Vatican, ngày 24 Tháng Mười Một (AsiaNews) – Tòa Thánh tuyến bố phản ứng chính thức về cuộc tấn phong giám mục bất hợp thức tại Thừa Đức (Hà Bắc) hôm 22 Tháng Mười Một, văn bản sau do Văn phòng báo chí Tòa Thánh công bố.
Đối với việc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài, diễn ra hôm Thứ Bảy 20 Tháng Mười Một vừa qua, thông tin đã được thu thập về những gì đã xảy ra và bây giờ có thể nói rõ như sau.
1. Đức Thánh Cha đã nhận được những tin tức trên và lấy làm tiếc sâu sắc, bởi vì việc tấn phong giám mục nói trên đã được thực thi mà không có sự ủy nhiệm tông tòa, và do đó, tạo nên một vết thương đau đớn trong sự hiệp thông của giáo hội và vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Công giáo (x. Thư của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi đến Giáo Hội tại Trung Quốc, năm 2007, số 9).
2. Được biết, trong những ngày gần đây, các giám mục khác nhau đã phải chịu áp lực và hạn chế về quyền tự do đi lại, với mục đích ép buộc họ phải tham gia cuộc tấn phong giám mục này. Việc hạn chế như vậy, thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc và Cơ quan an ninh, tạo thành một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và lương tâm. Tòa Thánh có ý định thực hiện một cuộc đánh giá chi tiết về những gì đã xảy ra, bao gồm cả việc xem xét các khía cạnh hiệu lực và vị thế hợp thức của các Giám mục có liên quan.
3. Trên mọi trường hợp, tác động gây đau đớn nhất là trường hợp cho Linh mục Giuse Quách Kim Tài, vì cuộc tấn phong, vị này ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất về giáo luật trước Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, người này cũng đang trong tình huống dự kiến phải nhận các biện pháp trừng phạt nặng, đặc biệt là bởi điều 1382 của Bộ Giáo Luật.
4. Cuộc tấn phong này không những không đóng góp vào cho sự tốt đẹp của người Công giáo ở Thừa Đức, nhưng lại đặt họ vào trong một điều kiện nhạy cảm và rất khó khăn, mà theo quan điểm luật lệ cũng làm hạ nhục họ, bởi vì các nhà chức trách dân sự Trung Quốc muốn áp đặt lên họ một Mục Tử không hiệp thông đầy đủ, hoặc là với Đức Thánh Cha hoặc với các Giám mục khác trên toàn thế giới.
5. Rất nhiều lần trong năm nay, Tòa Thánh đã truyền đạt rất rõ ràng với các nhà chức trách Trung Quốc việc phản đối của Tòa Thánh về cuộc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài. Mặc dù vậy, nhà chức trách nói rằng họ đã quyết định tiến hành đơn phương, gây thiệt hại cho bầu không khí tôn trọng, đã được Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo xây dựng một cách khó khăn qua những cuộc tấn phong giám mục gần đây. Sự khinh suất đặt mình trên các Giám mục và hướng dẫn cuộc sống của cộng đồng giáo hội không tương xứng với giáo lý Công giáo, nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha, Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, và làm phức tạp thêm những khó khăn mục vụ hiện nay.
6. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, trong Lá Thư nói trên vào năm 2007, bày tỏ rằng Tòa Thánh sẵn sàng tham gia và xây dựng cuộc đối thoại tôn trọng với chính quyền của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, với mục đích khắc phục những khó khăn và bình thường hóa quan hệ (số 4). Trong khi tái khẳng định sự sẵn sàng này, Tòa Thánh lưu ý là rất lấy làm tiếc khi chính quyền cho phép lãnh đạo của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của ông Lưu Bá Niên, đã có thái độ làm tổn thương nghiêm trọng cho Giáo Hội Công Giáo và làm cản trở các cuộc đối thoại nói trên.
7. Những người Công giáo toàn thế giới đang theo dõi với sự quan tâm đặc biệt về cuộc hành trình khó khăn của Giáo Hội tại Trung Quốc: tinh thần liên đới khiến họ đồng hành với những thăng trầm của anh chị em Trung Quốc và trở thành một lời cầu nguyện nhiệt thành với Thiên Chúa của lịch sử, để xin Ngài có thể gần gũi với họ, gia tăng sức mạnh và niềm hy vọng cho họ, ban cho họ sự an ủi trong những giây phút thử thách.
Đối với việc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài, diễn ra hôm Thứ Bảy 20 Tháng Mười Một vừa qua, thông tin đã được thu thập về những gì đã xảy ra và bây giờ có thể nói rõ như sau.
1. Đức Thánh Cha đã nhận được những tin tức trên và lấy làm tiếc sâu sắc, bởi vì việc tấn phong giám mục nói trên đã được thực thi mà không có sự ủy nhiệm tông tòa, và do đó, tạo nên một vết thương đau đớn trong sự hiệp thông của giáo hội và vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Công giáo (x. Thư của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi đến Giáo Hội tại Trung Quốc, năm 2007, số 9).
2. Được biết, trong những ngày gần đây, các giám mục khác nhau đã phải chịu áp lực và hạn chế về quyền tự do đi lại, với mục đích ép buộc họ phải tham gia cuộc tấn phong giám mục này. Việc hạn chế như vậy, thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc và Cơ quan an ninh, tạo thành một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và lương tâm. Tòa Thánh có ý định thực hiện một cuộc đánh giá chi tiết về những gì đã xảy ra, bao gồm cả việc xem xét các khía cạnh hiệu lực và vị thế hợp thức của các Giám mục có liên quan.
3. Trên mọi trường hợp, tác động gây đau đớn nhất là trường hợp cho Linh mục Giuse Quách Kim Tài, vì cuộc tấn phong, vị này ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất về giáo luật trước Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, người này cũng đang trong tình huống dự kiến phải nhận các biện pháp trừng phạt nặng, đặc biệt là bởi điều 1382 của Bộ Giáo Luật.
4. Cuộc tấn phong này không những không đóng góp vào cho sự tốt đẹp của người Công giáo ở Thừa Đức, nhưng lại đặt họ vào trong một điều kiện nhạy cảm và rất khó khăn, mà theo quan điểm luật lệ cũng làm hạ nhục họ, bởi vì các nhà chức trách dân sự Trung Quốc muốn áp đặt lên họ một Mục Tử không hiệp thông đầy đủ, hoặc là với Đức Thánh Cha hoặc với các Giám mục khác trên toàn thế giới.
5. Rất nhiều lần trong năm nay, Tòa Thánh đã truyền đạt rất rõ ràng với các nhà chức trách Trung Quốc việc phản đối của Tòa Thánh về cuộc tấn phong giám mục cho linh mục Giuse Quách Kim Tài. Mặc dù vậy, nhà chức trách nói rằng họ đã quyết định tiến hành đơn phương, gây thiệt hại cho bầu không khí tôn trọng, đã được Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo xây dựng một cách khó khăn qua những cuộc tấn phong giám mục gần đây. Sự khinh suất đặt mình trên các Giám mục và hướng dẫn cuộc sống của cộng đồng giáo hội không tương xứng với giáo lý Công giáo, nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha, Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ, và làm phức tạp thêm những khó khăn mục vụ hiện nay.
6. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, trong Lá Thư nói trên vào năm 2007, bày tỏ rằng Tòa Thánh sẵn sàng tham gia và xây dựng cuộc đối thoại tôn trọng với chính quyền của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, với mục đích khắc phục những khó khăn và bình thường hóa quan hệ (số 4). Trong khi tái khẳng định sự sẵn sàng này, Tòa Thánh lưu ý là rất lấy làm tiếc khi chính quyền cho phép lãnh đạo của Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của ông Lưu Bá Niên, đã có thái độ làm tổn thương nghiêm trọng cho Giáo Hội Công Giáo và làm cản trở các cuộc đối thoại nói trên.
7. Những người Công giáo toàn thế giới đang theo dõi với sự quan tâm đặc biệt về cuộc hành trình khó khăn của Giáo Hội tại Trung Quốc: tinh thần liên đới khiến họ đồng hành với những thăng trầm của anh chị em Trung Quốc và trở thành một lời cầu nguyện nhiệt thành với Thiên Chúa của lịch sử, để xin Ngài có thể gần gũi với họ, gia tăng sức mạnh và niềm hy vọng cho họ, ban cho họ sự an ủi trong những giây phút thử thách.