(The Washington Post, 6/8/02)
Một baì thuyết trình cho hội đồng cố vấn cao cấp taị Ngũ Giác Ðaì trong tháng vưà qua đã mô tả Ả Rập Saudi như là một kẻ thù cuả Hoa Kỳ, và khuyến caó các giơí chức Mỹ haỹ gởỉ tốí hậụ thư yêu câù nước naỳ haỹ chấm dứt hỗ trợ cho khủng bố hay bị đe doạ tấn chiếm các mỏ dầu cuả họ và phong toả taì sản cuả nước naỳ đang được đầu tư taị Hoa Kỳ

Baì thuyết trình nổ lưả naỳ nói rằng “NgườiẢ Rập Saudi rấ tích cực trong moị cấp bực cuả hàng ngũ khủng bố, từ những ngươì phacÙ thaỏ kế hoạch đến mạnh thừơng quân, từ cán bộ đến lính đánh trận, từ lý thuyết gia dến ngươì cỗ vỏ mồm”. Baì thuyết trình trình baỳ hôm 10 tháng Baỷ 2002 ạti Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng, một nhốm gồm các nhà trí thức tên tuôỉ và cựu giớí chức cao cấp có nhiệm vụ cố vấn cho Ngũ Giác Ðài về chính sách quốc phòng.

Baì thuyết trình do phân tích gia Laurent Murawiec cuả Rand Corporation soạn thaỏ noí rằng “Ả Rập Saudi hỗ trợ cho kẻ thù cuả chúng ta và tấn công các đồng minh cuả chúng ta”. Một baì noí chuyện đính kèm vaò trang cuôí cùng cuả tường trình gồm 24 trang hình còn bàn cải xa hơn, mô tả Ả Rập Saudi như là “caí nhân của ma quỷ, một kẻ thúc đẩy chính, một đối thủ nguy hiểm nhất” tại Trung Ðông.

Bài thuyết trình không tượng trưng cho quan điểm chính thức của hội đồng cũng không phải chính sách của chính phủ, và sự thật là bài này chống chọi trực tiếp với chính sách hiện hành của chính quyền Hoa Kỳ rằng Ả Rập Saudi là một đồng minh quan trọng trong vùng này. Tuy nhiên bài thuyết trình dườg như tiêu biểu cho một quan điểm đang gây uy thế trong nội các Bush - đặc biệt là trong bộ tham mưu của Phó Tổng Thống Dick Cheney và trong hàng lãnh đạo dân sự tại Ngũ Giác Ðài - và trong số các lý thuyết gia và binh luận gia bảo thủ mới có liên hệ mật thiết với những người có trách nhiệm về chính sách của chính phủ này.

Một viên chức chính quyền noí rằng ý kiến về Ả Rập Saudi hiện đang thay đổi nhanh chóng trong nội bộ chính quyền Hoa Kỳ. Ông này nói rằng “Trước đây người ta thường phân tích để biện minh cho thái độ của Ả Rập Saudi, chúng ta không còn nghe thấy những biện luận như thế nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa về việc moị người đang nhận thức được thực tế và công nhận rằng Ả Rập Saudi là một vấn nan.”

Quyết định trình baỳ bài thuyết trình phân tích chống Ả Rập Saudi trước Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng hình như còn cho thấy liên hệ với dư luận bàn cãi đang dâng cao về việc có nên mở cuộc tấn công quân sự để lật đổ Saddam Hussein tại Iraq hay không. Chủ tịch của hội đồng này là Richard N. Perle, một cựu viên chức Ngũ Giác Ðaì, một người cổ võ hăng hái nhất cho một cuộc tấn công Iraq tại Hoa Thịnh Ðốn hiện nay. Baì thuyết trình biện luận rằng lật đổ Hussein sẽ taọ nên thay đổi taị Ả Rập Saudi - theo baì thuyết trình, đây mới là một vấn đề lớn rộng hơn vì vai trò cuả Ả Rập trong việc taì trợ và hỗ trợ cho các cánh Hồi Giaó quá khích.

Perle không chiïu trả lời câu hỏi của baó chí. Một phát ngôn nhân của Rand Corporation nói rằng ông Murawiec, một cựu cố vấn của Bộ Quốc Phòng Pháp hiện đang là phân tích gia về các vấn đề an ninh quốc tế cho Rand, không có lời bình luận.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Ðài, Victoria Clarke nói rằng “Cả hai, bài thuyết trình cũng như bình luận của các thành viên Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng, đều không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc Phòng. Ả Rập Saudi là bạn lâu năm và một đồng minh của Hoa Kỳ. Người Saudi đã cộng tác hoàn toàn trong trận chiến toàn cầu chống khủng bố và được Bộ Quốc Phòng và chính phủ biết ơn sâu xa.”

Các mỏ dầu bị làm mục tiêu?

Trong bài thuyết trình, ông Murawiec nói rằng Hoa Kỳ nên đòi hỏi Riyadh chấm dứt tài trợ cho các tổ chức Hồi Gíao cực đoan khắp thế giới, chấm dứt tất cả những lời tuyên bố chống Mỹ và chống Do Thaí trong nước, và “Ðưa ra toà hay cô lập những phần tử liên hệ đến mạng lưới khửng bố, kể cả những giơí chức trong ngành tình baó của Saudi.”

Baì thuyết trình noí tiếp, nêú Saudi không tuân hành, các mỏ dầu cuả Saudi và các tài sản taì chánh ở hải ngoaị của Saudi phaỉ bị “nhắm làm mục tiêu”, tuy nhiên baì thuyết trình không noí rõ đích xác cách thức nhắm mục tiêu như thế naò.

Baì tường trình kết luận bằng cách liên kết việc thay đổi chế độ tại Iraq với việc thay đổi thái độ của Ả Rập Saudi. Quan điểm này đang thịnh hành trong giới lý thuyết gia bảo thủ mới, cho rằng một khi quân Mỹ tấn công và lật đổ Hussein taị Iraq, một chính quyền kế nhiệm thân Mỹ thay thế sẽ trở thành một nước xuất cảng dầu chính yếu cho Tây Phương. Dầu lưả này sẽ làm cho Hoa Kỳ bớt bị lệ thuộc vào việc xuất cảng năng lượng của Saudi, và như thế - theo quan điểm này - cho phép chính quyền Hoa Kỳ sau cùng có thể đương đầu với Hoàng Tộc Saud về việc ủng hộ khủng bố.

Một viên chức chính quyền có tư tưởng diều hâu về vấn đề Iraq noí rằng “Con đường đi khắp vùng Trung Ðông đi qua Baghdag, một khi chúng ta có một chế dộ dân chủ tại Iraq, như những chế dộ chúng ta giúp thiết lập taị Ðức và Nhật sau Thế Chiến thứ hai, sẽ có rất nhiêù cơ hội.”

Kissinger phản đối

Trong số hơn hai chục người tham dự phiên họp cuả Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng, chỉ có một người, cựụ Ngoaị Trưởng Henry A. Kissinger đã lên tiếng phản đối những kết luận chống Ả Rập Saudi của bài thuyết trìinh, theo nguồn tin những người hiện diện trong phiên họp. Một vài thành viên củahội đồng rõ ràng đồng ý với phủ nhận cuả ông Kissinger về baì thuyết trình và nhiều người khác không có thaí độ đồng tình như vậy.

Một nguồn tin tóm tắc lời phát biểu của Kissinger như sau, “Người Saudi thân Mỹ, họ phải hoạt động trong một vùng rất khó khăn, tuy nhiên cuối cùng chúng ta cũng sẽ chế ngự được họ.”

Kissinger từ chối bình luận về phiên họp. Ông ta chỉ noí rằng công ty tham vấn của ông không có cố vấn cho chính quyền Saudi và ông không có một khách hàng naò có thương vụ to lớn taị Ả Rập Saudi.

Kissinger noí rằng “Tôi không xem Ả Rập Saudi như một đối lập chiến lược của Hoa Kỳ, họ làm nhiều điều tôi không chấp nhận, nhưng tôi không coi họ như kẻ thù chiến lược.”

Các thành viên khác của hội đồng này gồm có cựu Phó Tổng Thống Dan Quayle; các cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger và Harold Brown; các Cựu Chủ Tich Hạ Viện như Newt Ginrich và Thomas Foley; vaì cựu sĩ quan hồi hưu, kể cả hai cựu Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân, Ðô Ðốc hồi hưu David Jeremiad và William Owens.

“Bản tường trình lếu láo”

Khi được hoỉ về phản ứng cuả mình, Hoàng Thân Bandar bin Sultan, Ðại Sứ Ả Rập Saudi taị Hoa Kỳ noí rằng ông không xem trọng baì thuyết trình này. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng đây là một nỗ lực sai lệch rất nông cạn và không thành thật về các dữ kiện. Lặp laị những dối trá sẽ không bao giờ làm chúng trở thành sự thật được.”

Adel al-Jubeir, một cố vấn về chính sách ngoaị giao cho nhà lãnh đạọ Ả Rập Saudi, Hoàng Tử Abdullah ibn Abdulaziz noí thêm rằng “Tôi nghĩ rằng quan điểm này bóp méo thực tế. Hai nước chứng ta đã là bạn và đồng minh hơn 60 năm. Quan hệ hai nước đã chứng kiến nhiêù giông tố đến rôì đi trong vùng này, nêú có chăng, quan hệ này đi từ sức mạnh chuyển sang sức mạnh.”

Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi đóng vai trò quan trơng trong việc ủng hộ kháng chiến quân A Phú Hãn trong cuộc chiến chống Liên Sô xâm lược, đổ hàng tỷ đôla vaò việc thu mua vũ khí và hỗ trợ tiếp vận cho kháng chiến Mujahaddin.

Ðến cuôí thập niên đó, quan hệ này trở nên thắm thiết hơn khi quân lực Hoa Kỳ đóng hơn nửa triệu quân trên đất Saudi để đánh đuổi quân xâm lược Iraq cuả Hussein khỏi Kuwait và ẢRập Saudi. Chính sự hiện diện cuả quân Mỹ đã làm thành lý do chính cho Osama Bin Laden trong những vụ tấn công cuả hắn ta đánh vaò Hoa Kỳ.

Quan điểm thịnh hành trong hàng ngũ cán bộ bảo thủ

Những quan điểm chống Ả Rap Saudi trình baỳ trong baì thuyết trình xem ra có vẻ thịnh hành đặc biệt trong các giơí lý thuyết gia baỏ thủ về chính sách đối ngoaị, một nhóm tương đối nhỏ nhưng rất có ảnh hưởng trong chính quyền Bush.

Kenneth Adelman, một cựu phụ tá cho Bộ trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld và cũng là một thanh viên cuả Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng nhưng không có mặt trong phiên họp ngày 10 tháng Bảy, nói “Tôi nghĩ rằng việc xem Ả Rap Saudi như một nước bạn là điều sai lầm.” Ông naỳ noí quan điểm cho rằng Ả Rap Saudi là một đối thủ cuả Hoa Kỳ “hiện đang là một quan điểm thắng thế so vớí một năm trước đây.”

Trong những tuần lễ gần đây, hai tạp chí baỏ thủ đã cho đăng taỉ những baì tương tự giợng điệu cùng nhịp voí baì thuyết trình taị Ngũ Giác Ðài. Trong số ra ngaỳ 15 tháng Bảy cuả tạp chí Weekly Standard, do William Kristol làm chủ bút, ông ta là cựu Chánh Văn Phòng của ông Quayle, đã tiên đóan rằng “Cuộc Ðụng Ðộ Sắp Diễn Ra Voí Ả Rap Saudi”. Số moí nhất cuả tạp chí Commentary, do Uỷ Ban Ngươì Mỹ Gốc Do Thaí xuất bản, có một baì nhan đề “Những Kẻ Thù Cuả Chúng Ta, Người Saudi”.

Eliot Cohen, một chuyên gia về chiến lược quân sự thuộc Ðaị Học John Hopkins noí “Càng ngaỳ càng có nhiều người chập nhận môt phần của biện luận này, và có một số ít chấp nhận toàn thể biện minh này. Ả Rap Saudi từng có nhiêù ngươì theo đuổi trong xứ naỳ...Nay con số naỳ chỉ còn số ít, và hầu hết những người naỳ đều có nhiều quyền lơị kinh tế quan trọng hoặc có liên hệ lâu đời taị nước Ả Rập này.”

”Một vấn đề lớn cho chúng ta”

Ông Cohen, một thành viên cuả Hội Ðồng Chính Sách Quốc Phòng, từ chối thaỏ luận về những bàn cãi trong phiên họp. Nhưng ông ta cho biết rằng ông ta xem Ả Rap Saudi là một vấn đề hơn là một kẻ thù. Ông noí “Thoả thuận giưã họ và Hồi Giaó cực đoan chắc chắn là một môí đe doạ, cho nên tôi cho rằng Ả Rap Saudi là một vấn đề lớn cho chúng ta,”

Có ngươì khác cho rằng quan điểm trên không phaỉ là quan điểm đang chiếm ngự trong chính quyền Hoa Kỳ. Robert Oakley, Cựu Ðaị Sứ Hoa Kỳ tại Pakistan, một người làm cố vấn rất thường xuyên cho quân lực Hoa Kỳ, noí rằng “Tiếng trống chống Ả Rap Saudi đang bắt đầu được gióng lên,”

Ông naỳ noí rằng phương cách tốt nhất không phaỉ là đối đầu trực diện với Ả Rập Saudi mà là ủng hộ những nỗ lực đổi mới của họ. Ông noí “Hy vọng tốt nhất cuả chúng ta là thay đổi qua cải tổ, và điều này chỉ có thể đặt được từ bên trong.”