Những cáo buộc về tội ác mà quân đội Mỹ phạm phải trong chiến tranh Việt Nam thì luôn xuất hiện, kể cả trong và sau khi chiến tranh kết thúc. Nhưng thông thường rất khó chứng minh các cáo buộc này, càng khó hơn khi thời gian đi qua.
Giờ đây, một tờ báo Mỹ có trụ sở ở Ohio, tờ Toledo Blade, trưng ra những cáo giác rất chi tiết dựa trên nhiều tháng điều tra.
Tờ báo này nói lực lượng đặc nhiệm Mãnh Hổ thuộc Sư đoàn không vận số 101 đã giết hàng trăm dân thường không có vũ trang trong nhiều tháng của năm 1967.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ đang xem xét về các cáo buộc về vụ việc xảy ra đã hơn 30 năm tuy chưa có thêm bằng chứng ̣đầy đủ để có thể điều tra lại.
Vậy tờ báo Toledo Blade làm thế nào để có thông tin? Đài BBC đã hỏi ông Mike Salla, là một trong những phóng viên tham gia điều tra:
Đáp: Chuyện bắt đầu với 22 tài liệu mật gửi đến văn phòng của chúng tôi ở Washington. Người gửi là một cựu sĩ quan cao cấp. Ông ta luôn cảm thấy không thanh thản về câu chuyện, và cho rằng vẫn chưa có được kết luận thỏa đáng về vấn đề này. Nên ông ta nghĩ ít nhất thì cũng nên đưa chuyện này ra ánh sáng dư luận.
Hỏi: Nhưng chính quân đội Mỹ đã nói lực lượng Mãnh Hổ thuộc Sư đoàn Không Vận 101 của họ chỉ giết hàng trăm dân quân có vũ trang thôi?
Đáp: Trên thực tế, quân đội đã thực hiện điều tra và phát hiện là trong tổng số 45 người thuộc trung đội naÌy, thì 18 người mắc tội giết người.
Hỏi: Vậy quân đội đã làm những gì, thưa ông?
Đáp: Họ chẳng làm gì hết. Về căn bản, họ chôn vùi luôn vụ án.
Hỏi: Chuyện gì xảy ra với những người lính mà theo các ông là đã phạm tội ác?
Đáp: Cũng chẳng xảy ra chuyện gì hết. Thậm chí ba người lính còn được thăng chức, một người thì sau khi giải ngũ trở thành người dạy phi công dân sự. Những người lính này đã không phải chịu bất cứ một hình phạt nào hết.
Hỏi: Các ông tốn nhiều thời gian điều tra như vậy, thì chắc các ông đã cất công đến gặp Ngũ Giác Đài để trình bày. Vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đã trả lời thế nào?
Đáp: Họ không có gì để trả lời cả. Ban đầu họ nói có ba người lính mà chúng tôi từng có thể khởi tố vì họ còn trong quân ngũ. Nhưng mà nhiều năm đã đi qua, chúng tôi không thể tiếp cận hiện trường xảy ra tội ác, không có bằng chứng cụ thể. Vấn đề ở đây là họ đã có thể làm những điều này trong lúc cuộc điều tra đang diễn ra, có thể đến tận những ngôi làng nơi tội ác diễn ra, nói chuyện với dân làng. Còn chúng tôi đã làm điều đó, chúng tôi đến chính những ngôi làng và nói chuyện với các thân nhân đã chứng kiến vụ việc này. Vậy mà họ không đến Việt Nam, trước khi Sài Gòn sụp đổ, khi mà Mỹ vẫn có một hiệp ước với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để có thể đi tìm bằng chứng trong quá trình điều tra.
Hỏi: Thế còn các ông có tìm được chính những người lính đó không?
Đáp: Chúng tôi tiếp xúc với 43 người lính, mà nhiều người trong số đó đã phạm tội ác này.
Hỏi: Vậy giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra – họ sẽ sống yên ổn hay sẽ bị đưa ra tòa án binh hay tòa án dân sự?
Đáp: Có lẽ đến thời điểm này thì đã muộn. Nếu Ngũ Giác Đài đã để vụ này chí̀m xuồng trong suốt 36 năm qua, thì giờ đây chắc họ không có khả năng khởi tố nữa. Có một người chỉ huy trong lực lượng Mãnh Hổ, mà trên danh nghĩa vẫn đang là sĩ quan quân đội, người này có thể bị truy tố. Nhưng tôi không nghĩ là Ngũ Giác Đài sẽ làm như vậy. Họ chỉ muốn vụ này chìm xuồng luôn thôi.
Hỏi: Nếu họ muốn như vậy, thì vụ này có chìm xuống thật không, thưa ông?
Đáp: Tôi không tin nó sẽ chìm xuồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra. Chính phủ Việt Nam có thể sẽ mở cuộc điều tra riêng của họ. Tôi tin là nhiều thành viên Quốc hội sẽ kêu gọi điều tra, ít nhất cũng để biết chuyện gì đã xảy ra. Nên nhớ rằng cuộc điều tra ban đầu kết thúc vào tháng 11 năm 1975. Khi đó, ông Donald Rumsfeld đang là bộ trưởng quốc phòng dưới quyền tổng thống Gerald Ford. Chúng ta chưa biết ông ấy có đóng vai trò gì trong vụ việc này hay không.
Hỏi: Những tội ác chiến tranh này, nếu chúng có thật, thì chỉ giới hạn trong đơn vị thuộc Sư đoàn Không Vận 101 này, hay ông có bằng chứng là nó xảy ra rộng rãi hơn trong quân đội Mỹ?
Đáp: Chúng tôi tin rằng những điều như thế này quả thật đã xảy ra. Nhưng chúng tôi khẳng định chúng tôi dành sự kính trọng cao nhất cho những cựu chiến binh Việt Nam qua những hành động cao thượng khi họ còn tại ngũ và khi đã quay về nhà. Tuy nhiên, thật không may, có một thiểu số quả thật đã phạm tội ác chiến tranh. Và những người thuộc đơn vị đặc nhiệm này đã không bao giờ phải chịu trách nhiệm về vụ việc đã xảy ra. (BBC)
Giờ đây, một tờ báo Mỹ có trụ sở ở Ohio, tờ Toledo Blade, trưng ra những cáo giác rất chi tiết dựa trên nhiều tháng điều tra.
Tờ báo này nói lực lượng đặc nhiệm Mãnh Hổ thuộc Sư đoàn không vận số 101 đã giết hàng trăm dân thường không có vũ trang trong nhiều tháng của năm 1967.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ đang xem xét về các cáo buộc về vụ việc xảy ra đã hơn 30 năm tuy chưa có thêm bằng chứng ̣đầy đủ để có thể điều tra lại.
Vậy tờ báo Toledo Blade làm thế nào để có thông tin? Đài BBC đã hỏi ông Mike Salla, là một trong những phóng viên tham gia điều tra:
Đáp: Chuyện bắt đầu với 22 tài liệu mật gửi đến văn phòng của chúng tôi ở Washington. Người gửi là một cựu sĩ quan cao cấp. Ông ta luôn cảm thấy không thanh thản về câu chuyện, và cho rằng vẫn chưa có được kết luận thỏa đáng về vấn đề này. Nên ông ta nghĩ ít nhất thì cũng nên đưa chuyện này ra ánh sáng dư luận.
Hỏi: Nhưng chính quân đội Mỹ đã nói lực lượng Mãnh Hổ thuộc Sư đoàn Không Vận 101 của họ chỉ giết hàng trăm dân quân có vũ trang thôi?
Đáp: Trên thực tế, quân đội đã thực hiện điều tra và phát hiện là trong tổng số 45 người thuộc trung đội naÌy, thì 18 người mắc tội giết người.
Hỏi: Vậy quân đội đã làm những gì, thưa ông?
Đáp: Họ chẳng làm gì hết. Về căn bản, họ chôn vùi luôn vụ án.
Hỏi: Chuyện gì xảy ra với những người lính mà theo các ông là đã phạm tội ác?
Đáp: Cũng chẳng xảy ra chuyện gì hết. Thậm chí ba người lính còn được thăng chức, một người thì sau khi giải ngũ trở thành người dạy phi công dân sự. Những người lính này đã không phải chịu bất cứ một hình phạt nào hết.
Hỏi: Các ông tốn nhiều thời gian điều tra như vậy, thì chắc các ông đã cất công đến gặp Ngũ Giác Đài để trình bày. Vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đã trả lời thế nào?
Đáp: Họ không có gì để trả lời cả. Ban đầu họ nói có ba người lính mà chúng tôi từng có thể khởi tố vì họ còn trong quân ngũ. Nhưng mà nhiều năm đã đi qua, chúng tôi không thể tiếp cận hiện trường xảy ra tội ác, không có bằng chứng cụ thể. Vấn đề ở đây là họ đã có thể làm những điều này trong lúc cuộc điều tra đang diễn ra, có thể đến tận những ngôi làng nơi tội ác diễn ra, nói chuyện với dân làng. Còn chúng tôi đã làm điều đó, chúng tôi đến chính những ngôi làng và nói chuyện với các thân nhân đã chứng kiến vụ việc này. Vậy mà họ không đến Việt Nam, trước khi Sài Gòn sụp đổ, khi mà Mỹ vẫn có một hiệp ước với chính phủ Việt Nam Cộng hòa để có thể đi tìm bằng chứng trong quá trình điều tra.
Hỏi: Thế còn các ông có tìm được chính những người lính đó không?
Đáp: Chúng tôi tiếp xúc với 43 người lính, mà nhiều người trong số đó đã phạm tội ác này.
Hỏi: Vậy giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra – họ sẽ sống yên ổn hay sẽ bị đưa ra tòa án binh hay tòa án dân sự?
Đáp: Có lẽ đến thời điểm này thì đã muộn. Nếu Ngũ Giác Đài đã để vụ này chí̀m xuồng trong suốt 36 năm qua, thì giờ đây chắc họ không có khả năng khởi tố nữa. Có một người chỉ huy trong lực lượng Mãnh Hổ, mà trên danh nghĩa vẫn đang là sĩ quan quân đội, người này có thể bị truy tố. Nhưng tôi không nghĩ là Ngũ Giác Đài sẽ làm như vậy. Họ chỉ muốn vụ này chìm xuồng luôn thôi.
Hỏi: Nếu họ muốn như vậy, thì vụ này có chìm xuống thật không, thưa ông?
Đáp: Tôi không tin nó sẽ chìm xuồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra. Chính phủ Việt Nam có thể sẽ mở cuộc điều tra riêng của họ. Tôi tin là nhiều thành viên Quốc hội sẽ kêu gọi điều tra, ít nhất cũng để biết chuyện gì đã xảy ra. Nên nhớ rằng cuộc điều tra ban đầu kết thúc vào tháng 11 năm 1975. Khi đó, ông Donald Rumsfeld đang là bộ trưởng quốc phòng dưới quyền tổng thống Gerald Ford. Chúng ta chưa biết ông ấy có đóng vai trò gì trong vụ việc này hay không.
Hỏi: Những tội ác chiến tranh này, nếu chúng có thật, thì chỉ giới hạn trong đơn vị thuộc Sư đoàn Không Vận 101 này, hay ông có bằng chứng là nó xảy ra rộng rãi hơn trong quân đội Mỹ?
Đáp: Chúng tôi tin rằng những điều như thế này quả thật đã xảy ra. Nhưng chúng tôi khẳng định chúng tôi dành sự kính trọng cao nhất cho những cựu chiến binh Việt Nam qua những hành động cao thượng khi họ còn tại ngũ và khi đã quay về nhà. Tuy nhiên, thật không may, có một thiểu số quả thật đã phạm tội ác chiến tranh. Và những người thuộc đơn vị đặc nhiệm này đã không bao giờ phải chịu trách nhiệm về vụ việc đã xảy ra. (BBC)