THÁI BÌNH - Chiều và tối thứ bảy 07.06.2008 đông đảo các anh chị em giáo dân Nam Lỗ đã tham dự các thánh lễ bế mạc kỳ đại phúc tại nhà thờ giáo họ Lác Làng và nhà thờ chính xứ nằm ở tả ngạn và hữu ngạn sông Tiên Hưng, Thái Bình.
Suốt tuần vừa qua, cha Đa Minh Nguyễn Văn Quát, Chính xứ Nam Lỗ, đã uỷ quyền cho các cha DCCT hoàn toàn chủ động trong công việc phục vụ tại giáo xứ. Các cha đã giảng dạy trong các thánh lễ sáng chiều tại một số nhà thờ của giáo xứ nằm hai bên sông Tiên Hưng.
Nhờ sự giúp đỡ của ban điều hành các giáo ho, các cha đã đi thăm viếng toàn bộ các gia đình trong xứ theo kiểu “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Các cuộc thăm viếng này mang lại niềm vui đồng thời củng cố, phục hồi và gia tăng đức tin cho tín hữu. Nhiều trường hợp đã đến nhà thơ, xưng tội và rước lễ sau 5-7 năm, thậm 20 năm và 40 năm gián đoạn.
Các thừa sai cũng đã gặp gỡ và chia sẻ với thiếu nhi, giới gia trưởng, giới hiền mẫu, hội con Đức Mẹ, huynh đoàn Đa Minh, các anh chị em dự tòng và tân tòng. Giới trẻ thực chất là các em đang học trung học phổ thông. Số lớn hơn đều đã đi làm xa trong Nam ngoài Bắc. Rất nhiều câu hỏi và vấn đề đã được nêu lên và thảo luận.
Các cha cho biết, học sinh ở đây mong được nghỉ học ngày chúa nhật để đi học giáo lý và đi lễ. Các em cũng bức xúc, phân vân và dao động đức tin trước hiện tượng nói xấu và nói sai về đạo ở nhà trường. Chẳng hạn sách viết và thầy cô giáo nói rằng đi đạo là duy tâm, rằng con người bởi khỉ tiến hoá mà ra, rằng Giáo Hội đã phạm nhiều sai lầm và tội ác, rằng người Công giáo là phản bội dân tộc và đất nước, v.v.
Các phụ huynh vừa bận tâm đến hiện tượng bỏ làng ra đi của giới trẻ và kèm theo là vấn đề hôn nhân khác đạo và không phép đạo. Họ bị dằn vặt đi hay không đi liên quan đến các trường hợp cưới xin không phép đạo, vì bên ngoài là lý, bên trong là tình, đi thì bị rút phép thông công, không đi thì không còn mặt mũi nhìn nhau và không chu toàn bổn phận của thân nhân họ hàng hoặc làng xóm láng giềng.
Các đôi vợ chồng trẻ quan tâm đến vấn đề ngừa thai tránh thai. Các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ít người rước lễ, vì hầu hết đều đã và đang áp dụng một phương pháp tránh thai nhân tạo nào đấy trái luật định của Giáo Hội mà phần lớn là đặt “vòng tránh thai”. Các lối tránh thai khác như TQS, bao cao su và thuốc tránh thai hầu như không được dùng tới. Các trường hợp phá thai cũng không thiếu.
Đấy là những trường hợp đáng thương hơn là đáng trách, vì đang lúc chúng tôi viết bản tin này loa phóng thanh của xã vẫn đang inh ỏi cổ vũ chương trình kế hoạch hoá gia đình. Chưa kể các biện pháp hành chính và kinh tế được áp dụng như không cho khai sinh, bắt nộp phạt bằng thóc từ 500 đến 600 kg, tức là bằng số thu nhập nông nghiệp một năm bằng của một hộ nông dân trong vùng.
Cũng vì vấn đề điều hoà sinh sản là vấn đề nóng bỏng cho nên chương trình giảng dạy phương pháp tránh thai theo phương pháp TQS của anh Dương Văn Lợi, một giáo dân thừa sai trong đoàn đại phúc, trở nên “ăn” khách.
Trước khi kết thúc kỳ đại phúc, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, trưởng nhóm thừa sai đã ca ngợi niềm tin trung kiên và đời sống đạo đức nhiệt thành của giáo dân Nam Lỗ. Gần nửa thế kỷ trong chế độ chuyên chính vô sản không linh mục chăm sóc vậy mà hầu như hiện tại không có người bỏ đạo và giáo xứ chỉ với 1377 giáo dân mà vẫn giữ được 13 ngôi thánh đường.
Ngài cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của các thừa sai trước tấm lòng mục tử, tinh thần cởi mở, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cha xứ Đa Minh Nguyễn Văn Quát. Sáu năm phục vụ ở Nam Lỗ, ngài đã làm thay đổi cả một vùng 7 xã thuộc hai huyện Đông Hưng và Hưng Hà, mang lại niềm cảm phục của giáo dân và lương dân trong vùng.
Cha trưởng nhóm thừa sai cũng kêu gọi giáo dân trong xứ chú ý giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ, trau dồi nhân bản để loại bỏ lối ứng xử phản tin mừng, loại trừ nạn rượu chè, cãi cọ, chửi bới chì triết nhau; tăng cường đào sâu đức tin bằng cách học hỏi giáo lý và Kinh Thánh, nỗ lực trợ giúp việc học tập văn hoá và tăng cường tri thức nhằm mở đường cho sự phát triển kinh tế, xây dựng một lối sống đạo tự tin, dấn thân, hội nhập xã hội và biến cải xã hội.
Suốt tuần qua, người ta cảm nhận một sự an bình sâu xa và một niềm vui khôn tả bàng bạc khắp nơi trong giáo xứ. Tuần đại phúc thực sự trở thành một biến cố cứu độ cho nhiều người Nam Lỗ. Đấy thật là một cách thức chuẩn bị cần thiết nhất và ý nghĩa nhất cho tuần chầu lượt và cũng là tuần mừng kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ sẽ bắt đầu vào ngày 11.06 tới đây./.
Thái Hà 07.06.2008.
Suốt tuần vừa qua, cha Đa Minh Nguyễn Văn Quát, Chính xứ Nam Lỗ, đã uỷ quyền cho các cha DCCT hoàn toàn chủ động trong công việc phục vụ tại giáo xứ. Các cha đã giảng dạy trong các thánh lễ sáng chiều tại một số nhà thờ của giáo xứ nằm hai bên sông Tiên Hưng.
Nhờ sự giúp đỡ của ban điều hành các giáo ho, các cha đã đi thăm viếng toàn bộ các gia đình trong xứ theo kiểu “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Các cuộc thăm viếng này mang lại niềm vui đồng thời củng cố, phục hồi và gia tăng đức tin cho tín hữu. Nhiều trường hợp đã đến nhà thơ, xưng tội và rước lễ sau 5-7 năm, thậm 20 năm và 40 năm gián đoạn.
Các thừa sai cũng đã gặp gỡ và chia sẻ với thiếu nhi, giới gia trưởng, giới hiền mẫu, hội con Đức Mẹ, huynh đoàn Đa Minh, các anh chị em dự tòng và tân tòng. Giới trẻ thực chất là các em đang học trung học phổ thông. Số lớn hơn đều đã đi làm xa trong Nam ngoài Bắc. Rất nhiều câu hỏi và vấn đề đã được nêu lên và thảo luận.
Các cha cho biết, học sinh ở đây mong được nghỉ học ngày chúa nhật để đi học giáo lý và đi lễ. Các em cũng bức xúc, phân vân và dao động đức tin trước hiện tượng nói xấu và nói sai về đạo ở nhà trường. Chẳng hạn sách viết và thầy cô giáo nói rằng đi đạo là duy tâm, rằng con người bởi khỉ tiến hoá mà ra, rằng Giáo Hội đã phạm nhiều sai lầm và tội ác, rằng người Công giáo là phản bội dân tộc và đất nước, v.v.
Các phụ huynh vừa bận tâm đến hiện tượng bỏ làng ra đi của giới trẻ và kèm theo là vấn đề hôn nhân khác đạo và không phép đạo. Họ bị dằn vặt đi hay không đi liên quan đến các trường hợp cưới xin không phép đạo, vì bên ngoài là lý, bên trong là tình, đi thì bị rút phép thông công, không đi thì không còn mặt mũi nhìn nhau và không chu toàn bổn phận của thân nhân họ hàng hoặc làng xóm láng giềng.
Các đôi vợ chồng trẻ quan tâm đến vấn đề ngừa thai tránh thai. Các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ít người rước lễ, vì hầu hết đều đã và đang áp dụng một phương pháp tránh thai nhân tạo nào đấy trái luật định của Giáo Hội mà phần lớn là đặt “vòng tránh thai”. Các lối tránh thai khác như TQS, bao cao su và thuốc tránh thai hầu như không được dùng tới. Các trường hợp phá thai cũng không thiếu.
Đấy là những trường hợp đáng thương hơn là đáng trách, vì đang lúc chúng tôi viết bản tin này loa phóng thanh của xã vẫn đang inh ỏi cổ vũ chương trình kế hoạch hoá gia đình. Chưa kể các biện pháp hành chính và kinh tế được áp dụng như không cho khai sinh, bắt nộp phạt bằng thóc từ 500 đến 600 kg, tức là bằng số thu nhập nông nghiệp một năm bằng của một hộ nông dân trong vùng.
Cũng vì vấn đề điều hoà sinh sản là vấn đề nóng bỏng cho nên chương trình giảng dạy phương pháp tránh thai theo phương pháp TQS của anh Dương Văn Lợi, một giáo dân thừa sai trong đoàn đại phúc, trở nên “ăn” khách.
Trước khi kết thúc kỳ đại phúc, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, trưởng nhóm thừa sai đã ca ngợi niềm tin trung kiên và đời sống đạo đức nhiệt thành của giáo dân Nam Lỗ. Gần nửa thế kỷ trong chế độ chuyên chính vô sản không linh mục chăm sóc vậy mà hầu như hiện tại không có người bỏ đạo và giáo xứ chỉ với 1377 giáo dân mà vẫn giữ được 13 ngôi thánh đường.
Ngài cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của các thừa sai trước tấm lòng mục tử, tinh thần cởi mở, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cha xứ Đa Minh Nguyễn Văn Quát. Sáu năm phục vụ ở Nam Lỗ, ngài đã làm thay đổi cả một vùng 7 xã thuộc hai huyện Đông Hưng và Hưng Hà, mang lại niềm cảm phục của giáo dân và lương dân trong vùng.
Cha trưởng nhóm thừa sai cũng kêu gọi giáo dân trong xứ chú ý giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ, trau dồi nhân bản để loại bỏ lối ứng xử phản tin mừng, loại trừ nạn rượu chè, cãi cọ, chửi bới chì triết nhau; tăng cường đào sâu đức tin bằng cách học hỏi giáo lý và Kinh Thánh, nỗ lực trợ giúp việc học tập văn hoá và tăng cường tri thức nhằm mở đường cho sự phát triển kinh tế, xây dựng một lối sống đạo tự tin, dấn thân, hội nhập xã hội và biến cải xã hội.
Suốt tuần qua, người ta cảm nhận một sự an bình sâu xa và một niềm vui khôn tả bàng bạc khắp nơi trong giáo xứ. Tuần đại phúc thực sự trở thành một biến cố cứu độ cho nhiều người Nam Lỗ. Đấy thật là một cách thức chuẩn bị cần thiết nhất và ý nghĩa nhất cho tuần chầu lượt và cũng là tuần mừng kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ sẽ bắt đầu vào ngày 11.06 tới đây./.
Thái Hà 07.06.2008.