THÁI BÌNH - Chiều ngày 14/11/2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đã đến thăm và làm việc mục vụ tại giáo xứ Nam Lỗ, giáo hạt Đông Hưng, giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với Đức cha có cha chánh xứ và quý cha.
Kể từ ngày về nhận giáo phận đến nay, đây là lần đầu tiên Đức cha Phêrô đến thăm mục vụ giáo xứ Nam Lỗ với cương vị là chủ chăn giáo phận. Trong niềm vui mừng, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ Nam lỗ đã xếp hàng tại sân cuối nhà thờ để chào đón vị cha chung của giáo phận đến viếng thăm.
Đến với giáo xứ Nam lỗ vào 14 giờ chiều, cũng là lúc các em thanh thiếu nhi trong giáo xứ học giáo lý, Đức cha đã tới thăm từng lớp giáo lý, động viên khích lệ và cho quà các em.
Sau đó, tại khuôn viên nhà xứ, Đức cha đã ban lời huấn dụ cho cộng đoàn cũng như dành thời gian lắng nghe và trả lời những ý kiến, thắc mắc của cộng đoàn. Đức cha cám ơn cha xứ và cộng đoàn đã hy sinh thời gian để đón tiếp ngài. Đặc biệt, Đức cha vui mừng thấy các em thanh thiếu nhi trong giáo xứ được chăm sóc, được học hỏi Lời Chúa.
Ngỏ lời với cộng đoàn trong thánh lễ kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt nam, Đức cha nhắn nhủ mọi hãy sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho chúng ta bấy lâu nay. Hãy tri ân và noi gương các thánh Tử Đạo vì các ngài đã dám sống ơn gọi của mình, dám hy sinh cả tính mạng để làm chứng cho Tình Yêu. Đặc biệt với giáo xứ Nam Lỗ, chúng ta tự hào là quê hương của 14 hiền phúc đã được Hội Thánh công nhận là chết vì đạo Chúa, hãy giữ vững truyền thống cha ông, tiếp nối truyền thống đầy hào hùng của cha ông để sống Đức Tin và mang Chúa đến cho mọi người.
Với những cám dỗ, lôi cuốn của xã hội ngày hôm nay, Đức cha cũng kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn nữa tới việc giáo dục con cái, lo cho chúng được học hỏi giáo lý và học văn hóa. Đây cũng là thách đố của các bậc làm cha mẹ, của giáo xứ, của giáo phận. Chúng ta hãy cùng cộng tác với nhau lo cho em chúng ta ngay từ bây giờ, mới có hy vọng tương lai tươi sáng.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha chánh xứ đại diện cộng đoàn cám ơn Đức cha, quý cha, quý khách đã quan tâm đến dự lễ, cầu nguyện cho giáo xứ; xin tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ giáo xứ Nam Lỗ.
Ước mong trong ngày lễ mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam giúp mỗi người luôn noi gương, can đảm sống xứng đáng là con cháu các thánh Tử Đạo và làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống hằng ngày của mình.
Lược sử giáo xứ
Nam Lỗ cũng gọi là Sổ, trước đây thuộc tổng Cao Mỗ, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Nam Lỗ được các thừa sai Đaminh từ Sa Cát đến truyền giáo vào đầu thế kỷ thứ 18, rồi trở thành một họ lẻ thuộc xứ Sa Cát, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.
Năm 1908, Đức Cha Pierre Munagorri Y Obineta Trung chia Sa Cát thành 3 giáo xứ, xứ Nam Lỗ được thành lập, gồm 17 họ, với 1197 nhân danh, ở trên địa bàn 13 xã của 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng trong đó 10 họ bổn đạo gốc và 7 họ bổn đạo mới. Cha xứ đầu tiên là Linh mục Phêrô Trứ, chịu chức năm 1891. Khi cha Trứ đổi về Tiên Chu, cha Phêrô Thiêm về coi sóc.
Năm 1929, Duyên Tục tách từ Nam Lỗ và lên xứ với 2 họ lẻ là Duyên Trang và Kim Ngọc. Sau 1954, Nam Lỗ bị xoá sổ 3 họ lẻ: Lô Xá, Phú Điền, và Kinh Môn. Hiện tại Nam Lỗ gồm 12 họ, một đền Đức Mẹ Fatima, 13 nhà thờ, với 1377 giáo dân rải rác trên 7 xã thuộc 2 huyện Đông Hưng và Hưng Hà.
Thời kỳ bắt đạo, tín hữu Nam Lỗ vẫn trung kiên giữ Đức Tin.Vùng Nam Lỗ thời đó có hai nơi giam giữ các tù Đạo là Thổ Khối và Trinh Nguyên, nhiều vị đã tử đạo tại hai nơi ấy. Nhờ gương sáng các đấng Tử Đạo, người Thổ Khối đã xin tòng giáo, trở thành một họ lẻ (họ Ngói) của giáo xứ bây giờ.
Nam Lỗ cũng có nhiều tín hữu hy sinh mạng sống để minh chứng đạo Chúa, trong đó có 14 hiền phúc đã được Hội Thánh công nhận là chết vì đạo Chúa, đã có hồ sơ làm án xin phong chân phúc. Các ngài là những ngành lá thắm tưới trong vườn vạn tuế Thái Bình.
Ngày 17/08/1908, giáo xứ được thiết lập với số giáo dân: 1397 người.
Ngày nay, Nam Lỗ thuộc thôn Ái Quốc, xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cha xứ đương nhiệm Đaminh Nguyễn Văn Quát. Số giáo dân khoảng 1450 người.
Đến với giáo xứ Nam lỗ vào 14 giờ chiều, cũng là lúc các em thanh thiếu nhi trong giáo xứ học giáo lý, Đức cha đã tới thăm từng lớp giáo lý, động viên khích lệ và cho quà các em.
Sau đó, tại khuôn viên nhà xứ, Đức cha đã ban lời huấn dụ cho cộng đoàn cũng như dành thời gian lắng nghe và trả lời những ý kiến, thắc mắc của cộng đoàn. Đức cha cám ơn cha xứ và cộng đoàn đã hy sinh thời gian để đón tiếp ngài. Đặc biệt, Đức cha vui mừng thấy các em thanh thiếu nhi trong giáo xứ được chăm sóc, được học hỏi Lời Chúa.
Ngỏ lời với cộng đoàn trong thánh lễ kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt nam, Đức cha nhắn nhủ mọi hãy sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho chúng ta bấy lâu nay. Hãy tri ân và noi gương các thánh Tử Đạo vì các ngài đã dám sống ơn gọi của mình, dám hy sinh cả tính mạng để làm chứng cho Tình Yêu. Đặc biệt với giáo xứ Nam Lỗ, chúng ta tự hào là quê hương của 14 hiền phúc đã được Hội Thánh công nhận là chết vì đạo Chúa, hãy giữ vững truyền thống cha ông, tiếp nối truyền thống đầy hào hùng của cha ông để sống Đức Tin và mang Chúa đến cho mọi người.
Với những cám dỗ, lôi cuốn của xã hội ngày hôm nay, Đức cha cũng kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn nữa tới việc giáo dục con cái, lo cho chúng được học hỏi giáo lý và học văn hóa. Đây cũng là thách đố của các bậc làm cha mẹ, của giáo xứ, của giáo phận. Chúng ta hãy cùng cộng tác với nhau lo cho em chúng ta ngay từ bây giờ, mới có hy vọng tương lai tươi sáng.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha chánh xứ đại diện cộng đoàn cám ơn Đức cha, quý cha, quý khách đã quan tâm đến dự lễ, cầu nguyện cho giáo xứ; xin tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ giáo xứ Nam Lỗ.
Ước mong trong ngày lễ mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam giúp mỗi người luôn noi gương, can đảm sống xứng đáng là con cháu các thánh Tử Đạo và làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống hằng ngày của mình.
Lược sử giáo xứ
Nam Lỗ cũng gọi là Sổ, trước đây thuộc tổng Cao Mỗ, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình. Nam Lỗ được các thừa sai Đaminh từ Sa Cát đến truyền giáo vào đầu thế kỷ thứ 18, rồi trở thành một họ lẻ thuộc xứ Sa Cát, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.
Năm 1908, Đức Cha Pierre Munagorri Y Obineta Trung chia Sa Cát thành 3 giáo xứ, xứ Nam Lỗ được thành lập, gồm 17 họ, với 1197 nhân danh, ở trên địa bàn 13 xã của 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng trong đó 10 họ bổn đạo gốc và 7 họ bổn đạo mới. Cha xứ đầu tiên là Linh mục Phêrô Trứ, chịu chức năm 1891. Khi cha Trứ đổi về Tiên Chu, cha Phêrô Thiêm về coi sóc.
Năm 1929, Duyên Tục tách từ Nam Lỗ và lên xứ với 2 họ lẻ là Duyên Trang và Kim Ngọc. Sau 1954, Nam Lỗ bị xoá sổ 3 họ lẻ: Lô Xá, Phú Điền, và Kinh Môn. Hiện tại Nam Lỗ gồm 12 họ, một đền Đức Mẹ Fatima, 13 nhà thờ, với 1377 giáo dân rải rác trên 7 xã thuộc 2 huyện Đông Hưng và Hưng Hà.
Thời kỳ bắt đạo, tín hữu Nam Lỗ vẫn trung kiên giữ Đức Tin.Vùng Nam Lỗ thời đó có hai nơi giam giữ các tù Đạo là Thổ Khối và Trinh Nguyên, nhiều vị đã tử đạo tại hai nơi ấy. Nhờ gương sáng các đấng Tử Đạo, người Thổ Khối đã xin tòng giáo, trở thành một họ lẻ (họ Ngói) của giáo xứ bây giờ.
Nam Lỗ cũng có nhiều tín hữu hy sinh mạng sống để minh chứng đạo Chúa, trong đó có 14 hiền phúc đã được Hội Thánh công nhận là chết vì đạo Chúa, đã có hồ sơ làm án xin phong chân phúc. Các ngài là những ngành lá thắm tưới trong vườn vạn tuế Thái Bình.
Ngày 17/08/1908, giáo xứ được thiết lập với số giáo dân: 1397 người.
Ngày nay, Nam Lỗ thuộc thôn Ái Quốc, xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cha xứ đương nhiệm Đaminh Nguyễn Văn Quát. Số giáo dân khoảng 1450 người.