nâng đỡ những cuộc đời bất hạnh trong Trại Phong. Chúng tôi đã có một chuyến đi ủy lạo để thấy, một chuyến đi để nhớ và để sống.
Cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ chúng con trên suốt chặng đường đi được bình an. Cám ơn quý vị Ân Nhân xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã và đang thương nhớ tới và rộng tay giúp đỡ những Bệnh Nhân Phong.
Xem hình - (Hình ảnh: Barnabê Xuân Hòa)
Trại Phong Văn Môn là nơi nương náu của những bệnh nhân cùi, cũng là một trại Phong lớn nhất ở Miền Bắc được thành lập vào năm 1900, có những lúc số bệnh nhân lên đến 2.000 vào năm 1954. Hiện tại số bệnh nhân thường trú trên 400 người tại làng Văn Môn thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và nằm cạnh ven sông Hồng.
Thật bất ngờ! Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến các bệnh nhân phong, người thì cụt chân, cụt tay, người thì cụt cả tứ chi, thân hình co quắp, đang sống bên nhau trong niềm vui ấm áp chan hòa tình người. Thật khác với những suy nghĩ trong tiềm thức của bản thân tôi, chắc hẳn tôi sẽ thấy những vết lở loét, bẩn thỉu, không ai dám đến gần, nhưng họ không đáng sợ như tôi vẫn nghĩ về bệnh cùi. Những con người bất hạnh này đang mang trên mình căn bệnh trầm kha không một ai muốn mắc phải. Họ sống tại đây và đang được đón nhận những món quà vật chất và tinh thần từ vị Mục Tử là Cha Giuse Mai Trần Huynh rất tận tâm và nhân lành, ngài đã không ngừng nghỉ phục vụ người Phong gần 20 năm và hoàn thành nhiều công trình cho việc chung: như xây nhà cho bệnh nhân có nơi giặt giũ khô ráo cũng như ngài mới xây một nhà thờ khang trang cho các bệnh nhân Công Giáo có nơi thờ phượng xứng đáng, nhà thờ này mới được khánh thành vào dịp Xuân Tân Mão 2011. Hàng tuần cha Giuse Huynh ít nhất vào đây dâng thánh lễ 2 lần. Hôm nay, trong thánh đường này cha Giuse Huynh đã dâng thánh lễ cho đoàn chúng tôi và có sự tham dự của Bệnh Nhân Phong để cầu bình an và nhớ đến những bệnh nhân đã qua đời. Cha Huynh đang là cha xứ của giáo xứ Trà Vy và Thái Sa (nơi có Trại Phong Văn Môn).
Hôm nay chúng tôi đem đến cho các bệnh nhân những món quà vật chất và ẩm thực của Cộng Đoàn Bắc Đức do cha Paul Phạm Văn Tuấn chăm sóc và từ giáo xứ Khiết Tâm Mẹ tại Lincoln (USA) do cha Hilariô Nguyễn Hải Khánh làm chính xứ, cũng như một số bạn Thiện Nguyện ở Hà Nội qua anh Xuân Hòa, là người đại diện tổ chức cho chuyến đi ủy lạo trong Mùa Chay 2012 này. Phái đoàn chúng tôi gồm 6 Sơ và trên 30 Đệ Tử của Dòng Thánh Phaolô tháp tùng với phương châm của Mùa Chay 2012 "sống bác ái và yêu thương", thế là nhóm Đệ Tử chúng tôi thực hiện ý định: "Kẻ góp công, người góp của để tạo ra những niềm vui cho người Bệnh Phong".
Sau cuộc hành trình dài 140 km với 4 tiếng đồng hồ đi xe buýt đến Văn Môn, xe vừa tới cổng chúng tôi đã thấy cha Giuse Mai Trần Huynh đã mặc áo mưa đứng chờ đón chúng tôi. Thật xúc động khi gặp lại cha Huynh vì 2 ngày trước ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể một bên mắt tại bệnh viện Thái Bình. Chào hỏi xong chúng tôi liền chia ra nhiều nhóm nhỏ đi thăm từng bệnh nhân ngay trong phòng của họ. Mặc dù đã có trang bị giường, ghế trong mỗi phòng bệnh nhân nhưng thực sự họ còn thiếu rất nhiều đồ dùng cá nhân hằng ngày, họ vẫn mượn chung lẫn lộn của nhau, họ chưa có đầy đủ để cho cuộc sống của họ có một chút tiện nghi, kể cả những vật dụng tối thiểu cho một con người. Có lẽ họ vẫn luôn mong ước được những tấm lòng rộng mở yêu thương, đồng cảm và sẻ chia bớt đi cho họ những tủi cực và đau khổ trong bệnh tật. Qua cuộc trò chuyện với họ và lời tâm sự của cha Giuse Huynh, chúng tôi được biết những con người này đã có lúc vô cùng bi quan, tuyệt vọng, họ đã gọi cuộc đời ở nơi đây là một "cuộc sống điên dại". Được thấy tận mắt những bàn tay, bàn chân không còn đầy đủ, cơ thể không còn lành lặn như những người bình thường, chúng tôi như câm lặng. Lúc này mọi người chúng tôi nhận ra phải sống giây phút hiện tại với tất cả sức lực, tâm trí của mình để giúp đỡ các bệnh nhân, đem đến cho họ những niềm vui, tiếng cười, niềm hy vọng để sống.
Chính sự quan tâm chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm của các vị ân nhân xa gần đang đóng góp vào việc xua tan đi bầu khí ảm đạm, lạnh lẽo và dơ bẩn của Trại Phong này. Vẫn còn đấy những cơn đau cắn xé của các vết lở loét chưa lành, vẫn còn đấy những lúc phải chịu sự dằn vặt, và những khó khăn khi phải di chuyển bằng những đôi chân giả, hay phải làm việc bằng những ngón tay co quắp mất cảm giác, nhưng nụ cười vẫn đang nở trên đôi môi của họ, kể cả những khuôn mặt méo mó cũng đang cười. Trong trái tim họ đã có một ngọn lửa niềm tin vào cuộc sống - ngọn lửa đang thắp sáng cho họ những ước mơ và hy vọng. Mỗi người trong đoàn chúng tôi đều cảm thấy vui lây trên khuôn mặt và trong lòng.
Chúng tôi đã có thêm những bài học để nhìn lại chính mình trong cuộc sống tươi vui, khỏe mạnh, hạnh phúc, tưởng chừng như là tự nhiên mà có được. Hãy dùng đôi tay của chúng ta để phục vụ, để giúp đỡ, để lau các vết thương tật nguyền của bệnh nhân cùi. Hãy dùng đôi chân đến với những người đau khổ, già yếu, cô đơn để phá tan những bức tường ngăn cách. Hãy trò chuyện với những người đang mang mặc cảm để xóa đi những khoảng cách. Hãy trân trọng và nâng niu sự bình an, sức khỏe, hạnh phúc hiện tại. Qua giờ phút tiếp xúc với bệnh nhân phong, hình như chúng tôi đã có thêm nhiều nghị lực để dễ dàng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ không bao giờ than phiền, khóc lóc vì trên đời này vẫn còn những mảnh đời khổ cực hơn chúng tôi nhiều lắm.
Món quà vật chất thật là nhỏ bé chỉ bằng những cân thịt heo, bằng vài gói bánh khi phải so sánh với sự thiếu thốn trăm bề của các bệnh nhân nơi đây, tuy vậy thật là cảm động khi đi đến phòng nào chúng tôi đều nhận được những lới cám ơn rất chân thành từ các bệnh nhân, có những bàn tay không còn đủ ngón đã cố giơ nên để vẫy chào chúng tôi, những đôi chân đã không còn lành lặn vẫn cố gắng đi ra hành lang để đón tiếp chúng tôi vào thăm.
Chúng tôi cũng vui mừng khi gặp lại 2 chị em sinh đôi là Khánh – An, hai em đã bị mẹ bỏ rơi từ khi còn bé và được đưa về đây chăm sóc, với sự quan tâm chia sẻ và nâng đỡ của rất nhiều vị Ân Nhân trong đó có 2 em thiếu nhi tại vùng Bắc Đức mỗi tháng nhịn ăn quà gửi tặng cho Khánh và An. Hôm nay nhìn hai em cao lớn lên nhiều, đặc biệt là hai em đã bỏ được mặc cảm bệnh tật và rất vui vẻ hoà đồng với mọi người. Một em đã lấy xe đạp chở một người trong nhóm chúng tôi chạy quanh sân nhà thờ trong tiếng vỗ tay thán phục của mọi người xung quanh, đây cũng là chiếc xe mà 2 năm trước Cha Phaolô Tuấn đã nhờ chúng tôi mua dùm gửi tặng 2 em.
Thật tội nghiệp! Nếu ai nhìn hai chị em Khánh – An thì phải bàng hoàng, sợ hãi vì hai em rất "khác người", trông giống như các nhân vật đang sống ngoài hành tinh vậy. Bệnh tật của hai em đã làm biến dạng thân hình bé thơ trở thành: già nua, tóc rụng từng mảng, mắt đỏ ngòm, ngón tay biến dạng, lớp da sần sùi, tróc vẩy lồi lõm, một em có con mắt trái dường như đã lòi hẳn ra bên ngoài. Ôi thật xót xa cho cuộc sống bệnh tật đớn đau này và trên toàn thân thể của Khánh - An không còn giữ được một mảnh da lành lặn nào nữa!
Ước gì sẽ có thêm nhiều bàn tay và trái tim rộng mở có thể xoa dịu những nỗi đau và nâng đỡ những cuộc đời bất hạnh trong Trại Phong. Chúng tôi đã có một chuyến đi ủy lạo để thấy, một chuyến đi để nhớ và để sống.
Cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ chúng con trên suốt chặng đường đi được bình an. Cám ơn quý vị Ân Nhân xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã và đang thương nhớ tới và rộng tay giúp đỡ những Bệnh Nhân Phong.