“Sầu” mà không thảm – “Bi” mà không lụy
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria. Dĩ nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Nhưng tại sao lại gọi ngày lễ hôm nay là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Hiểu thế nào là sự “sầu bi” nơi Đức Mẹ ?
- Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm”
Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người bị bồ đá, bị vỡ nợ chẳng hạn. Đây là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
Cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu… Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
- Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
Tôi nhìn đau khổ thế nào ?... Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá ?
Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên:
Dưới chân Thập tự
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.
- Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm”
Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người bị bồ đá, bị vỡ nợ chẳng hạn. Đây là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
Cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu… Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
- Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
Tôi nhìn đau khổ thế nào ?... Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá ?
Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên:
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.