VŨ THƯ, Thái Bình -- Mỗi mùa xuân về, cả giáo phận Thái Bình có thói quen cùng hướng về anh chị em bệnh nhân ở khu điều trị phong Vân Môn. Đến hẹn lại lên, dòng người từ các ngả đường đi về đây như điểm hẹn, mang theo trái tim hồng để trao ban, để chia sẻ niềm đau, cầu nguyện cho các bệnh nhân và hiệp thông với nỗi khát khao của họ về một ngôi nhà thờ khang trang rộng lớn hơn.
Thánh lễ đầu năm Kỷ Sửu 2009 đã diễn ra hôm 29-1, tức ngày mồng 4 Tết tại nhà thờ giáo họ Đông Thọ, giáo họ của làng phong cùi tồn tại hàng trăm năm qua. Nếu tôi không lầm thì đây là lần đầu tiên Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, chủ sự Thánh lễ đồng tế ở bên trong ngôi nhà thờ nhỏ bé và chật hẹp này. Có 18 linh mục, đông đảo nam nữ Tu sĩ trong cũng như ngoài giáo phận và hàng ngàn Giáo dân đến hiệp dâng Thánh lễ với các bệnh nhân ở đây.
Thói quen tốt lành dâng lễ đầu năm tại trại phong Vân Môn là sáng kiến của Đức cha Sang kể từ khi ngài về coi sóc Giáo phận Thái Bình năm 1991. Từ đó đến nay, không năm nào ngài lại không mời gọi mọi người và chính ngài cũng đích thân đến dâng lễ. Hầu hết Thánh lễ mọi năm đều diễn ra ở bên ngoài nhà thờ vì lượng người tham dự khá đông, mặc cho thời tiết gió rét. Tuy nhiên, năm nay vì trùng với đợt không khí lạnh tăng cường, kéo theo mưa phùn, chính vì thế mà không có cuộc rước và Thánh lễ không thể diễn ra ở ngoài trời được.
Các ban kèn và nhiều đoàn hội của các xứ họ lân cận đều ngồi ngoài sân dưới trời mưa phùn và gió rét. Các ban trống dự định đến để đi rước nhưng phải bỏ kế hoạch vì sợ gió mưa làm hỏng mặt trống. Mặc dù ban tổ chức đã dựng rạp và che bạt nhưng vẫn không thể che chắn được những luồng gió đông buốt giá.
Khu điều trị bệnh phong nay là Bệnh viện Phong da liễu Vân Môn, do các thừa sai Pháp thành lập cách đây 108 năm (1901), tổng diện tích gần 70 héc-ta. Tại đây, các ngài đã xây dựng 3 nhà thờ Công Giáo và một ngôi chùa Phật Giáo. Do thời gian và chiến tranh, nhà thờ Giáp Nam đã bị sụp đổ hoàn toàn; nhà thờ Giáp Tây bị hư hỏng nặng nhưng đã được Cha quản nhiệm Giuse Mai Trần Huynh đại tu năm 2008; còn nhà thờ Giáp Đông (hay còn gọi là nhà thờ họ giáo Đông Thọ thuộc giáo xứ Thái Sa) cũng bị hư hỏng nặng. Ngôi thánh đường này đã được Cha Huynh nhiều lần sửa chữa, nhưng vì toạ lạc ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng nhiều của gió bão và lũ lụt, nhà thờ Đông Thọ nay đã xuống cấp một cách trầm trọng.
Lòng nhà thờ Đông Thọ chỉ có thể chứa được không đầy 300 người, vậy nên, mỗi khi có dịp lễ lớn như thế này, người ta phải ngồi bên ngoài nhà thờ để tham dự Thánh lễ. Gian cung thánh cũng quá chật hẹp, không đủ chỗ ngồi cho các Linh mục đồng tế. Nhiều phái đoàn từ thiện có các cha đi cùng về dâng lễ cũng đã từng chứng kiến tình cảnh này. Với những lý do và hoàn cảnh như thế, người ta mong ước sớm khởi công xây dựng một nhà thờ rộng lớn hơn để đáp ứng cho nhu cầu mục vụ ở làng bệnh phong Vân Môn.
Nhân dịp này, ban bác ái xã hội đã đón nhận 48.850.000 đồng tiền mặt, 116 kg đường và một số bánh cáy của mọi cá nhân và tập thể có lòng hảo tâm. Cha Huynh, đặc trách Ban Bác ái xã hội của Giáo phận cho biết, trong tổng số tiền trên đây, có 10 triệu đồng của Đức Cha giáo phận. Trước dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, cha Huynh đã phát cho các bệnh nhân để ăn Tết, số tiền còn lại sẽ phân chia cho các bệnh nhân vào sau Thánh lễ 10h ngày mồng 5 Tết tại nhà thờ Giáp Tây (Nhà thờ nhỏ hơn nằm ở bên cạnh bệnh nhân).
Cha Huynh làm mục vụ và thực thi bác ái tại trại phong này từ khi ngài về làm chánh xứ Trà Vy, kiêm nhiệm giáo xứ Thái Sa từ năm 1992 cho đến nay cho biết, ngài cho bệnh nhân ăn Tết từ ngày 15 tháng Chạp, mỗi người được phát cho một bánh chưng, một gói bánh bích-quy và 1kg đường, với tổng số tiền là 35.000 đồng/bệnh nhân.
Mặc dù đang đặc trách Ban Bác ái xã hội của giáo phận và phải trông coi hai giáo xứ, và bản thân cha Huynh (năm nay 62 tuổi), cũng đang mắc chứng bệnh tiểu đường khá nặng, phải thường xuyên có sự can thiệp của các phương tiện y tế, nhưng ngài vẫn không ngừng chăm lo cho các bệnh nhân phong. Đặc biệt trong năm 2008, năm Hồng Đào của giáo phận Thái Bình vừa qua, mỗi tháng ngài phát cho mỗi bệnh nhân một lít nước mắm, 7 lạng thịt, tương đương với 5 USD. Tháng 10-2008 Cha Huynh cho đại tu lại nhà giặt là và phơi quần áo, mua 3 máy giặt để phục vụ cho bệnh nhân, tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng VN. Nguồn tài chính thực hiện dự án trên chủ yếu do hội “Bạn người phong Ca-li (Hoa Kỳ)” tài trợ.
Được biết, trại phong Vân Môn dưới sự điều hành và quản lý của nhà nước, trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Linh mục và Tu sĩ tới phục vụ và giúp đỡ trực tiếp cho gần 600 bệnh nhân nội trú trong trại. Ngoài ra, Cha Huynh còn chăm lo cho 276 bệnh nhân phong ngoại trú ở 8 huyện thị và thành phố trong tỉnh Thái Bình. Cha động viên tinh thần, giúp đỡ vật chất cũng như xây dựng nhà tình nghĩa cho họ.
Nói về ngôi nhà thờ Đông Thọ mới, cũng theo lời cha Huynh, hiện nay đã có đất để xây dựng ra một vị trí riêng biệt mà vẫn giữ được nguyên vẹn nhà thờ cũ. Có được ngôi thánh đường mới khang trang hơn, rộng rãi hơn là niềm mong mỏi không chỉ của Cha Huynh và các bệnh nhân mà chắc chắn còn của cả các đấng bậc, quý chính quyền, quý vị ân nhân và nhân dân trong vùng nữa.
Ngày đầu xuân, người ta thường ước mong những điều tốt đẹp trong năm mới Cá nhân người viết bài này cũng ngong ngóng đợi chờ về một ngày gần đây, khu điều trị bênh nhân Phong Vân Môn sẽ có một ngôi thánh đường mới, xứng đáng là nơi Chúa ngự, nơi chủ chăn và đoàn chiên quây quần bên nhau dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những người đau khổ vì bệnh tật.
Thánh lễ đầu năm Kỷ Sửu 2009 đã diễn ra hôm 29-1, tức ngày mồng 4 Tết tại nhà thờ giáo họ Đông Thọ, giáo họ của làng phong cùi tồn tại hàng trăm năm qua. Nếu tôi không lầm thì đây là lần đầu tiên Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, chủ sự Thánh lễ đồng tế ở bên trong ngôi nhà thờ nhỏ bé và chật hẹp này. Có 18 linh mục, đông đảo nam nữ Tu sĩ trong cũng như ngoài giáo phận và hàng ngàn Giáo dân đến hiệp dâng Thánh lễ với các bệnh nhân ở đây.
Thói quen tốt lành dâng lễ đầu năm tại trại phong Vân Môn là sáng kiến của Đức cha Sang kể từ khi ngài về coi sóc Giáo phận Thái Bình năm 1991. Từ đó đến nay, không năm nào ngài lại không mời gọi mọi người và chính ngài cũng đích thân đến dâng lễ. Hầu hết Thánh lễ mọi năm đều diễn ra ở bên ngoài nhà thờ vì lượng người tham dự khá đông, mặc cho thời tiết gió rét. Tuy nhiên, năm nay vì trùng với đợt không khí lạnh tăng cường, kéo theo mưa phùn, chính vì thế mà không có cuộc rước và Thánh lễ không thể diễn ra ở ngoài trời được.
Các ban kèn và nhiều đoàn hội của các xứ họ lân cận đều ngồi ngoài sân dưới trời mưa phùn và gió rét. Các ban trống dự định đến để đi rước nhưng phải bỏ kế hoạch vì sợ gió mưa làm hỏng mặt trống. Mặc dù ban tổ chức đã dựng rạp và che bạt nhưng vẫn không thể che chắn được những luồng gió đông buốt giá.
Khu điều trị bệnh phong nay là Bệnh viện Phong da liễu Vân Môn, do các thừa sai Pháp thành lập cách đây 108 năm (1901), tổng diện tích gần 70 héc-ta. Tại đây, các ngài đã xây dựng 3 nhà thờ Công Giáo và một ngôi chùa Phật Giáo. Do thời gian và chiến tranh, nhà thờ Giáp Nam đã bị sụp đổ hoàn toàn; nhà thờ Giáp Tây bị hư hỏng nặng nhưng đã được Cha quản nhiệm Giuse Mai Trần Huynh đại tu năm 2008; còn nhà thờ Giáp Đông (hay còn gọi là nhà thờ họ giáo Đông Thọ thuộc giáo xứ Thái Sa) cũng bị hư hỏng nặng. Ngôi thánh đường này đã được Cha Huynh nhiều lần sửa chữa, nhưng vì toạ lạc ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng nhiều của gió bão và lũ lụt, nhà thờ Đông Thọ nay đã xuống cấp một cách trầm trọng.
Lòng nhà thờ Đông Thọ chỉ có thể chứa được không đầy 300 người, vậy nên, mỗi khi có dịp lễ lớn như thế này, người ta phải ngồi bên ngoài nhà thờ để tham dự Thánh lễ. Gian cung thánh cũng quá chật hẹp, không đủ chỗ ngồi cho các Linh mục đồng tế. Nhiều phái đoàn từ thiện có các cha đi cùng về dâng lễ cũng đã từng chứng kiến tình cảnh này. Với những lý do và hoàn cảnh như thế, người ta mong ước sớm khởi công xây dựng một nhà thờ rộng lớn hơn để đáp ứng cho nhu cầu mục vụ ở làng bệnh phong Vân Môn.
Nhân dịp này, ban bác ái xã hội đã đón nhận 48.850.000 đồng tiền mặt, 116 kg đường và một số bánh cáy của mọi cá nhân và tập thể có lòng hảo tâm. Cha Huynh, đặc trách Ban Bác ái xã hội của Giáo phận cho biết, trong tổng số tiền trên đây, có 10 triệu đồng của Đức Cha giáo phận. Trước dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, cha Huynh đã phát cho các bệnh nhân để ăn Tết, số tiền còn lại sẽ phân chia cho các bệnh nhân vào sau Thánh lễ 10h ngày mồng 5 Tết tại nhà thờ Giáp Tây (Nhà thờ nhỏ hơn nằm ở bên cạnh bệnh nhân).
Cha Huynh làm mục vụ và thực thi bác ái tại trại phong này từ khi ngài về làm chánh xứ Trà Vy, kiêm nhiệm giáo xứ Thái Sa từ năm 1992 cho đến nay cho biết, ngài cho bệnh nhân ăn Tết từ ngày 15 tháng Chạp, mỗi người được phát cho một bánh chưng, một gói bánh bích-quy và 1kg đường, với tổng số tiền là 35.000 đồng/bệnh nhân.
Mặc dù đang đặc trách Ban Bác ái xã hội của giáo phận và phải trông coi hai giáo xứ, và bản thân cha Huynh (năm nay 62 tuổi), cũng đang mắc chứng bệnh tiểu đường khá nặng, phải thường xuyên có sự can thiệp của các phương tiện y tế, nhưng ngài vẫn không ngừng chăm lo cho các bệnh nhân phong. Đặc biệt trong năm 2008, năm Hồng Đào của giáo phận Thái Bình vừa qua, mỗi tháng ngài phát cho mỗi bệnh nhân một lít nước mắm, 7 lạng thịt, tương đương với 5 USD. Tháng 10-2008 Cha Huynh cho đại tu lại nhà giặt là và phơi quần áo, mua 3 máy giặt để phục vụ cho bệnh nhân, tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng VN. Nguồn tài chính thực hiện dự án trên chủ yếu do hội “Bạn người phong Ca-li (Hoa Kỳ)” tài trợ.
Được biết, trại phong Vân Môn dưới sự điều hành và quản lý của nhà nước, trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Linh mục và Tu sĩ tới phục vụ và giúp đỡ trực tiếp cho gần 600 bệnh nhân nội trú trong trại. Ngoài ra, Cha Huynh còn chăm lo cho 276 bệnh nhân phong ngoại trú ở 8 huyện thị và thành phố trong tỉnh Thái Bình. Cha động viên tinh thần, giúp đỡ vật chất cũng như xây dựng nhà tình nghĩa cho họ.
Nói về ngôi nhà thờ Đông Thọ mới, cũng theo lời cha Huynh, hiện nay đã có đất để xây dựng ra một vị trí riêng biệt mà vẫn giữ được nguyên vẹn nhà thờ cũ. Có được ngôi thánh đường mới khang trang hơn, rộng rãi hơn là niềm mong mỏi không chỉ của Cha Huynh và các bệnh nhân mà chắc chắn còn của cả các đấng bậc, quý chính quyền, quý vị ân nhân và nhân dân trong vùng nữa.
Ngày đầu xuân, người ta thường ước mong những điều tốt đẹp trong năm mới Cá nhân người viết bài này cũng ngong ngóng đợi chờ về một ngày gần đây, khu điều trị bênh nhân Phong Vân Môn sẽ có một ngôi thánh đường mới, xứng đáng là nơi Chúa ngự, nơi chủ chăn và đoàn chiên quây quần bên nhau dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những người đau khổ vì bệnh tật.